Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Sống giữa thiên nhiên - 40 năm không hề bị bệnh gì?
Thực Dưỡng > Mục tin tức > Thông tin
Diệu Minh
Người Thực dưỡng sẽ nức lòng với thông tìn này:

http://dantri.com.vn/xa-hoi/cha-con-nguoi-...minh-764577.htm

Họ đã sống giữa rừng suốt 40 năm và không hề ăn gì ngoài những thứ có sẵn trong tự nhiên... và cuối cùng họ chả bị bệnh gì? người cha k 81 tuổi nhìn trong ảnh khá khỏe mạnh sức vóc lý tưởng cho một người đàn ông khi về già: đàn ông cần khô quắt lại thì thọ hơn...

Con người hiện đại: từ rất sớm họ đã bệnh và họ đã phải bắt đầu tốn tiền nuôi bác sĩ, dược sĩ... trong suốt cuộc đời!
Diệu Minh
Thơ chia buồn với Tarzan Việt Nam vừa "bị" phát hiện:


Anh Lang đang sống yên lành
Bỗng đùng một cái trở thành ... công dân
Bỗng nhiên bắt phải mặc quần
Bỗng nhiên muốn đái phải cần đúng nơi

Bỗng nhiên không được rong chơi
Ra đường không khéo toi đời vì xe
Đi ỉa thì thì lại phải che
Lại phải mặc sịp lọt khe - quá phiền!
Ăn thì lại phải mất tiền
Tắm thì không được tắm tiên giữa trời

Ngày xưa cứ đến giờ chơi
Là anh chạy nhảy khắp nơi núi rừng
Bây giờ đi đứng cầm chừng
Bước lệch một bước bắn tưng vỉa hè
(Trong rừng nó chẳng có xe
Cùng lắm cây đổ nó đè lên thôi)

Hồi xưa uống nước cầm hơi
Săn được con chuột là ngồi nhâm nhi
Bây giờ ăn chẳng thiếu gì
Nhưng ăn một phát là đi ỉa liền

Hồi xưa không phải kiếm tiền
Giờ phải toan tính đến điên cái đầu
Đấy ! Có sung sướng gì đâu
Kiểu gì sẽ lại trốn sâu vào rừng

Thế rồi lại sống tưng bừng

( @ Hiếu Orion ) FB

http://tranhung09.blogspot.com.au/2013/08/tra-xu-mo-got.html
Diệu Minh
http://tranhung09.blogspot.com.au/2013/08/...a-nhu.html#more



82 tuổi, tóc vẫn còn đen không cần phải nhuộm!
Diệu Minh
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130812...-tham-rung.aspx
Cha con 'người rừng' đòi về... thăm rừng

Ám ảnh chiến tranh

Sáng 12.8, ông Hoàng Anh Ngọc, Chủ tịch UBND H.Tây Trà, cho biết huyện đã gửi báo cáo cho UBND tỉnh Quảng Ngãi cùng các sở, ngành chức năng về vụ việc cha con “người rừng”.


Giúp đỡ cha con “người rừng”

Sáng 12.8, Ủy ban MTTQ VN tỉnh Quảng Ngãi cử đoàn công tác đến Bệnh viện đa khoa H.Tây Trà thăm hỏi, tặng quà, trao tiền hỗ trợ 5 triệu đồng cho cha con ông Thanh.

Ngoài việc Ủy ban MTTQ VN tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ khoảng 40 triệu đồng để xây nhà, UBND H.Tây Trà cũng đã giao cho các ngành chức năng của huyện nhanh chóng làm giấy khai sinh, lập sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân… tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho cha con ông Thanh nhanh chóng ổn định cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng.

UND H.Tây Trà cũng phối hợp với các sở, ngành chức năng của tỉnh Quảng Ngãi xác minh, lập hồ sơ để ông Thanh được hưởng chế độ chính sách cho người có công.

Theo đó, qua xác minh, hai “người rừng” là cha con ông Hồ Văn Thanh (81 tuổi) và Hồ Văn Lang (44 tuổi) ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh.

Trong thời gian ông Thanh tham gia bộ đội Quân khu 5, gia đình ông chuyển về sống ở xã Trà Phong. Trong lúc ông Thanh đang làm nhiệm vụ trong quân đội, gia đình ông bị trúng bom của Mỹ làm hai người con đầu chết, sau đó vợ ông ôm hai con là Hồ Văn Lang và con út Hồ Văn Tri về sinh sống ở xã Trà Khê.

