Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Mời tham dự lễ dâng y
Thực Dưỡng > Thiền & Đạo Phật > Lịch khóa tu
Diệu Minh
Từ việc tham gia lễ dâng y ở chùa Đức Hòa năm ngoái, tôi - Ngọc Trâm đã thỉnh nguyện được làm chủ lễ dâng y năm nay 2013 ở chùa Đức Hòa, vì thế rất mong được các bạn hoan hỉ tới dự một ngày trọng lễ lớn nhất của truyền thống Phật giáo nguyên thủy. Lễ dâng y được tổ chức vào ngày 5/10 âm lịch và là ngày 7/11 dương lịch, rơi vào ngày thứ năm: chùa Đức Hòa, thôn bến, xã Đức Hòa, huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội.

https://maps.google.com/ vào đó rồi gõ vào cái ô trống có chữ bên trái là google: thôn bến, xã Đức Hòa, huyện Sóc Sơn, là sẽ nhận ra đường đi...

Chùa Đức Hòa đi theo hướng cầu Thăng Long, đi qua núi đôi rồi tới xã Đức Hòa...

Để biết rõ hơn về lễ dâng y ở đây, xin mời vào đường link sau để xem thêm tin tức:

http://thucduong.vn/forums/index.php?showt...ùa+Đức+Hòa

Tại sao tôi lại có thể hoan hỉ và CHỌN nơi đó?
Vì "theo tôi" thì nơi đó là một nơi lý tưởng để tu hành và nó lại nằm gần như ở "giữa cánh đồng" cách xa nhà dân, đúng với tiêu chỉ của việc làm chùa...tôi là loại người chỉ có thể dễ dàng "đắc đạo" ở khoảng trống, chắc cho tôi sang Tây Tạng ở những khoảng triền đồi mà thảo nguyên mà tu thì sẽ mau đắc đạo lắm? ở VN có một nơi nào như thế nhỉ?

Và nơi đó với tôi luôn là "hòn ngọc" trong tâm tôi về mặt địa lý ở các tỉnh phía bắc, tới mức tôi còn MUỐN có thể ở đó ?
Nơi đó là một cồn đất nhỏ,... như một cái đảo nhỏ mà chung quanh là cánh đồng, thật là tuyệt, vô cùng hoan hỉ với những phước báu mà những người khác đã làm để chúng tôi có được buổi lễ tuyệt vời... tôi rất thích "đồng không mông quạnh" tôi đã ở "một nơi bát ngát" và khi về trần ...càng già càng lại thích ở những nơi THẬT RỘNG?? như thế là tôi đã quá dương? he he...

Ngày giờ chính xác xin báo sau, theo tôi vào khoảng ngày 4/11 dương lịch là ngày mùng 1/10?

Xin đọc các bài liên quan tới lễ dâng y này trong:

https://www.google.com.vn/?gws_rd=cr&ei...%85+d%C3%A2ng+y

Sau đây là toàn bộ thư mời:



