Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Khát khao thay đổi... Càng sớm càng tốt…
Thực Dưỡng > Các phương pháp chữa bệnh tự nhiên > Thầy lang vũ trụ
Diệu Minh
http://tranhung09.blogspot.com/2013/08/kha...m-cang-tot.html

Đọc các trang mạng của "nhà nước" tôi thấy cơ thể vật lý và tinh thần của tôi thường dễ bị ốm và buồn bực một cách không hiểu???

Tôi lại NGHĨ do nhà mình thiếu dưỡng khí ??????????????

Gần đây tôi thường đọc hơn trang có đường link trên, thấy có một số bài, đọc xong đang ốm lửng không rõ nguyên nhân thấy khỏe khoắn khoan khoái hẳn ra, chả thấy cần uống thêm thuốc BỔ hay cần phải đi lên núi hít thở không khí trong lành!!!!!!????????

Thật là kỳ diệu, mấy con sâu ở trên cao làm nát nồi canh của dân chứ có phải là HẾT tất cả HỌ đều như thế đâu?
Hy vọng là mình NGHĨ ĐÚNG!
Tôi cũng luôn thay đổi các cách thức ở ngay cửa hàng nhà mình:
- Tôi treo cái chuông để mỗi khi gõ thì mọi người đều chánh niệm mạnh mẽ ở vùng rốn với 3 hơi thở vào ra
- Khuyên mọi người niệm Phật và chào nhau bằng câu niệm Ân Đức Phật đã thành lệ
- Khích lệ nhân viên sống ngày một hăng hái tiến bộ, tinh tấn trong thiện Pháp...
- Cả nhà cùng tu... khâu này là "bí mật tại gia" dành cho những người hữu duyên.... trước thì không được như thế, nay thì cả nhà đã cùng nhau tu tập ở các mức độ khác nhau... còn gì vui hơn khi cả nhà và cả cửa hàng thành một thể thống nhất có những đường kinh lạc nuôi dưỡng mọi tế bào... nhà tôi về mọi thứ đều mỗi ngày mỗi đi lên và sáng ra trong mọi phương diện...
Tôi là con nhà "nòi", cha tôi bỏ nhà đi theo cách mạng năm 18 tuổi, mẹ bỏ nhà đi theo cách mạng từ 15 tuổi nên cái MÁU anh hùng cách mạng và cái hào khí của cha tôi nó teo tèo tèo đi đâu? nó theo ông đi vào nấm mồ? a, không nó đã và đang hãy còn SỐNG mạnh mà ta không hề hay biết cho tới khi thầy HT ở Đức gửi cho tôi đường link này, từ đó mọi người thấy tôi cười to sảng khoái được nhiều hơn, và tôi cảm thấy khỏe mạnh hơn, khi chung quanh MÌNH còn có những người như cha mình, như ông bà mình....(NT)


Khát khao thay đổi... Càng sớm càng tốt…

Jonathan London

Hai thập niên trước, cứ 10,000 người Việt Nam mới có chưa đầy một cái điện thoại, một tỉ lệ thuộc hàng thấp nhất thế giới. Ngày nay, ở đất nước 90 triệu dân, cứ mỗi 100 công dân thì lại đếm được tới 135 chiếc điện thoại.

Tỷ lệ tiếp cận Internet cũng đã cất cánh. Cứ ba người thì có hơn một người nối mạng so với tỉ lệ một trên 33 của một thập niên trước. Lịch sử rõ ràng đã tăng tốc ở Việt Nam, mang đến cả cơ hội và những rủi ro.

Tác động của internet đối với văn hóa chính trị của Việt Nam trở nên đột ngột và quan trọng. Cho tới gần đây, việc tiếp cận thông tin, tin tức, quan điểm không bị kiểm duyệt về Việt Nam vẫn chỉ giới hạn trong phạm vi quan chức có quyền.

Tình hình đã thay đổi sâu sắc. Có lẽ nổi bật nhất là việc viết blog về chính trị nay trở nên phổ biến ở Việt Nam, bất chấp những nỗ lực của nhà nước muốn nhổ rễ nó.

Hình thức viết blog chính trị ở Việt Nam cũng đa dạng.
Một số blogger có nguyện vọng thành nhà báo độc lập. Người khác lại tập trung vào các vụ scandal và đồn đoán, nhất là nếu chúng liên quan tới các đầu lĩnh chính trị của đất nước.

