TừThien Tructu

ÐếnCo Diep. RG
M. Su Co Dieu Hien
Emai: Kimhui
87 khác...





Namo Buddhaya ! Namo Dhammaya ! Namo Sanghaya !

Kính gởi:
Tất cả những người bạn đã - đang - sẽ cùng đồng hành...

Những điều tâm sự của người lữ khách tha phương cầu thực:

"Đường trường không nơi nghỉ! Dặm trường thiếu tư lương!"

Từ trong bóng tối âm u - âm thanh vang vội - lời thì thầm cùng nỗi khổ đau của ngừơi tha phương cầu thực !

Những dòng suy tư này, xin được chia sẻ cùng các bạn:

1/. Nếu Chánh niệm + tỉnh giác còn nhốt lại ở quan niệm: đây là quán thân, đây là quán thọ, đây là quán tâm, đây la quán pháp (thuộc nội pháp) thì vẫn còn bị hạn chế cái thấy của VIPASSANA chưa được trọn vẹn.

2/. Nếu chỉ thấy có thân và tâm thôi là cái thấy còn bị hạn chế, bởi cái thấy của VIPASSANA trọn vẹn như chính nó đang là...

3/. Nếu thấy sự sống từ xúc (phassa) duyên thọ (vedana), thì sự sống (vedana = thọ) luôn bị hạn chế, bởi Xúc (phassa) các pháp gặp nhau ở 6 môn: căn + cảnh + thức luôn bị sinh - bị diệt, vì Xúc do duyên các pháp sanh. Nên cái thấy của VIPASSANA vẫn còn bị hạn chế chưa được trọn vẹn như chính nó đang là...

4/. Niệm thân là để nhận ra sự vận hành của sắc uẩn, niệm thọ là để nhận ra sự vận hành của thọ uẩn, niệm tâm là để nhận ra sự vận hành của thức uẩn, niệm pháp là để nhận ra sự vận hành của tưởng uẩn - hành uẩn.

5/. QUÁN NỘI PHÁP là quan sát thực tại đang là:...thấy (hay nghe, hay ngửi, hay nếm, hay đụng) - hay biết - cảm nhận - tưởng về...nghĩ tưởng về...suy diễn đến...
Niệm quá khứ là quan sát ý niệm tưởng nhớ là thực tại pháp vừa qua...
Niệm tương lai là quan sát ý niệm nghĩ tưởng về tuơng lai là thực tại pháp sẽ đến...
Như vậy, chỉ mới quán nội pháp thực tại: thấy...đụng, ý niệm về quá khứ và ý niệm về tương lai. Quán NỘI PHÁP mà chưa Quán liên kết Ngoại pháp thì cái thấy của VIPASSANA vẫn chưa được trọn vẹn như chính pháp đang là...

6/. QUÁN NỘI PHÁP (bất khái niệm pháp) - QUÁN NGOẠO PHÁP (khái niệm pháp:chân đế - tục đế) đó là:
Quán: trong - ngoài, trên-dứơi, thô-tế, quá khứ - hiện tại - vị lai theo chuỗi dài của cuộc sống:
Quán: giữa ngủ và thức, giữa sinh và diệt, giữa sáng và tối, giữa không và có, giữa thiện và ác, giữa tham ái và ly tham ái, giữa danh và sắc...giữa pháp tục đế - chân đế và phi tục đế - phi chân đế, giữa sự thật gốc và sự thật nguỵ tạo, giữa pháp hữu vi và pháp vô vi có mối tương quan ra sao?
Quán: Patisandhi citta (tâm tục sinh) tiếp diễn trở thành Bhavanga citta (tâm hộ kiếp) tiếp diễn trở thành Cuti citta (tâm tử) tiếp diễn trở thành...
Quán: sanh là tự sanh hay bị sanh?
Sanh là sanh mãi không sanh tận cùng, phải vậy?
Quán: diệt là tự diệt hay bị diệt?
Diệt là diệt mãi không diệt cùng tận phải vậy?
Quán: sự sống là gì?
Sống là có biết và sống là không biết cũng cùng là chung một sự sống phải vậy?
Quán: sống là hay biết - nhận biết sự đau khổ, sầu muộn, ai oán...phải vậy ? sống là không hay biết - không nhận biết sự đau khổ, sầu muộn, ai oán...phải vậy?
Quán: sống mà tham ái, sân hận, si mê...là sự sống bị giao động, đen tối, đau khổ luôn biến đổi nhiều hiện trạng, phải vậy ? Sống mà xả ly tham ái, sân hận, si mê...là sự sống bình yên, tĩnh lặng, trong sáng, hạnh phúc bất di bất dịch , phải vậy ?
Quán: người sáng mắt thì cuộc sống sẽ khác người mù, phải vậy?
Người có mắt sáng - người bị mù mắt đều giống nhau ở điểm là: luôn bị xúc cảnh (đối tượng và tâm luôn vận hành), phải vậy ?
Quán: Luân - hồi là hai nghĩa khác nhau hoàn toàn phải vậy?
LUÂN là pháp - nó luôn luôn vận hành không bao giờ có điểm dừng, phải vậy?
HỒI là pháp - nó luôn luôn bị duyên hệ duyên tiếp diễn trở thành không ngoài pháp như chính nỏ đang là...


