Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Đường - "chất gây nghiện" nguy hiểm nhất hiện nay
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Thức ăn ngộ độc
UPani
Một chuyên gia y tế hàng đầu của Hà Lan tuyên bố, thực phẩm và đồ uống chứa đường cần có hướng dẫn sử dụng đi kèm khuyến cáo về sức khỏe như đối với sản phẩm thuốc lá.

Paul van der Velpen, người đứng đầu cơ quan y tế của thủ đô Amsterdam, Hà Lan quả quyết, đường là "chất gây nghiện nguy hiểm nhất trong thời đại của chúng ta". Vị lãnh đạo y tế của thành phố nổi tiếng "thoáng" với ma túy nói thêm rằng, đường là chất gây nghiện giống như rượu cồn, thuốc lá và không nên được khuyến khích sử dụng.

Viết trên một website y tế công, ông Van der Velpen cho rằng, người tiêu dùng cần được nâng cao nhận thức về các tác hại tiềm tàng của đường. Quan chức này nhấn mạnh: "Giống như trên nhãn bao thuốc lá, bao bì của các sản phẩm nước giải khát và thực phẩm chứa đường cần phải in kèm cảnh báo rằng đường gây nghiện và không tốt cho sức khỏe".

Ồng Van der Velpen trích dẫn các nghiên cứu hé lộ, khi mọi người ăn chất béo và đạm, họ sẽ ngưng lại khi no. Nhưng nếu họ ăn thực phẩm ngọt và dùng đồ uống có đường, họ sẽ tiếp tục ngốn ngấu cho tới khi dạ dày bị tổn thương. Điều này được cho là vì, đường cũng có tính gây nghiện và khó từ bỏ như việc nghiện thuốc lá.

Theo ông Van der Velpen, ngày càng có nhiều người trở nên béo phì vì tiêu dùng quá nhiều đồ chứa đường, làm tăng chi phí y tế, trong khi nhiều chính phủ và người dân đang nỗ lực tiết kiệm tiền bạc. Chuyên gia này nói, nạn béo phì có thể được giải quyết bằng cách khuyến khích mọi người tập luyện thể dục thể thao nhiều hơn, nhưng việc thay đổi chế độ ăn sẽ còn hiệu quả hơn.

Để giải quyết tình trạng "nghiện đường", ông Van der Velpen đề xuất đánh thuế thứ nguyên liệu này như đối với rượu cồn và thuốc lá. Các nhà chức trách cũng nên quy định hàm lượng đường được phép cho thêm vào thực phẩm chế biến

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)
http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/141062/du...t-hien-nay.html
tusen
Đường fructose là chất "gây nghiện dễ chịu" nhất . Và nó có trong đường bắp smile.gif. Và đường bắp là loại rẻ nhất nên vì thế các nhà hàng , các công ty sản xuát bánh kẹo đều có loại đường fructose trong sản phẩm của họ.

Đương trắng làm từ hóa học là chất gây nghiện và nhiều axit nhiều nhất. Khiến con người cáu gắt ngay sau đọ

Vì sức khỏe của bạn , xin đừng ăn đường và bớt lượng muối lại.
Depad
Các nhà khoa học đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ nên đánh thuế các loại thức ăn đồ uống có đường


Trong báo cáo về tình hình dinh dưỡng quốc gia phát hành gần đây, các nhà khoa học Hoa Kỳ đề nghị Chính phủ nên xem xét việc đánh thuế các sản phẩm thức ăn và đồ uống có đường nhằm giới hạn mức độ tiêu thụ của chúng và hướng người tiêu dùng tới những sản phẩm khác lành mạnh hơn. Theo đó, tiền thuế đánh trên các loại thực phẩm đó sẽ được dùng để tài trợ cho những nghiên cứu y tế, giáo dục hoặc trợ cấp cho chi phí sản xuất rau xanh và trái cây. Các nhà khoa học cho rằng đây chính là một trong những giải pháp ngăn ngừa tiểu đường và béo phì, vốn là 2 căn bệnh nổi bật trong xã hội Mỹ hiện nay.

Đây là bảng báo cáo dài 500 trang, bao gồm những kết quả nghiên cứu và số liệu thống kê thu thập bởi nhiều nhà khoa học đệ trình lên Bộ y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ cũng như Bộ nông nghiệp nhằm làm cơ sở ban hành tiêu chuẩn "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ" bản cập nhật năm 2015. Đây là bộ hướng dẫn chế độ dinh dưỡng được cập nhật, bổ sung mỗi 5 năm 1 lần.

Lần này, các nhà khoa học khuyến cáo rằng lượng đường mà người dân dung nạp không quá 10% trên tổng số calo mỗi ngày của họ. Báo cáo còn cho rằng nên loại bỏ đường khỏi bữa trưa của học sinh tại các trường học và khuyến khích họ uống nước lọc tốt hơn. Một thông tin thú vị khác trong báo cáo là lần đầu tiên, các chuyên gia cho rằng việc uống 3-5 ly cà phê mỗi ngày không có liên quan tới việc tăng nguy cơ gây bệnh mãn tính. Nói cách khác, nếu không bỏ thêm chất béo và đường thì cà phê là một thành phần trong chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Tuy nhiên, việc dùng một công cụ tài khóa như thuế để điều chỉnh hành vi tiêu dùng của người dân có thể sẽ vấp phải sự phản đối của các hãng thức uống hoặc bánh kẹo, hơn nữa, việc đánh thuế thức ăn/đồ uống có đường là chưa có tiền lệ trước đây. Do đó, báo cáo cho rằng nếu được ban hành, đạo luật này nên được giải thích một cách cụ thể cho người nhân về những mục tiêu đúng đắn của nó nhằm nhận được sự đồng thuận và chấp nhận dễ dàng hơn. Ủy ban soạn thảo báo cáo tin rằng cách làm này sẽ giúp giải quyết các vấn đề sức khoẻ có liên quan tới đường đang ngày càng tăng nhanh trong xã hội Mỹ hiện nay.

Tham khảo Theverge, Health
Depad
Thu giữ 5 tấn đường chỉ cần 5 hạt đã làm 150 lít nước ngọt lừ
TPO - Theo cơ quan chức năng, loại đường hóa học vừa thu giữ có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng khi mà 5 hạt đường tinh thể có thể làm ngọt 150 lít nước.Ngày 11/12, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, (PC49, Công an TPHCM) phối hợp với lực lượng quản lý thị trường TPHCM kiểm tra, phát hiện hơn 5 tấn đường hóa học và chất tạo ngọt nghi sản xuất trái phép tại kho xưởng Cty TNHH TM Việt Nhật (trên đường Lũy Bích Bán, quận Tân Phú, TPHCM).

Làm việc với cơ quan chức năng, đại diện công ty khai báo từ hơn 3 năm nay đã nhập chất tạo ngọt từ Trung Quốc về để chế biến thành đường có độ ngọt gấp 500 lần đường mía thông thường dưới dạng tinh thể.

Sau đó, công ty đóng gói vào các bao bì với nhiều nhãn mác khác nhau ghi nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc để bán ra thị trường TPHCM và các tỉnh lân cận.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng phát hiện nhiều cửa hàng tại TPHCM nhập đường hóa học của Cty TNHH TM Việt Nhật để pha chế nước nấu chè, làm bánh ngọt,…

Theo cơ quan chức năng, loại đường hóa học trên có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng khi mà 5 hạt đường tinh thể có thể làm ngọt 150 lít nước.

Hiện cơ quan chức năng đã niêm phong số hàng trên để tiếp tục điều tra làm rõ.

http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/thu-giu-...t-lu-946213.tpo

Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.