Thư mời tham dự lễ dâng y
Đại lễ dâng y kathina là một lễ hội lớn của Phật giáo Nguyên thủy, vì vậy các nghi thức trong đại lễ cũng được tổ chức rất long trọng, trang nghiêm.
Năm ngoái tôi (Ngọc Trâm) được tham dự lễ dâng y ở chùa Đức Hòa, nơi đó và buổi lễ đó với tôi tuyệt vời về mọi thứ tới MỨC tôi xin làm tín chủ chính của lễ dâng y năm nay;
Một trong những lý do mà tôi thích nơi đó là vì nó nằm ở giữa cánh đồng nên nó có rất là nhiều năng lượng an lành và nhiều prana, ở một nơi gần con sông Cà Lồ và giữa cánh đồng như thế, chắc nó có cái huyệt quí nào đó mà hôm đó tôi cảm thấy có nhiều an vui ... thời tiết lại rất đẹp…chung quanh tôi là các vị sư khả kính và nổi tiếng, lại có thêm các bạn đạo chung quanh, nhất là có cô Lý là người bạn sát cánh với tôi về Thực dưỡng và tâm linh trong nhiều năm qua…một ngày thật là tuyệt vời về đủ mọi phương diện: buổi lễ trang nghiêm long trọng quí hóa, được nghe những bài pháp quí báu của vị chư tăng khả kính, các bạn đạo ăn mặc trang nghiêm đẹp đẽ, dân làng ra hát quan họ rất hay, ăn mặc rất đẹp kiểu xưa… món ăn kiểu buffe chay bày rất là ấn tượng, với đủ loại thức bày thành một dãy dài đủ cho hơn 100 người ăn trong bầu khi an lành thanh tịnh và trật tự …
Năm nay lễ dâng y ở chùa Đức Hòa được tổ chức vào ngày 5/10 âm lịch tức là ngày 7/11 và là ngày thứ 5 trong tuần. Kính mời các bạn lành tham dự buổi lễ quí hóa nhé; bạn nào đi được xin thông báo sớm ít nhất trước 3 ngày để chúng tôi tổ chức đón rước bằng xe ô tô, và báo càng sớm càng tốt, phật tử nào có điều kiện xin vào ban hậu cần cùng chúng tôi để tổ chức được chu toàn … xin liên hệ với số máy 043 8534225; và số: 0974002048, 0972197959. Sáng sớm xe sẽ bắt đầu đi từ 6 giờ, đón tại hai địa chỉ:
1. Đầu ngách 65 thuộc ngõ Thái Thịnh 2, mặt đường là số nhà 61 A ngân hàng Bắc Á.
2. Ngõ 7 phố Kim Mã thượng.
Sau khi thọ trai buổi trưa xong, chiều 2 giờ sẽ tổ chức trò chơi tâm linh có phần thưởng cho mọi lứa tuổi cùng có thể tham dự… 4 giờ chiều ra xe trở về HN.
Một quy định bắt buộc trong lễ dâng y kathina, đó là việc dâng y chỉ được thực hiện tại các chùa có chư tăng nhập hạ và chỉ cúng dường đến đại chúng tất cả chư tăng chứ không dâng trực tiếp cá nhân một sư tăng nào. Điều này thể hiện ý nguyện hộ trì tam bảo, phụng sự giới pháp, câu thúc giới luật của người phật tử tại gia đối với tăng đoàn. Trong dịp lễ dâng y diễn ra, y áo và các vật cúng dường khác được phật tử đặt vào mâm rồi đội lên đầu để tỏ lòng kính ngưỡng tam bảo, sau đó đi diễu hành trong thôn xóm, làng mạc trước khi đến chùa để dâng lên chư tăng. Khi tiến hành lễ dâng y, phật tử không trực tiếp tự tay dâng y mà đặt y trước mặt chư tăng. Chư tăng chỉ nhận bằng cách im lặng chứ không dùng tay thụ nhận.
Đại lễ kathina được tổ chức tại các trường hạ, trở thành một lễ hội tôn nghiêm, long trọng và thiêng liêng. Các phật tử ngoài dâng y, là thứ quan trọng nhất trong đại lễ để tưởng nhớ về nghi thức Phật chế, còn dâng lên chư tăng các phẩm vật khác để tỏ lòng tri ân và bày tỏ sự chia sẻ khó khăn với những hàng đệ tử xuất gia.
Trong ngày lễ dâng y kathina, người dân những nơi theo Phật giáo Nguyên thủy thường tập trung về những ngôi chùa có chư tăng nhập hạ, sau khi tác thành lễ dâng y lên các nhà sư và làm lễ Phật, họ thường tổ chức các hoạt động lễ hội ngay trong khuôn viên chùa để chúc mừng sự thành tựu của chư tăng sau ba tháng an cư tồn tâm, dưỡng tính. Người dân từ già trẻ, lớn bé, nam nữ đều mặc những bộ trang phục đẹp nhất, trau dồi tâm sáng, hướng đến tam bảo với những ý nghĩ thuần khiết nhất để dâng lên Đức Phật và chư tăng.