7/. Dựa trên nền tảng trạch pháp Nội quán bằng Ngoại quán. Trạch pháp Nội liễu tri ngoại pháp. Trạch pháp Ngoại liễu ngộ nội pháp. Trạch pháp tương quan pháp: nội - ngoại vận hành hữu vi - vô vi pháp liễu ngộ tri kiến thanh tịnh pháp như thị pháp...


8/. Có sự thích thú quan sát và tìm hiểu vấn đề qua những gì đã từng nghe [là Tuệ văn], sẽ hỗ trợ cho việc đang quan sát cái đang thấy rõ như những gì đang xảy diễn ra...kết hợp mở rộng tư duy sẽ giúp phát triển cho cái thấy của TRẠCH PHÁP (Tuệ tư). nó sẽ được tăng cường độ sáng rồi trải rộng và đi sâu vào trong tìm thức đanh hoạt động và từ tìm thức sẽ hiểu vô thức đang hoạt động như thế nào để hỗ trợ cho cái sẽ gì sẽ bị sanh do nhân do duyên...
...duyên sanh thức (nhãn thức, nhỉ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức , ýthức và tiến trình làm việc của sự sống được duyên sanh từ thức) ý thức trợ sanh ý niệm tiếp diễn tìm thức chìm sâu vào vô thức.

9/.Sự sống luôn vận hành không bao giờ có điểm dừng dù chỉ là một thời gian ngắn - thật rất ngắn (không thể tính bằng phút hay giây).
Cuộc sống thực tại danh - sắc: không nhỏ không lớn, không thô không tế, không trong không ngoài, không bị giới hạn bởi thời gian và không gian...không ngủ không thức, không sanh không tử - cuộc sống như chính nó đang là cuộc sống!
Cuộc sống thực tại về ý niệm Uẩn thì có: thô - tế, trước - sau, thức - ngủ, sống - chết, luân - hồi, ...v.v...


TRẠCH PHÁP là nhằm để có một cái thấy rõ, thấy thật trọn vẹn như chính nó đang là... Để có cái làm thật đúng trọn vẹn, để có cái kết quả thật tròn đầy mỹ mãn như chính nó đang là...
Vậy, chúng ta hãy bắt đầu cùng nghiên cứu bằng văn tự (Giáo Pháp đã có cách đây trên 25 thế kỷ) và hãy cùng trải nghiệm xem thật kỷ từng chút ở nhiều lĩnh vực như: mắt đang thấy cảnh sắc hay tai đang nghe âm thanh...xúc cảm ra sao khi tâm đang nhận biết...suy nghĩ gì... đi, đứng, ngồi, nằm, ăn uống, ngủ, thức, làm việc, nói, cười, khóc, ngứa, ho, ợ, ngáp...ở ngay cuộc sống đang diễn tiến...
Quan sát - ghi nhận như người có thực phẩm lót dạ cho cuộc hành trình tìm kiếm về một sự thật. Sự thậy đó không danh tánh...không có một nghĩa lý gì cả ngoài nó đang hiện hữu vô ngữ - ngôn, nghiã lý diễn đạt. Nhưng pháp - nó vẫn luôn hiện hữu, bản chất của pháp - nó luôn trong sáng, sự vận hành của pháp - nó không bao giờ có bị sự chướng ngại - nên nó không phục thuộc theo pháp giả lập về thời gian và không gian - chúng sanh - phàm nhân - Thánh nhân - cõi sống, pháp - nó luôn tiếp diễn trở thành...

