Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Các thực phẩm tưởng lợi hóa hại
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Thức ăn ngộ độc
Diệu Minh
http://vn.nang.yahoo.com/c%C3%A1c-th%E1%BB...-084923012.html

Các thực phẩm tưởng lợi hóa hại

Nước ép đóng hộp, đồ ăn ít béo, bơ thực vật... là thực phẩm tưởng tốt nhưng thực ra không có lợi cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng trên trang Fitnea, 10 loại thực phẩm sau đây thường được cho là có lợi cho cơ thể nhưng thực tế có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt khi tiêu thụ thường xuyên.

1. Thức ăn đóng gói với mác "ít béo"
Nhiều người tiêu dùng nghĩ rằng họ sẽ được khỏe mạnh, giảm cân nếu dùng những loại thực phẩm với nhãn mác “ít béo”. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu hết thực phẩm đóng gói với ít chất béo thường được cho thêm vào một số loại hóa chất khác để bù đắp. Thông thường những hóa chất này rất có hại cho cơ thể, thậm chí gây ra những vấn đề sức khỏe nghiệm trọng nếu dùng trong thời gian dài.
thucan-1376026456_500x0.jpg

Ảnh minh họa: Fitnea.

2. Bơ thực vật
Thông thường người tiêu dùng thích chọn bơ thực vật hơn bơ sữa bởi không có cholesterol. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thành phần bơ thực vật thường có lượng chất béo chuyển hóa rất cao. Loại chất béo này có hại cho cơ thể, gây tổn thương mạch máu, thậm chí còn làm tăng lượng cholesterol trong máu.

3. Nước ép đóng hộp
Nhiều người nghĩ rằng nước ép trái cây đóng hộp cũng có lợi như nước ép tự nhiên. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn ngược lại. Nước ép đóng hộp gồm tất cả các sản phẩm được làm từ hương liệu tổng hợp và hương liệu tự nhiên, đều được đóng gói với hàm lượng đường cao và cho thêm vào các chất hóa học, chất bảo quản. Chính các chất phụ gia ấy có thể là nguyên nhân gây ra béo phì và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Vì thế cách tốt nhất để cơ thể có đủ vitamin, bạn nên ăn trái cây tươi hoặc tự làm nước ép tại nhà thay vì uống nước ép đóng gói.

4. Các loại thịt chế biến sẵn
Trong thành phần của các loại thịt chế biến sẵn thường được thêm vào các chất hóa học, chất bảo bảo quản. Những hóa chất này được chứng minh có thể gây ung thư ruột kết và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Ngoài ra các loại thịt này thường được đóng gói với nhiều đường, muối và chất béo là những chất có thể gây béo phì và bệnh đái tháo đường. Vì thế lời khuyên cho bạn, nên tự nấu nướng ở nhà, tránh dùng các loại thịt chế biến sẵn.

5. Các món ăn nhanh
Các món ăn nhanh dù được quảng cáo là đầy đủ dinh dưỡng, giúp bạn có thân hình cân đối, có lợi cho người muốn giảm cân, đều được chế biến với rất nhiều đường và chất béo. Những chất phụ gia này không có lợi cho cơ thể.

6. Thức ăn đông lạnh


Khi bạn không có thời gian đi lại thì việc dùng thức ăn đông lạnh sẽ rất thuận tiện. Tuy nhiên những loại đồ ăn đông lạnh này thường có hàm lượng calo thấp và nhiều natri. Thức ăn dạng này được chế biến rất kỹ nên rất khó tiêu hóa đòi hỏi cơ thể bạn phải tốn rất nhiều năng lượng để tiêu thụ hết.

7. Ăn sáng với ngũ cốc chế biến sẵn
Ngũ cốc có thể là loại thực phẩm tốt cho bữa sáng. Ngũ cốc chế biến sẵn thì chưa hẳn là vậy. Ngay cả các loại ngũ cốc được gắn mác “tốt cho sức khỏe” cũng được đóng gói với lượng đường và chất béo cao, cùng với một số chất hóa học, chất bảo quản có hại cho cơ thể.

8. Các loại bánh chiên

Nhiều người có thói quen ăn sáng bằng một chiếc bánh ngọt chiên. Các loại bánh này có mùi vị ngon, nhưng chứa một lượng lớn đường, chất béo, chất chuyển hóa có hại. Trung bình một chiếc bánh rán có thể chứa trên 300 calo. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tăng cân nhưng ít ai nhận ra.

