Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Ngủ - Bí mật của sức khỏe
Thực Dưỡng > Các phương pháp chữa bệnh tự nhiên > Thầy lang vũ trụ
Diệu Minh
Tiên sinh Ohsawa nói muốn có sức khỏe theo tiêu chuẩn của ông, cần có 7 điều, trong đó có "ngủ ngon" và ngủ như thế nào, cần đọc thêm bài này:

Câu chuyện không thể bỏ qua: Bí mật muôn thuở về giấc ngủ

Một bài viết trên Sina blog có tên ”Bí mật muôn thuở về giấc ngủ“, đã tiết lộ những bí mật thiên cổ về giấc ngủ của con người . Tên bài báo này nhấn mạnh là bạn không nên bỏ lỡ và chắc chắn sẽ không hối tiếc khi đọc nó .

Trong bài viết có nói, theo y học và kinh nghiệm bản thân cũng như những gì quan sát được, thời gian ngủ thực sự của một người tối đa là hai giờ đồng hồ, còn lại đều là một sự lãng phí thời gian. Chúng ta nằm trên gối và đi vào trong những giấc mơ, không ai là không có những giấc mơ cả. Nhưng chúng ta lại không cảm nhận được chúng, đó là vì chúng ta đã quên đi ngay sau khi thức dậy. Thông thường để ngủ đủ thì chúng ta chỉ cần 2 giờ, vậy thì tại sao rất nhiều người muốn ngủ đến bảy hay tám giờ? Đó là vì chúng ta đã nuôi dưỡng thói quen, tập quán nghỉ ngơi trên giường trong thời gian lâu, chúng ta không cần quá nhiều thời gian để ngủ, đặc biệt là những người tu thiền và luyện võ thuật, họ biết rằng, chỉ cần nhắm mắt lại và thực sự đi vào giấc ngủ thì vào buổi trưa chúng ta chỉ cần ngủ ba phút, đã là tương đương với hai tiếng đồng hồ ngủ rồi. Khi đêm đến thì cũng phải ngủ, tốt nhất là vào nửa đêm, năm phút tương đương với sáu giờ đồng hồ.

Như vậy chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn dành cho việc học tập, thuận theo nguyên lý vũ trụ, quy luật của đất trời, và mối quan hệ giữa Âm và Dương, chúng ta sẽ cảm thấy rằng: Một khối năng lượng từ tim và cơ quan nội tạng sẽ hạ xuống phần bên dưới và hội tụ tại đan điền (bụng dưới), năng lượng này sẽ được dung hòa ở đây. Khi ấy “Thủy hỏa đủ đầy”, tất cả đều sẽ trở nên lắng dịu lại, sau một giấc ngủ đủ, tinh thần của chúng ta sẽ trở nên rất tốt.

Vì vậy, những người bị mất ngủ hoặc có thói quen thức thâu đêm, phải tự mình rèn luyện đi ngủ vào 12h, cho dù chỉ là ngủ 20 phút.

Nếu chúng ta hăng say làm việc quá nửa đêm (sau 12 rưỡi), chúng ta sẽ không cảm thấy buồn ngủ nữa, đây là điều rất không tốt. Nghiêm trọng hơn, là làm việc cho đến bình minh, bốn, năm, sáu giờ, giả sử bạn lại buồn ngủ, nếu bạn ngủ lúc đó dù chỉ là một lát thôi thì cả ngày hôm đó bạn sẽ cảm thấy đầu óc mệt mỏi và choáng váng.

Vì vậy, những người muốn làm việc muộn vào ban đêm, thì dù cho là việc quan trọng thế nào đi nữa đến 12h cũng phải ngủ ít nhất là nửa tiếng, đến giờ Mão (5-7h sáng) nếu bạn lại muốn ngủ thì hãy xin nhớ là không được ngủ nữa, ngày hôm đó tinh thần của bạn sẽ vẫn tốt.

Nhưng cũng có những người trằn trọc mãi trong đêm, không ngủ được và chỉ thiếp đi lúc bình minh. Ngày hôm sau họ sẽ cảm thấy tinh thần mệt mỏi và không thoải mái, họ cảm giác bị mất ngủ và thiếu ngủ, thực tế là do họ không có kinh nghiệm.

Giấc ngủ và sức khỏe

Một danh y thời chiến quốc trong bài đối thoại với Tề Uy Vương đã nói: “Chế độ ngủ luôn phải ở vị trí hàng đầu, giấc ngủ giúp con người và động vật sinh trưởng, giấc ngủ giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn, vì vậy, ngủ đủ giấc là chế độ dưỡng sinh đầu tiên, người mà một đêm không ngủ thì phải mất cả một trăm ngày để phục hồi lại.”

