Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Hiệu đính bài báo của tiên sinh Ohsawa về VN
Thực Dưỡng > Mục tin tức > Thông tin
Diệu Minh
Bản sau của cháu Thanh đã và đang đánh vật với những phần đã dịch rồi của tụi CÔNG CHỨNG LỪA ĐẢO:
Các bạn đọc sẽ nhận ra hai bản dịch khác xa nhau thế nào:

Phần 2 – Kỳ 4 Nghiên cứu về Nguyên Lý Vô Song

LÝ KINH TẾ(PU):

Nguyên lý vô song


(chữ PU viết tắt của Principle of Unique)


THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ – THƠ CA VÀ LÒNG NHIỆT TÌNH

TÁC GIẢ SAKURASAWA GOTOSHIICHI


NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ VÔ SONG

Phụ lục 1


BI KỊCH AN NAM



Quyền làm chủ thế giới của người da trắng
Lịch sử nổi dậy và hi sinh của người da màu

SAKURASAWA GOTOSHIICHI


Sài Gòn, ngày 10 tháng 9 năm 1931

LỜI NÓI ĐẦU

Tác phẩm này được tôi viết tại một nhà nghỉ tại Sài Gòn vào tháng 8 năm 1931.Vào khoảng giữa tháng 9 cũng trong năm đó, tác phẩm bắt đầu được đăng trên báo « Nihon Shimbun », nhưng đến số thứ mười ba, vì một vài lý do đặc biệt nào đó, tác phẩm đã bị cấm đăng. Phần bản thảo còn lại, gồm khoảng hơn hai trăm trang đều đã bị hủy bỏ một cách bí mật. May mắn là tôi đã thu thập lại được bản đăng thứ 10 trong số 13 bản được đăng.
Từ năm 1929, tôi đã biết đến một vài nam nữ thanh niên học sinh đang tìm cách dành độc lập cho các nước như Armenia, Triều Tiên, Ấn Độ, Rumani…Trong số đó, tôi thân quen hơn cả với người lãnh đạo trong nhóm độc lập của Armenia và An Nam. Lúc đó, vì mong muốn dành độc lập cho dân tộc An Nam, họ đã tổ chức rất nhiều hoạt động khi có trong tay một số loại vũ khí, đạn dược nguy hiểm. Từ đó, mỗi khi về Nhật Bản, tôi lại bí mật góp tiền từ những người có tâm để giúp đỡ những người bạn đó. Nghĩa tình đó như giục giã tôi viết tác phẩm này. Nhưng vì viết những điều này ra nên tôi đã phải chịu một vài cuộc đàn áp vô cùng nặng nề. Thông thường những người tích cực hăng hái cũng hay gặp nhiều vấn đề khó khăn hơn những người bình thường nên cũng không có cách nào khác. Tôi phải chấp nhận với những việc tôi đã làm.
Bây giờ, đọc lại những dòng ghi chép này, tôi lại thấy xấu hổ về một thời nông nổi của mình. Tất cả như một giấc mơ xa vời ngày xưa và dường như giờ đây tôi đã trở thành một con người hoàn toàn khác. Điều đó cũng chứng tỏ thời gian trôi qua nhanh và tôi đã già đi rồi. Nếu nói đúng ra, tôi không còn mạnh mẽ, tích cực như ngày trước nữa, mà trở nên nhu mì hơn. Nhưng đúng là chính quá khứ đau xót đó đã tự tạo ra sự mạnh mẽ, tích cực trong con người tôi. Và tôi nhận thấy, trong con người tôi đã tràn đầy lòng nhiệt huyết và sự nghiêm túc của những người chiến sĩ yêu nước và ông Nguyễn Thái Học.
Hiện giờ, tại An Nam (khu vực Đông Dương đã là thuộc địa của Pháp), quân đội của vua Nhật đang chiếm đóng cùng quân lính của kẻ thống trị. Giấc mơ của tôi sắp trở thành sự thật. Nhưng lúc này liệu tinh thần của Nguyễn Thái Học và những chiến sĩ yêu nước sẽ như thế nào ? Tôi muốn nói rất nhiều điều về An Nam, nhưng tất cả đều liên quan đến vấn đề chính trị nên tôi đành phải im lặng.
A ! Đất nước của những ước mơ ! Bi kịch của An Nam ! Tất cả chỉ như là một trích đoạn trong một vở nhạc kịch lớn « Hakko ichiu ». Một người có tuổi như tôi tin tưởng một cách chắc chắn rằng, nếu theo như quan điểm Thế giới quan về nguyên lý vô song, con đường phía trước của An Nam cho dù có nhiều khúc ngoặt hay gập ghềnh nhưng vẫn sẽ đi theo đúng lí tưởng. Bởi vậy tôi đã rất yên tâm và cảm thấy tinh thần thoải mái.
Từ năm 1929, tôi đã luôn nghĩ về việc, nếu tôi đưa ra những ý kiến của tôi về An Nam thì chỉ với sự cố gắng nhỏ nhoi đó, việc kiến thiết lại trật tự khu vực Đại Đông Á sẽ có thể xảy ra sớm thôi. Tuy nhiên, cho dù là vậy đi nữa, nếu từ lúc này, quan điểm thế giới quan về nguyên lý vô song được áp dụng thì sẽ không phải có nhiều sự hi sinh, và việc xây dựng hòa bình sẽ là điều nhanh chóng, nhưng hiện giờ chưa phải là lúc để áp dụng quan điểm đó. Tôi sẽ phải mài thanh gươm chính nghĩa về thế giới quan của nguyên lí vô song. Bởi lẽ chỉ với một vài vấn đề về An Nam hay quốc dân mà không thể dốc sức mình để giải quyết, thì nếu sắp tới xảy ra những vấn đề to lớn hơn, liên quan đến hòa bình và hạnh phúc của toàn nhân loại, chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn hơn, và chiến tranh sẽ nổ ra. Bởi thế tôi phải mài gươm chính nghĩa để chuẩn bị cho những khó khăn này.
Tôi vẫn mài thanh gươm chính nghĩa đó trong suốt 30 năm gian khổ.
(Ngày 18 tháng 4 năm 1943)