9. Nước ngọt, soda
Nước ngọt thường có lượng đường cao và nhiều loại hóa chất, chất bảo quản được chứng minh liên quan đến một số loại bệnh ung thư. Nước ngọt đóng chai không những không có giá trị dinh dưỡng mà còn có thể gây ra bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, ngay cả với những loại đồ uống giảm béo cũng mang lại nhiều rủi ro, vì nó được chế biến từ nhiều hóa chất có thể gây bệnh và ung thư

10. Khoai tây chiên
Khoai tây chứa nhiều chất béo và calo. Trong thành phần khoai tây chiên chứa nhiều acrylamide, một hóa chất được sinh ra trong quá trình chiên thực phẩm ở nhiệt độ cao. Hóa chất này được chứng minh có thể gây ung thư, thậm chí dẫn đến tử vong nếu tiêu thụ nhiều.
Thi Trân (Theo Fitnea)
TIN KHÁC
Cải thiện sức khỏe tim mạch
member
8 thực phẩm dần phá hoại não


Chất ngọt nhân tạo thường được tìm thấy trong đồ uống đóng chai có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là bộ não.

Chất lượng các loại thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cơ thể và bộ não. Việc tiêu thụ thực phẩm sau đây với một lượng dư thừa có thể làm giảm chức năng của não. Nên xem xét kỹ và cân nhắc trước khi dùng để giữ cho bạn một cơ thể khỏe mạnh, trí não thông minh.


1. Thực phẩm ngọt
Thức ăn ngọt chứa quá nhiều đường có thể gây tổn hại sức khỏe. Ngoài việc thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào ung thư, đường còn có ảnh hưởng xấu dẫn đến giảm chức năng não và trí nhớ.


2. Thực phẩm chiên xào
Ăn thức ăn chiên xào với lượng dư thừa cũng có thể gây hại cho sức khỏe của bộ não. Những thực phẩm này có chứa các loại dầu và chất béo, dần tích tụ trong các mạch máu, từ đó hạn chế việc cung cấp máu cho não và có thể dẫn đến giảm chức năng não.


3. Thực phẩm đóng hộp
Hàm lượng các chất bảo quản, phẩm màu và hóa chất trong thực phẩm đóng hộp rất nguy hiểm nếu nó được đưa vào cơ thể. Những chất này được khoa học chứng minh là nguyên nhân chính của sự suy giảm chức năng não.


4. Thức ăn nhanh

Chất bảo quản, thuốc nhuộm và chất phụ gia khác rất nguy hiểm cho não bộ. (Ảnh: lanasomething.com)

Hàm lượng cao các chất béo, muối, chất bảo quản và đường được thêm vào trong đồ ăn vặt... có khả năng gây hại cho não. Những chất phụ gia này có khả năng gây biến đổi hóa học trong não và dẫn đến rối loạn não, gây ra lo âu và trầm cảm.


5. Thực phẩm có hàm lượng muối cao
Muối rất hữu ích để thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên ăn quá nhiều muối có khả năng gây biến chứng sức khỏe, có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ.


6. Thịt chế biến sẵn
Protein rất cần thiết cho cơ bắp và hỗ trợ chức năng của các tế bào trong cơ thể. Mặc dù chứa rất ít protein, lại có hàm lượng cao các chất bảo quản và chất phụ gia có tác động xấu đến não, nhưng thịt chế biến sẵn lại trở thành một trong những thực phẩm được tiêu thụ khá phổ biến.


7. Rượu
Nếu sử dụng với hàm lượng vượt quá mức cho phép, rượu có thể gây nguy hiểm cho não bộ, gây mất trí nhớ, căng thẳng, trầm cảm và các biến chứng bệnh về thần kinh khác.


8. Chất ngọt nhân tạo
Chất ngọt nhân tạo thường được tìm thấy trong đồ uống đóng chai có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là bộ não. Một trong những bệnh thường thấy là sự suy giảm chức năng nhận thức của não. Vì vậy, nên tránh càng xa càng tốt các loại thực phẩm có thành phần bao gồm đường hóa học.

http://www.khoahoc.com.vn/doisong/yhoc/suc-khoe/54860_8-thuc-pham-dan-pha-hoai-nao.aspx

member
Các bệnh cần nói không với gừng


Với đa số thì gừng có tác dụng tốt, những đối với một số người thì có hại và tuyệt đối không nên dùng.

