Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Nhà thơ đã chết? Nghệ thuật của trái tim - Ohso
Thực Dưỡng > Thiền & Đạo Phật > Thơ hay
Diệu Minh
Chuẩn đoán của Ohso:


Chúng ta đã trờ nên bị ám ảnh quá nhiều bới cái đầu-toàn thể nền giáo dục của chúng ta, toàn thể nền văn minh của chúng ta, đều bị ám ảnh bởi cái đầu làm nên đủ mọi loại tiến bộ công nghệ-chúng ta nghĩ đó là tất cả.

Trái tim có thể cho chúng ta cái gì ? Vâng, nó không thể cho chúng ta công nghệ lơn lao, nó không thể cho chúng ta tiền bạc. Nó có thể cho bạn niềm vui, nó có thể cho bạn lễ hội. Nó có thể cho bạn xúc động vô cùng về cái đẹp, về âm nhạc, về thơ ca. Nó có thể dẫn bạn vào thế giới tình yêu, và chung cuộc vào thế giới của nguyện cầu, nhưng những điều đó lại không phải hàng hoá. Bạn không thể làm tăng số dư ngân hàng qua trái tim được; và bạn không thể đánh nhau trong những cuộc chiến tranh lớn, và bạn không thể làm ra bom nguyên tử và bom kinh khí, và bạn không thể huỷ diệt mọi người qua trái tim được. Trái tim chỉ biết cách sáng tạo còn cái đầu chỉ biết cách phá huỷ. Cái đầu mang tính phá huỷ, và toàn thể nền giáo dục của chúng ta đã trở nên bị mắc bẫy vào trong cái đầu.

Các đại học của chúng ta, các trường cao đẳng của chúng ta, các trường phổ thông của chúng ta, tất cả đều đang phá huỷ nhân loại. Họ nghĩ họ đang phục vụ, nhưng họ đơn giản đang tự lừa mình. Chừng nào con người chưa trở nên được cân bằng, chừng nào tim và đầu cả hai còn chưa phát triển, con người sẽ vẫn còn trong khốn khổ và khốn khổ sẽ cứ phát triển. Khi chúng ta trở nên ngày một bị treo vào cái đầu, khi chúng ta trở nên ngày một quên bẵng đi sự tồn tại của trái tim, chúng ta sẽ trở nên ngày một khốn khổ hơn. Chúng ta đang tạo nên địa ngục trên trái đất và chúng ta sẽ tạo ra ngày một nhiều nó hơn.
Thiên đường thuộc về trái tim. Nhưng đây là điều đã xảy ra: trái tim bị quên mất hoàn toàn, không ai hiểu thêm gì về ngôn ngữ ấy nữa. Chúng ta hiểu logic, chúng ta không hiểu tình yêu. Chúng ta hiểu toán học, chúng ta không hiểu âm nhạc. Chúng ta trở nên ngày một quen với cách thức của thế giới này và không ai dường như có dũng cảm để đi vào những con đường không biết, những mê cung không biết của tình yêu, của trái tim. Chúng ta trở nên hoà điệu rất nhiều với thế giới của văn xuôi, và thơ ca đơn giản đã trở thành không tồn tại.

Nhà thơ đã chết, và nhà thơ là cây cầu giữa nhà khoa học và nhà huyền môn. Cây cầu này đã biến mất. Một bên nhà khoa học đứng - rất mạnh mẽ, cự kỳ mạnh mẽ, sẵn sàng phá huỷ cả trái đất, toàn thể cuộc sống – và bên kia, khi, có khi không vài nhà huyền môn - một Phật, một Jesus, một Zarathustra, một Kabir. Họ không hoàn toàn bất lực theo nghĩa chúng ta hiểu quyền lực, và họ có quyền năng vô cùng theo một nghĩa hoàn toàn khác – nhưng chúng ta không biết ngôn ngữ đó chút nào. Và nhà thơ đã chết, đó đã là thảm hoạ lớn nhất. Nhà thơ đang biến mất.

Và bởi nhà thơ tôi ngụ ý hoạ sĩ, nhà điêu khắc… tất cả những cái mang tính sáng tạo trong con người đều đang trở nên bị thu lại để tạo ra ngày một nhiều hàng hoá. Tính sáng tạo mất đi sức nắm giữ của nó và tính sản xuất đang trở thành mục đích của cuộc sống.

