Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Quan chức Trung Quốc được "chăm bẵm" bằng thức ăn siêu sạch
Thực Dưỡng > Chữa bệnh bằng Thực Dưỡng > Canh tác theo thiên nhiên
member
Những "khu vườn bí ẩn" trên khắp lãnh thổ Trung Quốc luôn được giám sát một cách chặt chẽ, đang trở thành nơi cung cấp nguồn thực phẩm an toàn và siêu sạch cho các quan chức và tổ chức chính phủ nước này.

Sau sự kiện Thế vận hội Bắc Kinh 2008, 103 nhà sản xuất thực phẩm siêu sạch và an toàn vẫn tiếp tục đảm nhận trách nhiệm duy trì sức khỏe cho giới chức chính phủ và các tổ chức cấp cao của Trung Quốc, tuần báo Southern Weekly đặt trụ sở tại thành phố Quảng Châu cho biết.

Theo một nguồn tin giấu tên tiết lộ với tờ Tuần báo miền Nam (Southern Weekly), cách đây 2 năm, khi một quan chức Trung Quốc được mời ở lại ăn tối tại phòng ăn tự phục vụ trong tòa án dân sự tối cao tỉnh Thiểm Tây, ông này đã được thông báo rằng tòa án có riêng một trang trại cung cấp thực phẩm an toàn tuyệt đối nằm cách thành phố Tây An 30 km.

Ngoài tỉnh Thiểm Tây, tỉnh Quảng Đông cũng được chọn là nơi gây dựng "khu vườn bí ẩn" không chỉ cung cấp các loại rau, củ quả mà còn nuôi thêm lợn, cá, gà và vịt.

Theo ông Sun - chủ trang trại chăn nuôi New Century tại Bắc Kinh, người chịu trách nhiệm cung cấp sản phẩm trứng gà cho sự kiện Thế vận hội Bắc Kinh 2008, mọi nguồn nước cung ứng, thức ăn chăn nuôi và chất lượng không khí tại trang trại đều đã trải qua các bài kiểm tra khắt khe của chính phủ cách đây 10 năm, Do đó, lâu nay, các sản phẩm chăn nuôi trong trang trại của ông Sun đã được chọn để cung cấp cho bếp ăn của giới chức trung ương Trung Quốc.

Với những bức tường xây cao 2 m bao quanh diện tích rộng hơn 200 hecta cùng 5 nhân viên bảo vệ túc trực ngày đêm, Trang trại trồng rau Hải quan Bắc Kinh và Câu lạc bộ Thế kỷ là nơi chuyên cung cấp nguồn rau hữu cơ cho các quan chức hải quan tại Bắc Kinh. Theo Southern Weekly, trang trại này đã trồng và cung cấp rau cho văn phòng hải quan Bắc Kinh trong hơn 10 năm qua.

Tránh trường hợp nhiễm hóa chất độc hại, chất thải động vật được dùng làm phân bón và ngay cả loại thuốc trừ sâu phun trong các "khu vườn bí mật" đều có nguồn gốc hữu cơ. Các sản phẩm nông nghiệp từ những trang trại này đảm bảo 100% nguồn gốc hữu cơ và an toàn tuyệt đối.

Tính từ tháng 7/1960, ông Tề Yến Minh - Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia Hội nghị Hiệp thương Chính trị nhân dân Trung Quốc đã ra quyết định rằng nguồn cung cấp thực phẩm cho các quan chức cấp cao và giới trí thức Trung Quốc chuyển từ "nguồn cung thực phẩm phụ sang nguồn cung đặc biệt". Kể từ đó, "nguồn cung đặc biệt" đã trở thành chủ để bí ẩn và cao sang đối với đại đa số người dân Trung Quốc.

Không chỉ bếp ăn của các tổ chức chính phủ Trung Quốc sở hữu nguồn thực phẩm siêu sạch và an toàn từ những "trang trại bí ẩn" mà nhiều gia đình quan chức nước này cũng được hưởng lợi từ nguồn thực phẩm đắt tiền trên.