Những người khác quảng bá cho đối mới chính trị và cảnh ngộ của các tù nhân lương tâm đang dần tiều tụy trong nhà tù Việt Nam. Những người này được vô số blogger trên các trang mạng xã hội khác như Facebook tán thưởng và tham gia.

Khi họ bị bịt miệng, qua việc bắt bớ hay cách nào khác, lại có các blogger khác nhanh chóng thay thế và dồn dập cơn bão chỉ trích trên internet phản đối chiến thuật đàn áp của nhà nước.

Khát khao thay đổi

Lên tiếng về chính trị ở Việt Nam kèm theo nhiều rủi ro.

Trong năm qua, một số blogger đã chịu án tù dài theo luật hà khắc nhằm làm im tiếng các nhà bất đồng chính kiến và gieo sợ hãi trong dân chúng.

Điều kiện tù đày ở Việt Nam có thể khắc nghiệt. Trong tù, hành hạ thể xác và tinh thần – và cả chết sớm – là chuyện thường tình. Bên ngoài, phân biệt đối xử với người thân của họ cũng đã thành lệ.

Mời quý vị đến với Việt Nam của đầu thế kỷ 21, quốc gia chín mọng tiềm năng nhưng đang rạn nứt vì gánh nặng của một hệ thống chính trị không hiệu quả.

Một đất nước khao khát hiện đại nhưng chính nhà nước của nó lại thẳng tay trừng trị những kêu gọi thay đổi căn bản.

Các blogger của Việt Nam chỉ là một phần quan trọng của một chiến dịch chưa từng có, tuy vẫn chỉ tổ chức lỏng lẻo. Nó nhắm tới việc cổ động, thậm chí thuyết phục chính quyền độc đảng của Việt Nam thực hiện đổi mới chính trị một cách căn bản.

Bị miệt thị là “kẻ thù” và “thế lực thù địch” bởi những yếu tố bảo thủ trong chế độ, thường xuyên bị đe dọa, họ kiên quyết muốn thấy đất nước mình phát triển những thể chế xã hội càng đa nguyên, minh bạch và dân chủ.

Không còn giấu giếm.



Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp Tổng thống
Obama ở Nhà Trắng hồi tháng Bảy
Trong quá khứ, blogger của Việt Nam giấu mình dưới những cái tên giả trên mạng để tránh bị bắt và để bước một bước trước chính quyền.

Nhưng ngày càng có nhiều người Việt Nam lên mạng công khai để được lắng nghe. Họ vẫn tiến hành cẩn trọng nhưng với sự tự tin và quyết tâm.

Thực vậy, trong một thời gian ngắn, bất đồng chính kiến một cách công khai đã trở thành một đặc tính chắc chắn của xã hội Việt Nam. Văn hóa chính trị của đất nước này đã thay đổi trên những khía cạnh cơ bản.

Và công khai kêu gọi đổi mới cũng không chỉ dừng ở giới trẻ thạo công nghệ.

Đầu năm nay, 72 viên chức và nhà phân tích, còn làm việc và đã về hưu, công khai kêu gọi kết thúc chế độ độc đảng ở Việt Nam. Kiến nghị 72 là bước bạo dạn và tới nay đã có được 14.000 chữ ký, rất nhiều người trong số đó vẫn nằm trong bộ máy của đảng – nhà nước.

Mặc dù bị nhà nước bác bỏ, bản kiến nghị vẫn tự do lưu truyền trên mạng. Cuộc bàn luận công khai trên mạng đã là một bước ngoặt không tranh cãi được trong sự phát triển chính trị của đất nước.

Thế nhưng, những sự kiện trên không thể xảy ra nếu đã không có các thay đổi quan trọng trong chế độ.

Thực vậy, chính trị bên trong Đảng Cộng sản thường rất ảm đạm, thậm chí chán nản, nhưng đã trở thành thú vị, Nó thể hiện một mức độ bất trắc chưa từng thấy kể từ những năm 1940.

Chính trị bè phái mà đã kiềm giữ được trong quá khứ nay đã nhường chỗ cho một cuộc đấu tranh công khai, phản ánh cuộc khủng hoảng lãnh đạo.

Kinh tế trì trệ

Bản thân cuộc khủng hoảng này là sản phẩm của nhận thức rằng các nhóm lợi ích và sự kém cỏi trong đảng làm xói mòn tương lai của đất nước. Để hiểu được cuộc khủng hoảng này, người ta chỉ cần nhìn vào kinh tế.