1. Sự kỳ lạ của hội quán du học sinh Đông Dương
Những người đi dạo bộ ở một công viên tươi đẹp phía cực Nam của Paris đều phải dừng chân ở khu vực phía Nam này để chiêm ngưỡng một thành phố nhỏ đang được xây dựng trong một quần thể kiến trúc lớn. Đó là thành phố của những trường đại học. Nếu đi về phía Đông, người ta sẽ thấy một công trình với những bức tường cao, kỳ lạ, như là một Thiên Tự Các vĩ đại, đó là Hội quán của học sinh Nhật Bản. (Tuy nhiên rất đáng tiếc vì từ khi xây dựng xong, do có nhiều tin đồn đại nổi lên ở trong lẫn ngoài Hội quán rằng người Nhật rất thích cãi cọ, nên sau này những người trẻ sống ở đó hầu hết là người Pháp hay người nước khác).
Từ Hội quán của Nhật Bản nếu đi về phía Tây sẽ thấy một loạt các công trình kiến trúc lớn mang phong cách Tây phương, từ những nước lớn như Anh, Mỹ, Đức đến những nước nhỏ như Ý hay Armenia. Nếu cứ đi tiếp về cực Tây, mọi người lại phải dừng chân trước một công trình lớn mang phong cách phương Đông. Thoạt đầu, mọi người nghĩ ngay rằng đó là hội quán của học sinh Trung Quốc.Thế nhưng,Trung Quốc không cho phép những công trình gợi lại nỗi đau từ thảm họa trong lịch sử. Về quy mô thì công trình này lớn gấp đôi so với Hội quán du học sinh Nhật, nhưng cửa sổ ở tất cả các tầng đều bị đóng một cách bất thường. Chính điều này lại càng làm tăng thêm sự kì bí của tòa nhà. Đây chính là Hội quán của học sinh Đông Dương (An Nam).
Nước Pháp đã xây dựng hội quán này và từ đó bắt đầu thực hiện nhiều hoạt động mang tính chất nhân đạo, từ thiện về giáo dục, khoa học, đạo đức đối với đất nước, nhân dân mà họ bảo hộ. Người Pháp cũng đầu tư nhiều về giáo dục, cho xây dựng trường đại học ở Hà Nội, xây trường trung học, phố thông ở một số thành phố…Theo tôi nghĩ, những hành vi xây dựng mang tính từ thiện như vậy cũng chỉ nhằm mục đích nô lệ hóa tinh thần của một dân tộc khác.Cho dù quá trình thực dân hóa có thành công đi nữa nhưng nó vẫn không thể dập tắt được tinh thần của một dân tộc nhỏ bé.
Vậy tại sao chủ nghĩa thực dân của Pháp lại tập trung vào giáo dục và khoa học. Đó chính là vì sự thiếu tri thức và đói nghèo. Việc cơ khí hóa lao động chỉ nhằm mục đích thuộc địa hóa. Đạo đức ở đâu khi máy chém đầu và súng bắn của thực dân đã giết đi bao mạng người, những việc làm mà trên thế giới chưa bao giờ xảy ra, gây ra những thảm kịch kinh hoàng khi giết bao nhiêu chiến sĩ, những người trụ cột của dân tộc.
Tôi vẫn không biết được tại sao người phương Đông lại bị người ta đàn áp thế này.
Vậy lí do gì khiến mọi người đều nghi ngờ và thấy kì lạ về một hội quán Đông Dương rất lớn và mang đầy tính từ thiện kia lại bị đóng cửa.
2. Tinh thần, nhuệ khí của những học sinh An Nam.
Tôi có quen biết một số bạn học sinh Đông Dương (An Nam). Một hôm, tôi đến thăm những người bạn đó.
- Hình như các bạn vẫn chưa có hội quán của mình ở thành phố đại học đúng không ? (Lúc đó tôi vẫn chưa biết gì về hội quán của học sinh An Nam).
- Đâu, chúng tôi có chứ.
- Thật ư ? Thế hội quán đó ở đâu ? Có lớn không ?
- Hội quán của chúng tôi là tòa nhà rất to ở cực Tây của thành phố đại học đó.
- À, có phải chính là công trình tráng lệ, mang phong cách Đông phương đúng không?
- Đúng vậy.
- Vậy tại sao các cậu lại không vào đó sống ?