Vipassana là gì?
Tại sao có nó?

Tại sao gọi cuộc sống đau khổ?

Tại sao gọi là khổ khổ - hoại khổ - hành khổ từ cuộc sống ?

Khổ vì muốn gặp mãi mà phải bị xa mãi là sao?

khổ vì không muốn gặp mà phải bị gặp hoài là sao?

khổ vì tìm cầu mãi mà không được như ý là sao?

Có mặt là hạnh phú - mất đi là đau khổ là sao?

Có mặt là đau khổ - mất đi là hạnh phúc là sao?

Cái gì làm cho khổ sanh?
Cái gì làm cho khổ diệt ?

Cái gì làm cho hạnh phúc sanh?
Cái gì làm cho hạnh phúc diệt?

KHỔ THẬT LÀ KHỔ NHƯ THẾ NÀO?

KHỔ GIÀ TẠM LÀ KHỔ RA SAO?

HẠNH PHÚC THẬT LÀ HẠNH PHÚC NHƯ THẾ NÀO?

HẠNH PHÚC GIẢ TẠM LÀ HẠNH PHÚC RA SAO?

Công trình nghiên cứu hãy bắt đầu và tiếp tục nghiên cứu trong từng khoảnh khắc của hơi thở nhé. Hơi thở rất tuyệt vời đấy!
Hơi thở, nó giống như một sợi dây vô hình dáng, nhưng sự vận hành của nó có chức năng hợp tác, kết nối lại các thứ vô nghĩa - trở thành có nghĩa cho cuộc sống thực tại tiếp diễn - trở thành như chính cuộc sống đang là...
Hơi thở: không dài không ngắn, không trong không ngoài...nó luôn hợp tác (với bất kỳ...sự sống của: chúng sanh, Phàm phu,..) làm việc xuyên suốt không bao giờ dừng nghỉ cho dù thời gian rất ngắn của phần triệu triệu của một giây.



PHẬT NGÔN:

- "VẠN PHÁP DO DUYÊN SANH,
- DUYÊN DIỆT VẠN PHÁP DIỆT,
...Vì có pháp duyên sanh pháp... Vì có pháp duyên diệt pháp, nên vạn pháp luôn trở thành...
...Sự vận hành của pháp [24 duyên hệ - 12 duyên sinh ] luôn tương quan trở thành: Nhân - Quả. Nhân tiếp diễn nhân. Quả tiếp diễn quả. Nhân diệt nhân sinh trưởng nhân. Quả diệt quả sinh trưởng quả. Cái này là nhân thì cái kia là quả. Cái kia là nhân thì cái này là quả. Nhân tiếp diễn đồng hành với quả tạo tác trở thành Nhân sinh quả. Quả tiếp diễn đồng hành trợ nhân sanh tạo tác trở thành quả sanh nhân. Nhân là động lực trợ cho quả trở thành... Quả là cảnh trợ cho động lực trở thành. Nhân - Quả đồng cùng vận hành trên một tiến trình trở thành như chính nó đang là...

- ĐỨC PHẬT ĐẠI SA - MÔN ,
- HẰNG GIÁO HUẤN NHƯ VẬY!"
...Giáo pháp mà Đức Phật thường giảng dạy : duyên hệ duyên sinh Pháp - duyên hệ duyên diệt Pháp...



PHẬT NGÔN:

- " QUÁ KHỨ KHÔNG TRUY TẦM,
- TƯƠNG LAI KHÔNG ƯỚCVỌNG
- QUÁ KHỨ ĐÃ ĐOẠN TẬN
- TƯƠNG LAI LẠI CHƯA ĐẾN
- CHỈ CÓ PHÁP HIỆN TẠI
...vì chỉ có hiện tại là: không ngoài sự va chạm - hay biết - nhớ nghĩ...ngay đây. Nó luôn trở thành không ngoài sự thấy, nghe...hiểu biết về cái đã qua - vừa qua...đó chính là thực tại ý niệm pháp đã... Và nhớ tưởng nghĩ suy những gì sẽ có thể trở thành tiếp theo...đó chính là thực tại ý niệm pháp sẽ...