Trong nhiều thập niên, Việt Nam là quốc gia nghèo nhất châu Á. Chiến tranh và cấm vận của Mỹ và Trung Quốc khiến đất nước này nhìn chung bị cô lập khỏi thương mại thế giới.

Thế nhưng đổi mới thị trường cuối thập niên 1980 và đầu những năm 1990 làm bùng nổ tăng trưởng kinh tế. Lao động ở Việt Nam vẫn tương đối rẻ, cộng với việc gần với Trung Quốc và các thị trường Đông Á khác, và mối quan hệ ngày càng phát triển với châu Âu và châu Mỹ khiến đất nước này trở thành nam châm thu hút đầu tư nước ngoài.

Trong giai đoạn này, Việt Nam đã cải thiện mức sống một cách đáng kể, dù không đồng đều.

Tuy nhiên trong 5 năm qua, quỹ đạo tăng trưởng của Việt Nam đã dần chậm lại do quản lý kinh tế sai lầm. Sai lầm quản lý là do các nhóm lợi ích mà sản phẩm chính của nó là trác táng và lãng phí.

Trong khi kinh tế Việt Nam vẫn phát triển và sẽ tiếp tục phát triển ở tỉ lệ vừa phải, năng suất của nó khá yếu ớt. Những đổi mới được đề xướng từ thập niên 90 đã mất đi đà tiến.

Nhà nước thất bại trong việc giải quyết các vấn đề cơ bản một cách đầy đủ, chẳng hạn như bế tắc trong cơ sở hạ tầng, nhu cầu về lực lượng lao động có kỹ năng và minh bạch trong quản lý và điều tiết kinh tế.

Trong khi đó, quyền lực của nhà nước quá thường xuyên được những người đứng đầu sử dụng cho chính họ và đồng minh của họ. Đất nước trở nên bức bối.

Kiềm chế blog

Cho tới gần đây, câu trả lời thường lệ của chính quyền đối với các kêu gọi đổi mới là trấn áp. Điều này đã làm vấy tên tuổi của Việt Nam và làm yếu đi những nỗ lực tăng cường quan hệ với những quốc gia như Hoa Kỳ.

Không có dấu hiệu cho thấy các vụ đàn áp đang giảm đi. Nhưng nỗ lực công khai thuyết phục đổi mới cũng không giảm.

Nhưng liệu tình hình có đang đến lúc dầu sôi lửa bỏng?

Trong những tháng gần đây, chính quyền đã sử dụng Điều 258 bộ luật Hình sự Việt Nam, quy định nhiều năm giam giữ đối với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” và xâm phạm “lợi ích nhà nước”.

Tháng trước, cảm thấy có cơ hội chính trị từ cuộc gặp giữa Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, 103 blogger đã viết kiến nghị phản đối điều 258.

Chỉ vài ngày sau cuộc gặp, chính quyền Việt Nam ra Nghị định 72, sẽ có hiệu lực vào ngày 01/09.

Nghị định này có vẻ giới hạn chặt chẽ việc viết blog chính trị bằng cách cấm người dùng internet không được nhắc tới các “thông tin tổng hợp,” trích lại “thông tin từ các hãng thông tấn nhà nước hoặc các trang web,” hay “cung cấp thông tin chống Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”.

Nhưng mục tiêu chính xác mà nghị định nhắm tới và khả năng thi hành của nó vẫn không rõ ràng.

Tình hình khó đoán.

Nhu cầu đọc tin qua internet ngày càng tăng
Chỉ vài tuần trước, một nhà hoạt động dũng cảm người Việt Nam kể lại cách cô trốn khỏi nhà từ 4:30 sáng để tránh bị công an giữ, để tham gia chiến dịch ủng hộ quyền chính trị.

Trong khi đó, hôm 13/08/2013, một nhóm nhỏ thanh niên Hà Nội, những người khá năng nổ về chính trị trên mạng, bị đàn áp bạo lực, điện thoại và máy tính xách tay của họ cũng bị tịch thu.

Cũng trong tuần đó, một nhân vật khá nổi trội của đảng Cộng sản thúc giục đồng đội trước kia của mình ra khỏi Đảng để cùng tham gia đảng Dân chủ – Xã hội mới chưa được thành lập.

Cuối tuần đó, trong một quyết định bất ngờ và kịch tính, nhà nước trên thực tế đã bỏ án tù nhiều năm đối với hai nhà hoạt động trẻ. Một người 21 tuổi, Phương Uyên, thậm chí còn được thả cho rời tòa, sau khi đã phê phán tòa án.