Tôi biết rõ tình hình hiện nay của những bạn học sinh đó. Tôi đã tìm giúp cho họ ngôi nhà để họ có thể tự nấu cơm ăn hàng ngày. Một ngày họ thường chỉ ăn một bữa. Họ uống nước cho bữa sáng, ăn những thứ giống như là đồ ăn ở nhà ăn vào buổi trưa, và ăn bánh mì cho bữa tối. Nhà của họ thực chất là một căn lầu ở tầng 5 của một ngôi nhà bằng gỗ, bên bờ sông Seine. Diện tích của nhà cũng chưa bằng 3 chiếu, chỉ đủ để vừa một cái giường ngủ. Nhà gọi là có cửa sổ, nhưng thực chất chỉ là một ô thoáng ở trên nóc trần. Nơi ngồi nghỉ cũng chật chội. Ngồi trong nhà mà cũng cảm nhận được sương đêm. Bởi vậy, khi biết họ có hội quán mà lại không vào ở, tôi thấy rất lạ, không thể hiểu nổi. Thậm chí tôi còn cảm thấy chút bực tức.
- Vậy cho dù có chết các anh cũng không định vào hội quán sao ?
- Anh thử nghĩ xem. Ngôi nhà đó được xây dựng từ tiền thu được sau những lần chúng làm cho hơn hai nghìn anh em đồng chí của chúng tôi trở nên bại liệt, hay sát hại họ. Những người ủng hộ xây dựng ngôi nhà đó đều là kẻ thù không đội trời chung với anh em đồng chí, với cha mẹ, chồng, và cả dân tộc chúng tôi.
- Có nghĩa là sao ?
- Người Pháp dùng thuốc phiện giết chết người dân nước tôi, và kiếm về những khoản lợi nhuận khổng lồ. Thêm nữa, chúng cướp lấy tự do của chúng tôi, mà độc chiếm toàn bộ các khoản lợi nhuận từ việc buôn bán các chất giết người kia. Nhưng có lẽ chúng cảm thấy chút áy náy về những việc mình làm, về những khoản tiền thu về, nên đã dùng 1 phần nghìn của số tiền đó để đóng góp xây dựng hội quán này.
- Hội quán đó có thể chứa được bao nhiêu người ?
- Tám trăm người.
- Thế bây giờ đang có bao nhiêu người ở đó ?
- Hiện giờ có 6 người. Họ là con của các nhà đại sứ hay một số quan chức, vì một số lí do nào đó mà bắt buộc phải vào ở, không thể từ chối được. Nếu không vì lí do đó thì chắc không có ai vào đó ở cả.
Những thanh niên có cuộc sống vất vả, một ngày chỉ một bữa cơm nhưng lại có một tinh thần sắt đá như vậy. Ở Pari, học sinh từ các nước phương Đông (Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Dương…) thường được coi là những người có tính tình hòa nhã, mềm mỏng. Thế nhưng những con người hòa nhã đó lại có một tinh thần phản kháng thực sự mãnh liệt.
Sau đó, có lần tôi đã được một người Pháp kể về một sự kiện diễn ra trong ngày lễ thành lập hội quán học sinh tráng lệ đó vào mùa xuân năm ngoái.
Một nhà tài trợ tên là Phonten sau khi được biết có hơn 350 học sinh Đông Dương ở đây đã rất lo lắng, không biết nhà hội quán như vậy liệu có chật quá không. Trước ngày lễ thành lập hội quán, có 35 người đăng ký vào ở. Nhưng đến đúng hôm thành lập, 28 người hủy đăng ký và chỉ có 7 người đến vào ngày hôm đó.
Ngài tổng thống nước Pháp Gaston Doumergue và vua Bảo Đại nước An Nam cũng đến tham dự buổi lễ hôm đó. Đột nhiên, trong không gian vắng vẻ, trước ngài tổng thống và đức vua có một tiếng hô vang lên thật lớn.
- Hãy thả những tù nhân của chúng tôi ở Inpei ra !
Buổi lễ bỗng chốc trở nên hỗn loạn. Cảnh sát phải rất vất vả mới có thể đàn áp được sự hỗn loạn này. Vậy Inpei là nhà tù ở đâu ? Ở đó đã có sự việc đau lòng nào xảy ra ? Tôi sẽ kể về câu chuyện này sau.
(Mùa xuân năm nay, tại hội quán học sinh nữ ở Pari, có tổ chức một buổi diễn thuyết về các vấn đề của các nước thực dân và thuộc địa. Người diễn thuyết là ông Paul Mone, người trước đây đã từng thu hoạch được rất nhiều của cải tại các nước thuộc địa như vậy. Sau khi kết thúc bài diễn thuyết, đến phần thảo luận tự do, có một học sinh trẻ người An Nam đã đứng lên và hỏi một câu đã khiến ông Monevô cùng đau đầu. Ông Mone đã rất khó để trả lời những câu hỏi hóc búa, sắc bén của người học sinh kia. Cả hội trường vỡ tung trong những tràng vỗ tay ủng hộ người học sinh).
3. Sông núi chất chồng thi thể của người chết
Một chiếc tàu đen lớn đã tiến đến ! Đó là vào thời kì cuối thế kỉ 19.
