Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Tại sao nên ăn chay?
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Thông điệp huy hoàng của con người mới
Diệu Minh
Có những lý do mà tôi liệt kê sau khi quan sát nhiều năm về thực phẩm cần thiết để bảo trì sự sống tốt lành cho loài người, và vì 7 lý do đó chúng ta nên ăn chay là CHÍNH:

1. Theo Phật giáo bắc tông truyền từ nhánh Trung Quốc qua, nên ăn chay để nuôi dưỡng tâm từ với chúng sinh,. Động vật, theo Phật giáo cũng chỉ là chúng sinh có trình độ tiến hóa thấp... hiện nay toàn bộ dân tộc Kogi ở châu Mỹ đều ăn chay từ xa xưa cho tới ngày nay... Bạn có thể xem thêm tin về dân tộc Kogi tiến hóa này theo quan điểm Thực dưỡng:
http://thucduong.vn/forums/index.php?showt...809&hl=Kogi
Tuy nhiên ngày nay nhóm người ăn chay bởi thức ăn ngoài thị trường có sức khỏe không tốt, cụ thể là tôi (Ngọc Trâm) đã phải tư vấn cho 3 vị sư nữ trụ trì các chùa và thiền viện lớn... các vị ấy đều bệnh lắm và có người đã cắt cả hai vú vì ung thư... cũng có những người nữ ăn chay trường khác cũng bị ung thư vú và không "chữa" theo Thực dưỡng mà lại đi sang Singapor chữa ... và cũng đã ra đi sớm...
Tôi không hiểu tại sao Phật giáo nguyên thủy lại có vẻ phớt lờ việc chay và mặn? không ủng hộ mạnh mẽ cho việc ăn chay lành mạnh theo Thực dưỡng?
Người nữ còn ăn mặn tính nết dễ nổi sân, tiên sinh Ohsawa khuyên phái nữ ở những vùng nhiệt đới không nên ăn thức ăn huyết nhục, là vì người nữ có khả năng chuyển hóa đạm mãnh liệt hơn đàn ông.
Theo tin tức của một vị sư được tín nhiệm thì ở Tích Lan = Sililanca, vị sư nào ăn chay được Phật tử quí ra mặt.
Hiện nay Phật giáo nam tông = Phật giáo nguyên thủy đã có mặt ở Hà Nội, tuy nhiên môn phái này không nhận được sự ưu ái của quần chúng, (mặc dầu cách tu tập thì rất lý tưởng) bởi lý do nhiều vị sư và Phật tử còn thích ăn mặn không chịu ăn chay, nên bị nhiều người không có cảm tình (dân chúng ưa thích các vị sư ăn chay hơn)... phật tử tu tập mà còn thích ăn mặn thì tính nết còn khó khăn khó chịu nhiều lắm, vì ăn mặn là ăn thịt không sạch, mà lại ăn nhiều nên họ thường có sức khỏe không tốt…không như Phật tử ở các nước quốc giáo như Myanmar, Thái Lan… tuy phật tử của họ ăn mặn nhưng thuần phong mỹ tục hơn hẳn người Việt ta…đây là một sự thật…
Tóm lại: hễ là các vị thầy lớn thì đều được chúng sinh yêu kính và mang rất nhiều thức ăn phi Thực dưỡng cúng cho mấy vị sư... và cuối cùng chính các vị thầy lớn đều nhiều bệnh lắm! Lỗi này do phật tử một phần!
Tiên sinh Ohsawa bảo: không nên chọn người béo làm thầy?????!!!!?????
Tôi không hiểu vì sao tiên sinh khuyên như vậy?

2. Theo nhà tâm linh nổi tiếng Ohso, nên ăn chay vì việc giết hại động vật thì nó đơn giản là KHÔNG ĐẸP! không có thẩm mĩ!

3. Theo quyển "THỨC ĂN CHO TÂM HỒN" (thức ăn cho tư tưởng) mà tôi dịch năm 1991, họ đã đề là KHOA HỌC ĂN CHAY, thì nên ăn chay vì răng con người hầu hết là răng bằng để nhai nghiền ngũ cốc.

4.Bộ ruột của con người cũng dài như bộ ruột của loại ăn cỏ và ngũ cốc, không ngắn như loài động vật ăn thịt, nên nếu đưa thịt vào người nó phải nắm lâu trong hệ tiêu hóa nên dễ sản sinh ra độc tốt hại người… ngày nay có nhiều người bị dạ dày và đại tràng…

5. Theo quan điểm của Aihara - người viết quyển A xít và Kiềm thì không nên ăn thịt cá vì thịt cá... có nhiều phốt pho là a xít độc với cơ thể.

6. theo quan điểm của Ohso: động vật có hạ ý thức thấp, con người lại MUỐN hướng tới những đỉnh cao, vậy nạp một khối năng lượng thấp vào người ...điều gì xảy ra: những người ăn mặn thường bị nhiều stress... người ăn thịt thường có trường khí (aura) trược, nặng nề hơn... đặc biệt là họ kéo lê đôi chân như là cơ thể họ PHẢI cực nhọc nhấc lên và lê đôi chân nặng nề... bước chân rất là nặng nề, điều này Ohso nói rất kỹ trong cách sách của ông, các bạn tìm đọc cho rõ hơn... người ăn thịt có bước chân đi lại rất nặng nề, rất nặng nhọc kéo lê nửa dưới của thân thể, tiếng bước chân của họ rất là nặng không hề nhẹ nhàng chút nào!

7. Nguyên nhân thứ 7 rất khoa học theo quan điểm chuyển hóa của Kervan và chị Nguyễn Thị Thu Vinh – tiến sĩ Hóa - viện trưởng viện??? có sản xuất men bia??? đã giải thích một cách rõ ràng như sau:

Theo lời của Vinh: thớ thịt của động vật 4 chân rất dai, giống như một tấm vải dệt bằng chất liệu bền chặt vậy, nhất là thịt bò…nên khi ăn thịt đó, đưa vào dạ dày thì dạ dày phải làm việc rất mệt nhọc bởi nó phải còn phải hạ độ pH trong dạ dày xuống 1pH để thủy phân thịt đó, sau khi thủy phân xong, hỗn hợp đó được đưa xuống ruột non, đây vẫn là môi trường a xít; để tồn tại nó buộc phải trung hòa bằng cách lấy kiềm trong cơ thể… thì kiềm ở đâu ra? Nó chỉ có trong Ca (can xi), vì Ca có hai dấu ++, nó lấy can xi của cơ thể để nó tự cân bằng, giống như việc đưa kẻ trộm vào nhà, nó lấy hết đồ (âm hút dương, a xít hút kiềm…) đạc là can xi… can xi có trong răng, xương… kết quả là người ăn nhiều thịt bị loãng xương…xin nhớ là đưa thịt vào dạ dày, lập tức dạ dày phải tiết ra a xít có độ đậm đặc để phải thủy phân đạm … nó phải tiết ra a xít có độ pH bằng 1; đây là lý do giải thích vì sao ngày nay có nhiều người bị trào ngược dạ dày và có cảm giác rát và háo trong lồng ngực…
Như vậy, đây là lý do các nhà dinh dưỡng, đặc biệt tiên sinh Ohsawa khuyên không ăn thịt đỏ, thịt động vật có 4 chân…
Diệu Minh
Thời Đức Phật cho tới ngày nay, Ấn Độ là một đất nước có nhiều dân tộc và họ đều là những người ăn chay trường, và theo nhiều nguồn tin, hiện nay dân Ấn vấn ăn chay tới 80 -90 % dân số,

Vì thế ngày Đức Phật còn tại thế, vấn đề chay mặn không quan trọng nữa, cách đây hơn 2500 năm chắc chắn chư tăng ni, phật tử ăn đúng theo kiểu Thực dưỡng mà tiên sinh khuyên chúng ta ăn theo để bảo trì sức khỏe...,chỉ đơn giản suy diễn tại HÀ NỘI cách đây 30 năm về trước...

Với bây giờ... là đủ suy ra việc ăn từ hơn 2500 trước...
Điều này thiết nghĩ không cần phải BÀN?
tusen
Ăn chay , theo nhiều người phi ăn chay , phán rằng là thiếu chất vì không đủ B12, sắt. Nên vì thế có nhiều người ăn chay dùng trứng để cơ thể có B12 và dùng các thuốc tổng hợp.

Thêm nữa, ăn nhiều đậu hủ cũng rất hại, gây ung thư và vô sinh như nhiều người phi ăn chay vẫn đồn.

Ăn mặn cũng bệnh mà chay cũng bệnh, thôi thì kết hợp cả 2 cho rồi wink.gif cô nhỉ
Diệu Minh
Ăn sữa đậu nành trong hộp và ăn đậu phụ làm đông bằng nước chua... Thì mới bị như thế; còn ăn miso, nước tương tamari... Thì vẫn tốt mà?
Trong miso có nhiều vitamin B12 mà... Hiện có nhiều ng ăn chay phi Td nên mới bị thế và bị nhóm ng ăn mặn chê là PHẢI
leos73
Đông vật được sinh ra từ thực vật nếu ăn động vật ta sẽ bị lệ thuộc vào các loại vật thực mà động vật đó đã ăn,còn nếu ăn chay ta sẽ tự do lựa chọn cái loại tốt cho ta.
Tiên sinh có viết: 1. Có ăn mới sống - có ăn mới có thể suy nghĩ, nói năng, hành động, thương yêu thù hận, gây gổ, cưới vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái, chém giết lẫn nhau.
2. Không ăn là không làm gì được, và tất nhiên không thể sinh tồn được.
Như vậy thức ăn phải là mối bận tâm đầu tiên của con người, kể cả người đạo đức nhất cũng vậy. Không có thức ăn làm sao có Đức phật và Đấng Christ. Có ăn mới có sinh tồn. Con người, cũng như mọi sinh vật, chỉ là thức ăn được chuyển hoá. Nhưng thức ăn nào đây?
Điều tôi khám phá ra trước tiên là tất cả thức ăn đều bắt nguồn từ thảo mộc. Không một động vật nào sinh tồn được, nếu không có thảo mộc. Cơ thể con người không tiêu thụ được những chất vô cơ, biến chế các chất vô cơ, thành protein, các bôhirat, chất béo hay khoáng chất. Những hỗn hợp đó là do tác dụng của thảo mộc mà ra, sự diễn biến ấy là một hiện tượng kỳ diệu của loài thảo mộc. Thảo mộc hút các chất vô cơ để biến chúng thành thức ăn hữu cơ, đây là một phép lạ về sự diễn tiến tạo nên do sự hỗ tương tác dụng của các năng lực thiên nhiên, phép lạ ấy không một phòng thí nghiệm nào của loài người bắt chước được. Ăn thịt, là thực hiện hai lần diễn tiến ấy: lần đầu nơi con vật, lần thứ hai trong con người.
Loài thảo mộc làm việc không ngừng để tạo nên lá, nên rễ, nên củ và các loại trái nuôi dưỡng động vật. Thảo mộc là mẹ của mọi động vật. Lá cây, hạt củ, trái, các thức đó biến thành cơ thể động vật do sự tiêu hoá và đồng hoá (assimilation). Nếu có lúc nào đó, bạn được thơ thẩn một mình dưới vòm cây xanh ngát một màu giữa rừng u tịch, phải chăng bạn có cảm giác bình yên như đứa con trẻ trong vòng tay chở che âu yếm của bà mẹ. Con người là chúa muôn loài. Tất cả loài sinh vật sinh ra để phục vụ hay giải trí cho con người. Mỗi loài đều có quyền sinh tồn của riêng nó. Nhưng phải chăng để thoả mãn giác quan mà con người phải ăn thịt động vật?
Vì vậy nên ta nên ăn chay thay vì ăn thực phẩm động vật để có sức khỏe và sự tự chủ.
Diệu Minh
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Vinh, giải thích cơ chế tại sao cần ăn chay cho tôi nghe và tôi kịp thời ghi hình lại bằng cái Iphone của tôi:

https://www.youtube.com/watch?v=NG_lGC2u6cQ...eature=youtu.be
Diệu Minh
Nghiên Cứu Mới Tiết Lộ Người Ai Cập Cổ Đại Hầu Hết Là Người Ăn Chay