Thay vì sáng tạo chúng ta coi tính sản xuất là có giá trị: chúng ta nói về cách sản xuất nhiều hơn. Sản xuất có thể cho bạn nhiều thứ nhưng không thể cho bạn giá trị



Sản xuất có thể làm cho bạn giầu có bên ngoài nhưng nó sẽ làm cho bạn nghèo nàn ở bên trong. Sản xuất không phải là sáng tạo. Sản xuất là rất tầm thường; bất kỳ người ngu nào cũng có thể làm được nó, người ta chỉ cần học vài cái mẹo về nó.
Và nhà thơ đã chết, nhà thơ không tồn tại nữa. Và cái tồn tại nhân danh thơ ca như là văn xuôi. Cái tồn tại nhân danh hội hoạ ít nhiều mang tính điên khùng. Bạn có thể xem Picasso, Dali và những người khác – đó là bệnh hoạn! Picasso là một thiên tài nhưng ốm yếu bệnh hoạn. Hội hoạ của ông ấy không là gì ngoài sự thanh tâm; nó giúp cho ông ấy, nó là một loại nôn mửa. Khi bạn có cái gì sai với dạ dày của mình thì việc nôn mửa làm giảm nhẹ cho bạn. Nó đã giúp cho Picasso, nếu ông ấy bị ngăn cấm vẽ ông ấy sẽ phát điên. Việc vẽ là tốt cho ông ấy, nó đã cứu ông ấy khỏi trở thành mất trí, nó xả cái mất trí lên tranh vẽ. Nhưng những người mua các bức tranh đó thì sao, những người treo chúng trong phòng ngủ của mình và ngắm chúng thì sao? Họ sẽ bắt đầu trở nên ốm yếu dễ dàng.
Chính là sáng tạo hoàn toàn khác mà tôi đang nói tới. Một Taj Mahal… chỉ ngắm nó vào đêm trăng tròn, và việc thiền lớn lao nhất định này sinh trong bạn. Hay các ngôi đền ở Khajaraho, Konarak, Puri - thiền về chúng và bạn sẽ ngạc nhiên bằng rằng tất cả mọi dich tính của bạn đều được biến đổi thành tình yêu. Chúng là phép màu của tính sáng tạo.

Những nhà thờ vĩ đại của châu Âu – chúng là niềm khao khát của đất để vươn tới bầu trời. Khi nhìn những sáng tạo vĩ đại đó, bài ca vĩ đại nhất định sinh trong tim bạn, hay sự im lặng lớn lao nhất định đang hạ xuống bạn. Con người đã đánh mất tính thơ ca, niềm thôi thúc sáng tạo, hay nó đã bị giết chết. Chúng ta quá quan tâm tới hàng hoá, tới đồ dùng, tới việc làm ra ngày một nhiều thứ. Sản xuất liên quan tới số lượng, còn sáng tạo liên quan tới chất lượng.

Bạn sẽ phải mang trái tim trở lại. Bạn sẽ phải nhận biết lại về tự nhiên. Bạn sẽ phải học quan sát hoa hồng, hoa sen lần nữa. Bạn sẽ phải làm vài tiếp xúc cới cây cối và tảng đá và dòng sông. Bạn sẽ phải bắt đầu đối thoại với các vì sao lần nữa.

(còn tiếp)
Diệu Minh
Một trong những nguyên nhân làm cho nhà thơ "mất" đi sức sáng tạo... có phải là do thức ăn làm ảnh hưởng?

Chắc chắn như vậy rồi.

Dòng máu thô trọc và có nhiều độc tố do thịt cá trứng "ở trong" thì làm sao có thể nuôi dưỡng những sợi dây thần kinh tinh tế để có thể sản sinh ra thơ ca.

vantrung
QUOTE(Diệu Minh @ Jul 31 2007, 04:53 PM) *
Chuẩn đoán của Ohso:
Chúng ta đã trờ nên bị ám ảnh quá nhiều bới cái đầu-toàn thể nền giáo dục của chúng ta, toàn thể nền văn minh của chúng ta, đều bị ám ảnh bởi cái đầu làm nên đủ mọi loại tiến bộ công nghệ-chúng ta nghĩ đó là tất cả.