Từ quân ngũ trở về, ông Thanh bàng hoàng, đau đớn khi biết bom của Mỹ sát hại hai người con rứt ruột đẻ ra. Từ đó, nỗi ám ảnh về chiến tranh, chết chóc tang thuơng khiến cha mất con, gia đình ly tán luôn đeo bám từng giây, từng phút làm ông Thanh như người mất hồn.

Đến khoảng năm 1974, ông Thanh ôm con là Hồ Văn Lang lẳng lặng rời bản làng vào rừng sâu thuộc vùng núi Apon (thôn Trà Kem, xã Trà Xinh) sinh sống, cách biệt hoàn toàn với cộng đồng.

Mấy năm sau ngày đất nước thống nhất, trong lúc lên rừng người dân xã Trà Xinh phát hiện có hai người lạ sống trong rừng, sau đó xác định là cha con ông Thanh.

Biết người thân còn sống, anh Tri và anh Hồ Minh Lâm (gọi ông Thanh bằng chú ruột - PV) liên tục lên rừng tìm cách khuyên nhủ nhưng mỗi lần thấy mặt người thân, cha con “người rừng” lập tức chạy trốn vào rừng sâu, không chịu trở về nhà.

Cũng theo lời anh Lâm, suốt gần 40 năm sống trong rừng thẳm, cha con ông Thanh đã 8 lần thay đổi chỗ ở.

Nơi cha con ông Thanh chọn làm “tổ ấm” là những cây cổ thụ nằm gần suối nước, xung quanh bao bọc lớp lớp chông làm bằng tre nứa để phòng thú dữ. Nhiều người dân đi rừng phát hiện nhưng chẳng ai dám bén mảng vào. Đôi lúc gặp cha con ông Thanh, người đi rừng phải bỏ chạy vì lúc nào trong tay họ cũng lăm lăm dao và cung tên.

Cha con “người rừng” đòi quay về …rừng 1
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ VN tỉnh Quảng Ngãi tặng quà, trao tiền hỗ trợ cho cha con ông Thanh

Sau khi được đưa từ rừng trở về nhà người thân vào chiều tối 7.8 vừa qua, do cơ thể bị suy nhược nặng nên ông Thanh được chuyển đến Bệnh viện đa khoa H.Tây Trà điều trị. Đến chiều 12.8, sức khỏe ông đã dần hồi phục.

Anh Lâm cho biết, mấy ngày đầu ở bệnh viện, ông Thanh không chịu ăn uống gì; miệng cứ lầm bầm những điều khó hiểu. Năn nỉ mãi đến hôm qua (11.8), ông mới chịu ăn cơm nhưng chỉ ăn gạo lúa rẫy (gạo đỏ).

Ai biết tiếng Cor hỏi thì ông Thanh mới trả lời vài từ, còn không thì im lặng nhìn mọi vật xung quanh với ánh mắt vô cảm. Ban đêm, ông cứ nhìm chằm chặp vào bóng đèn điện và rất sợ bóng tối nên cúp điện là trốn xuống gầm giường nằm, kiên quyết không chịu dùng chén sứ, ly nhựa hay thủy tinh.

“Người rừng” nghe nhạc cả đêm

Trong khi ông Thanh tỏ vẻ khó chịu với mọi vật dụng văn minh của thế kỷ 21 thì nguời con là Hồ Văn Lang lại thích nghi khá nhanh. Nếu như ngày đầu tiên trở về, anh Lang chỉ ngồi im một chỗ hút thuốc và ăn trầu, tỏ vẻ sợ sệt khi thấy đông người, không ăn được bún bò, mì tôm, bật ti vi lên là quay mặt đi chỗ khác, không mặc được quần áo… thì bây giờ tuy chỉ nói chuyện với người thân nhưng dạn dĩ hơn rất nhiều; ăn được nhiều món, tự làm được nhiều việc.

“Sau một vài lần hướng dẫn, bây giờ nó đã biết dùng remote để điều khiển ti vi, không lấy lá quấn thuốc để hút mà chỉ xài toàn thuốc điếu đầu lọc, thích được mọi người dẫn đi dạo chơi xung quanh làng, thậm chí còn lấy điện thoại nghe nhạc cả đêm!”, anh Lâm cho biết.

