Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Luận về Vô Ngã hay nhất
Thực Dưỡng > Thiền & Đạo Phật > Thiền là gì?
Diệu Minh
Luận về Vô Ngã hay nhất
Thiền sư lỗi lạc nhất Châu Á: Munindra
Bất cứ cái gì ta thấy đều không phải là tôi, là ta, là đàn ông, là đàn bà. Nơi mắt chỉ có cảnh sắc, sanh khởi rồi hoại diệt.
Vậy thì ai đang thấy đối tượng (vật thấy)? Không có “người thấy” đối tượng.
Vậy đối tượng được thấy như thế nào? Là do sự đồng có mặt của một số yếu tố.
Yếu tố nào? Giác quan mắt là một yếu tố; con ngươi phải nguyên vẹn, lành lặn. Thứ hai, đối tượng hoặc cảnh sắc phải ở ngay trước mắt hay trong tầm thấy của mắt, phải được phản chiếu trên con ngươi của mắt – nghĩa là phải có sự xúc chạm của vật thấy trên giác quan thấy. Thứ ba, phải có ánh sáng. Thứ tư, phải có sự chú ý (là một tâm sở). Nếu cả bốn yếu tố này có đủ mặt, sẽ sanh khởi một khả năng thấy biết gọi là nhãn thức (tâm thấy từ giác quan mắt). Và khi tất cả các yếu tố trên – đối tượng, giác quan, tâm thấy từ giác quan – đồng hiện diện thì một sự xúc chạm trong tâm sanh khởi cùng một lần với chúng. Đó là tâm sở xúc.
Nếu thiếu đi một yếu tố, sẽ không có sự thấy. Nếu mắt bị mù, không có sự thấy. Nếu không có ánh sáng, không có sự thấy. Nếu không chú ý, cũng không thấy được. Nhưng không một trong các yếu tố kể trên có thể bảo, “Tôi là người thấy”. Tất cả đều liên tục sanh khởi rồi diệt đi. Ngay khi nó vừa diệt đi, ta nói, “Tôi đang thấy”. Thật sự ta không đang thấy mà chỉ đang nghĩ: “Tôi đang thấy”. Đây gọi là điều kiện hóa. Vì tâm ta đang điều kiện hóa nên khi nghe âm thanh, ta nói, “Tôi đang nghe”.
Nhưng không có người nghe nào đang đợi sẵn ở bên trong tai để nghe âm thanh. Âm thanh tạo ra làn sóng và khi nó di chuyển chạm vào màng nhĩ, nhĩ thức (tâm nghe từ giác quan tai) là kết quả. Âm thanh không phải là đàn ông, đàn bà mà chỉ là một tiếng động sanh lên rồi diệt đi. Nhưng vì quen chịu điều kiện, ta nói, “Cô này đang hát, và tôi đang nghe”. Nhưng thật ra ta không đang nghe mà chỉ đang nghĩ rằng “Tôi đang nghe”. Âm thanh đã được nghe và tan biến đi rồi. Không có “tôi” nghe âm thanh đó, “tôi” là thế giới của ý niệm.
Đức Phật đã khám phá ra điều này trên bình diện tâm lý và vật lý: như thế nào tất cả các pháp diễn ra mà không có “người làm ra” – chỉ là chuỗi hiện tượng trống vắng thực thể liên tục sanh diệt.
Cái “tôi” này là một chướng ngại lớn nhất trên con đường giác ngộ. Mọi phiền não tham, sân, si đều sanh khởi do cái ý niệm về bản ngã này: “Toàn bộ thân tâm của tôi này là tôi” hay “Có một ai đó ở bên trong thân” hay “Trong tâm có một tự ngã (ātaman), một linh hồn hiện hữu, một ai đó đang thấy hoặc đang điều khiển mọi thứ”. Hoặc có sự đồng hóa những ý nghĩ và cảm xúc là “tôi”.
Vì để bảo tồn cho “cái tôi” mà mọi hình thức căng thẳng, sân hận, lo âu đã nảy sinh: “Này là tôi”, “Này là tâm tôi”, “Này là thân tôi”, “Này là nhà tôi”, “Này là gia đình tôi”, “Này là tổ quốc tôi”.
Ảo tưởng về tự ngã đã có từ vô thỉ. Đây là tà kiến (micchā). Nó sẽ bị loại trừ khi kinh nghiệm niết bàn lần thứ nhất ; tất cả tà kiến đều bị tẩy sạch. Khi chánh kiến đến xóa tan đi cái ngã ảo tưởng này, thì lập tức một cảm quan thân thiện, đầy tình bằng hữu sẽ xuất hiện, mang tới hòa hợp và đoàn kết giữa người và người, giữa quốc gia và quốc gia.