Những diễn biến như thế không bình thường ở Việt Nam. Nó cho thấy bộ máy nhà nước đang chịu áp lực khổng lồ và một khung cảnh chính trị mới thú vị và khó đoán trước đang đến.

Những thay đổi này nhắc tôi nhớ tới chính trị chống chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam gần một thế kỷ trước. Khi đó, những người Việt Nam yêu nước có địa vị khác nhau cùng họp lại để đấu tranh nhiều thập niên cho quyền tự quyết, nhiều tự do hơn và một nền kinh tế công bằng hơn.

Ngày nay, người Việt ở các tầng lớp khác nhau đang cùng đứng dậy cho rất nhiều lý tưởng tương tự. Nhưng họ phải giáp mặt với tầng lớp trên mà tính chính danh đã bị xói mòn vì đấu đá chính trị nội bộ, quản lý kinh tế sai lầm và các nhóm lợi ích.

Chính trị Việt Nam giờ dễ thay đổi. Liệu có xảy ra những thay đổi căn bản hay không thì chưa chắc chắn. Tuy nhiên, rõ ràng là có nhiều người sáng láng, có trình độ và quyết tâm trong và ngoài đảng và nhà nước đang đấu tranh vì lợi ích của một trật tự xã hội mới công khai và minh bạch hơn.

Ở khắp các tầng lớp trong xã hội Việt Nam đang có khát khao thay đổi. Khát khao ấy không bắt nguồn từ các lực lượng thù địch mà từ những người Việt Nam khác nhau yêu đất nước của họ và muốn có tương lai tốt đẹp hơn càng sớm càng tốt.
Theo blog Xin lỗi ông


tusen
QUOTE
Gần đây tôi thường đọc hơn trang có đường link trên, thấy có một số bài, đọc xong đang ốm lửng không rõ nguyên nhân thấy khỏe khoắn khoan khoái hẳn ra, chả thấy cần uống thêm thuốc BỔ hay cần phải đi lên núi hít thở không khí trong lành!!!!!!????????

Thật là kỳ diệu, mấy con sâu ở trên cao làm nát nồi canh của dân chứ có phải là HẾT tất cả HỌ đều như thế đâu?
Hy vọng là mình NGHĨ ĐÚNG!


Không chỉ riêng mình cô mà cháu, và nhưng người không đồng tình vs cách quản lý của MẤy ÔNG SÂu đều như vậy cả! Họ phản đối bằng cách " chửi đổng" về MẤY ÔNG SÂU khi SAY RƯỢU ! Ba cháu và mấy người bạn hay như vậy. Tức cười 1 cái là ai cũng nghĩ họ SAY mới chửi, nhưng thật sự ra là khi họ SAY họ mới có đủ dũng khí để " chửi " . Bây giờ cháu hiểu việc ba cháu " chửi " mà chẳng ai nhận ra rằng người SAY cũng làm nên "cơ đồ". biggrin.gif
Dạ đúng, chau cung co suy nghi nhu co, MỘT SỐ Ông SÂu họ không phải là người như vậy! Cô cũng hiểu quy luật Mặt Trái và mặt Phải từ TD thì phải có SÂu Tốt và Xấu!
Dạo này cháu hay suy nghĩ về câu này " vận người thua vận nước " , đất nước không thay đổi thì cuộc sốnb của những người tài năng sẽ không có chỗ để tạo nên " cơ đồ ".
Cháu đang đợi năm 2014! Một sự thay đổi sẽ xảy ra ! biggrin.gif
Diệu Minh
http://tranhung09.blogspot.com/

Tôi luôn chống đối với cha tôi: cha tôi có NGUYÊN những đức tính giống như mọi người trên các trang mạng "đả kích" về nền chuyên chính vô sản... và cha tôi lại có cả cái hào sảng của người bỏ nhà đi theo cách mạng, nhưng tri thức lùn nên thành ra làm cho tôi KHÔNG TÀI NÀO CHỊU ĐỰNG ĐƯỢC,
tôi phải CHỊU đựng nền CCVS ngay trong nhà mình, tôi bị bịt miệng và "chém" tư tưởng, tư duy từ ng cha của mình, chả có chế độ nào "động được vào hồn vía" của tôi, mà chỉ có người cha đại diện của chế độ đó hàng ngày hàng ngày... cho tới khi cha tôi ra đi về nơi chín suối, tôi là người NHỚ ông nhiều và hồi hướng công lực tu tập của tôi nhiều nhất cho cha tôi được mát mẻ an lành nơi chín suối và tôi muốn sống ngày một tốt hơn để cha tôi luôn luôn vẫn MỪNG vì tôi....
Và cửa hàng từ ngày tôi "toàn quyền" đã thực sự thịnh phát... có lẽ vài người sẽ TƯỞNG là cha tôi phù hộ cho tôi? cũng có thể, nhưng tôi được tự do triển khai những điều trọn lành ra cho cả toàn thể nhân viên, mọi thành viên trong gia đình, và mọi người được vô cùng lợi ích hơn thời gian cha tôi làm "lãnh đạo"...