Con tàu đen với chiếc ống khói như là một ác quỷ tiến đến, phá tan nền hòa bình. Nó gây ra sự náo loạn không chỉ ở Nhật Bản. Bởi lẽ trước khi đến Nhật Bản, nó đã qua Ấn Độ, Trung Quốc, các đảo ở biển phía Nam. Tại các nước đó, nó đã gây ra những cuộc tấn công rất tàn khốc. Có thể nói, về một ý nghĩa nào đó, Nhật Bản đã tránh được những thảm họa tàn khốc nhất mà Ấn Độ, Trung Quốc hay các nước khác đã gánh chịu. Hơn nữa, Nhật Bản lại có bốn bề được thiên nhiên bao bọc, và đó chính là điều kì diệu mà các nước phương Đông khác hằng mơ ước.
Ở Trung Quốc, Ấn Độ, An Nam, hay các đảo ở khu biển phía Nam, đều xảy ra những cuộc tấn công, những hành động tra tấn vô nhân đạo mà chiếc thuyển đen đó đã gây ra một cách không thương xót. Những người đã biết đến tình trạng hỗn loạn của Nhật Bản khi đó có thể dễ dàng tưởng tượng được một đất nước Nhật Bản đã anh dũng chiến đấu, bằng hết sức lực, con người, kể cả sau khi đàn ông đã hi sinh hết, chỉ còn người già và phụ nữ, họ cũng đứng lên chiến đấu chống kẻ thù.
Tuy nhiên, đó vẫn là may mắn, điều kì diệu của Nhật Bản. Ở những nước phương Đông khác, các cảnh tượng đau khổ, khắc nghiệt, tàn khốc vẫn diễn ra. Có thể thấy tàn khốc nhất là ở An Nam. Quân đội Pháp đã tấn công tại đây vào năm 1859, và bắt đầu chế độ chiếm đóng ác nghiệt. Đến năm 1862, nói chung hầu hết khu vực Đông Dương (Tonkin, An Nam, Kochi) đã bị chiếm đóng. Sau đó, vào năm 1885, tức khoảng năm Meiji thứ 18, quân đội Pháp đã chiếm toàn bộ Đông Dương, và khiến nơi này trở thành nơi bảo hộ.
Kể từ sau khi đó, những trận đàn áp lớn không diễn ra nữa, bạo lực cũng ít hơn, nhưng sự phản kháng của người dân thì vẫn chưa bao giờ kết thúc. Trong hơn 40 năm đô hộ, những người dân nghèo, chân đất tay không, không có đến nổi thứ vũ khí nào, vẫn luôn tràn đầy tinh thần chiến đấu bất kể ngày đêm. Còn người Pháp thì vẫn có kế hoạch tàn sát với những thứ vũ khí tối tân. Trước năm đó, lính Pháp đã thả bom xuống một ngôi làng nhỏ, mà người dân không hề có một vũ khí nào và đã giết chết hầu hết phụ nữ, trẻ nhỏ ở làng đó.
Sự thật đau lòng về những hành động bạo lực, tra tấn đó rồi sẽ được ghi chép lại và làm rõ, chắc chắn không thể nào để chìm trong im lặng được.
Chính phủ Nhật Bản đã nói chuyện với chính phủ Pháp về việc không nên tiếp tục các chính sách ngoại giao không tốt này ở những nước phương Đông. Toàn bộ người dân các nước da màu rất kính trọng và mong muốn Nhật Bản trở thành một đồng minh chủ chốt. Và Nhật Bản luôn muốn yêu cầu tất cả các dân tộc, da trắng hay da màu, đều phải nhất lòng bảo vệ chính nghĩa.
Mặc dù người Pháp có rất nhiều lí do mà họ coi là chính nghĩa cho những hành vi của mình, nhưng hàng ngàn dân tộc của Đông Dương vẫn cùng nhau suy nghĩ, phán đoán, tìm hiểu sự thật và vẫn không ngừng phản kháng.
Giờ đây, dường như đang có một sự hiểu nhầm căn bản giữa người Pháp và người dân ở nước bảo hộ. Người ta tin chắc rằng, nếu không giải quyết được sự hiểu nhầm này, chắc chắn sẽ không bao giờ có được những cuộc bắt tay trong hòa bình của 2 nước. Mục đích là phải chỉ ra, phân tích được sự hiểu nhầm đó, để cho người dân cả 2 nước đều hiểu được. Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề của 2 nước Pháp và An Nam, mà là việc làm sao để người phương Tây hiểu được tinh thần của người phương Đông. Và có vẻ như trong số người dân ở các nước da trắng, người Pháp hiểu rõ vấn đề này nhất. Đồng thời, thông qua việc chỉ ra cho người Pháp thấy được tinh thần của các nước phương Đông, hay những nước da trắng yếu thế hơn, Nhật Bản đã thể hiện được sứ mệnh mang tính toàn cầu của mình.