Trái tim có thể cho chúng ta cái gì ? Vâng, nó không thể cho chúng ta công nghệ lơn lao, nó không thể cho chúng ta tiền bạc. Nó có thể cho bạn niềm vui, nó có thể cho bạn lễ hội. Nó có thể cho bạn xúc động vô cùng về cái đẹp, về âm nhạc, về thơ ca. Nó có thể dẫn bạn vào thế giới tình yêu, và chung cuộc vào thế giới của nguyện cầu, nhưng những điều đó lại không phải hàng hoá. Bạn không thể làm tăng số dư ngân hàng qua trái tim được; và bạn không thể đánh nhau trong những cuộc chiến tranh lớn, và bạn không thể làm ra bom nguyên tử và bom kinh khí, và bạn không thể huỷ diệt mọi người qua trái tim được. Trái tim chỉ biết cách sáng tạo còn cái đầu chỉ biết cách phá huỷ. Cái đầu mang tính phá huỷ, và toàn thể nền giáo dục của chúng ta đã trở nên bị mắc bẫy vào trong cái đầu.

Các đại học của chúng ta, các trường cao đẳng của chúng ta, các trường phổ thông của chúng ta, tất cả đều đang phá huỷ nhân loại. Họ nghĩ họ đang phục vụ, nhưng họ đơn giản đang tự lừa mình. Chừng nào con người chưa trở nên được cân bằng, chừng nào tim và đầu cả hai còn chưa phát triển, con người sẽ vẫn còn trong khốn khổ và khốn khổ sẽ cứ phát triển. Khi chúng ta trở nên ngày một bị treo vào cái đầu, khi chúng ta trở nên ngày một quên bẵng đi sự tồn tại của trái tim, chúng ta sẽ trở nên ngày một khốn khổ hơn. Chúng ta đang tạo nên địa ngục trên trái đất và chúng ta sẽ tạo ra ngày một nhiều nó hơn.
Thiên đường thuộc về trái tim. Nhưng đây là điều đã xảy ra: trái tim bị quên mất hoàn toàn, không ai hiểu thêm gì về ngôn ngữ ấy nữa. Chúng ta hiểu logic, chúng ta không hiểu tình yêu. Chúng ta hiểu toán học, chúng ta không hiểu âm nhạc. Chúng ta trở nên ngày một quen với cách thức của thế giới này và không ai dường như có dũng cảm để đi vào những con đường không biết, những mê cung không biết của tình yêu, của trái tim. Chúng ta trở nên hoà điệu rất nhiều với thế giới của văn xuôi, và thơ ca đơn giản đã trở thành không tồn tại.

Nhà thơ đã chết, và nhà thơ là cây cầu giữa nhà khoa học và nhà huyền môn. Cây cầu này đã biến mất. Một bên nhà khoa học đứng - rất mạnh mẽ, cự kỳ mạnh mẽ, sẵn sàng phá huỷ cả trái đất, toàn thể cuộc sống – và bên kia, khi, có khi không vài nhà huyền môn - một Phật, một Jesus, một Zarathustra, một Kabir. Họ không hoàn toàn bất lực theo nghĩa chúng ta hiểu quyền lực, và họ có quyền năng vô cùng theo một nghĩa hoàn toàn khác – nhưng chúng ta không biết ngôn ngữ đó chút nào. Và nhà thơ đã chết, đó đã là thảm hoạ lớn nhất. Nhà thơ đang biến mất.

Và bởi nhà thơ tôi ngụ ý hoạ sĩ, nhà điêu khắc… tất cả những cái mang tính sáng tạo trong con người đều đang trở nên bị thu lại để tạo ra ngày một nhiều hàng hoá. Tính sáng tạo mất đi sức nắm giữ của nó và tính sản xuất đang trở thành mục đích của cuộc sống.