Đối với Phật giáo Nguyên thủy, vị sư luôn được hiểu là đại thể của tất cả tăng đoàn truyền thừa giáo pháp. Ngày nào người Phật tử dâng y kathina nghĩ đến đại thể thì Phật pháp còn hưng thịnh và vững bền. Sự dâng y kathina không phân biệt cũng nói lên tinh thần chung vượt ra ngoài những quan niệm cá nhân. Chiếc y Kathina cho dù trong hình thức đơn giản nhất cũng nói lên ba điều quan trọng là người dâng y không lựa chọn cá nhân sư tăng để dâng, chư tăng thụ y theo cách lợi hoà đồng quân và vật phẩm trong lễ dâng y được trang trọng vì chuyên chở những giá trị truyền thống tốt đẹp.
Trong tâm niệm của tín đồ theo Phật giáo Nguyên thủy, người cúng dường y kathina sẽ gieo tạo nên nhiều duyên lành vì việc cúng dàng không phân biệt, dâng y đúng thời, tác lễ hợp đạo. Những phật tử làm được điều này kiếp sau có hạnh duyên xuất gia sẽ tác thành và tăng trưởng nhanh chóng. Đại lễ dâng y mang lại sự an lạc cho tăng đoàn, và do vậy, là một đại hạnh thù thắng. Lần dâng y này ở chùa Đức Hòa, tôi cũng sẵn lòng mở rộng cho các bạn đồng hùn phước báu này với cơ sở là tùy tâm … ở Miến Điện phật tử biết rõ giá trị quí báu của lễ dâng y, nhiều người có khả năng kinh tế họ không đồng ý cho bất cứ thí chủ nào đồng cùng với họ; họ “bao sân” toàn bộ lễ dâng y, và tôi đã được dự những buổi lễ dâng y lớn tổ chức từ nhiều năm trước giá trị khoảng 6000 usd do cô Minh làm chủ lễ ở trường thiền SOM. Ở Việt Nam có một số tín chủ còn phải chờ đợi vài năm mới tới lượt mình được làm tín chủ dâng y…
Bạn nào có thói quen bố thí thể tự chuẩn bị để dâng cho chư tăng và các quí Phật tử… đây là dịp để các bạn có thể bố thí và làm phước rất tốt… về cả vật chất và tinh thần tâm linh… để tăng trưởng phước cá nhân của mình. sư cô Viên Trí bạn của tôi từ khi tu ở Miến cũng từ Đắc Lắc hoan hỉ bay ra Hà Nội cùng tôi lo cho ngày đại lễ…
Tuy nhiên thực chất là các bạn được hoàn toàn tùy tâm và cũng có thể chỉ đi người không, không cần mang theo hay chuẩn bị cái gì vì ban tổ chức của buổi lễ đã cố gắng hết mình để chu đáo cho buổi lễ được thành tựu trọn vẹn. Một nhóm phật tử phải đến chùa từ chiều hôm trước, bạn nào có điều kiện tham gia vào nhóm tình nguyện viên này thì thật quí hóa, chúng tôi rất cần tới một số bạn thanh niên đi cùng từ chiều hôm trước.
Những bạn nào đã từng dự lễ dâng y đều vô cùng hoan hỉ với việc phục vụ và tùy hỉ công được của vị tín chủ chính của buổi lễ… vì đây là cơ hội quí hiếm một năm mới có một lần…
Đại lễ dâng y kathina đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa của những tín đồ theo Phật giáo Nguyên thủy, đại lễ là dịp để tôn vinh những giá trị truyền thống Phật giáo có từ thời Đức Phật, đồng thời cũng là dịp để hàng phật tử xuất gia và tại gia tri ân công đức Đức Bổn sư, tạo tác duyên nghiệp trở nên những thắng duyên trong phật pháp. Mỗi mùa an cư kiết hạ qua đi là chúng phật tử lại nhớ về đại lễ dâng y kathina như một hạnh nguyện lớn trong đời.
Xin nói thêm là 2015, hoặc 2016 tôi không nhớ rõ đã phát tâm vào năm nào, vì hôm phát tâm hóa ra lại có mấy thí chủ đã đăng ký trước xin dâng y cho chùa Phật Lớn ở Hà Tiên… vậy bạn nào có khả năng xin đi cùng tôi vào đó dự lễ dâng y nhé. Tôi sẽ hỏi lại chính xác năm và sẽ thông báo sau. Những việc phước thiện này do sư Thư bảo cho tôi biết từ nhiều năm về trước nhưng nay mới đủ duyên thực hiện được.
Một số phật tử ở Việt Nam hàng năm còn hành hương sang Miến Điện để làm chủ lễ dâng y hay là đồng chủ lễ hoặc chỉ là tham dự buổi lễ dâng y với lòng tùy tâm ở Miến, ở Miền Nam nhiều người đi Miến kiểu này, ở Hà Nội cũng bắt đầu có kiểu đi Miến như thế; hiện có nhiều phương thức đi Miến: người thì vào trường thiền tu tập với các vị sư; người thì đi dâng y ở các chùa của Miến, người thì đi du lịch tâm linh…
Ngọc Trâm
Diệu Minh