Phần bôi đỏ đã được hiệu đính, phần sau vẫn là nguyên bản "bọn công chứng nhà nước lừa đảo" dịch lấy nhiều tiền của chúng tôi...
Cháu Thanh nói lại là họ bỏ nhiều trang và dịch cực ẩu... cháu "làm lại" tốn nhiều công sức và mới làm được tới đây...

4. An Nam – Đất nước phía Nam bình an
5. Bạo lực tuyệt đối trong cả lời nói
6. Đất nước phật giáo
7. Địa ngục thuế quan
Người Trung Quốc chiếm phần đông trong dân số. (Ví dụ, dân số thành phố là 20 vạn người thì gần như là người Trung Quốc hết.) Người da màu ngoại trừ người Trung Quốc phải chịu sự đối xử tàn ác và đóng thuế nặng hơn người Trung Quốc.
Những người cùng khổ như thế phải chấp nhận thuế nặng, người không có khả năng nộp thuế thì sẽ bị tù hoặc là bị đuổi đi. Việc chịu thuế nặng gây ra mất tinh thần, bức xúc chống đối lại với địa chủ.
Nhiều người cho rằng: “Việc đóng thuế phản ánh tình trạng người Pháp lợi dụng người dân, bắt làm việc, chiếm đoạt tài sản, khiến họ không sống được”.
Tuy chỉ có chút sức phản kháng lại người dân vẫn đối đầu tới cùng. Những người đứng lên đó đều bị bắt giam tù. Đặc biệt là, người quản tù thường cố tình gây áp lực và bắt đi lưu đày. Gần đây, nghe nói khoảng 16000 người (có thể là 18000 người) phẫn nộ trước sự hành hạ vô lý, cực hình dã man. Miền đất xa xôi cuối chân trời, nhà tù có tiếng, dùng cực hình tra khảo tù nhân. Không hiểu được âm mưu sau cuộc lưu đày giống như không hiểu được mục đích của ngục tù.
Bị đàn áp bóc lột ở nơi đại lao như thiêu như đốt, 16000 người yêu nước hy sinh để giữ truyền thống của quê hương, còn gia đình, con cái họ ngày đêm lo lắng sẽ bị đàn áp và giết hại.
Hơn nữa, 16000 người trong đại lao là 1/1000 trên tổng dân số. Con số này đã thành trụ cột trong giai cấp sản xuất khi bị bắt làm việc trong suốt 3 năm, đại lao chứa 16000 người này là nơi bắt người dân làm việc cho đến chết. Thảm sát một dân tộc.
Đại lao ?Là nơi bắt người dân đất nước đi lưu đày và dùng những hình phạt dã man tra tấn.
8. Quyết tâm đấu tranh chống lại đàn áp
Sau khi dân chúng bị bạo hành bởi chính quyền chuyên chế độc tài, gây ra hận thù sâu đậm, làm sao quên được nỗi thống khổ vô cùng khủng khiếp?
Nếu như làm những việc lương thiện để bù đắp lại thì không biết có thể tha thứ cho những kẻ đã sát hại chồng con yêu quý hay những anh em mình, những kẻ chiếm đoạt tài sản quốc gia, những kẻ xâm lược không?
Mất dần đi lòng nhân đạo chăng?
Sự đánh giá đạo đức kết hợp với sức mạnh của tài sản quốc gia và từ lãnh thổ của nước mình số dân còn lại sẽ làm gì ?
Vàng bạc thu gom để xuất khẩu vào thế kỷ 19 thì được bù đắp lại nhờ nhập khẩu cũng cùng giá cả. Số tiền kiếm được đủ để đóng thuế và chi trả phí sinh hoạt và yêu cầu tài sản quốc gia, có thể trao đổi hàng hóa sản xuất công nghệ cận đại số lượng nhiều.
Những việc từ thiện và nhân đạo của người Pháp nghe nói là các mảng giáo dục, chính trị và đạo đức. Ngoài ra, họ muốn nâng cao 1 phần liên quan đến giáo dục 1 ví dụ như không được đi học.
Con cái người An Nam khó khăn hơn người nước ngoài trong việc học cấp 2 và cấp 3 của nước Pháp.
Thứ nhất là, không thể tiếp cận được, vì khó tiếp thu những cái du nhập vào và du lịch của nước Pháp.
Thứ hai, vì điều này các học sinh Trung Hoa nước bên cạnh từ Thượng Hải đến Marseille chi tiêu cho tiền đi lại rất nhiều nên không thể đi nước ngoài học hỏi được. Người mà ta chưa hiểu rõ lòng của họ thì ta không thể tin được. Không thể hiểu được một cách đơn giản để thấy được vấn đề.
Thứ ba, Saukhi bị Pháp đô hộ, người An Nam thì không được đi học, nhiểu hơn học sinh Trung Hoa trong một số trường cấp 2 công lập. Không chỉ dừng ở đó mà còn nhiều việc tệ hơn nữa.