- TUỆ QUÁN CHÍNH LÀ ĐÂY!
...vì từ xưa đến nay các bậc đã và đang thấy thực tại mà sanh hiểu biết rõ về pháp như chính thực tại tiếp diễn trở thành pháp...

- KHÔNG ĐỘNG KHÔNG RUNG CHUYỂN,
...vì sự vận hành của pháp đã làm rõ nghĩa pháp vô thường bất biến dịch pháp...

- BIẾT VẬY NÊN TU TẬP,
...vì thấy rõ pháp vận hành tiếp diễn trở thành pháp có nghĩa khác biệt về hành trình tương quan trở thành pháp luôn đổi mới pháp...

- HÔM nay nhiệt tâm làm,
- AI biết chết ngày mai.
- KHÔNG ai điều đình được,
- VỚI đại quân thần chết,
- BIẾT như vậy nhiệt tâm,
-ĐÊM ngày không mệt mỏi
- XỨNG gọi Nhất dạ hiền,
- BẬC an tịnh trầm lặng"



THIỀN TÔNG:

- "BẤT LẬP VĂN TỰ
...vì văn tự đã được trao truyền từ xưa cho đến nay...

- GIÁO NGOẠI BIỆT TRUYỀN
...vì từ xưa đến nay đã truyền pháp giả lập quá khứ - hiện tại - tương lai. Đó là pháp nương ý niệm mà hình thành ngữ - ngôn truyền ngoài thực tại thật...

- TRỰC CHỈ CHÂN TÂM
...vì cái gì đang hiện hữu vận hành...cứ theo đó mà tỏ ngộ giả hay thật sẽ được rõ biết như những gì đang cần muốn biết...

- KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT
...vì khi thấy - biết - hiểu rõ những gì như chính nó không bị cái gì giả tạo ra nó mà bấy lâu nay đã nhầm lẫn thật hư - hư thật...sẽ không còn bị khổ bởi sự thấy lầm: thật thì cho là giả. Giả thì cho là thật...



LỤC TỔ HUỆ NĂNG:

- " BỒ - ĐỀ BỔN VÔ THỌ
...vì Bồ đề không có gốc rễ, nên phiễn não cũng không có chỗ nương đế bám sâu...vì Bồ đề sanh từ các pháp tiếp diễn trở thành: sự thấy...hiểu biết sự thật...thấy rõ sự thật như chính sự thật...
...vì Phiền não cũng sang từ các pháp tiếp diễn trở thành: sự thấy...hiểu sai sự thật vì thấy sai sự thật vì nghe sai sự thật vì suy tư sai sự thật...

- Minh - CẢNH DIỆT PHI ĐÀI
...vì pháp đã bị che khuất do pháp bị ái nhiễm thủ chấp tạo tác nên pháp sanh Vô-minh pháp...
...pháp đã được xả ly ái nhiễm thủ chấp tạo tác nên pháp sanh Minh pháp...
...ánh sáng của pháp không bị giới hạn bởi pháp vô nhiễm ô nên pháp là gương sáng của chính pháp...

- BỔN LAI VÔ NHẤT VẬT
...vì từ xưa cho đến nay không có một vật gì ngoài pháp vận hành trở thành pháp sai khác không giữ vững một hiện tượng của pháp...

- HÀ XỨ NHÁ TRẦN AI
...vì pháp luôn vận hành tiếp diễn trở thành...nên pháp không bị vật gì bám vào pháp. Bởi vì pháp luôn biến đổi không bao giờ đứng yên một vị trí...


Thành kính tri ân !
Kính chúc tất cả luôn có niềm vui, thích thú con đừơng nghiên cứu về Chính mình, để hiểu thật rõ về chính mình. Bởi vì, đã lâu rồi ta biết về ta rất mơ hồ, nên giả thì cho là thật giả - giả thật...; thật thì cho là giả thật giả... Nên cuộc sống cứ như luôn bị quay cuồng đảo ngược!


Trong tiếng thì thầm tình lữ khách tha phương!

Kính !

Sư Pháp Hảo