Ý nghĩa đại lễ dâng y kathina của Phật giáo Nguyên thủy




Một trong những ngày lễ lớn và quan trọng nhất của hệ phái Phật giáo Nguyên thủy (ở Việt Nam thường gọi là Phật giáo Nam tông hay Phật giáo Tiểu thừa) là đại lễ dâng y kathina.

Đây là lễ hội hàng năm duy nhất của Phật giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế. Đối với những người dân theo Phật giáo Nguyên thủy, đại lễ dâng y kathina mang một ý nghĩa hết sức to lớn, vừa thể hiện thiện tâm của người phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn, vừa tạo nên niềm vui lớn trong mùa lễ hội cho người phật tử tại gia, đồng thời đại lễ dâng y cũng còn nhắc nhở cho tứ chúng, cả hàng phật tử xuất gia và tại gia, luôn nhớ về và trân trọng tấm lòng của đàn tín.



1. Nguồn gốc lễ dâng y kathina:

Kathina - theo tiếng Pàli không có nghĩa là y áo hay dâng y mà có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ. Trong tiếng Phạn, kathina (viết là kathinaya) có nghĩa là cái khung dệt vải, khung treo. Đại lễ dâng y được gọi như vậy là bởi vì đại lễ này kết cấu nhiều quy định quan trọng dẫn đến thắng duyên cho hàng phật tử. Đại lễ là sự thể hiện đại hạnh của đức bố thí, thế nên, một người phát tâm cúng dường mà tâm nghĩ quá đơn giản thì người cúng dường cũng như người thụ thí thường khó làm cho sự bố thí đạt đến sự viên mãn. Đại lễ cũng mất đi ý nghĩa nếu thiếu những yếu tố của tâm thí, thời thí, vật thí, người thụ thí, và cung cách thí. Đại lễ dâng y kathina bao hàm tất cả những điều đó nên mang ý nghĩa của sự bền vững, chặt chẽ, viên mãn.

Có một cách lý giải khác về đại lễ dâng y kathina, đó là vào mùa an cư, theo nghi lễ, tăng đoàn sẽ họp nhau lại để cắt may y áo mới chuẩn bị cho việc du hành sau khi tháng an cư kết thúc. Chiếc y áo đầu tiên sẽ được tặng cho vị tỳ kheo nào thông thái nhất, lớn tuổi nhất hoặc vị nào khó khăn nhất trong tăng đoàn. Khi may xong, áo được căng lên một cái khung (gọi là kathina) rồi mời mọi người đến chiêm ngưỡng. Áo này được gọi là Mahakathina. Sau đó, khung căng áo được tháo ra để tượng trưng cho sự nới lỏng một vài giới luật đối với các tỳ kheo. Nhưng trước đó, trong suốt thời gian an cư, phải giữ khung căng áo nguyên vẹn vì đó là biểu tượng của giới luật phải giữ gìn. Vì thế, lễ dâng y của Phật giáo Nguyên thủy mang tên kathina, tức là sự chặt chẽ, vững bền như chiếc khung kathina vậy.