Nỗi khổ chịu đựng đã trở nên phi thường khi học trường cấp2, vì để vào trường học giỏi nhất bỏ mặc hận thù nên thấy vậy Pháp không can thiệp vào chọn trường giỏi học.
Đư ra những điều kiện cấm đoán, nâng chi phí cao, vì nếu như được học và chơi ở nước Pháp thì mở mang được trí óc hơn. Người An Nam bị Pháp đô hộ cả học sinh cấp 2, từ đầu năm đó trở đi, trong 1 năm cần chi phí tăng lên 10000, trong 7, 8 năm thì chi tiêu hơn 100000.
Cho dù ở địa vị nào xây dựng hàng trăm hàng ngàn trường cho học sinh An Nam, hỗ trợ hàng ngàn người hàng trăm người hàng năm ở kho bạc nhưng Pháp quyết không thua 1/1000 lợi ích thu được từ người An Nam. Pháp chỉ vận chuyển bằng đường tàu tìm, cách làm sao để giảm bớt học sinh Trung Quốc.
Nển tảng cho giáo dục khá vô lý trên đời, giải thích cho học sinh tiểu học An Nam rằng là “Tổ tiên của chúng ta là người Xen - tơ”.
Người Pháp bảo hộ giống cách dân chủ của nước họ áp đặt lên nước bị bảo hộ đó sao? Bảo hộ tiếng Pháp có ý nghĩa làm theo toàn diện sao?
Một ngày nọ, khi qua cảng Sài Gòn đã chứng kiến cách cư xử lạ lùng của người Pháp. Một người Pháp mập mạp phất vó ngựa, đánh người An Nam một cách vô cảm, đã không nhiệt tình chuyển vào kho hàng hải quan. Nếu như rắc rối thì nói 1 câu là “Bỏ qua nhé! “là đủ rồi. Lúc dùng bạo lực, tôi đang đứng trước người Pháp đó, tôi cầm lá cờ nữa. 3, 4 người An Nam đã bị đánh bất ngờ vừa chạy vừa van xin. Người Pháp liếc ngang sơ qua vừa bỏ đi vừa tự hỏi “Người Nhật à?”. Cho dù không phải là người Nhật thì cũng đánh động lòng người. Người Nhật thấy nguyên nhân dẫn đến sự kiện bất bình này.
Vì sự ngược đãi này kéo dài 70 năm sau.
Bắt người An Nam không được chống đối và phải nghe lời như những con cừu.
Vì than phiền đau khổ đó bởi trận đòn đổ máu và mỡ, sống dở chết dở, dựa trên chính sách tiêu diệt thảm sát toàn bộ gia tăng bạo lực dành lợi ích, vì nhờ bạo lực, quân đội, vũ khí và thuốc nổ không chút nhân nhượng, những năm sau bị đàn áp dân cả nước nam hay nữ già hay trẻ bị tấn công, trở nên hoang tàn chết chóc một nước khó khăn, làm điêu đứng dân cả nước, có những người mất cả gia đình.
Những đứa trẻ cũng bị trói, dùng vũ khí, bom đạn để giết chúng, nước mất rồi những thiếu phụ mất chồng con, nước bị đô hộ không có 1 vị thế trên thế giới, dân cả nước nằm chết la liệt. Bao nhiêu mơ ước tan biến. Những thanh niên Việt Nam đau thương trên đời, cuối cùng là Hồng Thái. Chiến đấu vì đại nghĩa. Ngoại ô An Nam có những tiếng hô vang trên khắp các tòa nhà khâm sứ vọng lại “Việt Nam muôn năm”.
9. Nhiệt huyết nam nhi, khoảng khắc cuối cùng của Phạm Hồng Thái
Đại dư âm bùng nổ, bữa tiệc lớn ở khách sạn Victoria Phạm Hồng Thái giả dạng ký quăngt lựu đạn đặt trong một chiếc máy ảnh.
Ám sát Merlin toàn quyền Đông Dương.
Người nào đã ném lựu đạn.
Đây là ngày 8 tháng 6 năm 1924, Quảng Châu. Một người Pháp đứng đầu 1 nước bị đổ máu. Khói súng mù mịt, hoãn loạn, nhân lúc này ông hô “Việt Nam muôn năm”.
Quân đội truy nã đuổi theo người trực tiếp hành động. Người chủ mưu bị phát hiện là người trẻ như thiếu nữ trong trắng lén lút như con chim bay từ cửa sổ của khách sạn và gieo mình xuống sông của Trung Quốc.
Lễ tưởng niệm được tổ chức lớn vào ngày 19 tháng 6 hằng năm trước đài tưởng niệm chính diện , nghĩa trang thuộc vùng ngoại ô tỉnh Quảng Châu chon cùng với 72 chiến sĩ của đội quân cách mạng nước Trung Hoa đã hy sinh. Những ngôi mộ nát đã được xây lại, sau này các thanh niên thiếu nữ từ An Nam, Đông Kinh, biên giới Trung Quốc , một số vượt biển, một số băng rừng, tìm kiếm vùng đất. Thánh địa mới.