Khi một người đã hiểu rõ tiến trình hoạt động của thân tâm mình thì cũng sẽ hiểu được tiến trình này của người khác, bởi vì vấn đề cơ bản giống nhau, bản chất cơ bản cũng giống nhau.
Các nhà khoa học nói mặt trời mọc ở phương Đông, lặn ở phương Tây ; nhưng thật sự mặt trời không hề mọc, cũng chẳng hề lặn. Họ hiểu điều nay, song họ vẫn cứ dùng các từ ngữ đó cho dễ hiểu, tiện lợi. Mọc, lặn, đông, tây đều là ý niệm. Trong thực tế, không có đông cũng chẳng có tây, nhưng cần phải nói cách đó vì tiện dụng cho sự truyền thông liên lạc.
Trich: SONG VIEN MAN KIEP NAY, tr 370 sach in tai Viet Nam
hien
HAY QUÁ !!! THANKS CHỊ DIỆU MINH
namson
Hay lắm!!!
Diệu Minh
CÁCH THỨC QUÁN SÁT ĐƯỢC “TÂM TA” NHANH NHẤT?

May mắn nhà thơ Vương Từ ở Mỹ mang về cho tôi quyển sách hay, những điều mà chúng ta tìm kiếm, nhiều điều hay có trong quyển sách với tựa đề như thế:đó cũng là quyển sách hay nhất nhì nói về đề tài dục với những cư sĩ tại gia có gia đình...
Sau khi tu thiền quán tâm ở Miến trở về VN, bất ngờ tôi khám phá lại cách thức giúp hành giả có thể BIẾT rõ thế nào là "đang quan sát tâm mình" một cách dễ dàng, tôi xin chia sẻ điều ghi chép trong quyển sách đó ra đây dana cho bá tánh... tôi "cho rằng" kỹ thuật này giúp người ta có thể lãnh hội được sự hiểu biết đúng đắn thế nào là đang quán tâm, cùng với thái độ đúng của thầy tôi thì điều này càng được sáng tỏ

(Nguồn: "Mật tông Yoga Kriya - pp trị cường dương và bệnh bất lực")

Kỹ thuật niệm Ân Đức Phật rèn luyện khả năng cho phép ta nhận biết được tư tưởng của chính mình. Có một bài tập đơn giản giúp ta tập luyện cách thức quan sát quan năng tiền nhận thức (tác ý)
Bạn hãy luyện tập, nuôi dưỡng sự quan sát suốt ngày, nhận thức được mình đang nghĩ gì ngay lúc tư tưởng phát khởi; quan sát bạn đang nói, quan sát bạn đang cười, quan sát thái độ, xung động, sinh hoạt… dần dần ta sẽ thể nghiệm được sự kiện là ta khác biệt với tư tưởng (suy nghĩ…) của ta.
Nền văn hóa chịu trách nhiệm lớn vì NÓ quyết định các giá trị, hệ thống tín ngưỡng và cung cách ứng xử hành động của ta. Sự suy nghĩ, đánh giá của ta về nhiều vấn đề hầu như tự động…Cái TÔI thường THEO sau một tư tưởng hay là giọng nói lớn tiếng nhất (hay là một tâm nào đó hoạt động mạnh…) Có nhiều giọng nói bên trong tâm ta khi ta đã khai phát ra nó: thật như một cái CHỢ bên trong ta…ta nên theo giọng nói nào? Giọng nói nào là giọng nói của chính ta?
Câu trả lời cho cả hai câu hỏi trên là không có giọng nói nào cả. Chúng ta không phải là các giọng nói ầm ĩ huyên náo trong đầu ta.
Khi đủ định lực, bằng các kỹ thuật nhiếp tâm… tùy theo căn cơ ta sẽ nhận thấy các tác ý sanh khởi trước mọi suy nghĩ, hành động…
Có một bài tập đơn giản giúp ta tập luyện cách thức quán sát quan năng tiền nhận thức của trục chuyển. Bài tập này cần có hai người. Một người làm hướng dẫn, người kia đóng vai người quan sát. Người hướng dẫn điều động các kinh nghiệm qua các lời chỉ dẫn. Mục đích của người quan sát là nhận biết những cảm giác hay bất kỳ sự chuyển động năng lượng nào khởi lên trong cơ cấu Thân/Tâm. Tốt nhất hai người đều nhắm mắt lại.