Người ta cũng có một cách giải thích nữa về đại lễ dâng y kathina, đó là tháng đầu tiên sau mùa an cư được coi là tháng để tăng đoàn chỉnh sửa trang phục sau ba tháng cấm túc an cư, trước khi tiếp tục hành trì. Vì thế, trong thời gian này, một vài điều luật được tạm thời nới lỏng để các nhà sư lo việc may y áo mới. Tuy rằng ngày nay, việc may mặc không còn là mối quan tâm chính cho các sư tăng, nhưng nghi thức đó vẫn còn được giữ gìn để bảo tồn và đề cao sự tương trợ giữa những tỳ kheo trong tăng đoàn với nhau, giúp nhau trong việc tu tập. Về phía những phật tử tại gia, họ cúng dường vải vóc, y áo để tự nhắc nhở mình phải nghĩ đến những khó khăn và thiếu thốn của người xuất gia.

Đại lễ dâng y kathina được tổ chức sau kỳ an cư của chư tăng kết thúc. Phật giáo Nguyên thủy thường tổ chức hậu an cư, tức là từ rằm tháng 5 đến rằm tháng 8 Âm lịch theo lịch Việt Nam (Phật giáo Bắc tông tổ chức an cư từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 Âm lịch nên gọi là tiền an cư). Khi Đức Phật còn tại thế, ngài chuẩn bị an cư tại chùa Kỳ Viên (Anàtapindika) thành Xá Vệ (Savatthi), khi đó có một nhóm tăng đoàn khoảng 30 người xin đến được cùng an cư với Đức Phật tại thành Xá Vệ, được Đức Phật đồng ý, tăng đoàn đã đến chùa Kỳ Viên, nhưng do đường xa, đi lại khó khăn, lại vào mùa mưa nên khi tăng đoàn tới nơi, y áo đều bị ướt và rách nát. Sau khi an cư, Đức Phật mới cho phép nới lỏng một số giới luật để tăng đoàn được lưu lại, may vá y phục mới trước khi tiếp tục lên đường hành pháp. Cũng chính tại đây, nữ đại thí chủ Visakha - một trong hai bậc hộ pháp của Phật giáo (người còn lại là Trưởng giả Sudatta) đã dâng y cho Đức Phật lần đầu tiên. Từ đó truyền thống dâng y cho tăng đoàn vào tháng đầu khi kết thúc kỳ an cư được truyền cho đến ngày nay.

2. Nghi thức dâng y kathina:

Đại lễ dâng y kathina là một lễ hội lớn của Phật giáo Nguyên thủy, vì vậy các nghi thức trong đại lễ cũng được tổ chức rất long trọng, trang nghiêm, và trong đó, có một số nghi lễ bắt buộc phải tuân thủ theo.

Nghi thức dâng y

Theo quy định, mỗi chùa một năm chỉ được tổ chức đại lễ dâng y kathina một lần vào bất cứ ngày nào trong vòng một tháng ngay sau mùa an cư kết thúc. Đại lễ dâng y kathina có thể do tăng đoàn tổ chức hoặc do hàng phật tử tại gia tổ chức. Khi tăng đoàn tổ chức, sư tăng được nhận y do phật tử dâng cúng nên còn gọi là thụ y, chùa sẽ thông báo với các phật tử tại gia để chuẩn bị. Khi phật tử tại gia đứng ra tổ chức, gọi là lễ dâng y, thường do một thí chủ đứng đầu khởi xướng và mời các thí chủ khác cùng tham gia, khi đó thí chủ sẽ có trách nhiệm thông báo với tăng đoàn để các sư làm lễ thụ y.

Một quy định bắt buộc trong lễ dâng y kathina, đó là việc dâng y chỉ được thực hiện tại các chùa có chư tăng nhập hạ và chỉ cúng dường đến đại chúng tất cả chư tăng chứ không dâng trực tiếp cá nhân một sư tăng nào. Điều này thể hiện ý nguyện hộ trì tam bảo, phụng sự giới pháp, câu thúc giới luật của người phật tử tại gia đối với tăng đoàn.