Khi xem ngôi mộ nát gần đó, thì trên đó có viết rằng là “Mộ của Phạm Hồng Thái chiến sĩ An Nam”. Mặt chính của bia khắc chi tiết. Chính điều đó kể câu chuyện tiếp theo.
Phạm Hồng Thái sinh ra ở Đông Kinh, thuộc gia đình trí thức thời đó. Người Pháp đô hộ An Nam, lập chế độ thi khác, lừa dối dân chúng, không cho tiếp xúc với học vấn. Nổi giận Phạm Hồng Thái, cho nghỉ học, bắt đi lao động. Thời cơ chín mùi tạo một khối đại đoàn kết chính nghĩa yêu nước, để không còn đau khổ nên lật đổ quan bóc lột, đảo chính bạo lực chính trị của chính phủ Pháp. Phạm Hồng Thái gắn bó với kế hoạch triển khai cách mạng. Có 2 mục tiêu trong chiến lược. Tuy giống mục đích nhưng khác về cách thức, người thứ nhất là ở Đông Kinh, đuổi về nước. Người thứ hai là sẽ trừng phạt quan quân đàn áp. Phạm Hồng Thái thay đổi cho người thứ nhất. Phạm Hồng Thái lần nữa bị bạo lực truy đuổi, thêm người thứ hai xác nhận cùng 1 sự việc cách duy nhất cảm động nhân dân, tự mình lên kế hoạch hành động.
Merlin trên chuyến công du sang Nhật, du lịch Quảng Châu, Thượng Hải, tuân thủ điều này ở Thượng Hải và Nhật Bản, vụ ám sát ông không thành công đuổi theo đến Quảng Châu. Biết tin tổ chức tiệc cho người Pháp là ông Merlin, Phạm Hồng Thái lên kế hoạch trong vòng 1 ngày “Tôi nhất định phải thành công. Bất kể là chết trong tay kẻ thù. Tôi thỉnh cầu các anh, sau khi tôi chết, tôi tố cáo cho mọi người biết người Pháp vô nhân đạo, mục đích duy nhất của thảm sát dân chúng vô tội, để ngăn chúng lại. ”
Ngày 8 tháng 6, vào lúc 8 giờ tối Phạm Hồng Thái đã đến khách sạn Victoria đột nhập vào bữa tiệc. Đồng thời mang theo lựu đạn và ném làm chết những nam nữ gần đó. Phạm Hồng Thái cười và nói một cách hài lòng “Tôi làm được việc tôi chết cũng được.” Chạy trốn, nhảy xuống sông chết. Người dân Quảng Châu chúng tôi không ngừng tán thưởng hành động dũng cảm đó, tìm kiếm xác, phát hiện được rồi chon cất trên đồi.
Ngôi mộ phía tây nam này ghi nhớ sự hy sinh cho tổ quốc , nơi linh hồn vĩnh viễn của Phạm Hồng Thái an nghỉ. Tưởng niệm sự ra đi vĩnh viễn của Phạm Hồng Thái, nước Trung Hoa viếng mộ năm thứ 14 tháng 1…. Đây là thời Ông Kokan cai quản Quảng Đông và Quảng Châu. Người nước ngoài, cũng đồng tình với người nước Trung Hoa. Cũng có cả người Nhật nữa.
Chân dung Phạm Hồng Thái vi phạm điều ngăn cấm phát tán khắp nơi. Câu chuyện thanh niên yêu nước lan rộng, ở các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, ở nhà máy, các thiếu niên, các thiếu nữ đều nghe qua cái tên ấy. Trong đó, Merlin -Toàn quyền Đông Dương bị cho là “Tội ác của dân tộc”, dân cả nước cùng với nhang, hoa đến viếng linh hồn Phạm Hồng Thái, làm theo dũng khí của anh ấy, tiếp tục hành động xúc tiến cách mạng, bạo động cứu dân tộc chúng ta khỏi ách nô lệ.
10. Đâp tan xâm lược Yên Bái, khung cảnh thảm sát hoang tàn
Tháng 2 năm 1930 sự đau buồn lan đến thành phố Yên Bái. (Yên Bái ở gần thủ đô Hà Nội của nước Đông Kinh). Có nhiều người đến đây, đi bằng tàu hỏa. Cả binh sĩ cũng núi hiểm trở tập hợp. Sĩ quan da trắng cũng cảm thấy kỳ lạ , không hiểu tiếng An Nam nên đáng buồn. “không biết điều gì hết” “Vì là Tết An Nam, mọi người đi chùa Tân cầu phúc”
Sau 8 giờ tối, khi Trung Đội trưởng Genza trở về nhà, thì Trung sĩ Vinh chờ ở nhà dưới. “Ngài Trung đội trưởng không đi ăn sao?” “Tại sao vậy?” “Có độc hả?”
Trung sĩ thuật lại bằng tiếng Pháp rõ ràng, hãy thông báo nhanh chóng, tối nay người da trắng sẽ bị giết hết, kho thuốc nổ bị chiếm, lá cờ cách mạng sẽ được dương cao trên pháo đài.
“Ôi, hãy nhìn cho kỹ bản quan, không kịp nữa rồi”