Sống trong rừng sâu suốt gần 40 năm, mọi thứ đã in sâu trong tâm thức. Ám ảnh về chiến tranh vẫn đeo bám cha con “người rừng” nên dù trở về nhà, đuợc các bác sĩ, người thân chăm sóc tận tình chu đáo, ăn uống đầy đủ nhưng cha con ông Thanh vẫn đau đáu nhớ rừng, nhớ “tổ ấm” trên cây, nhớ nương rẫy, nhớ bẫy thú nên nhiều lần nằng nặc đòi quay trở lại rừng.

Theo anh Lâm, cha con ông Thanh cứ nói: “Nhớ rừng lắm, về lại rừng xem cái bẫy có bắt được con thú nào không”.

Cha con “người rừng” đòi quay về …rừng 2
Trong khi anh Lang tỏ vẻ thích thú với quà tặng thì ông Thanh chỉ nằm im nhìn

Cha con “người rừng” đòi quay về …rừng 3
Thương cha già nên anh Lang lúc nào cũng ngồi gần bên

Cha con “người rừng” đòi quay về …rừng 4
Sức khỏe ông Thanh dần hồi phục

Cha con “người rừng” đòi quay về …rừng 5
Từ rừng sâu trở về, anh Lang lập tức ngã bệnh - (ăn thức ăn hiện đại lập tức ngã bệnh! NT)

Cha con “người rừng” đòi quay về …rừng 6
Ông Thanh từ chối những vật dụng văn minh nên gia đình phải dùng cây lồ ô làm ly uống nước cho ông

Bài, ành: Hiển Cừ

>> Ly kỳ những câu chuyện 'người rừng' trên thế giới
Diệu Minh

Tuyệt vời ông lão ở rừng 40 năm chẳng có bệnh gì?

http://dantri.com.vn/su-kien/tin-moi-nhat-...tuoi-767532.htm

Diệu Minh
Đấy có phải là một phong cách làm báo đúng đắn?
http://tranhung09.blogspot.com.au/2013/08/...ch-lam-bao.html
người rừngHahien - Một vài tờ báo hôm nay đưa tin thiếu thiện chí về ông Hồ Minh Lâm, cháu ruột “người rừng” Hồ Văn Thanh khi ông Lâm đòi các phóng viên chi tiền thì mới được phỏng vấn ông ta về chuyện của hai cha con “người rừng”.
Trong một bài báo, phóng viên viết: “Thật đáng thương khi “người rừng” bị con cháu mang ra kinh doanh”
Thế nếu có người bảo: “Thật đáng thương khi “người rừng” bị các nhà báo lợi dụng để tăng doanh số bán báo” thì nhà báo nghĩ sao? Nếu đúng như thế thì trường hợp này chỉ khác biệt ở chỗ “người rừng” đã bị những người không phải con cháu họ mang ra kinh doanh mà thôi.
Không biết các tòa báo cử phóng viên lên chụp ảnh “người rừng” về đăng báo có đóng góp đồng nào từ thiện để giúp “người rừng” chữa bệnh và khắc phục khó khăn hiện tại khi hòa nhập với cộng đồng hay không. Hay lại nghĩ rằng người ta được lên báo của các ông là đã vinh dự, may mắn cho họ lắm rồi.
Lại còn bảo “Thực ra “người rừng” chưa biết tiêu tiền và không có nhu cầu về tiền”. Có thể là họ chưa biết tiêu tiền. Nhưng chắc chắn là họ có nhu cầu về tiền để sống khi họ đã bị cách ly khỏi nguồn sống hoang dã, nơi mà họ đã quen thuộc trong 40 năm qua.
“Nhu cầu về tiền” là một nhu cầu chính đáng. Sao lại mỉa mai người ta như thế? Không lẽ chỉ có các phóng viên nhà ta thì mới được có quyền có “có nhu cầu về tiền”?
Còn “người rừng” chưa biết tiêu tiền thì con cháu họ khôn hơn sẽ biết cách không để cho những người khác “biết tiêu tiền và có nhu cầu về tiền” lợi dụng bằng cách tự do sử dụng hình ảnh thân nhân họ.
Trên đời đâu chỉ có các ông phóng viên là khôn? Mà các ông cũng khôn vừa vừa thôi cho thiên hạ được nhờ. Các ông đã khôn rồi thì cũng để cho người khác khôn với chứ!
Khi được tự do sử dụng hình ảnh của ngườikhác thì hồ hởi phấn khởi. Lúc không được thì lợi dụng báo nhà (thực ra là phương tiện của Nhà nước) để mỉa mai, chế giễu, cao giọng quy kết vô căn cứ người ta là đã mang người thân của họ ra “thành món “kinh doanh giải trí” để kiếm tiền”. Làm như thế thì có lương thiện không?