Khoảng thời gian từ 21 giờ cho đến 5 giờ sáng là thời gian ngủ có hiệu quả nhất. Con người, động vật và thực vật đều có cùng một nhịp điệu sinh học. Thời gian ban ngày 5h sáng đến 9h tối là khoảng thời gian hoạt động nhằm tạo ra năng lượng, trong khi đó vào ban đêm các tế bào bắt đầu phân chia, đưa năng lượng vào tế bào mới, phục hồi hoạt động tế bào. Con người nên thuận theo vận động của trời và đất. Khi trời tối, không gian tĩnh lặng, con người nên đi ngủ, tinh thần sau đó mới trở nên khỏe mạnh, vào giờ đó mà đi ngủ thì tinh thần và thân thể đều có được trạng thái tốt đẹp. Giấc ngủ tròn đầy, trẻ con mau lớn, tròn trịa, tính tình vui tươi; còn trẻ hiếu động, ít ngủ, thì sẽ phải chịu những tác dụng ngược lại.

Giấc ngủ là một chức năng quan trọng của sức khỏe, tác dụng của giấc ngủ là sử dụng một số lượng lớn các tế bào khỏe mạnh để thay thế cho các tế bào suy yếu, vậy thì nếu như chúng ta không ngủ đủ giấc, thì các tế bào cũ không thể được thay thế. Nếu trong một ngày có 1 triệu tế bào bị suy yếu mà khi ban đêm chúng ta chỉ có thể thay mới được 5 trăm nghìn tế bào, như vậy cơ thể sẽ dẫn đến sự thiếu hụt. Nếu sự thiếu hụt này kéo dài, thì con người sẽ thiếu đi sinh lực sống, cảm thấy thân thể mệt mỏi rã rời. Tại sao có những người có thể sống 100 tuổi, đó là vì họ luôn đi ngủ vào 21 giờ tối.

Thực vật hấp thụ năng lượng mặt trời và tăng trưởng vào ban đêm, vì vậy khi đêm xuống ở các khu vực nông thôn, chúng ta có thể nghe thấy âm thanh của tiến trình sinh trưởng. Con người và thực vật đều là những cơ thể sinh học, có thời gian phân chia tế bào không khác nhau là bao, do đó nếu bỏ lỡ thời gian ngủ quý giá vào ban đêm, tế bào mới sinh ra không thay thế được hết các tế bào tiêu vong, con người sẽ bị già sớm và mắc nhiều bệnh tật. Con người phải thuận theo tự nhiên, nên hoạt động theo chu kì của mặt trời, mặt trời thức ta cũng thức, mặt trời đi ngủ, ta cũng đi ngủ. Con người so với mặt trời thì bé như một hạt bụi, lựa chọn “chống lại với mặt trời” khác nào là một lựa chọn ngu xuẩn. Ngủ quá trưa cho đến khi mặt trời đứng bóng có thể khiến sinh lực bị hao tổn. Đây là một sự thật khách quan.

Trong hiện thực cuộc sống, có nhiều người bị khó ngủ, chất lượng của giấc ngủ không cao. Giấc ngủ kém là một vấn đề mang tính toàn diện, can hỏa quá thịnh, giấc ngủ chập chờn; vị hỏa quá thịnh, giấc ngủ bồn chồn; gan thiếu khí âm, khi ngủ cảm thấy mệt mỏi.

Thứ hai , giấc ngủ và bệnh

Thói quen sinh hoạt và lối sống hiện đại mang lại rất nhiều tác động tiêu cực cho cơ thể con người dẫn đến sự hình thành của bốn loại bệnh nghiêm trọng: bệnh trái cây, bệnh tủ lạnh, bệnh truyền hình máy tính, bệnh thức đêm, đây là những căn bệnh trầm kha thuộc về tâm bệnh. Gan có một đặc tính : là vùng thu hồi máu và cung cấp máu cho bên ngoài.