Trung đội trưởng cùng với quan phụ tá Esubio tách binh sĩ ra sau đó hợp lại, bỏ bữa tối, báo cáo trực tiếp cho đại đội trưởng. Rồi Đại đội trưởng báo cáo lại cho các cấp trên khác.
Đại đội trưởng nở 1 nụ cười “Báo lại cho các sĩ quan khác, cái gì? Đây là lệnh chỉ thị. ”. Vì thế, Tất cả chúng ta chỉ còn cách duy nhất đi thăm dò khu vực tập kết và tổ chức cách mạng, thăm dò đầm lầy ruộng rẫy, nơi đó có nhiều hình nộm.
“Chuyện gì đây, giống như ngựa và hươu vậy ”.
Sĩ quan người da trắng, trong hàng ngũ quan mà hạ cấp xuống thành quan binh.
Thảm họa kinh khủng trong đêm tĩnh lặng bắt đầu phổ biến.1 giờ sáng, toàn bộ hạ sĩ quan da trắng ngủ say, đội quân cách mạng đi chân đất nên không phát ra tiếng động tấn công như 1 đàn cá, tất cả bị lưới trong cái lưới chống muỗi, kẻ bị đâm, kẻ bị thương, một số bị chết. Lực lượng dân quân chia làm 2 đội, đội 1 ở pháo đài, đội 2 hướng lính ống. Lính bộ cùng với 2 nơi chia nhau ở những nơi có dân cư, cánh cổng đã được mở ra nhẹ nhàng.
Lời khen phi thường vang vọng nhờ mệnh lệnh đội quân cách mạng phổ biến.Sĩ quan Pháp nghe những lời tán thưởng đặc biệt này đã phân bố vũ khí và lựu đạn cho lính bộ theo quy định. Trung sĩ tự sát, phân bố lựu đạn, dao gang.
Vào đêm khởi nghĩa cuộc cách mạng Yên Bái, ở Đông kinh, Hưng Nguyên, Lan Thảo, Hà Nội, Vĩnh Hội….cũng đốt đuốc đứng lên. Những người theo cách mạng đều bị giết, còn trưởng thôn bị thiêu cháy. Ở Hà Nội, 20 quả lựu đạn ném vào nhà trưởng bộ nội vụ.
Cuộc xâm lược Yên Bái đánh bại lũ quân cướp nước hèn hạ.Tuy nhiên những người chiến đấu đã bị sát hại khốc liệt, những người sống sót bị đưa vào đại lao.
11. Không còn đau khổ - Anh dũng – Việt Nam muôn năm.
Tháng 3 năm 1930, sau sự kiện Yên Bái , người chỉ huy đã bị kết án chém đầu cùng với 39 người nữa. Ngoài người chỉ huy và 39 người còn những người khác cũng bị xử lý tùy vào khoan nhân của tổng thống. Báo Pháp đăng tin cảm kích trước lòng khoan nhân đó .Khuôn mặt khi biết được giảm hình phạt đi lưu đày còn hơn bị chết. (Báo Pháp “Nguồn gốc” nổi tiếng về chú trọng đến chính sách của chính phủ về tự do và chính nghĩa ).
Nguyễn Thái Học lúc 26 tuổi là một thanh niên cứng cỏi. Anh đã chỉ huy 39 người này. Phó Đức Chính là người kế tiếp Thái Học,23 tuổi. Một thanh niên dám đứng lên biểu tình là một người lính tài giỏi, ngày 9 tháng 2 năm 1930 anh lên chiến lược tấn công. Anh không ngủ nghỉ viết bản kế hoạch kháng chiến, cả nước nhất trí tiến hành. Sau này, báo đưa tin rằng do vũ khí thô sơ lại thiếu phương tiện liên lạc trong việc phối hợp và điều binh, nên lực lượng khởi nghĩa bị đánh bại, đã suy yếu và rút lui. Sự thực là trong hàng ngũ Đảng có kẻ phản bội, công việc chuẩn bị khởi nghĩa bị bại lộ,Phó Đức Chính bị bắt.
Anh ấy Khi bị kết án tử hình, ông từ chối việc chống án với câu nói đầy khí phách sau đây:
Đại sự không thành! Chết là vinh!Còn chống án làm chi vô ích!
Tiếng kêu la thất thanh của người mẹ già phá tan cái tĩnh lặng của hoàng hôn.
Máy chém nặng đã được hạxuống nhanh.
Việt Nam muôn năm!
Tiếng kêu la cuối cùng của các thiếu niên tiều tụy đã bị chém.
Những người chia ra làm từng nhóm 20 người. Mọi người hô vang :
Việt Nam muôn năm!
Việt Nam muôn năm!
Việt Nam,
Việt Nam muôn năm!
Tiếng kêu la ấy đã xóa đi mọi khổ cực tuyệt vọng, như tiếng côn trùng giữa màn mưa tĩnh lặng, vang vọng đến 12 tầng trời đất. Dân chúng thổn thức tiếc thương.

Diệu Minh
so với bản dịch đã bôi đỏ bạn sẽ nhận ra trình độ dịch thuật của nhóm lừa đảo:

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=4887
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.