Tiền ấy để làm gì? Để bỏ vào túi riêng của con cháu “người rừng” hay để người ta có thêm điều kiện chăm sóc, chữa bệnh cho cha con ông Thanh? Căn cứ nào để quy kết người ta như thế?
Đấy có phải là một phong cách làm báo đúng đắn?
______________________________________________________
UPani
QUOTE(Diệu Minh @ Aug 12 2013, 11:47 PM) *
http://tranhung09.blogspot.com.au/2013/08/...a-nhu.html#more



82 tuổi, tóc vẫn còn đen không cần phải nhuộm!


Già vậy rồi mà tóc vẫn đen. Mà 2 người này họ còn dùng là thuốc lào để sưởi ấm, nếu ko hút thuốc lá thường xuyên như thế chắc còn khỏe nữa.
Mà hình như họ cũng trồng gạo lứt phải không cô Trâm? Cháu thấy báo chí bảo là anh Lang đòi ăn cháo bằng thứ gạo đỏ 2 cha con trồng trên dãy. Dù gì thì họ không có máy sát thì chắc ăn gạo lứt rồi.
Diệu Minh
http://tranhung09.blogspot.com/2013/08/ngu...rung-nguoi.html

"Người rừng" ngơ ngác ở “rừng người”
18/08/2013 08:55 (GMT + 7)
TT - Hơn một tuần về từ rừng sâu, cả nhà ông Hồ Văn Tri, người con trai út của ông Hồ Văn Thanh (82 tuổi), và vợ dừng mọi công việc để chăm sóc người cha. Nhà ông Hồ Văn Lâm cũng ngừng hẳn việc lên rẫy để cùng chăm sóc người chú ruột của mình.

Ông Hồ Văn Thanh (phải) vẫn cô đơn giữa vòng vây người thân - Ảnh: Tấn VũChiều 16-8, ông Hồ Văn Thanh được chuyển từ Trung tâm y tế huyện Tây Trà đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi. Ông Hồ Văn Lang, người con trai cùng ông chung sống giữa rừng, kiên quyết bám theo cha dù mình đang sốt.

Ông Châu Nguyễn Thương - giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tây Trà - tâm sự: “Chưa ai thương nhau như cha con ông ấy! Anh Lang một mực vùng vẫy theo cha vì sợ mất người thân. Đi cùng đi, ở lại họ cùng ở. Xót quá, chúng tôi không cầm lòng”. Chiếc xe ca từ từ rời bệnh viện. Ông Lang bám riết lấy cha mình. Tay ôm cha, mắt vẫn liếc về hướng núi nơi ông lớn lên từ đó.

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, ông Hồ Văn Thanh bắt đầu ngồi dậy nhìn ngó xung quanh, khuôn mặt nhăn nheo với mái tóc rối bời cột túm đuôi gà sau gáy. Với ông, con người không xa lạ, nhưng việc giao tiếp gần như chỉ là những ánh nhìn ngơ ngác. Bà Dung, vợ ông Tri, ngồi hàng giờ bên giường bệnh, cố giữ ông khỏi bứt dây truyền nước biển, tránh cho máu chảy ngược ra ngoài. Người kéo đến thăm ngày một đông, người hiếu kỳ đến đây cũng không ít.
Ngày chúng tôi đến, ở Trung tâm y tế huyện, ông Thanh chỉ liếc nhìn rồi cúi mặt. Một tay ông nắm chặt thành giường, mặc cho máu trong ống dịch chảy ngược ra ngoài. Bà Dung vội vã đi gọi bác sĩ. Trong khi đó, ông Hồ Văn Lang vẫn trong cơn sốt mê man.

Ông Hồ Văn Tri, em trai ông Lang, lo lắng: “Anh ấy vẫn còn sợ người lạ. Anh rất hiền, cho gì ăn nấy. Ăn rồi nhưng nhà báo cứ bảo ăn tiếp để chụp ảnh, anh vẫn ăn. Ngày đầu thấy thương, tôi mua tô bún bò về anh ăn không được, bảo hôi. Ngày sau vợ tôi phải mua đồ về tự nấu mà không bỏ tỏi, tiêu vào”.

Những ngày đầu ông Lang không chịu mặc áo quần vì sợ cha đổ thừa quần áo bị ngứa. Nhưng rồi sau đó vẫn ngoan ngoãn nghe theo.

