Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Phát hiện dấu tích Phật tổ sống ở thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên
Thực Dưỡng > Thiền & Đạo Phật > Đạo phật ứng dụng
Diệu Minh
Phát hiện dấu tích Phật tổ sống ở thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên



(Dân trí) - Ngày 25/11, các nhà khảo cổ học đã công bố việc phát hiện một cấu trúc bằng gỗ chưa từng được biết đến tại nơi sinh của Phật tổ, cho thấy ngài có thể đã sống ở thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, sớm 2 thế kỷ so với những ghi nhận trước đây.




Khu đền thiêng Maya Devi tại Lumbini


Theo hãng tin AFP, những dấu vết về một cấu trúc dường như là một đền thờ bằng gỗ cổ đã được tìm thấy bên dưới một ngôi đền bằng gạch, nằm trong khu đền thiêng Maya Devi của đạo Phật tại Lumbini, phía Nam Nepal, gần biên giới với Ấn Độ.

Về thiết kế, cấu trúc gỗ này có sự tương đồng với ngôi đền Asokan được dựng phía trên nó. Nhưng đáng chú ý nhất đó là nó có một khu vực không gian mở, không được bảo vệ trước các tác động môi trường, và có vẻ như một cái cây từng mọc lên từ đây - có khả năng là cây nơi đức Phật tổ ra đời.


“Việc này giúp làm sáng tỏ rất nhiều tranh luận kéo dài” về thời điểm đức Phật ra đời, và thời điểm đức tin phát triển từ sự thuyết giảng của ngài bén rễ, nhà khảo cổ học Robin Coningham nhận định.


Cho đến nay, hầu hết mọi giả thuyết đều chấp nhận rằng đức Phật được sinh ra bên dưới một cây gỗ cứng tại Lumbini trong khi mẹ của ngài - công chúa Maya Devi - vợ của một tộc trưởng, đang trên đường tới vương quốc của cha mình để chuẩn bị sinh con.


Nhưng phần nhiều những gì được biết đến về cuộc đời của đức Phật đều có nguồn gốc từ những giai thoại truyền miệng, thiếu những bằng chứng khoa học để chứng minh.


Nhiều học giả đồng thuận rằng đức Phật - người đã từ bỏ sự giàu sang vật chất để đi tìm kiếm và thuyết giảng về sự khai sáng - đã sống và truyền đạo ở thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, và qua đời ở tuổi 80.


“Điều mà công trình của chúng tôi đã chỉ ra đó là chúng ta biết ngôi đền này (tại nơi đức Phật ra đời) được hình thành ở thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên”, ủng hộ cho giả thuyết rằng đức Phật có thể đã sống và truyền đạo từ thời gian đó, Coningham nói.


Các kỹ thuật cac-bon phóng xạ và phát quang kích thích đã được sử dụng để xác định niên đại của các mảnh than củi và các hạt cát được tìm thấy tại hiện trường.


Trong khi đó các nghiên cứu địa khảo cổ đã xác nhận sự tồn tại của các rễ cây trong khu vực không gian mở ở trung tâm của ngôi đền.


Coningham đã đồng chủ trì một nhóm các nhà khảo cổ học quốc tế nghiên cứu tại Lumbini và hoạt động này được tài trợ một phần bởi Hội địa lý quốc gia Mỹ, có trụ sở tại Washington.


Lumbini - khu vực vốn bị rừng che phủ trước khi được tái phát hiện năm 1896 - ngày nay là một di sản của UNESCO và đón hàng trăm triệu tín đồ mỗi năm. Trên toàn thế giới, đạo Phật có khoảng 500 triệu tín đồ.


Thanh Tùng
Theo AFP
http://dantri.com.vn/the-gioi/phat-hien-da...uyen-807624.htm
Diệu Minh
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/dau-...at-2915350.html

Dấu vết đền thờ Phật giáo cổ nhất

Các nhà khảo cổ học mới đây phát hiện dấu vết của kiến trúc đền thờ Phật giáo cổ nhất tại nơi Đức Phật ra đời ở Nepal.

Phật Di Lặc - biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc
Đền thờ nơi Đức Phật giác ngộ được dát vàng


dentho-ducphat-3329-1385435598.jpg

Các nhà khảo cổ bên dấu vết ngôi đền cổ. Ảnh: IRA Block/NG


BBC đưa tin, phần kiến trúc bằng gỗ được các nhà khảo cổ tìm thấy ở bên dưới ngôi đền thờ Maya Devi tại Lumbini, Nepal.

Nhóm nghiên cứu cùng các nhà tu hành và phật tử bắt đầu khai quật khu vực trung tâm của ngôi đền và phát hiện một cấu trúc bằng gỗ không có phần mái. Ngôi đền thờ bằng gạch sau đó đã được xây lên trên phần kiến trúc gỗ này.

Để xác định thời điểm xây dựng của ngôi đền gỗ, nhóm nghiên cứu sử dụng kỹ thuật carbon phóng xạ phân tích tuổi các mảnh vỡ của than và hạt cát tại khu vực khai quật. Từ đó, họ xác định phần kiến trúc này được xây dựng từ thế kỷ 6 trước Công nguyên.

Tại khu vực khai quật, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện dấu vết của các thân cây lớn, nằm ở trung tâm của ngôi đền. Phát hiện này có mối liên hệ đến câu chuyện truyền miệng kể rằng mẹ của Đức Phật đã bám vào một cành cây khi sinh ngài tại vườn Lumbini.

Trước đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy bằng chứng của đền thờ Phật giáo tại Lumbini, được xác định có niên đại khoảng thế kỷ 3 trước Công nguyên, vào thời đại hoàng đế Ashoka. Phát hiện dấu vết một ngôi đền có niên đại khoảng 2.600 năm này được coi là phát hiện cổ nhất tính đến nay.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện dấu vết khảo cổ học tại Lumbini cho thấy dấu hiệu của một ngôi đền có niên đại từ thế kỷ 6 trước Công nguyên. Đây cũng là bằng chứng cổ nhất của một ngôi đền Phật giáo được tìm thấy trên thế giới", giáo sư Robin Coningham, một nhà khảo cổ học của Đại học Durham, Anh, thành viên của đoàn khảo cổ, cho biết.

Theo Ram Kumar Shrestha, Bộ trưởng Văn hóa, Du lịch và Hàng không Dân dụng Nepal, phát hiện này rất quan trọng đối với việc nghiên cứu thời điểm và nơi sinh Đức Phật, đồng thời cho biết chính phủ Nepal sẽ cố gắng bảo tồn khu di tích này.

Thùy Linh
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.