Lúc đầu người hướng dẫn đưa người kia vào sự thư giãn ngắn, gồm các mệnh lệnh như: “Nhắm mắt lại. Hít hơi thở vào thật sâu và thở ra – nhưng nghe thấy tiếng thở. Lại hít vào và thở ra. Hít vào, thở dài”. Tạm ngưng một lát để người kia đi vào trạng thái chuẩn bị quan sát. Cứ cách khoảng 15 giây, người hướng dẫn sẽ đề cập đến một trong các tình trạng sau:
- Bạn đang ở trong căn phòng có đầy những khỉ.
- Bạn đang ở trong căn phòng đầy con nít đang khóc.
- Bạn đang ở trong căn phòng đầy trẻ con.
- Bạn đang ở trong căn phòng với mẹ bạn.
- Bạn đang ở trong căn phòng với bố bạn.
- Bạn đang ở trong căn phòng với người yêu.
- Bạn đang ở trong căn phòng với một người đàn ông trần truồng.
- Bạn đang ở trong căn phòng với người đàn bà trần truồng.
- Bạn đang ở trong căn phòng có đầy người da đen
- Bạn đang ở trong căn phòng có đầy người Mỹ
- Bạn đang ở trong căn phòng có đầy các bà lão
- Bạn đang ở trong căn phòng với người đang hấp hối
- Bạn đang ở trong căn phòng có đầy xác người chết
- Bạn đang ở trong căn phòng tối đen như mực
- Bạn đang ở trong căn phòng có thắp rất nhiều nến trắng
Mười lăm giây là khoảng thời gian tạm đủ để bạn ghi nhận những gì xuất hiện trước khi bạn đắm mình vào căn phòng mới hay dựng lên một câu chuyện.
Hãy ghi nhận các phản ứng phi ngôn ngữ (nhận ra các phản ứng của tâm). Hãy ghi nhận tất cả các cảm giác trên người. Có nơi nào tự nhiên gồng cứng lên không? Có nơi nào cảm thấy trống rỗng không? Bạn có thấy nóng lên ở nơi nào không? Một số các trường hợp trên không tạo ra phản ứng gì rõ rệt nơi bạn cả. Xong có những trường hợp làm bạn phản ứng hết sức mạnh mẽ. Bạn có thể thấy những thiên kiến lộ liễu hay tế nhị phát khởi và tư tưởng nối theo cảm giác nhanh như thế nào. Sự thay đổi nhanh chóng này cũng cho phép bạn nhận biết xem bạn có thay đổi từ trạng thái vui vẻ sang trạng thái khó chịu nhanh như thế nào. Một khi bạn có thể quan sát được các phản ứng của bạn thì bạn hiểu ngay rằng mình không phải là các phản ứng đó. Tham dự vào quá trình này giúp bạn sờ mó được cái mà trước đó là các phản ứng máy móc và bị qui định. Tình trạng qui định tiền ngôn ngữ này được thành lập như thế nào là đề tài nghiên cứu sâu rộng của các nhà tâm lý học hiện đại.
Sự thách thức đối với tiến trình tập luyện là làm sao phá vỡ dạng thức này, nếu bạn thực sự muốn vượt qua nó để chứng nghiệm được tiềm năng to lớn hơn.
Quán sát giống như xem xi nê. Bạn dần dần tham dự vào cốt chuyện, tình tiết và nhân vật. Rồi có một lúc bạn nhớ lại mình đang ngồi trong rạp xi nê. Rồi bạn thấy có luồng ánh sáng chiếu rọi các hạt bụi bay trong không khí. Bạn quay đầu lại để thấy ánh sáng phát ra từ cánh cửa nhỏ phát ra từ cánh cửa nhỏ trên vách tường phía sau. Bạn mơ hồ thấy có những cử động sau cánh cửa đó và biết rằng có người nào đó đang điều khiển máy chiếu phim. Cuốn phim tượng trưng cho các tư tưởng của bạn, luôn luôn phóng lên tấm phông của tâm não. Các tình tiết éo le là các cảm xúc của bạn, đan dệt liên tục với nội dung của tâm não. Máy chiếu phim và ánh sáng tượng trưng cho sự đáp ứng tiền ngôn ngữ mà sắp xếp lại cấu tạo tâm thân của bạn trước khi tư tưởng và cảm xúc nổi lên. Người điều khiển máy chiếu phim là tác nhân kích thích vốn phát khởi dạng thức đáp ứng bị qui định. Bạn không phải là cuộn phim dù là ý tưởng hay nội dung cảm xúc. Bạn không phải là máy chiếu phim, bạn cũng không phải là người chiếu phim. Bạn cũng chẳng ngồi trong rạp. Đó chỉ là nơi trốn để quan sát thí nghiệm này. Muốn làm ngưng cuộn phim bạn phải ngưng người điều khiển máy chiếu phim. Đó là sự thách thức nội tại của bạn.