Theo nghiên cứu mới được đăng trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ và Khoa học Đời sống đã làm sáng tỏ về chế độ ăn của người Ai Cập cổ đại. Bằng việc phân tích nguyên tử các-bon trong các xác ướp sống ở Ai Cập từ khoảng năm 3500 TCN tới năm 600 SCN, một nhóm nghiên cứu của Pháp đã có thể xác định rằng phần lớn người Ai Cập cổ đại đều là người ăn chay.

Việc phân tích được tiến hành trên những phần còn lại của 45 xác ướp Ai Cập cổ đại đã được gửi tới hai bảo tàng ở Lyon, Pháp trong thế kỷ 19, với sự trợ giúp của một kỹ thuật hiện đại để đo tỉ lệ các-bon được lấy từ xương, men răng và tóc.

Alexandra Touzeau, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu tại Đại học Lyon giải thích “Phương pháp tiếp cận của chúng tôi hơi khác một chút. Chúng tôi nghiên cứu chú trọng vào xương và răng, trong khi hầu hết các nhà nghiên cứu khác chỉ nghiên cứu tóc, chất cô-la-gen và đạm. Chúng tôi cũng nghiên cứu nhiều thời kỳ khác nhau, với không nhiều xác ướp cho mỗi thời kỳ, vậy nên chúng tôi có thể bao quát một khoảng thời gian rất dài.”

Tất cả nguyên tử các-bon được hấp thụ bởi thực vật bằng cách lấy CO2 trong không khí thông qua quá trình quang hợp. Khi ăn cây cỏ, và những động vật ăn cây cỏ, chất các-bon được lưu lại trong cơ thể. Việc phân tích các-bon có thể thực sự tiết lộ một người đã ăn những gì.

Các kết quả đã cho thấy người Ai Cập cổ đại phần lớn là người ăn chay, bữa ăn của họ chủ yếu là lúa mì và lúa mạch. Các loại ngũ cốc như kê và cao lương chỉ chiếm một phần nhỏ (ít hơn 10%).

Một trong những phát hiện bất ngờ nhất là dường như không có nhiều cá trong bữa ăn của họ. Hầu hết chúng ta nghĩ người Ai Cập cổ đại sống dọc sông Nile nên họ phải ăn rất nhiều cá, và những cuộc khai quật khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều xác ướp của cá. Tuy nhiên, chí ít trong số 45 xác được nghiên cứu, thì cá không phải là thành phần chính trong bữa ăn.

Nhà khảo cổ học Kate Spence, đồng thời là chuyên gia về Ai Cập cổ đại ở Đại học Cambridge, Anh quốc nói: “Có rất nhiều bằng chứng về việc đánh bắt cá trong các bức phù điêu tường của người Ai Cập và các hình mẫu (lao xiên cá và lưới cá), và cá xuất hiện trong danh sách cúng tế. Cũng có nhiều bằng chứng khảo cổ về việc tiêu thụ cá từ những khu vực như Gaza và Amama. Tất cả điều này gây ra chút ngạc nhiên khi các đồng vị các-bon lại cho thấy cá không được tiêu thụ rộng rãi.”

Trong các nền văn hóa cổ đại, ăn chay vốn vô cùng phổ biến, ngoại trừ những quần thể du mục, việc ăn thịt mới chỉ xuất hiện gần đây mà thôi.

Được đăng lại với sự cho phép của Ancient Origins (Những Nguồn Gốc Cổ Đại).

*Hình ảnh “Tranh tường Ai Cập Cổ Đại” được lấy từ Shutterstock.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên
http://tientri.net/bi-an-the-gioi/nghien-c...-nguoi-an-chay/
Diệu Minh
Chị Vinh giảng tiếp cơ chế sản xuất xì dầu, nước tương...
và vấn đề ĂN:

https://www.youtube.com/watch?v=E-w-nwCa24o...eature=youtu.be



Diệu Minh
https://www.youtube.com/watch?v=yOg7N3eDEls
Diệu Minh
https://www.youtube.com/watch?v=iBZCHRGwqMg
Diệu Minh
Vinh à, mình đưa ra đ 6 lý do chính đáng để không nên ăn thịt, lý do của Vinh giải thích sẽ là số 7 và có tính thuyết phục cao, vậy mình còn muốn đưa cái này thành sách cho bà con dễ hiểu; và hy vọng trong tương lai Vinh thường cộng tác với mình để chia sẻ sự hiểu biết của Vinh cho những người có duyên với mình nhé; cụ thể mình có lịch giảng ở đâu, Vinh đi cùng nhé???
Hi, thật phước báu cho ngành Thực dưỡng có một tiến sĩ hóa học

7. Nguyên nhân thứ 7 rất khoa học theo quan điểm chuyển hóa của Kervan và chị Nguyễn Thị Thu Vinh – tiến sĩ Hóa đã giải thích một cách rõ ràng như sau:

Theo lời của Vinh: thớ thịt của động vật 4 chân rất dai, giống như một tấm vải dệt bằng chất liệu bền chặt vậy, nhất là thịt bò…nên khi ăn thịt đó, đưa vào dạ dày thì dạ dày phải làm việc rất mệt nhọc bởi nó phải còn phải hạ độ pH trong dạ dày xuống 1pH để thủy phân thịt đó, sau khi thủy phân xong, hỗn hợp đó được đưa xuống ruột non, đây vẫn là môi trường a xít; để tồn tại nó buộc phải trung hòa bằng cách lấy kiềm trong cơ thể… thì kiềm ở đâu ra? Nó chỉ có trong Ca (can xi), vì Ca có hai dấu ++, nó lấy can xi của cơ thể để nó tự cân bằng, giống như việc đưa kẻ trộm vào nhà, nó lấy hết đồ (âm hút dương, a xít hút kiềm…) đạc là can xi… can xi có trong răng, xương… kết quả là người ăn nhiều thịt bị loãng xương…xin nhớ là đưa thịt vào dạ dày, lập tức dạ dày phải tiết ra a xít có độ đậm đặc để phải thủy phân đạm … nó phải tiết ra a xít có độ pH bằng 1; đây là lý do giải thích vì sao ngày nay có nhiều người bị trào ngược dạ dày và có cảm giác rát và háo trong lồng ngực…
Như vậy, đây là lý do các nhà dinh dưỡng, đặc biệt tiên sinh Ohsawa khuyên không ăn thịt đỏ, thịt động vật có 4 chân…


Diệu Minh
4. SUY NGHĨ VỀ ĂN CHAY ĂN MẶN

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Vinh

1. TRUYỀN THỐNG ĂN CHAY TRONG LỊCH SỬ CỦA NHÂN LOẠI
Trào lưu ăn chay hiện đang thịnh hành trên thế giới. Phải chăng đây là sự “trở về” với lối dinh dưỡng truyền thống của nhân loại? Từ khám phá mới nhất về lương thực của tổ tiên chúng ta đến dữ kiện lịch sử hay tấm gương ăn chay của các bậc Minh Sư và Hiền Triết đều minh chứng rằng lối dinh dưỡng thuần chay luôn thích hợp với con người theo chiều dài lịch sử, đã đi vào truyền thống của nhân loại nói chung cũng như Việt Nam nói riêng.
Cách đây 30.000 năm, người tiền sử ăn gì?
Theo kết quả nghiên cứu đăng ngày 18 tháng 10 năm 2010 trên tạp chí viện Hàn Lâm khoa học Quốc Gia, chất bột tìm thấy trên đá mài 30.000 năm trước có một ý nghĩa quan trọng: Trái với quan niệm phổ thông trong công chúng ngày nay, thường xem người tiền sử là người ăn thịt, thật ra có lẽ tổ tiên ta đã ăn bánh mì làm từ thực vật!
Nghiên cứu gia Laura Longo từ Viện Nghiên cứu Tiền sử và Cận sử Ý quốc cho biết: “Bánh đó giống như bánh mì phẳng, một loại bánh kếp chỉ gồm bột và nước.” Theo Reuteurs, kết quả này cũng làm sụp đổ những lý thuyết trước đây, cho rằng loài người khi xưa đã theo lối ăn thịt hay còn gọi là lối ăn của “người hang động”.
Dân tộc Kogi ở châu Nam Mỹ đều ăn chay từ xa xưa cho tới ngày nay, sống thuận theo thiê nhiên, hài hòa và cân bằng với thiên nhiên. Họ sống thọ hơn 100 tuổi mà không hề có bệnh tật nan y nào ... Bạn có thể xem thêm tin về dân tộc Kogi tiến hóa này theo quan điểm Thực dưỡng:
http://thucduong.vn/forums/index.php?showt...809&hl=Kogi