Thay vì sáng tạo chúng ta coi tính sản xuất là có giá trị: chúng ta nói về cách sản xuất nhiều hơn. Sản xuất có thể cho bạn nhiều thứ nhưng không thể cho bạn giá trị
Sản xuất có thể làm cho bạn giầu có bên ngoài nhưng nó sẽ làm cho bạn nghèo nàn ở bên trong. Sản xuất không phải là sáng tạo. Sản xuất là rất tầm thường; bất kỳ người ngu nào cũng có thể làm được nó, người ta chỉ cần học vài cái mẹo về nó.
Và nhà thơ đã chết, nhà thơ không tồn tại nữa. Và cái tồn tại nhân danh thơ ca như là văn xuôi. Cái tồn tại nhân danh hội hoạ ít nhiều mang tính điên khùng. Bạn có thể xem Picasso, Dali và những người khác – đó là bệnh hoạn! Picasso là một thiên tài nhưng ốm yếu bệnh hoạn. Hội hoạ của ông ấy không là gì ngoài sự thanh tâm; nó giúp cho ông ấy, nó là một loại nôn mửa. Khi bạn có cái gì sai với dạ dày của mình thì việc nôn mửa làm giảm nhẹ cho bạn. Nó đã giúp cho Picasso, nếu ông ấy bị ngăn cấm vẽ ông ấy sẽ phát điên. Việc vẽ là tốt cho ông ấy, nó đã cứu ông ấy khỏi trở thành mất trí, nó xả cái mất trí lên tranh vẽ. Nhưng những người mua các bức tranh đó thì sao, những người treo chúng trong phòng ngủ của mình và ngắm chúng thì sao? Họ sẽ bắt đầu trở nên ốm yếu dễ dàng.
Chính là sáng tạo hoàn toàn khác mà tôi đang nói tới. Một Taj Mahal… chỉ ngắm nó vào đêm trăng tròn, và việc thiền lớn lao nhất định này sinh trong bạn. Hay các ngôi đền ở Khajaraho, Konarak, Puri - thiền về chúng và bạn sẽ ngạc nhiên bằng rằng tất cả mọi dich tính của bạn đều được biến đổi thành tình yêu. Chúng là phép màu của tính sáng tạo.

Những nhà thờ vĩ đại của châu Âu – chúng là niềm khao khát của đất để vươn tới bầu trời. Khi nhìn những sáng tạo vĩ đại đó, bài ca vĩ đại nhất định sinh trong tim bạn, hay sự im lặng lớn lao nhất định đang hạ xuống bạn. Con người đã đánh mất tính thơ ca, niềm thôi thúc sáng tạo, hay nó đã bị giết chết. Chúng ta quá quan tâm tới hàng hoá, tới đồ dùng, tới việc làm ra ngày một nhiều thứ. Sản xuất liên quan tới số lượng, còn sáng tạo liên quan tới chất lượng.

Bạn sẽ phải mang trái tim trở lại. Bạn sẽ phải nhận biết lại về tự nhiên. Bạn sẽ phải học quan sát hoa hồng, hoa sen lần nữa. Bạn sẽ phải làm vài tiếp xúc cới cây cối và tảng đá và dòng sông. Bạn sẽ phải bắt đầu đối thoại với các vì sao lần nữa.

(còn tiếp)

THỨC ĂN HIỆN ĐẠI ĐƯA NHÂN LOẠI ĐẾN CHỖ TỰ HỦY DIỆT MÌNH !!!
-Thiên tài Ohso nhận thấy thảm họa con người đã mất tính sáng tạo vì tình yêu và cuộc sống. Sự sáng tạo khoa học chỉ nhắm tới mục tiêu duy nhất thỏa mãn tiên nghi vật chất và tình cảm thông thường (trí phán đoán cảm giác, cảm tình)
-Nguyên nhân trực tiếp sự suy đồi của con người là do sự giáo dục không biết gì tới TRẬT TỰ VŨ TRỤ, CÁC QUI LUẬT TỰ NHIÊN
-Tuy nhiên ,Ohso không thấy được THỨC ĂN CÓ VAI TRÒ VÔ CÙNG QUAN TRỌNG. PPTD SẼ CÓ KHẢ NĂNG CỨU NGUY NHÂN LOẠI
- ĂN SAI ,CON NGƯỜI RƠI XUỐNG ĐỊA NGỤC . ĂN ĐÚNG, CON NGƯỜI BAY LÊN THIÊN ĐÀNG.
16/2/2011 NVT
UPani
http://oshovietnam.net/
Diệu Minh
Thông cảm cho bác Trung vì bác ấy cũng như nhiều người khác thích gì thì chỉ thích MỘT và hiểu MỘT vị thầy mà bác ấy tôn kính và tin tưởng... mà không thể thích tất cả được, dầu Ohso có nói nhiều về thức ăn, nhưng ông ấy chỉ dừng lại ở ăn chay và ăn mặn...ông ấy chưa HIỂU thực sự về gạo lứt, về tinh hoa của TD, trong quyển "Từ thuốc tới thiền" ông ấy còn đả phá những người cực đoan về gạo lứt như bác Trung nữa đấy.