“Bây giờ nói gì Lang cũng làm theo. Mang khúc củi to đùng ra sân nhờ anh chẻ. Anh cầm cái rìu phăng một lúc là xong. Thèm thuốc nhưng ai cho anh không dám lấy vì sợ ông già” - ông Tri kể.

Ngược lại với người con, ông già Hồ Văn Thanh cự tuyệt ăn uống. Ông không nói, không ăn, chỉ nhìn xa xa về hướng núi rồi lặng lẽ kéo vạt áo lau nước mắt.

“Cháo ông không ăn. Tôi đút cơm trắng ông lắc đầu. Cơm gạo rẫy ông nhấm nháp được vài muỗng” - ông Tri nói. Việc chia nhau canh giữ để ông già khỏi trốn viện và người anh trai không chạy mất vào rừng sâu khiến gia đình ông Tri trở nên nặng nề. Thương cha và anh nhưng mọi việc dường như đã quá sức.

Chỉ những người con nhỏ của ông Hồ Văn Lâm mới làm ông Lang thích thú. “Anh ấy theo lũ trẻ bắn ná cả ngày. Rất thích người khác chở đi xe máy. Anh ôm rất chặt. Cũng thích nghe nhạc rồi nhảy múa như lũ trẻ. Đặc biệt anh thích uống nước ngọt!” - ông Tri kể lại.

Buổi tối trước hành lang bệnh viện, hai cha con dìu nhau ra trước hàng ghế đá dành cho bệnh nhân ngồi. Miệng bỏm bẻm nhai trầu, ánh mắt hai người đàn ông nhíu mày khó chịu khi một chiếc xe máy pha ánh sáng từ cổng vào hành lang.

Ánh đèn điện cùng dòng người nói cười lao xao khiến những đôi mắt như mệt mỏi, rã rời vì căng thẳng. Gần một giờ ở ghế, cũng chỉ một tư thế ngồi, họ gần như bất động. “Bình thường ở núi giờ này ông già chong đèn đan lát hoặc đã ngủ một giấc dài rồi. Ở đây náo nhiệt chắc ổng mệt” - ông Hồ Văn Lâm nói.

Ông Lâm nhớ lại cách đây hơn 10 năm, hai cha con ông mỗi năm thường mang áo quần, dao, rựa... lên cho ông Thanh. Ông Thanh nhận nhưng cất giữ chứ không bao giờ dùng đồ của người xuôi. Vật dụng của mình, ông tự chế tác bằng những mảnh bom nhặt trong rừng.

“Nhưng khi được con mang hay con nai chú thường làm khô, để ở bếp bảo cha tôi mang về. Mật ong, ớt xanh và rau quả ông đều cho cha tôi. Ông cho mà không nhận. Rồi ông dạy thằng Lang cũng vậy, không nhận, không ăn cái gì của người xuôi. Đến giờ tôi cũng không biết bí ẩn câu chuyện này” - ông Lâm nói.

Có lẽ khi bị đưa về làng, cha con ông Hồ Văn Thanh không còn sự lựa chọn trong cách sống “cho mà không nhận” của mình. Những phong bì của các đoàn thăm viếng, ông Lang và già Thanh đều đưa hết cho vợ chồng ông Tri.

“Chẳng ai biết tiền. Người ta cho tiền, ông già chỉ lật qua lật lại nhìn thật kỹ hình ảnh Bác Hồ rồi đưa tờ tiền cho tôi. Ông quên biệt! Có hôm đang ngủ ông già chui xuống gầm giường kêu ú ớ như con thú. Bác sĩ, y tá nháo nhào đỡ ông dậy” - ông Tri kể.

Không ít lần ông Lang mang ống nứa đựng thuốc lá và vôi ăn trầu, cầm rựa lặng lẽ rời nhà ông Lâm tìm đường vào rừng. Những đứa trẻ trong làng phát hiện và người thân lại dỗ dành đưa về nhà.

Nhiều bệnh nhân ở Trung tâm y tế huyện Tây Trà quen với cảnh chiều chiều hai cha con dìu nhau ra trước sân, ngồi đúng chiếc ghế cũ, nhìn về dãy Apon xa mờ mây núi. Bây giờ, ở thành phố Quảng Ngãi, Tây Trà đã xa khuất hàng trăm cây số, dãy núi Apon cũng biệt tăm theo hướng nhìn, nỗi nhớ rừng núi của hai cha con chẳng ai hay biết.

TẤN VŨ -VIỆT HÙNG

Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.