Vua Lương Võ Đế (502 ~ 536) vấn đề ăn chay
Lương Võ Đế vốn là nhà vua rất thuần thành tín ngưỡng Phật Giáo, ông là người có công kiến tạo nhiều ngôi chùa đồ sộ của Trung Quốc, lập đàn tràng trai tăng chẩn tế, còn thay mặt Tăng già giảng kinh thuyết pháp, ngay cả việc chú giải kinh điển. Một quan điểm của ông có ảnh hưởng sâu sắc đến hậu thế là đề xướng vấn đề ăn chay (hoàn toàn không ăn thịt cá). Vì muốn toàn tăng ni triệt để thực thi, nhà vua đã ban tổng cộng 4 sắc lệnh với nội dung yêu cầu tăng ni phải triệt để ăn chay. Trong đó có đoạn ông viết: “Nay, các tăng ni, các trụ trì, cần phải cảnh giác, nghiêm dạy chúng tăng (không được ăn mặn); nếu giải đãi, không tuân lệnh…sẽ bị nghiêm trị.” Hay “Nếu tăng chúng không tuân lệnh…vẵn còn ăn mặn, đệ tử (Lương Võ Đế) sẽ căn cứ theo pháp trị tội.”
Từ đó tăng ni Phật giáo Trung Quốc bắt đầu ăn chay. Có lẽ đó là lý do thích đáng để lý giải tại sao Phật Giáo Đại Thừa ở Trung Quốc lại ăn chay. Khác với một số nước Phật Giáo Đại Thừa như Tây Tạng, Mông Cổ, họ không ăn chay như Phật Giáo Trung Quốc. Nhưng một số nước chịu ảnh hưởng của Phật Giáo Trung Quốc, như Việt Nam, Hàn Quốc, Singpore, Đài Loan, Nhật Bản đều ăn chay.
Hội đoàn Thánh nhân và các danh nhân Trường Chay
Các tôn giáo ở Ấn Độ đều khuyên ăn chay tránh các việc sát sinh. Phật Thích Ca đã nhấn mạnh về sự quan trọng của Ahimsa, tức là giới luật cấm giết hại sinh vật. Ngài đã khuyên các đệ tử không ăn thịt, nếu không những sinh vật sẽ rất sợ họ. Đức Phật đã nhận định như sau: “Ăn thịt chỉ là một thói quen mà thôi. Sinh thời chúng ta không có bản tính ham thích ăn thịt.” “Những người ăn thịt cắt đứt hạt giống từ bi bên trong họ.”
Nhiều tín đồ Lão giáo, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo xa xưa cũng là những người ăn chay. Việc này được Kinh Thánh ghi chép lại như sau: “Và Thượng Đế nói, Ta đã ban cho tất cả những loại ngũ cốc và trái cây để các con ăn; và ban cho thú vật, chim chóc tất cả cây cỏ để chúng ăn.” Những nhà viết sử đã tìm thấy rất nhiều tài liệu cổ xưa cho thấy cho thấy nhiều điều mới lạ về cuộc đời Chúa Giê-Su và giáo lý của Ngài. Ngài nói: “Những người ăn thịt sẽ trở thành chính ngôi mộ của họ. Ta nói thật cho các con biết, người nào giết sẽ bị giết, người giết những sinh vật và ăn thịt chúng là đang ăn thịt những xác chết.”
Albert Einstein từng nói: “Tôi nghĩ rằng những sự biến cải và hiệu năng thanh lọc của sự ăn chay đối với tính tình con người rất có lợi cho nhân loại. Cho nên, quyết định ăn chay vừa có ích lại vừa đem lại hòa bình.”
Chúng ta đều biết các bậc Minh Sư, triết gia, khoa học gia nổi tiếng, các nhân vật quan trọng và nhiều văn nghệ sĩ tài danh đều là những người ăn chay. Trong đó phải kể đến: Phật Thích Ca Mâu Ni, Chúa Giê-Su, Virgil, Harace, Plato, Anh xtanh, Leona đờ vanh xi…
Ăn chay là điều không xa lạ gì với người Việt Nam chúng ta.
Đất nước chúng ta từ thời xa xưa đã có truyền thống ăn chay, từ vua đến dân. Dựa theo tài liệu lịch sử về Chùa Một Cột trong quyển tôn giáo và dân tộc của Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can, chúng ta được biết vua Lý Nhân Tông đã từng ăn chay. Quyển sách đó có đoạn viết: “Hàng tháng vào sớm ngày mồng một (ngày sóc), hàng năm vào việc du xuân, nhà Vua ngồi xe ngọc, đến chùa mở tiệc chay, làm lễ dâng hương hoa, cầu cho ngôi báu lâu dài, bày chậu thau làm lễ tắm tượng Phật.
Huế đẹp, Huế thơ, Huế chay
Nói về tập quán ăn chay ở các địa phương, ta có thể nghĩ ngay đến Huế. Quanh năm, cơm chay, cỗ chay thường xuyên có mặt trong gia đình người Huế. Người Huế ăn chay không chỉ đơn giản vì sức khỏe với họ món chay ẩn chứa nhiều triết lý sâu xa. Chính bởi vậy mâm cơm chay của người Huế không quá sang trọng, càng thanh đạm càng tốt nhưng ở đó hội đủ các yếu tố âm dương, hội đủ thiền tịnh.
Nhà thơ Nam Trân (1907 – 1967) có một thi tập tựa là “Huế, Đẹp và Thơ”. Xứ Huế và người Huế là tất cả những điều đó, xinh đẹp, thơ mộng. Với truyền thống ăn chay, Huế lại càng đẹp hơn và càng nên thơ. (Đặc biệt món ăn chay của Huế thường có món ăn từ quả vả là một thứ quả có hai loại enzyme làm mạnh trí tuệ và thải chất độc! NT)
Người Huế không chỉ ăn chay vào ngày rằm, mồng 1 hay những dịp lễ, họ ăn chay như một thói quen thường nhật hơn những khi gia đình có giỗ chạp. Đa phần các gia đình Huế đều tự tay nấu các món chay. Phụ nữ Huế đa phần đều biết nấu các món chay. Đặc biệt người Huế có một cách bày tỏ sự quý mến và lòng nhiệt thành với bạn bè bằng cách mời khách dùng bữa cơm chay thanh đạm. Nét văn hóa độc đáo này có lẽ duy nhất chỉ có ở Huế. Ẩm thực chay xứ Huế còn được thể hiện trong mâm cỗ chay ngày Tết. Khác với các vùng miền đón Tết với rất nhiều đặc sản mặn thì nét độc đáo của tết Huế chính là mâm cỗ chay. Món chay hiện diện như một phần không thể thiếu của người dân xứ Huế.
Chúng ta hãy chọn lối sống thuần chay ngay hôm nay để dần lãnh hội lối sống thanh cao đã bắt rễ từ cội nguồn xa xưa của nhân loại.
2. CẤU TRÚC SINH HỌC CỦA CON NGƯỜI PHÙ HỢP VỚI VIỆC ĂN CHAY
Cấu trúc sinh học của các loài động vật quyết định thức ăn của nó là gì. Bộ phận quan trọng của bộ máy tiêu hóa của động vật gồm răng, dạ dày, ruột.
Cấu trúc của hàm răng gồm 3 loại răng đó là răng hàm (dùng để nghiền), răng nanh (dùng để xé) và răng cửa (dùng để cắn).
Đông vật ăn thịt có hệ thống đường ruột ngắn chỉ bằng 1/3 chiều dài cơ thể để tống nhanh cặn bã thối rữa từ thịt ra ngoài, hạn chế nhiễm độc cơ thể do các độc tố của thịt thối rữa sinh ra. Dạ dày của chúng có thể chứa axit clohydric nhiều gấp 10 lần so với các loài khác. Bộ răng có răng nanh nhọn dài, khỏe để đâm thủng và xé thịt trong khi răng hàm không có. Thức ăn chủ yếu được tiêu hóa trong dạ dày và ruột.
Động vật ăn cỏ và lá thức ăn được tiêu hóa ngay từ miệng nên bộ răng chủ yếu là răng bằng để nhai thức ăn cho được kỹ, chúng nhai từ tốn, chậm rãi, ruột dài gấp 10 lần chiều dài cơ thể.
Động vật ăn quả và hạt có răng hàm để nghiền thức ăn, nước bọt có chất kiềm giúp tiêu hóa thức ăn ngay từ miệng. Ruột cuộn xoắn dài gấp 12 lần chiều dài cơ thể, quá trình tiêu hóa diễn ra chậm.
Con người có hệ thống tiêu hóa giống các động vật ăn cỏ, lá và hạt, hoàn toàn khác với động vật ăn thịt. Ruột dài gấp 10-12 lần chiều dài cơ thể, con người có tỷ lệ răng cửa (để cắn) : răng nanh (để xé) : răng hàm (để nhai) là 2:1:5 . Các nhà khoa học khi nghiên cứu về cấu trúc sinh lý học, giải phẫu học và bản năng sinh tồn của con người đã kết luận thức ăn phù hợp của con người là rau, củ, hoa quả, các loại ngũ cốc mà không phải là thịt.
3. ĂN CHAY ĐỂ GIẢM CÁC BỆNH THỜI ĐẠI
Nhiều nghiên cứu khoa học trong những thập kỷ qua cho thấy ăn chay có lợi cho sức khỏe vì giảm nguy cơ mắc các bệnh thời đại như tim mạch, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, ung thư…Bác sĩ Takeshi Hirayama thuộc viện nghiên cứu Ung thư quốc gia Nhật Bản đã thực hiện nghiên cứu về bệnh ung thư vú và cho kết quả là những phụ nữ ăn thịt động vật có mức độ phát triển bệnh ung thư nhiều gấp 4 lần những người ăn ít hay không ăn. Nghiên cứu ở Anh trên nhóm phụ nữ ăn thịt bò, thịt heo hằng ngày cho thấy họ bị bệnh ung thư kết tràng nhiều gấp 2,5 lần những phụ nữ chỉ ăn 1 lần/1 tháng.
Nguy cơ gẫy cổ xương đùi ở người ăn chay thấp hơn so với người ăn mặn (hệ quả nguy hiểm nhất của loãng xương). Sức khỏe của xương tùy thuộc vào sự cân bằng giữa axit và kiềm. Khi ăn nhiều chất đạm động vật hàm lượng axit trong máu và các mô trong cơ thể tăng, để trung hòa tình trạng này hệ thống nội tiết phải huy động can xi để trung hòa, có nghĩa là giảm chất khoáng trong xương, làm xương dễ bị gãy.
Ăn thịt động vật nuôi theo lối công nghiệp dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm vì trong thịt có qua nhiều chất độc hại như vi khuẩn (đặc biệt là các vi khuẩn Salmonella, Campylobacter, E. Coli), các ký sinh trùng, các chất cặn bã của thú y, các kim loại nặng như chì, thủy ngân…
Ăn chay cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng không thua gì ăn mặn. Khoa học đã chứng minh người ăn chay có khả năng dẻo dai và sức chịu đựng tốt hơn người ăn thịt. Người ăn chay thường có tuổi thọ cao hơn người ăn mặn. Theo nghiên cứu mới đây thì thực phẩm ăn chay có tác dụng tích cực đối với phụ nữ mang thai và trẻ em.
4. ĂN CHAY NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LINH
Người đệ tử Phật xuất gia cũng như tại gia đều giữ giới thứ nhất là giới “Không nên giết hại chúng sinh”. Đây là lời khuyên của Đức Phật từ ngàn xưa được lưu giữ trong kho tàng kinh điển Nguyên Thủy bằng tiếng Pàli tại Tích Lan.
Lời dạy này đi ngược lại đời sống con người trên hành tinh này. Vậy chúng ta tự hỏi: Tại sao Đức Phật lại khuyên chúng ta không nên giết hại chúng sinh như vậy?
Khắp nơi trên hành tinh này không có nơi nào, không có ngày nào mà con người không giết hại chúng sinh để ăn thịt. Máu của chúng sinh chảy như sông, xương của chúng sinh chất như núi. Sự đau khổ lăn lộn dưới dao trên thớt của loài người, sự chết chóc ghê rợn của chúng sinh trùng trùng, điệp điệp vô lượng vô biên, làm sao chúng ta kể cho hết những hình ảnh đau thương ấy. Vì sự sống của con người đã huân tập thành một thói quen ác độc giết hại các loài động vật mà không chút lòng thương xót, nhất là thói quen ăn thịt động vật.
Nhìn thấy được sự chết chóc đau khổ của chúng sinh với lòng thương yêu rộng lớn vô bờ bến, như trời, như biển, Đức Phật khuyên ngăn chúng ta: “Không nên giết hại chúng sinh.” Lời khuyên ấy là vì Đức Phật thương xót loài người như người cha thương đứa con một, nếu con người giết hại chúng sinh ăn thịt sẽ gặt lấy quả khổ đau. Đức Phật còn thấy rất rõ do nhân quả ác nghiệp của con người, vì vô minh con người không thấy nên tạo ra vô vàn ác pháp, vì thế phải thọ lãnh những quả khổ đau từ vô lượng kiếp, mỗi lần sinh ra cho đến khi chết, cuộc sống hoàn toàn khổ đau, khổ đau vô cùng, vô tận. Đứng trước cảnh vô minh mà con người tự tạo nhân quả ác, rồi tự gặt lấy những quả khổ đau cho chính mình. Vì thế Đức Phật thương xót bảo: “Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển.” Mình tự làm điều ác thì mình phải tự chuốc lấy mọi sự khổ đau thì làm sao có ai cứu mình được. Do nhân giết hại và ăn thịt chúng sinh mà phải trả quả quá đắt, là chịu mọi sự khổ đau suốt từ đời này sang kiếp khác, chứ không phải chỉ riêng cho một kiếp này. Ngài đã dạy nhân quả của việc giết hại chúng sinh trong kinh Pháp Cú (Phẩm Hình Phạt):
"Mọi người sợ hình phạt,
Mọi người sợ tử vong.
Lấy mình làm ví dụ,
Không giết, không bảo giết". "Mọi người sợ hình phạt,
Mọi người thích sống còn.
Lấy mình làm ví dụ,
Không giết, không bảo giết".
Ý nghĩa câu “Không nên giết hại chúng sinh” còn mang theo một hành động đạo đức cao đẹp tuyệt vời của con người, đó là Đức Hiếu Sinh. Đức Hiếu Sinh có nghĩa là lòng thương yêu sự sống trên hành tinh này.
Không nên giết hại và ăn thịt chúng sinh là một hành động thương yêu, thương yêu tất cả sự sống trên hành tinh này, đó là đạo đức hiếu sinh mà mỗi người đều phải học tập, trau dồi và rèn luyện cho thấm nhuần đạo đức này, để cuộc sống không còn làm khổ cho nhau nữa; để biến cuộc sống thế gian này thành cuộc sống an lạc, yên vui trên cõi Thiên Đàng, Cực Lạc.