Về mảng ăn và uống trong thời đại này chưa có ai vượt qua được tiên sinh Ohsawa, Đức Phật nhắm tới khổ và PHÁP ra khỏi khổ, vậy phải hiểu thức ăn phi Td cũng là KHỔ và nên ăn thức ăn Td để ra khỏi khổ thân nữa chứ??????????

Hiện nay ở HN có mấy vị sư nguyên thủy giỏi, mà hầu như ai cũng bị bệnh và đang bị bệnh (trừ có sư Thư "nhà ta" vốn là dân gạo lứt là thoát được bệnh, mà chả có ai thèm hỏi sư là bí quyết nào mà sư Thư được như thế??? hình như ở Miến có vài vị sư cũng đang ăn số 7 ở bển: như là sư Pháp Trung, sư cô Liên Đoan ở trường đại học Phật giáo Miến...).

Như thế Phật tử luýnh quýnh đi chăm sóc sức khỏe cho các vị sư mà những người đó đều là người phi Td nữa! Mình thì chả có uy tín gì về gạo lứt với nhóm bạn đạo nguyên thủy ở HN, họ thường cười chê mình lúc nào cũng gạo lứt và gạo lứt... hi, đúng là chạy đâu cũng chỉ có dukkha mà thôi... họ khoái ăn thịt và bị bệnh và khoái ăn cái gì đó để khỏi bệnh; có người mỗi tháng 2 triệu tiền thuốc cũng chi chứ ăn gạo lứt ? khó lắm! Tôi chỉ còn biết cười và cười... ăn gì cho sướng miệng và ăn gì cho khỏi bệnh: họ bị dục ĂN VÀO (dương) rất là mạnh...

Những người bạn đạo ăn chay thì ôi thôi quá khiếp nữa... vài đôi người biết áp dụng TD để làm cho chính họ khỏe mạnh thực sự và lành mạnh thực sự, rất là ít người như thế... nhận thức là một quá trình... ăn ít ngủ ít ham muốn ít...làm cả đời cũng chưa xong!

Sức khỏe rất là quan trọng, hiểu biết rất là quan trọng.

Tối qua có một vị sư ngã bệnh: tôi "điều kiển từ xa" với một cậu chàng Td mới nhập môn làm thị giả cho các quí sư... tôi bảo là phải ngâm chân nước nóng, nó cãi lại tôi bảo là cô Th đã đánh cảm và lo chu đáo rồi... tôi "bằng linh cảm trực giác" gọi điện cho chủ nhà bảo là phải kiểm tra chân và ngâm chân.... vì nguyên tắc đầu tiên của sức khỏe là chân ấm đầu mát... chả biết có ai thực hiện "lệnh" của tôi không nhưng nghe nói nửa đêm vị sư sốt cao giật cả người phải kêu bác sĩ tới...

Tôi nói với chị Huyền ở nhà: nhà mình "nghèo hèn" trông mình "không có tướng"... cho nên họ tới một cái nhà cao sang họ thường lập tức PHỤC luôn chủ nhà có vẻ có khả năng hiểu biết về chữa lành hơn em... hi...

Chúng sinh vận hành khổ theo nghiệp...có rất ít người hạnh phúc thực sự trên thế gian này đi đâu cũng thấy bệnh thân và bệnh tâm lan tràn trong mọi giới...

Cho nên thay vì lời kêu gọi hướng về một vài cá nhân theo đuổi ước mơ không bao giờ tàn thì lần này mình sẽ nhắm tới đối tượng là những người "thấp hơn"... mình sẽ cho dịch sang tiếng Anh và tiếng Miến những kiểu "phương tiện thiện xảo" hơn... gần như là những tờ rơi vậy... vì họ cãi lại mình: vì phật tử cúng gì thì họ phải "độ" nấy... mình cự lại: sao họ cũng như thế với sư Thư thì sư không bị làm sao? ... vị sư nào càng được phật tử yêu quí thì càng lắm bệnh, tôi chưa thấy ai thoát ra được chừ phi vị thầy đó có nghiệp báo về sức khỏe từ tiên thiên, từ tiền kiếp... và vị sư đó phải là người "ăn ít" nữa.
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.