Trong dịp lễ dâng y diễn ra, y áo và các vật cúng dường khác được phật tử đặt vào mâm rồi đội lên đầu để tỏ lòng kính ngưỡng tam bảo, sau đó đi diễu hành trong thôn xóm, làng mạc trước khi đến chùa để dâng lên chư tăng. Khi tiến hành lễ dâng y, phật tử không trực tiếp tự tay dâng y mà đặt y trước mặt chư tăng. Chư tăng chỉ nhận bằng cách im lặng chứ không dùng tay thụ nhận.

Trong luật Phật chế, hàng phật tử tại gia có thể dâng y may sẵn hoặc vải cho chư tăng để may y và chú ý chỉ được dâng ba loại y dùng để cử hành tăng sự. Ba y đó là: An-đà-hội (Antaravasaka), tức là y nội, mặc sát vào mình; Uất-đà-la-tăng (Utaràsanga), tức là áo thượng y, mặc trên nội y và Tăng-già-lê (Sangati), tức trùng phục y, áo mặc ngoài cùng.

Nghi thức thụ y

Như trên đã nói, lễ dâng y kathina là nghi thức có từ thời Phật tại thế, do Đức Phật ban hành nên các nghi thức dành cho chư tăng khi nhận lễ dâng y cũng phải tuân thủ một số quy định để thể hiện sự trân trọng của tăng đoàn đối với phật tử tại gia khi nhận y áo.

Tăng đoàn chỉ được nhận lễ dâng y khi có tối thiểu 5 sư tăng nhập hạ và các sư chỉ nhận y dâng theo nhu cầu thực tế của mình. Ưu tiên trước những vị tuổi cao, những vị có nhiều hạ lạp hay những vị thiếu thốn, khó khăn. Nghi luật Phật cũng nêu rằng, các sư tăng chỉ thụ y sau khi thành tựu ba lần tác pháp yết ma với sự im lặng đồng thuận của tăng chúng. Nghi thức này để chứng tỏ sự đồng thuận trong chấp pháp của chư tăng và tri ân công đức bố thí của các tín đồ cúng dàng trong lễ dâng y.

Chư tăng khi thụ y phải biết xả y cũ, làm dấu, chú nguyện y mới và hoàn tất bằng lời tri ân trước phật tử. Chư tăng thường dùng lời hoan hỷ để tạ ân Đức Phật đã ban pháp cho chư tăng được thụ y, tạ ân tăng đoàn đã tổ chức lễ thụ y và tạ ân các tín chủ đã tổ chức lễ dâng y.

Nghi luật Phật trong lễ dâng y kathina còn quy định rằng, nếu phật tử dâng y may sẵn, chư tăng có thể dùng luôn, còn nếu phật tử dâng y bằng vải thì trong một ngày, chư tăng phải hoàn thành việc cắt may, khâu vá để dùng. Nghi thức này được đặt ra để nhắc lại sự tích người mẹ nuôi của Phật, cũng là người dì, tức là em của mẹ Phật, tên là Ma-ha Ba-xà-ba-đề Cồ-đàm-di (Mahaprajapati Gautami), đã từng thức suốt một đêm để hoàn tất chiếc áo cho Phật. Khi Phật sinh ra được bẩy ngày thì mẹ mất, người dì này đã chăm sóc, nuôi dưỡng Phật. Sau này, khi Đức Phật đạt được giác ngộ, bà đã xin quy y và thành lập giáo đoàn các Tỳ kheo ni, vì thế bà cũng là vị Ni sư đầu tiên của giáo đoàn Phật giáo.

