Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: THIỀN LÀ....
Thực Dưỡng > Thiền & Đạo Phật > Thiền là gì?
hien


Trong kinh Tứ Niệm Xứ , Đức Phật day: "Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt"

AN TRÚ: Trú tâm hay neo tâm vào 1 căn thân (xúc chạm) để thấy đề mục là hơi thở. (Thấy)
CHÁNH NIỆM: Niệm (sati) là ghi nhận. Chánh là ghi nhận đúng. (Biết)
TRƯỚC MẶT: Ở đây và bây giờ. Bất cứ cái gì có ở trước mắt thì phải đủ 2 yêu tố: ở đây và bây giờ.
VỊ TỲ KHEO: Trong kinh Đức Phật nói đến hành giả đại diện là vị tỳ kheo.
hien
hien


Sự có mặt 5 chi thiền trong Sơ thiền

Khéo quan sát, ví như ăn cơm bạn sẽ thấy phải có mặt đủ các hành vi: nhai nuốt, co tay duỗi tay, gắp thức ăn, mắt nhìn. Đây gọi là sự có mặt của 5 chi ăn trong ''thiền ăn '' một cách đều đặn và liên tục nối tiếp nhau xoay vần. Khi thiếu 1 chi nhai nuốt, hay co tay hay duỗi tay, hay gắp, hay nhìn thức ăn thì sự ăn hay ''thiền ăn'' này không đầy đủ hay không có mặt. Bây giờ bạn có thể đặt tâm vào nhai nuốt, bạn sẽ thấy vị của thức ăn. Nếu bạn đặt tâm vào co tay, duỗi tay bạn sẽ thấy sự cử động của tay. Bạn đặt tâm vào ''gắp'' thì bạn sẽ thấy sự đụng chạm của đũa với thức ăn. Bạn đặt tâm vào căn mắt bạn sẽ thấy thức ăn.

Cũng vậy, trong Sơ thiền là gọi là sự neo tâm qua 1 căn để thấy đề mục thiền. Quá trình thiền này được gọi là Sơ thiền khi đầy đủ 5 chi thiền là Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất Tâm. Tầm là thấy đối tượng. Tứ là chà xát đối tượng. Hỷ là cảm giác trên thân, Lạc là cảm giác trên tâm trong toàn bộ quy trình này hay ''sự thiền'' của Sơ thiền này. Với đề mục hơi thở, nếu bạn đặt tâm ở chi Tầm bạn thấy sự ra vào của hơi thở qua điểm xúc chạm. Nếu bạn đặt tâm ở chi Tứ bạn thấy khoảng cách giữa các hơi thở là dài hay ngắn. Nếu bạn đặt tâm ở chi Hỷ, bạn thấy cảm giác toàn thân. Nếu bạn đặt tâm ở chi Lạc, bạn thấy sự nhẹ nhõm, khinh an trên tâm. Nếu bạn đặt ở chi Nhất tâm, bạn có sự buông xả và lắng dịu. Cả 5 chi như vậy luôn vận hành đều đặn nối tiếp nhau.

Để cho dễ hiểu, ảnh giọt nước ở trên mô tả hơi thở vào hơi thở ra như giọt nước rơi chạm mặt nước (Tầm). Điểm tiếp xúc giọt nước và mặt nước như điểm xúc chạm hơi thở với thân. Hơi thở dài hơi thở ngắn giống như giọt nước rơi xuống ấn lõm nông hay sâu trên mặt nước (Tứ). Cảm giác toàn thân giống như sự lan tỏa rung động của mặt nước sát với chỗ gọt nước rơi xuống (Hỷ). An tịnh toàn thân là nơi rung động rất nhỏ và xa nhất chỗ giọt nước rơi xuống (Lạc). Nhất tâm giống như phần mặt nước được làm tĩnh lặng, không còn bị rung động bởi giọt nước rơi xuống. Khi nào còn giọt nước rơi thì cả 5 hiện tượng này đều có mặt. Cũng vậy, khi nào còn hơi thở vào hơi thở ra thì cả 5 chi thiền đều có mặt. Khi nào bạn vào được Tứ thiền thì lúc này thân và tâm chính là ''mặt hồ tĩnh lặng'' rồi. Chỉ lúc này hơi thở gần như không có mặt.