Thức ăn và nước uống có pha chút gừng sẽ làm tăng cảm giác ngon miệng và giúp cải thiện tâm trạng. Các vị thuốc dân gian cũng như hiện đại pha gừng có tác dụng cải thiện quá trình trao đổi chất, làm sạch cơ thể khỏi các độc tố và các gốc tự do, giúp làm giảm cân.

Gừng còn có nhiều lợi ích khác nữa. Song cũng có những trường hợp chống chỉ định đối với việc sử dụng gừng.

Vì vậy khi dùng gừng hoặc rễ gừng để chữa bệnh cũng nên tìm hiểu kỹ những đặc tính lợi- hại. Điều này căn cứ vào tác động của nó đối với cơ thể của mỗi người. Với đa số thì gừng có tác dụng tốt, những đối với một số người thì có hại và tuyệt đối không nên dùng. Những trường hợp không nên dùng gừng khi mắc các bệnh lý sau:


- Khi bị viêm loét dạ dày, tá tràng

Gừng trước hết sẽ tác động đến niêm mạc dạ dày, nếu như niêm mạc bị kích ứng, bị ăn mòn hoặc có vết loét nếu dùng gừng sẽ làm kích thích thêm quá trình này.


- Đang bị khối u
Khi có các khối u trong tuyến tiêu hóa cũng chống chỉ định với dùng gừng, bởi gừng sẽ kích thích sự tiến triển những khối u này.


- Viêm hoặc bị loét ruột
Cũng giống như ở dạ dày, niêm mạc ruột có thể sẽ bị kích ứng, viêm hoặc bị loét (là các dạng khác nhau của chứng viêm ruột). Nếu dùng gừng sẽ thúc đẩy sự kích thích thành ruột và hình thành vết loét.


- Khi bị bệnh gan
Với bệnh nhân bị bệnh gan (cấp tính, mãn tính, xơ gan, viêm gan) không nên dùng gừng vì nó kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan và rất có hại khi các tế bào này trong trạng thái bị kích thích và đôi khi dẫn đến hoại tử.


- Bị sỏi mật
Khi bị sỏi mật nếu dùng gừng thì sỏi sẽ đi qua ống dẫn mật, sau đó bị mắc kẹt và thậm chí có thể cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.


- Khi bị trĩ, xuất huyết
Đặc biệt khi bị chảy máu thưởng xuyên. Bất kỳ bị chảy máu ở chỗ nào (xuất huyết tử cung, chảy máu mũi thường xuyên) cũng chống chỉ định dùng gừng bởi sẽ làm tăng tình trạng chảy máu.


- Khi bị huyết áp cao, bệnh tim
Nếu bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc đã có tiền sử đột quỵ và nhồi máu, thiếu máu không nên dùng gừng.


- Khi mang thai
Theo truyền thống thì gừng thường được dùng trong nửa đầu thai kỳ để làm giảm các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn hoặc tiết nước bọt. Còn trong nửa cuối thai kỳ nên sử dụng gừng một cách thận trọng vì nó có thể tác động làm tăng huyết áp là điều rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Trong thời kỳ cho con bú cũng nên cẩn trọng nếu dùng gừng vì nó được bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây mất ngủ với trẻ em.


- Khi thân nhiệt cao
Không nên dùng gừng vì nó có thể làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm cúm virus mà không bị sốt hoặc sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng. Còn khi đã sốt cao với những tổn thương mạch máu và có xu hướng sốt xuất huyết thì không được dùng gừng.


- Các bệnh viêm da và bệnh ngoài da
Gừng có thể gây kích ứng nghiêm trọng nếu bị các bệnh về da cũng như làm trầm trọng hơn bệnh mãn tính về da.


- Quá trình dị ứng
Khi bị dị ứng toàn phần hoặc từng phần cũng chống chỉ định dùng gừng.


- Sự tương tác thuốc
Gừng có thể phù hợp và tương tác với một số loại thuốc. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ nên khi đã uống thuốc nếu muốn dùng gừng nên tham khảo ý kiến bác sỹ. Tốt nhất là không nên kết hợp gừng với các loại thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.

Những loại thuốc này có thể tăng hoạt tính khi có sự góp mặt của gừng, bởi đó thường là những loại thuốc tác dụng mạnh và nó có thể gây quá liều. Gừng cũng gây nguy hiểm đối với các loại thuốc hạ đường huyết được quy định cho bệnh tiểu đường.

Nguồn NNVN

http://infonet.vn/cac-benh-can-noi-khong-v...post136300.info


Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.