Có người gặp cha tôi trước khi cha tôi MẤT khoảng hơn 20 năm, bảo rằng cha tôi sẽ lãnh đạo cửa hàng Td cho tới khi cha tôi chết!
Điều đó ĐÚNG hoàn toàn và tôi không hề tranh quyền với cha, tôi để cho cha tôi muốn tự do làm gì làm trong sự "khống chế" tí chút bởi mẹ tôi và chúng tôi...

Và nay khi ông đã ra đi ... tôi làm "lãnh đạo" tôi thấy đúng là mọi chuyện tốt hơn....
Nếu cha tôi như người ta, nhưng vua Trần Nhân Tông, như bác Diệu Hạnh nhường quyền cửa hàng cho con trai từ rất sớm... thì mọi thứ khác đi nhanh hơn...

Tôi học tập các cụ, rút kinh nghiệm, tôi TÌM người để giao cửa hàng nhà tôi cho họ để tôi đi tu rốt ráo... 10 năm, 15 năm, càng tìm càng không thấy có ai đảm đương được hoặc họ né tránh "trách nhiệm" hoặc là KHÔNG CÓ NĂNG LỰC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH...

Và một ngày đẹp trời, ước mơ của tôi tàm tạm toại nguyện...

Ngành Td đã tiên tri ngay từ đầu: một con người ngã mạn phải MẤT 10 năm ăn theo Td mới có thể HẠ được cái bản ngã lẫy lừng kim cương của họ, còn một chính thế mà ngã mạn như chính thể đương là ở nước ta phải mất 100 năm,

Chúng ta chỉ còn việc chờ đợi, như trường hợp của cha tôi, là đứa con hiếu thảo, tôi để cho cha tôi tự do theo ý ông và chỉ có thể cùng mẹ tôi và em tôi "khống chế" ông một số điều, mà thôi.

Chúng ta cũng thế, chả khác gì ... cho nên có người bảo: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ...
Tôi thấy nó giống hệt nhau ...
Xã hội chỉ là gia đình thu nhỏ và ngược lại,

Tôi phải tu tập nhiều lắm, gia cang nhà tôi mới được như ngày nay,
Phải tu bắt đầu từ chánh niệm, từ ăn các bạn ạ.
Chả phải làm điều gì to tát, và mặt những người lãnh đạo giống con heo béo mỡ chảy xệ thế thì đất nước làm sao mà không tởm lợm?

Các vị ấy phải nhịn ăn, phải bớt ăn lại thì DÂN mới được nhờ..

Và Phải HỌC ĂN lại như các cụ dạy thì tình hình mới ỔN,
Còn ăn uống phè phỡn mặt trông kinh khủng trần trược thế thì dân làm sao mà SƯỚNG đây?

Mặt mấy ông to ở Tầu và Triều Tiên cũng dứa... trông đều thấy KINH KHỦNG.... tướng nó trược, nó không thanh!

Mặt những người Td đều hơi giống người Kogi... tâm họ thường đơn giản... sống nghèo...
Dân gạo lứt muối mè rất sành về tướng mạo, chả ai giấu được họ điều gì? tất cả đều chỉ là một quyển sách để mở với người khác...

Và nếu là dân gạo lứt thật, họ ăn ít, ngủ ít và ham muốn ít, họ biết cách ăn số 7, biết nhịn ăn... và biết rõ con đường thoát khổ thân, khổ tâm...
đây chính là con đường mà Đức Phật "MUỐN" cho loài người...
Diệu Minh
Một cô giáo dạy đại học bỏ về làm quán chay "Tịnh Xưa" kể: hôm nào chỗ cháu làm buffet mà có mấy người ăn mặn tới họ xông ra lấy đồ ăn là sau đó đồ ăn bị ôi thiu rất nhanh... rất là kinh, cháu phải rút kinh nghiệm chỉ đưa ra ít một, hết lại đưa ra...