3. Ý nghĩa lễ dâng y kathina:

Cùng với Đại lễ Vu lan báo hiếu của Phật giáo Mahanaya (Bắc tông), đại lễ dâng y kathina của Phật giáo Nguyên thủy đã trở thành ngày hội của giới phật tử trong mùa an cư kiết hạ. Ý nghĩa của đại lễ dâng y kathina không chỉ khích lệ tín đồ phật tử thực thi đại hạnh bố thí, tri ân công đức của Đức Bổn sư Như Lai Phật, tri ân công đức Tam bảo, tri ân công đức hàng Phật tử hộ trì phật pháp mà còn để nhắc nhở hàng phật tử tại và xuất gia nhớ về công đức của đàn tín.

Đại lễ kathina được tổ chức tại các trường hạ, trở thành một lễ hội tôn nghiêm, long trọng và thiêng liêng. Các phật tử ngoài dâng y, là thứ quan trọng nhất trong đại lễ để tưởng nhớ về nghi thức Phật chế, còn dâng lên chư tăng các phẩm vật khác để tỏ lòng tri ân và bày tỏ sự chia sẻ khó khăn với những hàng đệ tử xuất gia.

Đại lễ dâng y kathina không chỉ tạo nên nhiều thuận duyên cho hàng phật tử tại gia dâng y, mà ngay cả đối với hàng phật tử xuất gia, việc thụ y cũng mang nhiều ý nghĩa. Trước hết, việc thụ y đúng thời, đúng pháp đã là một thắng duyên cho chư tăng trong mùa an cư, sau nữa, việc thụ y đúng pháp thì sẽ sinh công đức, ngược lại việc thụ y không đúng pháp thì sẽ sinh nghiệp chướng, dễ gặp quả báo. Ý nghĩa của lễ dâng y còn nhắc nhở chư tăng tránh việc thụ hưởng sai lầm, làm ảnh hưởng đến tăng đoàn, không những nguy hiểm cho bản thân mà còn tác hại đến những người khác nữa.

Trong ngày lễ dâng y kathina, người dân những nơi theo Phật giáo Nguyên thủy thường tập trung về những ngôi chùa có chư tăng nhập hạ, sau khi tác thành lễ dâng y lên các nhà sư và làm lễ Phật, họ thường tổ chức các hoạt động lễ hội ngay trong khuôn viên chùa để chúc mừng sự thành tựu của chư tăng sau ba tháng an cư tồn tâm, dưỡng tính. Người dân từ già trẻ, lớn bé, nam nữ đều mặc những bộ trang phục đẹp nhất, trau dồi tâm sáng, hướng đến tam bảo với những ý nghĩ thuần khiết nhất để dâng lên Đức Phật và chư tăng.

Đối với Phật giáo Nguyên thủy, vị sư luôn được hiểu là đại thể của tất cả tăng đoàn truyền thừa giáo pháp. Ngày nào người Phật tử dâng y kathina nghĩ đến đại thể thì Phật pháp còn hưng thịnh và vững bền. Sự dâng y kathina không phân biệt cũng nói lên tinh thần chung vượt ra ngoài những quan niệm cá nhân. Chiếc y Kathina cho dù trong hình thức đơn giản nhất cũng nói lên ba điều quan trọng là người dâng y không lựa chọn cá nhân sư tăng để dâng, chư tăng thụ y theo cách lợi hoà đồng quân và vật phẩm trong lễ dâng y được trang trọng vì chuyên chở những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Trong tâm niệm của tín đồ theo Phật giáo Nguyên thủy, người cúng dường y kathina sẽ gieo tạo nên nhiều duyên lành vì việc cúng dàng không phân biệt, dâng y đúng thời, tác lễ hợp đạo. Những phật tử làm được điều này kiếp sau có hạnh duyên xuất gia sẽ tác thành và tăng trưởng nhanh chóng. Đại lễ dâng y mang lại sự an lạc cho tăng đoàn, và do vậy, là một đại hạnh thù thắng.

Đại lễ dâng y kathina đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa của những tín đồ theo Phật giáo Nguyên thủy, đại lễ là dịp để tôn vinh những giá trị truyền thống Phật giáo có từ thời Đức Phật, đồng thời cũng là dịp để hàng phật tử xuất gia và tại gia tri ân công đức Đức Bổn sư, tạo tác duyên nghiệp trở nên những thắng duyên trong phật pháp. Mỗi mùa an cư kiết hạ qua đi là chúng phật tử lại nhớ về đại lễ dâng y kathina như một hạnh nguyện lớn trong đời./.