Giết hại và ăn thịt chúng sinh là một tội rất nặng, đó là cướp lấy mạng sống của sự sống. Hành động giết hại và ăn thịt chúng sinh là một hành động làm cho cuộc sống trên thế gian này bất an, làm cho hành tinh này máu chúng sinh chảy như sông, xương chúng sinh chất như núi. Vì thế, hành tinh này lúc nào cũng biến động, biết bao nhiêu tai họa thảm khốc xảy ra: thiên tai, động đất, lũ lụt, sóng thần, bão tố v.v... Những công trình của loài người bao nhiêu công lao, bao nhiêu năm tháng xây dựng chỉ trong một phút giây động đất, bão tố thì để lại đống gạch vụn ngổn ngang. Biết bao nhiêu năm tháng để xây dựng chỉ trong vòng tích tắc tan tành như mây khói; biết bao công trình của con người xây dựng từ xưa đến nay mà loài người hãnh diện cho những công trình xây dựng của mình là những kỳ quan thế giới, nhưng một trận động đất, một cơn bão tố thì còn gì? Bởi vậy con người cứ giết hại và ăn thịt chúng sinh thì không thể nào tránh khỏi những hậu quả thảm khốc.
Những người ăn chay đã nói lên lòng nhân từ của họ đối với thú vật. Họ tin tưởng súc vật có quyền được sống và được đối xử như con người, thương cảm với các con vật bị chăn nuôi trong điều kiện đau khổ, khi bị giết mổ trong nỗi thất đảm:
http://www.youtube.com/watch?v=NiFXlNkdRMc
Con người giết các loài động vật mà không chút lòng thương xót, vì không có lòng thương yêu sự sống của những loài động vật khác, vì không có đức hiếu sinh, thiếu lòng từ bi đối với muôn loài vật. Trong cuộc sống hằng ngày trên thế gian này, con người có lòng yêu thương chân thật thì mới mang lại sự bình an cho trái đất, thiếu lòng thương yêu thì trái đất này sẽ nổi sóng và con người sẽ chịu mọi sự khổ đau tận cùng cho kiếp làm người.
Ấy vậy mà nhiều người xuất gia vẫn còn thích ăn thịt cá thì cũng khó tiến tu trên con đường tâm linh, có làm thầy thiên hạ được chăng? Ước mong sao tất cả các bậc xuất gia đáng kính giữ trọn giới thứ nhất để Đạo Pháp được trường tồn, thế giới được hòa bình, an lạc.
(Ở Hà Nội, có những ngôi chùa không được lòng dân ở làng gần đó bởi vị sư “trụ trì” ăn mặn, nay vị sư đó đã chuyển đi chỗ khác… dân họ nói với tôi họ không hài lòng khi nhìn thấy vị sư còn ăn mặn, nhất là với cái đất bắc kỳ, kẻ sĩ bắc kỳ không ưa người tu hành ăn mặn mặc dầu chính họ còn thích ăn mặn! NT)
5. ĂN CHAY NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CHUYỂN HÓA SINH HỌC
Thành phần chủ yếu của thức ăn đối với các loài động vật được coi là cacbohydrat (gồm các nguyên tố C, H, O), protein (đạm) (gồm các nguyên tố chính C, H, O, N) và lipit (gồm các nguyên tố C, H, O). Chúng được chuyển hóa để xây dựng các tế bào cấu trúc nên các bộ phận của cơ thể và tạo ra năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Cacbohydrat khi chuyển hóa trong cơ thể tạo thành sản phẩm cuối cùng là đường glucoza; chất đạm chuyển hóa tạo thành các axit amin. Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng phải ăn chất đạm cơ thể mới có đủ các axit amin cần thiết cho cơ thể nhưng Kervran và Ohsawa đã đưa ra cơ chế chuyển hóa sinh học trong cơ thể động vật rằng các cơ chất có thể chuyển hóa sang nhau khi cần thiết. Ví dụ một con sư tử chỉ ăn thịt mà không ăn lá, củ quả mà cơ thể vẫn sống bình thường vì trong cơ thể của nó các chất đạm (chứa N) có thể chuyển hóa thành đường (chứa C và O) theo phương trình
2 N14 ↔ C12 + O16
Làm cho cơ thể chúng vẫn đủ năng lượng để hoạt động.
Ngược lại con trâu, con bò chỉ ăn cỏ (thành phần cacbohydrat C, H) mà sao cơ thể nó được tạo nên có trọng lượng thịt nhiều như vậy? Đó là do C và O được chuyển hóa thành N nhờ vậy nhu cầu về các axit amin cho cơ thể vẫn được đảm bảo. Như vậy có mối liên hệ và chuyển hóa giữa C, O và N. Khi thực phẩm không cung cấp đủ chất đạm, trong cơ thể có sự sản xuất nội sinh của chất đạm, kể cả khi bị nhịn đói hoàn toàn. Ngược lại khi có sự thặng dư chất đạm nó sẽ chuyển hóa thành cacbohydrat.
Như vậy con người chỉ cần ăn rau củ quả, không ăn thịt thì cơ thể vẫn tự điều tiết các quá trình chuyển hóa sinh học để đảm bảo nhu cầu về axit amin của cơ thể.
Cơ chế của việc tiêu hóa thịt trong dạ dày được thực hiện trong môi trường axit rất khắc nghiệt. Khi chúng ta ăn thịt dạ dày tiết ra axit clohydric cực mạnh đến mức pH của dạ dày có thể giảm xuống đến 1,5-2,0. Phân tử protein trong động vật có dạng sợi rất dai, các sợi đó được kết nối với nhau nhờ các cầu nối có các thành phần S (lưu huỳnh), P (phốt pho), các sợi đó có thể xoắn với nhau rất chắc, cuộn với nhau tạo cấu trúc không gian 3 chiều bền chắc (các thớ) đặc biệt là các thớ thịt của động vật 4 chân, các động vật thịt đỏ. Vì vậy chỉ có axit mạnh mới có thể thủy phân được protein thành các axit amin. Để thủy phân protein vừa cần môi trường axit mạnh, vừa cần thời gian dài mới chuyển hóa được làm cho dạ dày luôn làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, dễ bị tổn thương thành dạ dày mà sinh ra chứng viêm, loét, ung thư dạ dày. Ngoài ra các thành phần S và P trong cấu trúc protein tạo thêm thành phần axit sulfuric và axit phốt pho ric làm gia tăng thêm hàm lượng axit trong dạ dày.
Sau khi thủy phân ở dạ dày protein được chuyển vào ruột non để vào máu và cặn bã đi vào ruột già để ra ngoài. Vì nó đang ở trong môi trường axit mạnh như vậy nên sẽ làm hỏng các cơ quan này. Các axit phải được trung hòa trước khi được chuyển đến các cơ quan này bằng các chất khoáng trong cơ thể. Axit và khoáng sẽ tạo ra chất muối trung tính không còn độc hại cho cơ thể và được đào thải ra ngoài một cách an toàn. Trong cơ thể có 4 nguyên tố kiềm cơ bản là Na, Ca, K, và Mg. Nếu trong thực phẩm chúng ta ăn vào không đủ các nguyên tố kiềm thì cơ thể tự động lấy nguyên tố kiềm dự trữ trong cơ thể để trung hòa axit. Nguyên tố kiềm dự trữ trong cơ thể chủ yếu là Ca (can xi) có trong xương, trong răng sẽ bị giảm dần nếu chúng bị lấy dần ra để trung hòa axit khi chúng ta ăn thịt hàng ngày. Điều đó dần dẫn đến bệnh loãng xương. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người ăn thịt dễ bị mắc chứng loãng xương hơn người ăn chay.
6. XU HƯỚNG ĂN CHAY ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Chiến dịch “ăn chay vì môi trường” là một chiến dịch mang ý nghĩa thiết thực để bảo vệ hành tinh của chúng ta. Mỗi người trong chúng ta ý thức được trách nhiệm của mình đối với môi trường, và nhận biết được tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi đối với môi trường sống, để từ đó thấy được rằng việc chuyển sang ăn chay sẽ là cách bảo vệ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.
Chăn nuôi gia súc là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm thực phẩm và nạn đói trên thế giới. Hầu hết lượng ngũ cốc và đậu nành sản xuất hàng năm trên thế giới đang được sử dụng để nuôi gia súc. Trong khi đó có trên 1 tỉ người đang bị nạn đói và cứ mỗi 6 giây thì có 1 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, thì lại có 760 triệu tấn lúa gạo và đậu nành đang được dùng để nuôi gia súc lấy thịt. Phải mất tới hơn 13kg lương thực mới tạo ra được 1kg thịt. Ước tính 760 triệu tấn ngũ cốc này có thể trang trải được gấp 14 lần sự thiếu hụt thực phẩm trên toàn cầu.
Ngoài ra, ngành chăn nuôi còn gây lãng phí nguồn nước, năng lượng, đất đai và tạo một gánh nặng vô cùng lớn cho môi sinh trên Địa Cầu. Hơn 2 tỷ tấn phân động vật được tạo ra từ khoảng năm 1990 đến nay, kéo theo 100 triệu tấn nitơ đang ẩn trong hệ thống nước sử dụng của chúng ta. Một khi nước bị ô nhiễm nitơ, phốt pho, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, sẽ tạo nên vấn đề vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe của các sinh vật sống trong nước, lẫn con người.
Theo các nhà khoa học, để sản xuất đạm động vật, ta phải tiêu tốn từ 3-15 lần lượng nước so với sản xuất đạm thực vật, để sản xuất 1 calorie thịt bò thì mất khoảng 78 calorie năng lượng; 1 calorie thịt heo mất 35 calorie năng lượng…nhưng 1 calorie đậu nành thì chỉ bằng 1 calorie năng lượng nhiên liệu. Do đó việc ăn chay sẽ giúp tiết kiệm nguồn nước, nguồn nguyên liệu hóa thạch, tài nguyên nước, đất, rừng.
Kỹ nghệ chăn nuôi gia súc để lấy thịt thải ra lượng khí nhà kính rất lớn, nhiều hơn tổng hợp khí thải của tất cả các ngành giao thông vận tải trên thế giới, bao gồm máy bay, xe lửa, xe hơi, xe máy…cụ thể là khí mêtan và nitrit oxit, là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và chịu trách nhiệm cho hơn 80% nguyên nhân gây hâm nóng toàn cầu. Thay đổi khí hậu là một vấn đề sống còn, tình trạng cấp bách của Địa Cầu hiện nay đòi hỏi mỗi chúng ta có hành động sáng suốt tức thì. Do đó chuyển sang thuần chay là biện pháp thiết thực, nhanh chóng và hữu hiệu nhất để bảo vệ môi trường. Mọi người hãy ăn chay, sống xanh để cứu Địa Cầu!
7. ĂN CHAY ĐÚNG CÁCH ĐỂ CÓ SỨC KHỎE
Nhiều người đã ăn chay trường một thời gian dài nhưng vì sức khỏe giảm sút hoặc mắc bệnh nan y nên chuyển dần sang ăn mặn. Nguyên nhân do họ ăn chay không đúng cách.
Ngày nay nhóm người ăn chay bởi thức ăn ngoài thị trường có sức khỏe không tốt, cụ thể là tôi (Ngọc Trâm) đã phải tư vấn cho 3 vị sư nữ trụ trì các chùa và thiền viện lớn... các vị ấy đều bệnh lắm và có người đã cắt cả hai vú vì ung thư... cũng có những người nữ ăn chay trường khác cũng bị ung thư vú và không "chữa" theo Thực dưỡng mà lại đi sang Singapor chữa ... và cũng đã ra đi sớm...
8. ĂN CHAY Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN
Tuy nhiều người đều biết rằng ăn chay không những tốt cho sức khỏe của con người mà còn lợi cho môi sinh, góp phần làm giảm ngay lập tức 80% tác nhân hâm nóng toàn cầu nhưng một số người vẫn còn ngần ngại trong việc chuyển sang thuần chay vì:
Thứ nhất, một số người quan niệm rằng ăn chay sẽ gây thiếu chất và không cung cấp đủ năng lượng để làm việc. Khoa học đã chứng minh rằng quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Lối sống thuần chay lành mạnh, bổ dưỡng với thực phẩm hoàn toàn từ thực vật luôn đáp ứng nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng của con người.
Thứ hai, tuy thuần chay nhưng hiện đã rất phong phú về chất lượng, đa dạng về thể loại cùng với sự phát triển nhanh chóng của của các nhà hàng thuần chay nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu ăn chay hiện nay của thực khách.
Thứ ba, trào lưu ăn chay vì sức khỏe và môi trường dù rất phổ biến nhưng vẫn chưa “chinh phục” được một số người. Quan trọng nhất là họ không được cung cấp đủ thông tin, không được biết về lợi ích của lối dinh dưỡng thuần chay.
Thứ tư, các món chay bổ dưỡng, lành mạnh, cần thời gian để chinh phục khẩu vị của thực khách. (Nên học nấu chay Zen Macrobiotic Cooking, mới đảm bảo ăn chay ngon lành bổ dưỡng, NT)
Thứ năm, mọi người đều giữ quan niệm, tôi làm mà biết bao nhiêu người không làm thì có tác dụng gì. Rất nhiều người biết đi ngủ đúng giờ, tập thể dục mỗi ngày đều rất tốt cho sức khỏe, nhưng họ không làm. Ngay cả những điều đó là tốt cho bản thân họ. Vậy làm sao người ta phải từ bỏ những sở thích ăn uống của người ta vì sức khỏe và môi trường.
Thứ sáu, người dân chúng ta chưa quan tâm thích đáng tới vấn đề bảo vệ môi trường vì đất nước chúng ta hiện chưa phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng do thiên tai gây ra như một số nước trên thế giới, nên ai cũng nghĩ rằng chuyện băng tan ở tận Bắc Cực, thay đổi khí hậu vẫn còn rất lâu mới đáng quan tâm.
Xin hãy ăn thuần chay vì sức khỏe và vì sự sống của bạn và gia đình bạn.
leos73
Con người là một loài virus đáng sợ: https://www.youtube.com/watch?v=iriqY82Mvm4...sS-NxnFwWSoDf8v
Diệu Minh
PHÉP ĂN CHAY VÀ HUYỀN BÍ HỌC