Tôi bảo: đúng rồi, phải làm thế, chỉ tại vì cháu không biết thôi,
Diệu Minh
http://tranhung09.blogspot.com/

Tư sản đỏ
TAM
Tốt nghiệp đại học kinh tế ít lâu sau 1975, anh được tuyển dụng vào một cơ quan nhà nước cấp tỉnh. Từ đó đến nay anh đã trãi qua nhiều cơ quan, đã sống và làm việc tại nhiều địa phương các cấp cho đến khi về hưu tại quê nhà.
Sau khi đọc những bài tranh luận của các vị trí thức thuộc hai lề: lề đảng và lề dân trên các blog chính trị, anh thấy mình vỡ ra nhiều điều và thầm cảm phục và cám ơn các vị trí thức đã mở mắt cho anh.
Anh đã thấy những gì từ sau ngày đổi mới?
Anh đã thấy những thay đổi của đất nước, anh đã thấy trên những làng quê nghèo những con đường bê tông thay thế những con đường đất sỏi ngày xưa, những ngôi trường mái ngói đỏ au thay cho những mái trường tàn tạ sụp đổ vì chiến tranh, những nóc chợ kiên cố mới xây thay thế những túp lều chợ ở mỗi xóm làng, những kêng mương thủy lợi dọc ngang đồng ruộng và những công trình dân sinh, công cộng mới được xây dựng…
Anh biết ơn đảng & chính phủ.
Nhưng thực tế cuộc sống, những năm tháng còn làm việc đã chỉ cho anh biết thêm những điều ẩn giấu đằng sau cái diện mạo đẹp đẻ đó:
TRƯỜNG HỌC: xây mỗi phòng học kinh phí nhà nước chi hết 80 triệu đồng, sử dụng không lâu mà tường vách sứt sẹo, cửa nẻo xiêu vẹo, nền nhà dọp bể , trong khi phòng học nhân đạo do tổ chức NGO đứng ra trực tiếp đấu thầu tư nhân xây có 60 triệu mà chất lượng một trời một vực: vững chãi, sáng sủa, tường sơn nước, cửa sổ hai lớp chống mưa nắng, bảng chống lóa… Chất lượng như vậy mà chủ thầu cho nhà nước còn bị lỗ vốn vì phải chi đủ thứ tiền tiêu cực, cuối cùng còn phải chi bồi dưỡng mới rút được tiền ngân hàng. Còn nhà thầu cho tổ chức NGO dù khâu giám sát rất chặt chẽ, nghiệm thu công trình rất nghiêm túc nhưng rốt cục chủ thầu vẫn có lãi, làm cho NGO hai năm họ đã dư tiền sắm xe ô tô riêng.
Như vậy tiền thất thoát của nhà nước chảy về đâu?
CHỢ BÚA: ông chủ tịch xã quy hoạch chợ mới ngay trước mặt nhà mình. Nhà ông chủ tịch và cả lô đất ven đường của ông trở thành đất vàng.
Hết nhiệm kỳ chủ tịch ông sang làm bí thư xã, sau đó được điều động lên làm lãnh đạo huyện (có lẽ lại ông tiếp tục được đất ở trên huyện).
ĐƯỜNG SÁ: huyện làm đường giao thông cho vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc…nhưng cũng là làm đường để quan chức chở gỗ. Trong khi đó quy hoạch không cho người dân cất nhà trên trục đường mới mở để kinh doanh. Nông dân bỏ ruộng, thanh niên nông thôn đổ ra thành phố làm thợ hồ, thợ mộc, con gái đi mua bán ve chai, bán quán, bán cà phê… số còn lại ở quê thì lên núi làm thuê dọn chồi, đốn gỗ, hoặc xuống biển mò tôm, bắt cá. Ông chủ tịch huyện chẳng phải đi đâu, khi ông đương chức bổng lộc đến từ nhiều cửa, khi ông về hưu tiền vẫn cứ chảy vô túi: mấy trăm/chục ha bạch đàn, keo mỗi năm thu về mấy tỷ đồng (cho ông và đám quan chức thân tín có quy mô sản xuất nhỏ hơn) khai thác xong có đường bê tông đến tận nơi chuyên chở thẳng xuống nhà máy chế biến dăm gỗ. Thằng cháu ông làm công nhân vô thăm nhà bác không dám mang dép vào vì thấy nhà quá sang trọng.