Sơ thiền thì hơi thở còn thô, giống như mưa rào trên mặt hồ.
Nhị thiền thì hơi thở vi tế giống như mưa phùn trên mặt hồ.
Tam thiền thì hơi thở vi tế hơn giống như gió khẽ lay động mặt hồ.
Tứ thiền thì hơi thở vi tế nhất gần như không thấy nữa lúc này mặt hồ trở nên tĩnh lặng.

Chính vị vậy, Đức Phật mới nói về duyên sinh Sơ thiền như sau : Ly dục ly bất thiện pháp. Vị ấy chứng và trú Sơ thiền với tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm.
Depad
QUOTE(hien @ Sep 7 2013, 07:47 PM) *

Chính vị vậy, Đức Phật mới nói về duyên sinh Sơ thiền như sau : Ly dục ly bất thiện pháp. Vị ấy chứng và trú Sơ thiền với tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm.

Còn vế đầu Ly dục ly bất thiện pháp có nghĩa như thế nào nhờ hiền giả giải thích.
justmevn
Có thể là: từ bỏ dục, từ bỏ các pháp bất thiện smile.gif
hien
QUOTE(thành viên mới @ Sep 8 2013, 06:01 PM) *
Còn vế đầu Ly dục ly bất thiện pháp có nghĩa như thế nào nhờ hiền giả giải thích.


LY DỤC thuộc về THÂN. Khi hành thiền định thì thân dục giới này tạm thời không có mặt hay không đòi hỏi sự ăn, uống, ngủ, nghỉ, tiểu tiện, đại tiện, nói chuyện, ca hát, cãi cọ,.…(trú xứ thích hợp, thầy bạn thích hợp, món ăn thích hợp, thời tiết thích hợp, thời khoá thiền thích hợp...)

LY BẤT THIỆN PHÁP thuộc về TÂM. Ở đây có 2 chi phần. Đó là giới trong sạch (đối với cư sĩ là ngũ giới) và năm triền cái là các tâm Tham, Sân, Si bị đè xuống không cho nổi lên ví như quả bóng được đè xuống dưới nước. Tâm Si được chia ra 3 chi phần đó Trạo Cử-Hối Quá (vội vàng), Hôn Trầm –Thùy Miên (lưu đừ, gà gật), Nghi Ngờ (không biết rõ mình có hành thiền được hay không). Tâm Si nói chung là tâm không nhận diện được đối tượng nên gọi là si, mê mờ với 3 chi phần như trên.

Mời bạn đọc thêm ở đây nhé http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=4004
hien


Pháp học: Là thành quả của người khác nói lại, chưa ăn nhập gì vào thân và tâm vị hành giả. Nên thân, khẩu, ý của vị hành giả tương đối bị động trong việc thực hành Giới, Định, Tuệ. Có thể dùng kệ trong Pháp Cú đê minh hoa điều này: "Nếu người nói nhiều kinh. Không hành trì phóng dật. Như kẻ chăn bò người. Không phần sa môn hạnh". Về cuối chiều, kẻ chăn bò cho người khác phải đếm số bò chăn thả trong ngày trả về cho chủ, còn bản thân chẳng có con bò nào cà. Người thuyết giảng kinh mà không hành Giới, Định, Tuệ cũng như vậy.

Pháp hành: Là sự thực hành trên thân và tâm của vị hành giả. Lúc này vị hành giả có chút vốn liếng để hành Giới, Định, Tuệ.

Pháp thành: Là kết quả do thực hành trên thân và tâm vị hành giả có được
hien
hien


Trong chú giải, có 5 yếu tố làm chủ thiền, tức là biết mức độ bản thân thực hành được tới đâu và biết mức độ thuần thục trong nhập định như sau:

1. Làm rõ các chi thiền sinh lên (ở đây là tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm)
2. Tốc độ sinh lên các chi thiền và trú trong mỗi chi thiền (tốc độ nhập thiền)
3. Duy trì khoảng thời gian nhập thiền
4. Chủ động xuất thiền bất cứ lúc nào
5. Rà soát lại các chi thiền sinh lên