Phúc Nguyên

Vụ Phật giáo













Diệu Minh
LỄ DÂNG Y KATHINA

Tỳ khưu Hộ Pháp
(Dhammarakkhita Bhikkhu)


Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Đức Arahán, Đức Chánh Đẳng Giác ấy.

Lời Nói Đầu

Núi rừng Viên Không năm nay (Pl.2549), một lần nữa, người thí chủ là Cô Dhammanandā cùng thân quyến, bạn hữu xin làm Lễ Dâng Y Kathina đến chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa tại núi rừng Viên Không này.

Lần này, Cô Dhammanandā có lời thỉnh cầu bần sư biên soạn một quyển sách nhỏ giảng giải về tầm quan trọng của Lễ Dâng Y Kathina đến chư Tăng.

Nhân dịp này, bần sư xét thấy rằng: Lễ Dâng Y Kathina đến chư Tăng là một truyền thống của Phật giáo từ thời quá khứ xa xưa cho đến thời hiện tại này, đã trải qua từ các thế hệ người xưa mãi cho đến thế hệ của chúng ta bây giờ, và trở thành một truyền thống hằng năm trong các nước Phật giáo Nguyên Thủy Theravāda. Do đó, bần sư đã cố gắng sưu tầm từ Tam Tạng Pāḷi và Chú giải để biên soạn thành quyển sách nhỏ này, để cống hiến cho quý vị độc giả muốn tìm hiểu về Lễ Dâng Y Kathina đến chư Tăng:

- Xuất xứ của Lễ Dâng Y Kathina.

- Tính chất đặc biệt của Lễ Dâng Y Kathina đến chư Tăng.

- Nghi thức làm Lễ Dâng Y Kathina đến chư Tăng.

- Nghi thức chư Tỳ khưu Tăng thọ y Kathina.

- Phước thiện Lễ Dâng Y Kathina và quả báu của phước thiện ấy, v.v…

Đó là những vấn đề mà quý độc giả sẽ được hiểu biết được một phần nào qua quyển sách nhỏ này.

Thật ra, Lễ Dâng Y Kathina đến chư Tăng là một trong những pháp rộng lớn, có nhiều chi tiết nên biết, song quyển sách nhỏ này không thể nào đầy đủ được. Vả lại, khả năng của bần sư cũng có hạn, bần sư cố gắng sưu tầm được bao nhiêu, xin cống hiến đến quý độc giả bấy nhiêu!

Quý độc giả là bậc thiện trí, xem thấy có những điều gì sơ sót, thậm chí có chỗ nào sai, kính xin quý vị từ bi chỉ giáo cho bần sư biết, bần sư kính cẩn tiếp thu những lời chỉ giáo ấy để sửa chữa lại cho đúng.

Bần sư chân thành biết ơn quý vị.

Mùa an cư nhập hạ Pl. 2549
Núi rừng Viên Không,
Xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành,
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tỳ khưu Hộ Pháp
(Dhammarakkhita Bhikkhu
Diệu Minh
Mời đọc sách về ý nghĩa lễ dâng y:

http://buddhanet.net/budsas/uni/u-hophap/kathina.htm
Diệu Minh
Trong buổi lễ dâng y lần nay tôi dự trù các món ăn bufer như sau:

1. Bánh chưng
2. Bánh giò
3. Xào thập cẩm
4. Giò lụa Thực dưỡng
5. Rau thơm, rau sống
6. Bánh đa lứt nướng phết bơ vừng
7. Cơm lứt và (cơm trắng nấu với kê, cám và dấm mơ muối)
8. Bánh bao
9. Bánh mì
10.Món kho kỳ diệu
...


Chư tang thì thêm:
- Tekka
- Bánh mì đen
- Nấm nướng.

Hy vọng một ngày không xa chúng tôi có thể nhận đặt cỗ chay phong cách Thực dưỡng cho các cao nhân...
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.