Trong những trang trại chăn nuôi "xa hoa" mọi loại rau củ động vật ăn được lên lịch chặt chẽ. Ngoài ra, chi tiết từ ngày trồng rau cho tới lúc phun thuốc trừ sâu cũng được báo cáo một cách tỉ mỉ. Những biện pháp thắt chặt kiểm soát cũng được thực hiện với chất lượng không khí quanh các trang trại.

Nếu phát hiện bất cứ sai sót nào trong các tiêu chuẩn chất lượng được chính phủ đề ra, trang trại đó ngay lập tức bị rút giấy phép hoạt động cung ứng thực phẩm cho quan chức Trung Quốc. Trả lời Southern Weekly, phần lớn những ông chủ được chọn làm nhà cung ứng thực phẩm cho chính phủ Trung Quốc đều có cùng cảm nhận "tự hào và đặc biệt đảm bảo nguồn thu nhập".

Theo Minh Thu
Infonet

Depad
Xót xa cảnh trẻ vùng cao ăn cơm với lá

Cuộc sống của những người dân vùng cao vẫn còn nhiều khó khăn. Sự học của những đứa trẻ ở những bản làng xa xôi này cũng vô cùng gian nan. Có khi phải đi bộ hàng cây số đường rừng để tới lớp. Lớp học tồi tàn, bữa cơm thiếu dinh dưỡng… Dưới đây, chúng tôi xin được trích đăng bài viết của nhà báo Mai Thanh Hải về những em nhỏ ở trường Tiểu học Háng Gàng (Pá Hu, Trạm Tấu, Yên Bái).


Mùa A Tếnh với cặp lồng cơm lá, trong lớp học (Ảnh: Mai Thanh Hải)

“Mùa A Tếnh, dân tộc Mông, năm nay 6 tuổi và bắt đầu vào học lớp 1, điểm Trường Tiểu học Háng Gàng (Pá Hu, Trạm Tấu, Yên Bái).

Nhà Tếnh cách điểm Trường 1 ngọn núi, đi bộ chừng gần 1 tiếng đồng hồ, buổi trưa không về được nhà ăn cơm trưa nên cứ mỗi sáng sớm trước khi đến lớp, bố mẹ lại xới cho 1 chút cơm, kèm theo nhếu nháo thức ăn, nén trong chiếc cặp lồng cũ, cho Tếnh lếch thếch xách đến lớp, ăn trưa ở lớp cùng các bạn.

Mở phần cơm của Tếnh, chỉ duy nhất mấy lá rau rừng, vị chua chua thay cho thức ăn...


Một học sinh Mầm non Háng Gàng cũng với món cơm lá (Ảnh: Mai Thanh Hải)

Háng Gàng là bản đặc biệt khó khăn của huyện Trạm Tấu, cách trung tâm xã Pá Hu 19km đường rừng (ngày nắng, chỉ người dũng cảm mới dám đi xe máy vào, với quãng thời gian 3 tiếng đồng hồ; ngày mưa, phải đi bộ trong vòng 6-7 tiếng) và 90% dân số của thôn thuộc diện hộ nghèo.

Mùa này, cái đói bắt đầu lấp ló ở những ngôi nhà người Mông chơ vơ giữa rừng xanh núi đỏ, nên có khi chả mấy lâu nữa, sẽ có không ít đứa trẻ phải ăn cơm với lá rừng, hòng lay lắt sống, học cái chữ viết cải thiện tương lai...”

Những đôi mắt tròn xoe buồn rầu, những bữa cơm nhìn cũng đủ thấy xót xa… Liệu còn bao nhiêu đứa trẻ ở khắp mọi miền của đất nước này phải ăn cơm với lá, với muối? Câu hỏi khiến không ít người đắng lòng.

Tiin
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.