ĐẤT ĐAI: cứ quy hoạch xong đại lộ xong là chia đất cho quan chức. Cơ quan lấy đất công chia cho cán bộ theo tiêu chuẩn “cuốc xẻng dưới chia lên, đường sữa trên chia xuống”: cấp cao được nhiều đất hay được lô đất ở vị trí đắc địa (riêng thủ trưởng của anh hồi đó được hai lô).
Một cán bộ trên khu về năm 1975 trình độ chưa hết phổ thông, khi đó không có chỗ ở phải ỏ nhờ nhà tập thể cơ quan, cũng cán bộ đó sau được cơ cấu lãnh đạo, ngày về hưu ông ta có mấy ngôi nhà: nhà ở quê, nhà ở tỉnh mấy cái, lại thêm ngôi nhà ở TPHCM cho con cái ở.
CÔNG SỞ: nhà công sở cứ mỗi lần thay đổi chủ lại làm mới, nhiều công sở bị đập đi làm lại 5, 7 lần vô cùng lãng phí. Bởi vì kinh phí cấp tu bổ được lại quả 10% cho thủ trưởng.
QUY HOẠCH: quy hoạch là chiếc đũa thần XHCN: quy hoạch cán bộ, quy hoạch kinh tế, quy hoạch đất đai, quy hoạch đủ thứ… rốt cục chức quyền, tiền bạc, đất đai … về tay một nhóm người thân tín, tha hồ xà xẻo, tham ô. Là cánh hẫu dù có thiếu trình độ cũng được đưa lên (bằng cơ chế đảng), không cánh hẩu thì dù trình độ, tài năng, cống hiến đến mấy cũng bị đẩy đi hay bị sai vặt suốt đời như anh.
Anh cho rằng không cần nói rõ địa phương nào thêm rách việc, vì trên đất nước này các nơi đều na ná như thế cả. Mỗi địa phương là một vương quốc thu nhỏ với các anh hai, anh ba, anh tư, anh năm, anh sáu… đầy quyền lực, nhiều tham vọng, biết nắm thời cơ, giỏi chạy chức quyền nhưng (đa số) kém năng lực. Sau lưng các anh là một đám nhà thầu thân với các anh hơn anh em ruột thịt, cung phụng cho các anh hai, ba, tư, năm, sáu… đủ mọi thứ. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà các anh là những người định hướng đương nhiên phải thế. Bộ máy đảng ở các địa phương có cấu trúc hình kim tự tháp giống như mô hình kinh doanh đa cấp: cấp càng cao thì lợi lộc đổ về càng nhiều.
Hai chữ lãnh đạo nghe quả rất lạ lùng. Ông Ban Ki Mun làm tổng thư ký LHQ cũng chưa nghe ai nói ông là lãnh đạo quốc tế; các tổng thống Nga, Mỹ, Pháp… cũng ít nghe ai nói các ông là lãnh đạo nước Nga, Mỹ, Pháp… Bởi vì các ông ấy chỉ là những người điều hành/quản lý ở cấp cao nhất của quốc tế/quốc gia, còn lãnh đạo quốc gia là cơ quan dân cử là quốc hội (do dân bầu chứ không phải do đảng cử). Nói thẳng ra các ông chỉ là những công chức cao cấp hay nói cho oách thêm một chút là quan chức. Ở VN ta các quan chức không thích gọi là công chức, chỉ thích gọi là lãnh đạo nghe vừa tự tôn, vừa chẳng giống ai. (có lẽ giống TQ, Bắc Triều Tiên?).
Đảng viên là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đó là nguyên do của cái sự đương nhiên độc quyền lãnh đạo. Anh muốn làm đầy tớ trung thành suốt đời như họ cũng không được đâu nhé!
Nhưng bây giờ dân ta gọi họ là bọn TƯ SẢN ĐỎ. Mác sống lại chắc cũng phải chịu.
Nguồn: Anhbasam
Diệu Minh
Bề mặt càng rộng bề lưng càng lớn: nhóm người nay thường mắc bệnh nặng và chết sớm hơn nhóm người khác đó các bác ạ...