Mỗi yếu tố đóng vài trò 1/5 hay 20% sự hoàn thiện trong tiến trình thiền. Đây đủ 5 yếu tố này thì sẽ đạt được 100% tiến trình thiền hay nhập định. Với kinh nghiệm cá nhân, nếu bạn duy trì 5 yếu tố này rõ ràng trong tư thế kiết già 2 giờ là cận Sơ thiền, từ 3 giờ trở lên là Sơ thiền, từ 5 giờ trở lên là Nhị thiền sau khi bạn loại bỏ 2 chi Tầm , Tứ dao động. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, nếu bạn ngồi trong 3 giờ, hay 5 giờ mà không có 5 yếu tố này thì chỉ là "ngồi" chứ không phải là thiền. Vì thiền Định là để sinh lên 5 tâm Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất tâm để loại trừ 5 triền cái tham, sân, hôn trầm-thuỵ miên, trạo cử-hối quá, nghi ngờ. Nếu không có 5 yếu tố làm chủ thiền chỉ là "ngồi" với phiền não bởi các triền cái (tham, sân, si) mà thôi.

Ngoài Đức Phật, không ai có quyền xác chứng cho ai chứng thiền Định, thiền Tuệ. Mỗi hành giả dựa vào các yếu tố có công dụng như "ba rem" hay "trạm xe" như trong kinh nói để tự biết cho chính mình đến đâu. Chỉ có hành giả bậc thiền cao hơn mới biết hành giả bậc thiền thấp hơn khi giao tiếp, ngồi thiền cùng, trong các oai nghi....
hien


Minh Sát Hiệp Thế là đối tượng trung gian đi từ pháp tục đế (có quy ước, khái niệm) để đi vào pháp chân đế (không còn khái niệm, quy ước, chỉ đơn thuần là TRỰC GIÁC với thấy biết rõ ràng sự vô thường, khổ và vô ngã trong các pháp hữu vi). Vì thế Minh Sát Hiệp Thế lấy các đối tượng Thân, Thọ, Tâm, Pháp làm trung gian để thấy được sự thật của ngũ uẩn bao gồm thân (sắc) và tâm (thọ, tưởng, hành, thức). Không có ai tên gọi là tỳ kheo hay cư sĩ, thiền sinh hay thiền sư khi tiến hành thiền Tuệ Minh Sát.

Minh Sát Siêu Thế thì đối tượng lúc này cũng không còn thân, thọ, tâm, pháp nữa mà thuần khiết chỉ là các trạng thái sinh diệt (vô thường), bức bách (khổ), không cốt lõi và bất toại nguyện, không làm chủ được (vô ngã) trong các pháp hiện khởi trên thân và tâm, trong và ngoài của hành giả. Lúc này hành giả đang đi vào thánh Đạo. Như Lý Tác Ý chỉ thật sự được thực hành đúng khi hành giả đến được chỗ này.
hien


Minh Sát Siêu Thế thì đối tượng lúc này cũng không còn thân, thọ, tâm, pháp nữa mà thuần khiết chỉ là các trạng thái sinh diệt (vô thường), bức bách (khổ), không cốt lõi và bất toại nguyện, không làm chủ được (vô ngã) trong các pháp hiện khởi trên thân và tâm, trong và ngoài của hành giả. Lúc này hành giả đang đi vào thánh Đạo. Như Lý Tác Ý chỉ thật sự được thực hàhh đúng khi hành giả đến được chỗ này.
hien
Có hai cách lý luận về THIỀN LÀ...Lý luận thứ nhất là lấy đúng Nhân làm Nhân. Và lý luật thứ hai là lấy Quả làm Nhân.

1. Cách thứ nhất lấy Nhân làm Nhân, vị hành giả giống như người nấu cơm. Phải chuẩn bị gạo, nồi, nước, củi, lửa và thời gian nấu để có cơm ăn. Cách này lý luận bằng cách xuất phát ở nơi chúng ta đang đứng, chúng ta đang là như trong kinh Đức Phật dạy: Đây là cội cây, đây là căn nhà trống, vị tỳ kheo ngồi kiết già, lưng thẳng, an trú, chánh niệm trước mặt. Nhờ có an trú (Thấy), chánh niệm (Biết) đề mục hơi thở với căn thân xúc chạm để nhận ra hơi thở và tiến trình "nấu cơm" : hơi thở vào biết hơi thở vào, hơi thở ra biết hơi thở ra..." Cho đến khi "cơm chín" là chứng thiền. Với cách này, gọi là Nhân nào Quả nấy. Gieo nhân lành chắc chắn gặt quả lành. Hành giả không cần quan tâm QUẢ Thiền là gì, chỉ cần quan tâm NHÂN Thiền Là thì sẽ có QUẢ Thiền là chắc chắn mà không bị thêm vọng tưởng khi ngồi thiền.