C. W. LEADBEATER

Tháng 11 năm 1913

Nhà xuất bản Thông Thiên Học
Adyar, Chennai (Madras) Ấn Độ

Khi nói về mối quan hệ giữa ăn chay và huyền bí học, chúng ta bắt đầu bằng cách định nghĩa những thuật ngữ. Tất cả chúng ta đều biết ăn chay có nghĩa là gì; và mặc dù có nhiều biến dạng của phép ăn chay ta cũng không cần bàn tới chúng. Người ăn chay là kẻ kiêng ăn thực phẩm có thịt. Có một số người chấp nhận sản phẩm của động vật mà người ta thu được khi không phải sát sinh động vật, chẳng hạn như sữa, bơ và phó mát. Có những người khác chỉ hạn chế trong một vài loại thực vật: có lẽ là trái cây và hạt quả; cũng có những người khác chỉ dùng thực phẩm chưa qua nấu nướng chế biến; những người khác không ăn thực phẩm nào được trồng dưới đất chẳng hạn như khoai tây, củ cải, cà rốt v. v. . . Chúng ta không cần quan tâm tới những cách phân chia đó, nhưng chỉ định nghĩa người ăn chay là người sẽ kiêng bất kỳ thực phẩm nào có được do sát sinh động vật – dĩ nhiên kể cả loài chim chóc và loài cá.

Chúng ta sẽ định nghĩa huyền bí học như thế nào ? Từ này bắt nguồn từ tiếng La tinh occultus, tức là ẩn tàng; sao cho đó là việc nghiên cứu những định luật ẩn tàng của thiên nhiên. Vì mọi định luật lớn trong thiên nhiên thực ra đều tác động trong cõi vô hình nhiều hơn hẳn so với cõi hữu hình, cho nên huyền bí học đòi hỏi phải chấp nhận một quan niệm rộng lớn hơn về thiên nhiên so với mức người ta thường chấp nhận. Vậy thì huyền bí gia là một người nghiên cứu mọi định luật của thiên nhiên mà mình có thể với tới hoặc có thể nghe nói tới, và do kết quả của việc nghiên cứu này, y tự đồng nhất hóa mình với mọi định luật này và hiến trọn cuộc đời để phụng sự cho cơ tiến hóa.

Huyền bí học coi phép ăn chay ra sao ? Nó đánh giá phép ăn chay rất thuận lợi vì nhiều lý do. Ta có thể chia các lý do này ra làm hai lớp – lý do có tính chất thông thường và thuộc về cõi trần, và những lý do có tính chất huyền bí hoặc ẩn tàng. Có nhiều lý do để ủng hộ việc ăn chay vốn có ở dưới đây trên cõi trần và đập vào mắt bất cứ người nào chịu mất công khảo sát đề tài này; và có những lý do sẽ tác động lên môn sinh huyền bí học nhiều hơn so với người thường. Thêm vào những lý do này và hoàn toàn vượt quá chúng, còn có những lý do khác mà môn sinh huyền bí học có biết tới do nghiên cứu những định luật ẩn tàng mà cho đến nay đại đa số nhân loại ít ai hiểu biết tới.

Do đó chúng ta phải chia việc xem xét những lý do này ra làm hai phần, trước tiên là xét tới những lý do thông thường trên cõi trần.

Ngay cả những lý do thông thường cũng có thể được chia nhỏ ra thành hai lớp: lớp đầu tiên bao gồm những lý do thuộc cõi trần và có thể nói là ích kỷ, còn lớp thứ nhì bao gồm những lý do mà người ta có thể mô tả là những cân nhắc vị tha về mặt đạo đức.

Vậy thì trước hết ta hãy xét những lý do ủng hộ cho việc ăn chay vốn chỉ có liên quan tới chính con người và hoàn toàn dựa trên cõi trần. Trong lúc này, chúng ta sẽ dẹp qua một bên việc xét tới tác động lên những người khác – điều này vô cùng quan trọng hơn – và chỉ nghĩ tới những kết quả dành cho chính con người thôi. Ta cần làm như thế, vì một trong những sự chống đối mà người ta thường đưa ra với phép ăn chay là như sau: đây là một thuyết đẹp tuyệt vời nhưng không thể thực hiện được, vì người ta giả sử rằng con người không thể sống được nếu không ăn thịt con vật đã chết. Sự phản đối đó thật là phi lý và dựa vào sự vô minh hoặc việc bóp méo sự thật. Bản thân tôi là một minh chứng cho sự sai trái đó; vì tôi đã sống mà không bị ô nhiễm bởi thực phẩm có thịt – không ăn thịt, cá hoặc gia cầm – trong suốt 38 năm vừa qua, chẳng những tôi vẫn còn sống sót mà có sức khỏe rất tốt trong suốt thời gian đó. Tôi tuyệt nhiên cũng chẳng đặc biệt gì trong trường hợp này, vì tôi biết có cả ngàn người khác vốn cũng làm giống như vậy. Tôi biết một số người còn trẻ vốn rất là sung sướng khi không bị ô nhiễm do ăn thịt trong trọn cả cuộc đời của mình; và họ rõ ràng là ít bị bệnh tật hơn những người ăn thịt. Chắc chắn là có nhiều lý do ủng hộ cho việc ăn chay xét theo quan điểm hoàn toàn ích kỷ; và tôi sẽ nêu điều này ra trước hết, vì tôi biết rằng những cân nhắc ích kỷ sẽ có sức hấp dẫn mạnh mẽ nhất đối với đại đa số mọi người, mặc dù tôi hi vọng rằng trong trường hợp những người đang nghiên cứu Thông Thiên Học, thì chúng tôi có thể giả sử rằng những cân nhắc về mặt đạo đức mà sau này tôi sẽ viện dẫn ra còn lôi cuốn họ mạnh mẽ hơn nữa.