Trên thực tế, thời gian nửa đêm từ 23:00 đến 1:00, thì 23:00 mới là khởi đầu của một ngày mới chứ không phải là 00:00 như chúng ta vẫn lầm tưởng. Gan mật hỗ trợ trong ngoài, tựa như một thể thống nhất, vào lúc 23:00 túi mật bắt đầu hoạt động, nhưng nếu chúng ta không ngủ, sẽ làm tổn thương nghiêm trọng khí huyết tại mật, mà trong khi đó, 11 cơ quan nội tạng đều phụ thuộc vào mật. Như vậy nếu mật bị tổn thương thì toàn bộ cơ quan nội tạng đều giảm chức năng, trong đó bao gồm hoạt động trao đổi chất, hệ thống miễn dịch đều suy giảm, hiệu suất làm việc cũng giảm thiểu nghiêm trọng. Khí huyết tại mật còn duy trì hỗ trợ hệ thần kinh trung ương, do đó nếu khí huyết tại mật bị thương tổn có thể dẫn đến các chủng bệnh tật rối loạn tinh thần như trầm cảm, tâm thần phân liệt, căng thẳng, nóng nảy bồn chồn không yên. Vào khoảng thời gian nửa đêm thì túi mật chủ yếu biến đổi sang dạng dịch thể, người mất ngủ thì kinh lạc tại mật quá thịnh, dịch mật chuyển vào tình trạng bất lợi, nếu quá nhiều thì sẽ kết tinh thành thể rắn, một thời gian dài tích lũy sẽ thành sỏi mật, nếu như mật trong tình trạng này kéo dài, thì hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm chỉ còn 50%, do vậy không thể để mật bị tổn thương, cẩn phải sử dụng hợp lý tiềm năng to lớn của hệ thống này.

Theo beforeitsnews

https://tientri.net/hay-va-la/cau-chuyen-kh...uo-ve-giac-ngu/

member
Thiếu ngủ đêm có thể gây teo nãoCác nhà nghiên cứu cảnh báo, người lớn tuổi càng ngủ ít, bộ não của họ càng bị teo và suy thoái nhanh hơn.



Thời lượng giấc ngủ mỗi ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tâm thần của mỗi chúng ta. Ảnh minh họa: CorbisCác chuyên gia thuộc Trường Y sau đại học Duke-NUS của Singapore đã tiến hành nghiên cứu 66 người lớn tuổi, sử dụng công nghệ quét cộng hưởng từ (MRI) cũng như những khảo sát về giấc ngủ. Cụ thể là, những người tình nguyện đã được đo khối lượng não và kiểm tra, đánh giá chức năng thần kinh - tâm lý 2 năm một lần. Thêm vào đó, thời gian ngủ của họ cũng được ghi lại thông qua bản câu hỏi.

Kết quả hé lộ, những người ngủ ít hơn cho thấy bằng chứng về sự phình rộng não thất nhanh hơn và suy thoái về nhận thức. "Phát hiện của chúng tôi đã gắn việc ngủ ít với dấu hiệu của sự lão hóa não", tiến sĩ June Lo, người đứng đầu nghiên cứu, nói.

Theo các tác giả nghiên cứu, công trình của họ, vốn liên quan đến xã hội đang lão hóa nhanh chóng của Singapore, sẽ mở đường cho những nghiên cứu trong tương lai về sự thiếu ngủ cũng như ảnh hưởng tăng thêm của nó đối với sự suy thoái trí não, kể cả chứng mất trí nhớ. Họ hy vọng trong những năm tới sẽ xác định được điều gì tốt cho sự trao đổi chất ở tim mạch và sức khỏe dài hạn của bộ não.

Hồi đầu tuần này, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Warwick (Anh) khuyến cáo, ngủ quá nhiều ở tuổi trung niên có thể cùng gây hại như thiếu ngủ. Nghiên cứu đối với gần 9.000 người trong độ tuổi từ 50 - 64 tuổi phát hiện, những đối tượng ngủ ít hơn 6 tiếng hoặc hơn 8 tiếng mỗi đêm có trí nhớ tồi tệ hơn và khả năng ra quyết định kém hơn. Tuy nhiên, sức mạnh của bộ não chỉ giảm xuống đối với những người lớn tuổi hơn (từ 65 - 89 tuổi) nếu họ ngủ quá nhiều.

Các chuyên gia đều nhất trí rằng, thời lượng giấc ngủ có ảnh hưởng đến cơ thể và trí não của chúng ta và rằng, số giờ ngủ cần thiết thay đổi theo tuổi tác của chúng ta. Giáo sư Francesco Cappuccio, đồng tác giả nghiên cứu của Đại học Warwick, nhấn mạnh, việc ngủ theo thời lượng thích hợp ở người cao tuổi thậm chí có thể ngăn chặn được sự suy thoái trí não, một nguyên nhân dẫn tới chứng mất trí ở người già.

Theo nhiều nghiên cứu, 7 tiếng/ngày là thời lượng ngủ tối ưu, tốt cho sức khỏe thể chất và tâm thần của một người trưởng thành, giúp phòng chống bệnh béo phì, tiểu đường, áp huyết cao, bệnh tim mạch, đột quỵ và cả teo não.