2. Cách thứ hai lý luận lấy QUẢ làm Nhân. Cách này thì bất cứ lý luận nào cũng có thể nói Là Thiền được. Đến đây tôi nhớ đến bài Bát Nhã Tâm Kinh của PG Bắc Truyền. " Khi Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa, ngài soi thấy ngũ uẩn đều không liền qua hết thảy khổ ách". Khi nào một hành giả thấy ngũ uẩn (thọ ,tưởng, hành, thức) là không ? Theo Đức Phật dạy thì người đó phải nhập định vào thièn thứ 9 là thiền Diệt thọ, tưởng, định. Thiền này chỉ có các vị chứng quả A La Hán mới đạt được, mà không phải vị A La Hán nào cũng nhập thièn Diệt được nếu không tu tập đi qua thièn Vô Sắc. Vậy với một hành giả ngũ uẩn là không (tương đương với một vị A La Hán) thì đương nhiên là qua hết thảy khổ ách. Với cách vào đề như vậy, nên toàn bộ bài kinh đều là KHÔNG hết. Không có khổ, tập, diệt, đạo. Không có trí tuệ và không có chứng đắc. Bài kinh này trở thành bài kinh Tụng hàng ngày trong PG Bắc Truyền cho dù nó chẳng thể năn nhập vào bất cứ Thân và Tâm hành giả nào tụng nó vì bất cứ hành giả nào chưa là A La Hán thì ngũ uẩn chẳng thể không được.

Ngày nay, trong PG Nam Truyền cũng có cách hành thiền như vậy. Đó là luôn quán các pháp Như Lý Tác Ý (vô thường, khổ, vô ngã) mà không qua thiền Định. Trong khi một hành giả chỉ thấy các pháp là vô thường, khổ, vô ngã khi đi qua tuệ thấy Tam Tướng. Muốn thấy Tam Tướng (vô thường, khổ, vô ngã) thì phải qua Tuệ Nhân Quả, muốn qua Tuệ Nhân Quả thì phải qua Tuệ Danh Sắc, muốn qua Tuệ Danh Sắc thì phải thấy Thân và Tâm, muốn thấy thân và tâm thì phải Thấy và Biết đề mục thiền và neo tâm vào 1 trong các căn tức là hành thiền Định. Có thể nói rất khó cho hành giả không hành thiền Định mà chứng thiền Tuệ thật sự. Việc này giống như vị hành giả thấy ngũ uẩn là không mà không phải là A La Hán vậy. Cho nên ngay cả Trong PG Nam Truyền cũng có xu hướng Bắc Truyền rồi, chỉ cách gọi tên khác nhau mà thôi, còn về bản chất thì pháp Hành thiền chẳng dính gì đến Thân và Tâm hành giả.

* Về Như Lý Tác Ý trong tiếng Pali là yoniso manasikāra. Về pháp Học thì có thể gọi là Như Lý Tác Ý nhưng rất dễ gây ra hiểu lầm vì có từ ''tác ý''. Ý có rất nhiều cách gọi tên tùy theo pháp Học và pháp Hành. Đặc biệt về thiền Tuệ Minh Sát thì ý trong ngũ uẩn và thuộc danh pháp (thọ, tưởng, hành, thức). ''Tác Ý'' này rất dễ thực hành theo kiểu ý thức, tư duy kiểu hô khẩu hiệu: ''đây là vô thường, đây là vô ngã, đây là khổ'', trong khi hành giả thấy cái gì cũng là thường, cái gì cũng có ngã, khổ mà thấy có cả lạc nên chẳng ăn nhập gì với thân và tâm hành giả.Pháp học như ngón tay chỉ trăng nhưng có khi như bàn tay che mặt trăng. Có lẽ để nguyên từ yoniso manasikāra này mà không dịch là tốt hơn cả. Mà khi cần hướng dẫn về pháp Hành thì dịch yoniso manasikāra là: ''trực giác về thấy biết vô thường, khổ, vô ngã''.
hien
hien
hien
leos73
Thiên huyền thiền:Sự huyền bí của cảnh trời.
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.