CHÚNG TÔI MUỐN ĐIỀU TỐT NHẤT

Tôi chủ trương rằng về mặt thực phẩm cũng như về mọi điều khác, tất cả chúng ta đều muốn điều tốt nhất trong tầm tay của mình. Chúng ta muốn cuộc đời của mình (và do đó thức ăn hằng ngày của mình coi như một bộ phận quan trọng trong cuộc đời mình) được hài hòa với các hoài bão, hài hòa với những điều cao siêu nhất mà chúng ta biết tới. Chúng ta rất vui mừng khi chấp nhận điều gì thực sự tốt nhất; và nếu chúng ta còn chưa biết đủ để có thể đánh giá cao điều gì là tốt nhất thì chúng ta xin vui lòng học cách làm như thế. Nếu suy nghĩ về điều đó chúng ta ắt sẽ thấy rằng theo nhiều đường lối khác (chẳng hạn như trong âm nhạc, nghệ thuật hoặc văn chương) thì trường hợp này cũng như vậy. Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy dỗ theo đó nếu chúng ta muốn cho thị hiếu âm nhạc của mình phát triển theo những đường lối tốt nhất thì chúng ta chỉ phải tuyển lựa âm nhạc tốt nhất, và nếu thoạt tiên chúng ta không đánh giá trọn vẹn được hoặc hiểu rốt ráo được nó, thì chúng ta phải sẵn lòng kiên nhẫn chờ đợi và lắng nghe cho tới khi về lâu về dài một điều gì đó có vẻ đẹp mỹ lệ và dịu dàng chớm nở trong tâm hồn chúng ta, thì lúc đó chúng ta mới đạt đến mức thấu hiểu được điều mà thoạt tiên không khởi dậy được sự đáp ứng nào trong tâm hồn chúng ta. Nếu chúng ta muốn đánh giá được điều gì tốt đẹp nhất về nghệ thuật, thì chúng ta không được mãn nhãn với những tờ quảng cáo giựt gân theo thông tin của cảnh sát, hoặc những điều bê bối ghê tởm mà người ta gọi lầm là những bức tranh hí họa, song le chúng ta phải đều đều xem xét và học hỏi cho tới khi bí nhiệm về tác phẩm của Turner bắt đầu bộc lộ ra cho chúng ta chiêm ngưỡng một cách kiên nhẫn, hoặc sự rộng lớn trong tác phẩm của Velasquez đạt tới tầm hiểu biết của chúng ta. Xét về văn chương thì cũng như vậy. Có kinh nghiệm buồn của nhiều người mà hầu hết những gì tốt đẹp nhất lại bị mất mát đi đối với những kẻ nào mà món ăn tinh thần chỉ bao gồm tờ báo giựt gân hoặc tiểu thuyết rẻ tiền hoặc một đống phế liệu sủi bọt vốn bị đào bới lên giống như lớp váng xỉ trên bề mặt của kim loại bị nóng chảy trong cuộc sống – đó là những tiểu thuyết ngắn, tiểu thuyết đăng nhiều kỳ và những mảnh vụn thuộc loại chẳng dạy được điều gì cho kẻ ngu dốt, chẳng củng cố được điều gì cho kẻ yếu ớt, chẳng phát triển được điều gì cho kẻ chưa trưởng thành. Nếu chúng ta muốn phát triển tâm trí của đám con của chúng ta thì chúng ta không được bỏ mặc chúng cho những thị hiếu riêng kém văn hóa về tất cả mọi thứ này, mà chúng ta phải cố gắng giúp cho chúng rèn luyện cái thị hiếu đó cho dù trong nghệ thuật, âm nhạc hoặc văn chương.

Vậy thì chắc chắn là chúng ta có thể ra sức tìm thấy điều tốt nhất trong thức ăn vật chất cũng như là món ăn tinh thần, và chắc chắn là chúng ta tìm thấy điều này không phải chỉ do bản năng mù quáng thôi, mà do học cách suy nghĩ và lý luận ra vấn đề đó theo một quan điểm cao siêu hơn. Trên thế giới có thể có những người không muốn điều tốt nhất, họ sẵn lòng ở những mức thấp hơn và cố ý kiến tạo vào trong chính mình điều gì thô trược và gây thoái hóa; nhưng chắc chắn là có những người muốn vươn lên trên mức đó. Họ vui lòng và nôn nóng muốn có được điều tốt nhất miễn là họ biết điều tốt nhất đó là gì hoặc nếu họ hướng chú tâm về đó. Có những người nam và nữ thuộc lớp người đạo đức cao nhất, thế nhưng họ thích ăn thịt linh cẩu và những con chó sói vì đã được dạy rằng chế độ ăn uống cần thiết của mình là xác chết của một con vật bị sát sinh. Chỉ cần suy nghĩ một chút cũng chứng tỏ cho ta thấy rằng điều khủng khiếp này không thể là điều cao siêu nhất và trong sạch nhất; và nếu chúng ta muốn tự nâng mình lên trong giai bậc của thiên nhiên, nếu chúng ta muốn cơ thể của mình thanh khiết và trong sạch như những đền thờ của Chơn sư, thì chúng ta phải bỏ đi cái thói quen ghê tởm đó và xếp vào hàng ngũ những người khách vương giả đang phấn đấu vì cơ tiến hóa của loài người – phấn đấu cho điều cao siêu nhất và trong sạch nhất nơi vạn vật đối với chính họ cũng như đối với đồng loại. Ta hãy thử xem xét tỉ mỉ tại sao một chế độ ăn chay lại đặc biệt là thanh khiết nhất và tốt nhất.

1. CÓ NHIỀU CHẤT DINH DƯỠNG HƠN

Một là: Bởi vì loài thực vật có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với một số lượng tương đương của thịt thú đã chết. Điều này nghe có vẻ là một phát biểu đáng ngạc nhiên và không thể tin được đối với nhiều người, vì người ta đã dẫn dụ họ để tin rằng họ không thể tồn tại được nếu họ không làm cho mình ô uế bằng cách ăn thịt, và điều hão huyền này phổ biến rộng rãi đến nỗi mà thật khó lòng làm cho kẻ phàm phu thức tỉnh được với điều đó. Ta phải hiểu rõ rằng đây không chỉ là một vấn đề thói quen, tình cảm hoặc thành kiến; đó chỉ là một vấn đề sự thật hiển nhiên và đối với những sự thật này thì không có và chưa bao giờ có nghi vấn nhỏ nhất nào. Trong thực phẩm có bốn yếu tố cần thiết, tất cả đều cốt yếu cho việc tu bổ và kiến tạo cơ thể. (a) thực phẩm có chất đạm, (cool.gif thực phẩm có chất bột và có đường, © thực phẩm có chứa dầu mỡ, (d) muối. Đây là phép phân loại thường được các nhà sinh lý học chấp nhận mặc dù một số khảo cứu gần đây có khuynh hướng biến đổi nó trong một chừng mực nào đó.

Thế mà chắc chắn là tất cả những yếu tố này đều tồn tại dồi dào trong loài thực vật hơn là trong thịt con thú đã chết. Chẳng hạn như sữa, kem, phó mát, hạt quả, hạt đậu và đậu ve đều có chứa một tỉ lệ phần trăm lớn lao chất đạm. Lúa mì, lúa mạch, lúa gạo và các loại ngũ cốc khác, trái cây và hầu hết rau cải (có lẽ ngoại trừ hạt đậu, đậu ve và đậu lăn tin) chủ yếu là bao gồm carbohydrates, nghĩa là tinh bột và đường. Ta thấy dầu mỡ trong hầu hết mọi loại thực phẩm có chất đạm và ta có thể tiêu dùng nó dưới dạng bơ hoặc dầu thực vật. Muối có mặt hầu như trong mọi loại thực phẩm ở một mức độ ít nhiều nào đó. Những thứ nêu trên là cực kỳ quan trọng trong việc bồi dưỡng các mô của cơ thể, và điều được gọi là thiếu muối ắt gây ra nhiều bệnh tật.

Đôi khi, người ta quả quyết rằng thịt tươi có chứa một số yếu tố nêu trên ở mức độ lớn lao hơn loài thực vật, và người ta có lập nên một số bảng biểu theo kiểu gợi ý cho điều này; nhưng một lần nữa, đây là vấn đề sự thật và ta phải đương đầu với nó. Nguồn năng lượng duy nhất trong thịt của thú đã chết là loại chất đạm chứa trong đó cũng như là mỡ; và vì mỡ có trong đó chắc chắn là cũng chẳng có giá trị gì hơn các loại dầu mỡ khác, cho nên điều duy nhất mà ta phải xét tới là chất đạm. Thế mà ta phải nhớ rằng chất đạm chỉ có một nguồn gốc; chúng được tổ chức ở trong loài thực vật chứ không ở đâu khác nữa. Hạt quả, hạt đậu, đậu ve và đậu lăn tin vốn giàu chất đạm hơn bất kỳ loại thịt nào, và các loại đậu này có ưu điểm rất lớn là chất đạm của nó thuần khiết, và vì vậy chứa đủ mọi năng lượng thoạt tiên được tích trữ trong đó trong khi được tổ chức. Trong cơ thể động vật, các chất đạm này (mà con thú đã hấp thu được từ giới thực vật trong buổi sinh thời thường xuyên được dị hóa để rồi bị giải thể, trong khi bị dị hóa như thế năng lượng được tích lũy nguyên thủy trong đó bèn được phóng thích. Do đó, điều mà một con thú đã sử dụng rồi thì con thú khác không thể sử dụng được nữa. Những chất đạm được ước tính trong một số bảng biểu dựa vào số lượng ni tơ có chứa trong đó, nhưng trong thịt tươi có nhiều sản phẩm do biến đổi mô chẳng hạn như urê, axit nitric và creatine, tất cả đều có chứa ni tơ và vì vậy được ước tính là chất đạm mặc dù chúng không có giá trị dinh dưỡng gì cả.