Tuấn Anh(Theo Daily Mail)

http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/183982/thieu-ngu-dem-co-the-gay-teo-nao.html

member

TÁc HẠi CỦa ViỆc Đi NgỦ MuỘn


Từ 21-23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) bài độc (đào thải chất độc), lúc này thái yên tĩnh hoặc nghe âm nhạc thư giãn.

+Từ 23-1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say.

+Từ 1-3h sáng là thời gian bài độc của mật, cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say

*Ngủ muộn có nguy cơ gây ra nhiều bệnh tật.

+Từ 3-5h sáng là thời gian bài độc của phổi. Cũng chính là lý do tại sao mà người đang mắc bệnh ho lại hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi. Vì thế, không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong người vào lúc này.

+Từ 5-7h là khoảng thời gian ruột già bài độc, cho nên cần đi toalet vào lúc này.

+Từ 7-9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, cho nên cần phải ăn sáng. Những người đang phải trị bệnh tốt nhất ăn sớm hơn, từ trước 6h sáng, còn với người ăn dưỡng sinh thì ăn trước 7h sáng. Những người không ăn sáng cần thay đổi thói quen xấu này, dù có đợi đến 9, 10h mới ăn cũng tốt hơn là không ăn.

+Từ nửa đêm cho đến 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu, cần phải ngủ say, không nên thức khuya.

*Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn:

1.Giảm trí nhớ.

2.Uể oải, khó tập trung chú ý vào công việc.

3.Ù tai, chóng mặt, mắt mờ.

4.Nóng nảy, cáu bẳn (dù có chú ý để tránh nổi nóng thì cũng vô ích, tới lúc nóng là không kiềm chế nổi).

5.Đau mỏi cơ, có thể thỉnh thoảng bị chuột rút. Đối với những người tập thể hình thì việc thức khuya sẽ giảm khả năng phục hồi và phát triển của cơ bắp.

6.Trung khu thần kinh uể oải thì thần kinh vị giác cũng trì trệ, dẫn tới ăn uống không ngon miệng.

7.Da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nhiều dầu, đôi khi sần sùi và nổi mụn, dưới mắt có quầng thâm.
Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, nhất là da mặt. Thông thường là khoảng từ 10-11 giờ đêm da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Nếu như thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, sẽ khiến cho da bị khô, giảm sức đàn hồi, bị sạm và không mịn màng…

8.Khô mắt, mỏi mắt, và nếu mắt phải làm việc khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng thì dễ bị giảm thị lực.

9.Thức khuya hay ngủ ít có thể dẫn tới nguy cơ tăng cân theo chiều hướng tiêu cực, có thể gây thêm các tác dụng khác là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp…

10.Bên cạnh đó thức khuya trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya.

Theo đồng hồ sinh học thì:

-Trạng thái ngủ từ 0 đến 1 giờ sáng khiến cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, giúp tinh thần sảng khoái, dung nhan tươi tắn khi tỉnh dậy. Nên ngủ trước đó tầm 1 hoặc 2 tiếng, để vào tầm thời gian nói trên thì đã chìm vào giấc ngủ sâu.

-Từ 1-5h sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch. Thức khuya thì rút ngắn hoặc thậm chí làm cơ thể bỏ qua giai đoạn này, lâu dần sẽ suy sụp thấy rõ.- Trong các giai đoạn ngủ sâu thì cơ thể tiết nhiều hooc môn để cân bằng và nâng cao sức đề kháng, mà thức khuya thì khiến hoạt động ấy xảy ra chậm và ít hơn.

Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn có rất nhiều, có loại về lâu dài mới phát tác, có loại thì ngay hôm sau đã có thể phát tác rồi, ví dụ như mắt thâm quầng, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút. Thức khuya cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nên nhớ rằng ban đêm hệ thần kinh giao cảm của con người sẽ nghỉ ngơi, vì ban ngày nó đã hoạt động rất mạnh để giúp con người làm việc và sinh hoạt. Nhưng những người thức khuya thì thần kinh giao cảm vẫn hoạt động mạnh. Như vậy, ngày hôm sau chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, khó tập trung tư tưởng, phản ứng chậm, hay quên, chóng mặt, nhức đầu… Lâu ngày sẽ dẫn đến bị bệnh suy nhược thần kinh.

Hi vọng qua bài viết này phần nào bạn đã hiểu rõ tác hại của việc thức khuya và hãy khắc phục nó để cơ thể của bạn được bình thường và bạn luôn khỏe mạnh.

http://beforeitsnews.com/vietnamese/2014/06/tac-hai-cua-viec-di-ngu-muon-267228.html

Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.