Nhiều người trong chúng ta đã từng reo lên “Tìm ra rồi” cho một số khó khăn trong đời sống… sau khi ngay giây phút hiện tại họ không thể nào tìm ra chìa khóa cho vấn đề của họ … khi đủ nhân duyên… khi ta biết TẠO ra và CHO PHÉP trong tình trạng THỤ ĐỘNG để nhận biết tâm não xung động liên tục thế nào… và vẫn có tiến trình chủ động của sự tham dự tâm quan sát…
Làm sao tận dụng (sử dụng) được lớp trực giác sáng tạo này là mục tiêu của bao chuyên gia, kể cả nghệ sĩ và nhạc sĩ. Người ta thường nói rằng đàn bà nhiều trực giác hơn đàn ông, nếu phụ nữ nói ít lại, trực giác của họ sẽ phát triển mạnh hơn… ai ai cũng có thể vun bồi khả năng này qua các bài tập thư giãn và thiền. Chìa khóa ở chỗ giải trừ khỏi các huyên náo tư tưởng ầm ĩ liên tục và các bế tắc xúc cảm càng nhiều càng tốt. Từ chỗ yên lặng mênh mang ánh sáng liễu ngộ bày tỏ.
Trẻ sơ sinh không có cấu trúc tư tưởng quanh phần “LÕI” này, khoảng lên sáu tuổi thì lớp lớp những điều học được bên ngoài, hoặc tự nhiên hấp thu sẽ làm cho những tư tưởng nhiễu này bành trướng hàng chục năm… vì thế, chúng ta cần phải BIẾT và NHỚ là thiền kiểu “gì đó” làm sao cho TAN được lớp mây mờ này để cho cái nhìn vào thân tâm và thế giới có được cái nhìn của đứa trẻ sơ sinh…
Tiên sinh Ohsawa và Ohso cũng nói rằng sau 6 tuổi bạn rất khó để có thể tác động “thêm” vào đứa bé… vì cái VỎ này đã trở thành MỘT LỚP dày đặc, trừ những bé có Karma tốt đẹp về thiền trong những kiếp quá khứ rất mạnh mẽ…

Vì thế THAI GIÁO và chăm sóc trẻ em trước lứa tuổi tới trường trở nên cực kỳ quan trọng trong suốt một kiếp người, phương pháp Thực dưỡng rất quan tâm một cách mạnh mẽ tới điều này hòng cho ra đời các bậc chân nhân cho đời thêm vui!

Sa Sa
Hình như Vô Ngã là phần quan trọng lắm, chắc hôm nào rảnh, Sa Sa đọc kỹ lại. Thanks chị DM.
Diệu Minh
http://thucduong.vn/forums/lofiversion/index.php?t3863.html
Co doc nhieu biet rong moi nhan ra luan ve VO NGA HAY NHAT thuoc ve ngai Munindra, roi ngai Mahashi, toi thay trong web: thienvacuocsong.info, ba Sujin nguoi Thai.. luan ve Vo Nga dai dong nhieu ngon tu, ba giang ve VO NGA duoi anh sang cua Vi Dieu Phap, co 1 quyen cua de tu lon cua ngai Mahashi, song o My cung luan giang ve bai Kinh nay...ngai Sililanda?
tham khao:
http://thienvacuocsong.info/index.php?opti...c&Itemid=14
Sa Sa
Nói thực là nhiều khi Sa Sa đọc những bài về Phật Pháp dài mà hoa cả mắt, có nhiều từ chuyên môn, Sa Sa không hiểu lắm; nhưng với bản Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, mà Sa Sa đọc đi đọc lại (với tâm trống, không cần hiểu) ở trong cuốn Nội Lực Tự Sinh hay cuốn Vố Song Nguyên Lý của Nền Triết Lý và Khoa Học Cực Đông thì Sa Sa lại dễ trực nhận cái vẻ Đơn Giản và vẻ Mầu Nhiệm gì đó ở bên trong Ý KINH. Ngoài ra không biết Đức Phật có bài Pháp nào giảng về Vô Ngã không chị DM? Cảm ơn chị!
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.