Đây không phải đã hết điều tồi tệ, đó là vì việc biến đổi mô tất yếu có kèm theo việc tạo ra đủ thứ chất độc mà ta luôn luôn tìm thấy trong bất kỳ loại thịt nào; và trong nhiều trường hợp sự độc hại của những chất độc này là rất lớn. Như vậy, bạn sẽ nhận thấy rằng nếu bạn được dinh dưỡng bằng cách ăn thịt con thú đã chết thì bạn có được chất đạm chẳng qua vì trong khi còn sống con thú đã tiêu dùng loại thực vật. Bạn sẽ có được chất dinh dưỡng này ít hơn mức lẽ ra bạn có được, vì con thú đã ngốn hết một nửa chất đạm rồi, và cùng với chất đạm động vật bạn phải hấp thụ thêm đủ thứ chất bất hảo và ngay cả một số chất độc có hoạt tính vốn dĩ nhiên là rõ rệt có hại. Tôi biết rằng có nhiều bác sĩ sẽ qui định chế độ ăn uống thịt ghê tởm để tăng cường sức khỏe cho mọi người và họ thường đạt được một mức độ thành công nào đó; mặc dù ngay cả về mặt này thì họ cũng tuyệt nhiên không được tán thành, vì bác sĩ Milner Fothergill có viết rằng: “Mọi sự đổ máu cho bẩm tính hiếu chiến của Napoleon thì cũng chẳng có nghĩa lý gì so với sự mất mạng của vô số người đã bị chôn vùi vào nghĩa địa do tin tưởng không đúng đắn vào giá trị giả định của nước ép thịt bò. Dù sao đi nữa, ta có thể thu được kết quả tăng sức dễ dàng hơn nhờ vào giới thực vật khi ta hiểu đúng được khoa học tiết thực và ta có thể đạt được những kết quả này mà không có sự ô nhiễm ghê tởm và không có mọi sự tương liên bất hảo của hệ thống kia. Tôi xin chỉ cho bạn thấy rằng tôi đưa ra điều này không phải dựa vào bất kỳ lời quả quyết vô căn cứ nào khác, tôi xin trích dẫn cho bạn thấy ý kiến của các y sĩ, của những người lừng danh trên thế giới y học sao cho bạn có thể thấy tôi có biết bao nhiêu thẩm quyền ủng hộ cho tất cả những gì mà mình nói ra.

Chúng ta thấy ngài Henry Thompson, F. K. C. S., có bảo rằng: “Thật là một sai lầm bình dân khi coi thịt dưới bất kỳ dạng nào là cần thiết cho sự sống. Mọi thứ cần thết cho cơ thể con người đều có thể được giới thực vật cung cấp . . . Người ăn chay có thể rút ra từ thực phẩm của mình mọi nguyên khí cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo dưỡng cơ thể cũng như để tạo ra nhiệt và sức lực. Ta phải thừa nhận một sự kiện không chối cãi được là có một số người mạnh khỏe hơn những người sống bằng loại thực phẩm đó. Tôi biết rằng chế độ ăn uống chủ yếu là thịt không chỉ là một sự hoang phí quá đáng mà còn là một nguồn ác độc cho người tiêu dùng”. Đó là một lời phát biểu dứt khoát của một nhà y học trứ danh.

Thế rồi chúng ta có thể quay sang lời lẽ của một hội viên Hội Hoàng gia, ngài bác sĩ Benjamin Ward Richardson, ông nói: “ Ta phải thẳng thắn thừa nhận rằng khi tính theo trọng lượng thì trọng lượng chất thực vật đã được tuyển lựa kỹ lưỡng có những ưu điểm nổi bật so với thực phẩm động vật xét về giá trị dinh dưỡng. Tôi muốn thấy có một kế hoạch ăn chay và sống bằng hoa quả được đưa ra áp dụng cho đại chúng, và tôi tin rằng nó có thể áp dụng được”.

Y sĩ nổi tiếng, bác sĩ William S. Playfair, C. B., cũng nói rõ rệt rằng: “Chế độ ăn uống bằng thực phẩm động vật không thiết yếu cho con người”; và ta thấy bác sĩ F. J. Sykes, Cử nhân khoa học, viên chức y khoa ở Saint Pancras có viết rằng: “Hóa học không chống đối việc ăn chay cũng giống như sinh học vậy. Thực phẩm có thịt chắc chắn là không cần thiết để cung cấp chất đạm cần cho việc sửa chữa các mô; do đó để dinh dưỡng cho con người thì một chế độ ăn uống được tuyển lựa kỹ lưỡng từ giới thực vật là hoàn toàn đúng đắn xét theo quan điểm hóa học”.

Bác sĩ Francis Vacher, hội viên Hội Phẫu thuật gia Hoàng gia có nhận xét rằng: “Tôi không tin rằng một người ăn thực phẩm có thịt thì sẽ tốt hơn về mặt thể chất hoặc trí tuệ”.

Bác sĩ Alexander Haig, hội viên Hội Y sĩ Anh quốc, y sĩ trưởng của một trong những bệnh viện lớn ở Luân đôn đã viết rằng: “Thật là dễ dàng có thể duy trì sự sống dựa vào những sản phẩm của giới thực vật, điều này không cần được các nhà sinh lý học chứng minh, cho dù đa số loài người không thường xuyên dấn thân vào việc chứng tỏ điều đó, và công trình của tôi cho thấy rằng chẳng những điều này có thể xảy ra mà nó vô cùng nên làm về mọi phương diện và tạo ra được những quyền năng siêu đẳng cả về tâm trí và thể xác”.

Trong Tạp chí nhà Thực hành Mỹ và Tin tức số ra tháng 7 năm 1902, bác sĩ M. F. Coomes có kết luận một bài báo khoa học như sau: “Trước hết tôi xin nêu rõ rằng, thịt của những động vật máu nóng không thiết yếu để dùng làm thực phẩm với mục đích duy trì được sức khỏe hoàn toàn cho cơ thể con người”. Ông tiếp tục đưa ra thêm những nhận xét nữa mà chúng tôi sẽ trích dẫn trong phần tựa đề kế tiếp.

Khoa trưởng của khoa Y, Đại học Gefferson ở Philadelphia có nói rằng: “Có một sự kiện trứ danh là ngũ cốc dùng làm thực phẩm hằng ngày đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu tổ chức của con người; chúng có chứa những thành phần cấu tạo rất đủ để cấp dưỡng cho cuộc sống dưới dạng cao nhất. Nếu người ta biết rõ hơn giá trị của những thực phẩm dùng ngũ cốc thì đây là một điều rất tốt cho loài người. Các quốc gia sinh hoạt và thịnh vượng chỉ dựa vào ngũ cốc mà thôi, và người ta đã chứng tỏ rõ rệt rằng thịt là không cần thiết”.

Vậy là bạn đã có một số những phát biểu rành mạch, và tất cả đều được rút ra từ tài liệu của những người nổi tiếng vốn đã nghiên cứu rất nhiều về hóa học thực phẩm. Ta không thể chối cãi rằng con người có thể tồn tại mà không có chế độ ăn uống thịt ghê tởm này, hơn nữa, trong một lượng tương đương thực vật có nhiều chất dinh dưỡng hơn so với thịt của con thú đã chết. Tôi có thể cung cấp cho bạn nhiều điều trích dẫn khác, nhưng những điều nêu trên cũng đủ rồi và đó là những mẫu mực cho phần còn lạ

2. ÍT BỆNH TẬT HƠN

Hai là: Bởi vì có nhiều bệnh nặng bắt nguồn từ thói quen ghê tởm là ăn thịt của con thú đã chết. Ở đây tôi cũng lại có thể dễ dàng cung cấp cho bạn một danh sách dài những điều trích dẫn, nhưng cũng như trước, tôi chỉ cần đưa ra một vài trích dẫn thôi. Bác sĩ Josiah Oldfield, M.E.C.S., L.R.C.P., có viết rằng: “Thịt là một thực phẩm không tự nhiên và do đó có khuynh hướng tạo ra những rối loạn chức năng. Theo như ta thấy trong những nền văn minh hiện đại, nó bị ô nhiễm do những bệnh khủng khiếp (sẵn sàng truyền được sang cho người) chẳng hạn như ung thư, lao, sốt, giun sán v. v. . . ở một mức độ lớn lao. Ta cũng chẳng lấy gì làm lạ khi thấy việc ăn thịt là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng nhất của những bệnh tật đã giết chết 99% những người nào đã được sinh ra đời.

Ngài Edward Saunders có bảo cho ta biết rằng: “Bất kỳ cố gắng nào nhằm dạy cho loài người biết rằng thịt bò và bia không cần thiết cho sức khỏe, và hiệu suất ắt phải là tốt và phải đưa tới sự tiết kiệm cũng như hạnh phúc; và khi điều này tiếp diễn tôi tin rằng chúng ta sẽ ít nghe nói tới bệnh thống phong, bệnh Brai và bệnh gan thận ở người ăn thịt bò, cũng như ít thú tính, ít việc đánh vợ và chém giết người khác nơi kẻ uống rượu bia. Tôi tin rằng khuynh hướng ăn chay sẽ được công nhận là thích hợp và thỏa đáng, và sẽ không còn xa nữa khi đến lúc người văn minh sẽ cảm thấy dội đối với ý tưởng ăn thịt thú vật”.

Bác sĩ A. Kingsford ở trường Đại học Paris có nói rằng: “Thịt thú vật có thể trực tiếp gây ra nhiều bệnh ghê tởm và gây đau đớn bản thân. Bệnh tràng nhạc (scrofula) là một nguồn phong phú gây ra đau đớn và chết chóc, rất có thể là bắt nguồn từ thói quen ăn thịt. Thịt là sự kiện kỳ lạ khi từ ngữ tràng nhạc lại có từ nguyên là scrofa, một con heo nái. Bảo rằng một người bị bệnh tràng nhạc có nghĩa là y gặp phải điều tồi tệ của con heo nái”.

Trong báo cáo thứ năm gởi cho Hội đồng Tư vấn nước Anh, ta thấy Giáo sư Gamgee phát biểu rằng: “Một phần năm toàn thể lượng thịt được tiêu dùng vốn bắt nguồn từ những con thú bị giết chết trong trạng thái mắc bệnh ác tính”. Trong khi đó Giáo sư A. Winter Blyth, hội viên Hội Phẫu thuật gia Hoàng gia có viết rằng:

“Nói về mặt kinh tế thì thực phẩm có chứa thịt không cần thiết và thịt của con thú bị bệnh nặng có thể được chế biến sao cho nó giống như thịt còn tốt. Nhiều con thú bị bệnh phổi nặng thì trông bằng mắt thường tỏ ra không có vẻ gì khác với con thú bình thường xét về thịt của nó”.