Chúng tớ thấy nhóm ngưởi có chút trí thức lên nhanh và lụi bởi bệnh cũng nhanh, bởi hễ họ có tiền là họ ĂN, ăn nhiều chỉ tổ ỉa bãi cứt to! và sinh bệnh...

Báu gì mà GHANH TỴ, cứ để các lực ngũ hành trong vũ trụ hành tỏi họ là đủ rồi, chả cần đưa thêm cái gì vô nữa, vũ trụ rất công bằng! chỉ có mình là không nhận ra thôi.

Hãy nhìn xa trông rộng vào NHÓM con cháu của họ, có lẽ tới đời thứ 3 vẫn chưa hết khốn nạn,
Nhà bố bé Ngọc có đời cụ tổ cách 3 đời làm quan giết người, nay con cháu cũng vẫn còn lận đận, hách dịch trống rỗng: tức là chỉ còn cải VỎ!...

Đừng nhìn MỘT KIẾP... có nhiều kiếp sống mà...
Để nhóm người tư sản đỏ học bài, chúng ta may mắn không phải HỌC BÀI kiểu của họ, là ta hạnh phúc lắm rồi...

Mấy người ở Bãi giữa cũng mê ăn, bảo k được, chuyên ăn mì ăn liền, nay mới tí tuổi đã mất sức lao động, đau đớn không đào ngưu bàng được cho tới bán, nghĩ cũng thấy buồn cho nhân tình thế thái...

Họ si mê chỉ nghĩ đơn giản tới TIỀN, người ăn trên ngồi chốc thiên hạ thì NGHĨ TỚI: danh lợi tình ăn ngủ, hơn chút... chỉ là như thế, quẩn quanh một kiếp người có tiền mà BỊ bao người ghét, thì chỉ là trọc phú...

Họ toàn bị tiểu đường và mỡ máu đấy... có gì mà ganh tỵ với những người có nước sơn bóng láng đó?
Diệu Minh
http://tranhung09.blogspot.com/2013/08/cac...lam-uoc-gi.html

Mấu chốt là ở chỗ các cty công ích này thực hiện công tác quản lý NN, nhưng lại tự mình là một nhà thầu.

Hài nhỉ, vậy ra vừa đá bóng vừa thổi còi à?

Hãy khoan nói tới tham nhũng ở đây, đừng hô hào kiu gọi kinh thế. Hé hé.

Vụ này liên quan tới những vấn đề vĩ mô hơn chuyện tham nhũng nhiều. Và ở cấp độ kinh khủng hơn nhiều.

Thực tế các cty này vẫn kinh doanh và có lãi đấy thôi. Số tiền ấy không chia thì quăng đi đâu? Chả lẽ lại báo cáo rằng năm sau bớt ngân sách đi vì chúng em tự mình sống được rồi à?

Quy chế là vậy, tiền của ngân sách thì chi công ích, còn tiền lãi không có nghĩa vụ phải nộp lại, chả nhẽ vứt đi.

Vấn đề không phải ở chỗ lương khủng hay không mà là sự bất hợp lý của quy chế ngân sách,không tách bạch giữa quản lý nhà nước và kinh doanh, nhà thầu. Cu nào muốn đánh vụ này nhưng có lẽ không dám nên phải vòng vo vậy thôi.

Một ví dụ nho nhỏ, tại sao cty Quản lý cầu phà không bị hội đồng trong vụ này?


Hay thế, đọc xong khỏe cả người!
Diệu Minh
http://dantri.com.vn/blog/goi-len-hoi-hai-...hung-773395.htm

Lâu nay CỨ NGHĨ mình già rồi khó ở rồi, đọc xong những bài báo trên thấy khỏe hẳn người không thấy CẦN THIẾT phải lên núi hít khí tươi như trước...?

Thế mới biết hóa ra mình nhạy cảm quá, lúc nào cũng THẤY tồn tại xảy ra... cảm ứng nhanh quá thấy được khó chịu của toàn dân, nên mới THẾ đấy chứ???!!!!!!!!!!! hà hà, banana.gif
tusen
Đài ĐÁP LỜI SÔNG NÚI phát thanh từ 9 giờ 30 đến 10 giờ tối, giờ Việt Nam, mỗi đêm, trên tần số trung bình (AM) 1503 ký lô chu kỳ (kHz).

Với chủ trương luôn đề cao "Sự Thật", Đài phát thanh ĐÁP LỜI SÔNG NÚI mong mỏi là tiếng nói trung thực của những người Việt tha thiết đến tiền đồ của đất nước và hạnh phúc của toàn dân. Đài mở rộng đón nhận sự cộng tác, yểm trợ của đồng bào khắp nơi để góp phần mau chóng đẩy mạnh công cuộc dân chủ hóa đất nước

Dap Loi Song Nui
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.