Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: HIỂU BIẾT ĐIỂM XÚC CHẠM VÀ CẢM GIÁC TOÀN THÂN TRONG THIỀN TỨ NIỆM XỨ
Thực Dưỡng > Thiền & Đạo Phật > Thiền là gì?
hien
Trong kinh Tứ Niệm Xứ, Đức Phật đã dạy:

Thở vào/ra tôi biết thở vào/ra ---> điểm xúc chạm
Thở ra dài/ngắn tôi biết thở ra dài/ngắn ---> điểm xúc chạm
Thở vào dài/ngắn tôi biết thở vao dài/ngắn ---> điểm xúc chạm
Cảm giác toàn thân tôi thở vào/ra --->toàn thân
An tịnh toàn thân tôi thở vào/ra ---> toàn thân

HIỂU BIẾT VỀ ĐIỂM XÚC CHẠM

Điểm xúc chạm là một ''khái niệm''. Bạn không thể nói điểm xúc chạm của bạn tròn hay méo, vuông hay bầu dục...Điểm xúc chạm có khi nó nhỏ như đầu kim, khi nó to như hạt ngô và nó luôn dao động tức là lúc to lúc nhỏ và sinh diệt liên tục. Ngay ở đầu mũi cũng có hàng vạn tế bào thần kinh cho ra các TƯỞNG và xúc chạm của hơi thở vào tế bào da khác nhau. Vì thế người học thiền MInh Sát hiểu rằng đây là điểm xúc chạm ''khái niệm''. Khái niệm này được tiếp tục mở rộng ra toàn thân. Tức là bạn không đặt tâm ở cửa mũi nữa mà bạn ''đặt tâm ở toàn thân'' theo sự TỰ NHIÊN của hơi thở khi nó đi vào thân, đây là điều ''vị ấy tập''. Bạn phải tập để thấy điều này.



Khi thực hành thiền để các định điểm xúc chạm (minh họa bằng hình màu nâu trước của mũi) bạn sẽ thấy ĐIỂM XÚC CHẠM CHỈ có mặt ở lần thở vào (hình 1) và thở ra (hình 3). Giữa hai lần thở vào và thở ra có sự ngừng thở (hình 2 và hình 4) để chuyển hơi thở từ vào sang ra thì lúc này điểm xúc chạm biến mất. Trong một chu kỳ thở vào-ngưng-ra-ngưng, điểm xúc chạm bị mất 2 lần (có 2 lần ngưng) nhưng hành giả luôn ''ảo tưởng'' rằng nó có mặt ngay cả lúc ngưng hơi thở để chuyển hơi thở từ vào và ra, từ ra rồi đến vào. Nếu hành giả tiếp tục duy trì Tâm ở điểm xúc chạm này thì SỰ THẬT về hơi thở không thể biết được vì hơi thở đi vào thân thể hành giả chứ không chỉ ở điểm xúc chạm. Vì thế sau khi thấy sự thật ban đầu thì ta phải thấy sự thật tiếp theo . Đó là hơi thở đi vào tràn ngập trong toàn thân. Đức Phật đã dạy bước tiếp theo này là: '' Cảm giác toàn thân ta thở vào/ra''.

HIỂU BIẾT VỀ CẢM GIÁC TOÀN THÂN TÔI THỞ VÀO/RA

Lúc này thân ta như một quả bóng mà đầu bơm bóng chính là điểm xúc chạm gần lỗ mũi, nơi hơi thở đi vào/ra. Thân ta như một quả bóng (phùng/xẹp) theo hơi thở. Từ chân lên đến đỉnh đầu đều dãn ra khi hơi thở vào và chùng xuống khi hơi thở ra. Điểm nổi bật phùng xép lớn nhất là ở bụng. Lúc này Tâm không còn đặt cửa mũi nữa. Một số thiền sư như ngài Mahashi, ngài Upanita, ngài Kim Triệu khuyên đặt nơi bụng (toàn bộ phần bụng trong và ngoài được coi như một điểm) để đặt Tâm hay duy trì Tâm ở nơi đây.

Sự thật về hơi thở lúc này được làm rõ hơn. Tức lần thở vào (hình 5)-ngừng (hình 6)-thở ra (hình 7) thì trong thân luôn có không khí của hơi thở chứa trong thân (minh họa bằng màu nâu hồng). Chỉ có lần ngừng (hình 8) thì phần lớn trong thân không còn khí của hơi thở nữa. Như vậy SỰ THẬT về việc NGỪNG thở ở giai đoạn ĐIỂM XÚC CHẠM và CẢM GIÁC TOÀN THÂN là khác nhau ở hình 2 và hình 6. Còn hình 4 và hình 8 là giống nhau. Trong khi đó hình 6 dù là ngừng thở nhưng lượng khí trong thân hànnhh giả là lớnn nhất (bằng hình đậm màu)

CHỈ KHI THẤY ĐÚNG SỰ THẬT về HƠI THỞ trong Thiền thì hành giả mới thấy được BA ĐẶC TÍNH LÀ SINH DIỆT (BIẾN ĐỔI), VỖ NGÃ (KHÔNG CỐT LÕI), VÀ KHỔ (SỰ BỨC BÁCH KHI KHÔNG THỞ VÀO/RA). TRONG GIÂY PHÚT NÀO, TRONG GIỜ NÀO HÀNH GIẢ THẤY ĐƯỢC 3 ĐẶC TÍNH NÀY THÌ SẼ NHÀM CHÁN CÁC PHÁP HỮU VI VÀ SỰ KHỔ TRONG GIỜ ĐÓ. ĐÓ CHÍNH LÀ CON ĐƯỜNG TRONG SẠCH CAO THƯỢNG VẬY.
Sa Sa
Cám ơn bạn!
namson
Sư Huynh có những chiêu nghiên cứu rất hay!!!
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.