Trong bài báo vừa trích dẫn nêu trên, Bác sĩ M. P. Coornes có nhận xét rằng: “Chúng ta có nhiều chất thay thế cho thịt vốn không có tác dụng độc hại của loại thực phẩm dựa vào thú vật nghĩa là tác dụng gây ra bệnh thấp khớp, thống phong và mọi loại bệnh tương cận khác, chứ đừng nói tới bệnh xung huyết não thường kết thúc bằng cơn đột quị và một loại bệnh độc hại nào đó, nhức nửa đầu và nhiều dạng nhức đầu khác, do kết quả của việc ăn quá nhiều thịt và thường được tạo ra khi bội thực thịt”. Bác sĩ J. H. Kellogg có nhận xét rằng: “Thật thú vị mà nhận thấy rằng các nhà khoa học trên khắp thế giới đều tỉnh ngộ với sự thật là thịt thú vật dùng làm thực phẩm không phải là một chất dinh dưỡng thanh khiết mà có trộn lẫn với nhiều chất độc có tính cách bài tiết vốn là kết quả tự nhiên của đời sống động vật. Loài thực vật dự trữ được năng lượng. Chính từ thế giới thực vật (than và gỗ), ta rút ra được năng lượng để chạy các máy hơi nước, kéo xe lửa, đẩy cho tàu chạy và sinh ra công việc trong nền văn minh này. Mọi con thú vật đều trực tiếp hoặc gián tiếp rút ra năng lượng từ thế giới thực vật vốn biểu lộ thành công của cơ bắp và trí năng trong sinh hoạt của loài thú. Giới thực vật kiến tạo, còn giới động vật thì phá hủy. Giới thực vật tích trữ năng lượng, giới động vật tiêu tiêu phí năng lượng. Có nhiều chất phế thải và độc hại là hậu quả của việc biểu lộ năng lượng, cho dù đó là của cái đầu máy xe lửa hoặc của con thú. Mô hoạt động của con thú chỉ có thể tiếp tục hoạt động do sự thật là chúng liên tục được dòng máu thấm ướt, một luồng máu không ngưng nghỉ chảy qua và chảy xung quanh chúng mang đi những chất độc do chúng làm việc với tốc độ nhanh bằng tốc độ hình thành tốc độ đó. Máu của tĩnh mạch mang tính chất của những chất độc này để rồi bị thảy độc qua đường thận, phổi, da và ruột. Thịt của một con thú đã chết có chứa một số lớn những chất độc này, vào lúc chết thì không còn bài tiết được những chất đó nữa, mặc dù sau khi chết một thời gian chúng vẫn còn tiếp tục được tạo ra. Một bác sĩ giải phẫu lỗi lạc người Pháp mới đây có nhận xét rằng ‘nước ép thịt bò quả thật là một dung dịch chất độc’. Những y sĩ thông minh ở khắp nơi đều đang đạt tới mức nhận ra được những sự kiện này và ứng dụng chúng một cách thực tế”.

Ở đây bạn lại thấy chúng ta không thiếu bằng chứng; và nhiều điều trích dẫn liên quan tới việc du nhập các chất độc vào trong hệ thống thông qua thực phẩm có thịt không phải là trích dẫn của những bác sĩ ăn chay, mà trích dẫn của những bác sĩ vẫn còn chủ trương ăn chút ít thịt của con thú đã chết, nhưng họ đã nghiên cứu khoa học về vật chất đến một chừng mực nào đó. Ta nên nhớ rằng thịt của thú đã chết không bao giờ ở tình trạng mạnh khỏe vì sự phân rã bắt đầu ngay lúc tạo vật này bị giết chết. Đủ thứ sản phẩm tạo ra trong quá trình dị hóa thoái biến này; tất cả những sản phẩm đó đều vô dụng, và nhiều thứ chắc chắn là nguy hiểm và độc hại. Trong những kinh điển cổ truyền của người Ấn Độ chúng ta thấy có một đoạn rất đáng chú ý, vốn đề cập tới sự thật là ngay cả ở Ấn Độ một số giai cấp thấp vào thời kỳ sơ khai đó đã bắt đầu ăn thịt. Người ta có phát biểu là thời xưa chỉ có ba bệnh thôi, trong đó một bệnh là tuổi già; nhưng vì thời nay từ khi con người bắt đầu ăn thịt đã có tới 78 bệnh mới phát sinh ra. Điều này cho chúng ta thấy rằng cách đây hàng ngàn năm người ta đã nhận ra ý tưởng bệnh tật có thể bắt nguồn từ việc ăn thịt thú đã chết.

3. TỰ NHIÊN HƠN ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

Ba là: Bởi vì con người tự nhiên là không được sinh ra để ăn thịt, do đó thực phẩm dễ sợ này không thích hợp đối với y. Ở đây tôi lại xin đưa ra một vài điều trích dẫn cho thấy những vị có thẩm quyền nào đã đứng vào hàng ngũ chúng ta về vấn đề này. Chính Nam tước Cuvier có viết rằng: “Xét theo cấu trúc của con người thì thực phẩm tự nhiên của y bao gồm trái cây, rễ cây và rau cải”. Còn Giáo sư Eay có bảo cho ta biết rằng: “Chắc chắn là con người chưa bao giờ được sinh ra để trở thành một con thú ăn thịt”. Ngài Richard Owen, hội viên Hội Y sĩ Giải phẫu Hoàng gia có viết rằng: “Loài khỉ giống như người và mọi loài thú bốn chân đều dùng thực phẩm là trái cây, ngũ cốc và những chất bổ dưỡng khác thuộc giới thực vật; sự tương tự nghiêm xác giữa cấu trúc của những con thú này và cấu trúc của con người đã chứng tỏ rõ rệt bản chất ăn rau quả của con người”.

Một hội viên khác của Hội Hoàng gia, Giáo sư William Lawrence có viết rằng: “Răng con người tuyệt nhiên không giống với răng của con thú ăn thịt, và cho dù chúng ta xét tới răng, hàm hoặc cơ quan tiêu hóa thì cấu trúc của con người vẫn gần giống như cấu trúc của con thú ăn rau quả”.

Một lần nữa, Bác sĩ Spencer Thompson có nhận xét rằng: “Không một nhà sinh lý học nào cãi lại việc con người nên sống theo chế độ ăn uống thực vật”; còn Bác sĩ Sylvester Graham có viết rằng: “Khoa giải phẫu cơ thể đối chiếu chứng tỏ rằng con người tự nhiên là một con thú ăn rau quả, được tạo ra để sinh tồn dựa vào trái cây, hạt giống và loài thực vật có chất bột”.

Dĩ nhiên việc nên ăn chay cũng không cần thiết được luận bàn đối với bất cứ kẻ nào tin theo sự linh hứng trong kinh điển, vì ta nên nhớ rằng khi ngỏ lời với Adam lúc ở trong vườn Địa đàng, Đức Chúa Trời có phán rằng: “Xem này, ta đã ban cho con mọi loài rau cỏ có hạt giống mọc trên bề mặt trái đất, và mọi cây có trái sinh ra hạt, con sẽ dùng nó thay cho thịt”. Chỉ sau khi con người sa đọa, khi thần chết đã đến viếng thế gian thì một ý tưởng thoái hóa hơn về việc dinh dưỡng mới đi kèm với sự kiện đó; và nếu giờ đây chúng ta hi vọng rằng sẽ lại vươn lên tới tình trạng Địa đàng, thì chúng ta chắc chắn là phải bắt đầu bằng cách thủ tiêu việc sát sinh không cần thiết nhằm cung cấp cho ta loại thực phẩm ghê tởm và thoái hóa.

4. SỨC MẠNH NHIỀU HƠN

Bốn là: Bởi vì con người sẽ mạnh khỏe hơn và tốt hơn khi ăn chay. Tôi biết rằng người ta sẽ nói: “Bạn sẽ yếu xiết bao nếu bạn không ăn thịt con thú đã chết”. Thật ra thì điều này không đúng. Tôi cũng chẳng biết liệu có thể có bất kỳ người nào thấy mình yếu hơn khi ăn chay; nhưng tôi có biết điều này đó là trong nhiều cuộc thi đấu điền kinh mới đây, những vận động viên ăn chay đã tỏ ra là khỏe mạnh nhất và có sức bền bĩ nhất; chẳng hạn như trong cuộc đua xe đạp mới đây ở Đức, khi tất cả những người chiếm vị trí cao trong cuộc này đều ăn chay. Đã có nhiều cuộc thử thách như thế và tất cả đều chứng tỏ rằng nếu xét về mọi phương diện khác đều giống nhau thì kẻ nào ăn thực phẩm tinh khiết ắt thành công nhiều hơn. Chúng ta phải giáp mặt với những sự thật và trong trường hợp này, mọi sự thật đều đứng về một phía đối lập với phía kia là những thành kiến điên rồ và lòng tham dục ghê tởm. Bác sĩ J. D. Craig trình bày rõ rệt lý do bằng cách viết như sau:

“Những người ăn thịt thường khoe khoang là mình tràn đầy nhựa sống, nhất là khi họ sống hầu như ở ngoài trời; nhưng họ có một đặc điểm là không có sức bền bĩ như người ăn chay. Lý do của điều này là việc thịt tươi đã bước vào con đường dị hóa thoái biến và kết quả là nó chỉ tồn tại trong các mô một thời gian ngắn thôi. Xung lực ban cho nó trong cơ thể của con thú bị giết thịt được tăng cường bởi xung lực khác của con thú thứ nhì và vì lý do đó năng lượng của nó bao hàm chẳng bao lâu sau sẽ bị tiêu hao hết và có nhu cầu khẩn cấp có thêm năng lượng thay thế. Do đó người ăn thịt nếu được cấp dưỡng đầy đủ có thể làm việc hùng hục trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên chẳng bao lâu sau y sẽ bị đói và lúc đó lại đâm ra yếu ớt. Mặt khác, sản phẩm thực vật chậm tiêu hóa, chúng có chứa mọi dự trữ năng lượng nguyên thủy và không có chất độc. Sự thoái biến của chúng chậm hơn thịt cho nên chỉ vừa mới bắt đầu; vì vậy sức lực của chúng được phóng thích chậm hơn và ít bị tiêu hao hơn, người nào được nuôi dưỡng bằng thực vật có thể làm việc lâu hơn mà không cần có thêm thực phẩm và không bị khó chịu. Người nào ở Âu châu mà kiêng được thịt thì sẽ thuộc lớp người tốt hơn và thông minh hơn; họ đã khảo cứu rốt ráo và tiếp cận với đề tài sức chịu đựng bền bĩ. Ở Đức và Anh, người ta đã tổ chức một số cuộc thi đấu điền kinh đáng chú ý cần có sức chịu đựng bền bĩ diễn ra giữa những người ăn thịt và những ngưới ăn chay; kết quả là người ăn chay bao giờ cũng thành công chiến thắng”.

Nếu chịu khó nghiên cứu ta sẽ thấy rằng sự kiện này đã được biết từ lâu rồi, vì ngay cả trong lịch sử thời xưa chúng ta cũng thấy những dấu vết của nó. Ta nên nhớ lại rằng tất cả những bộ lạc ở Hi Lạp được cả thế giới công nhận và lừng danh là khỏe mạnh nhất và có sức chịu đựng bền bĩ nhất đều là người Spartans, và mọi người đều biết rằng chế độ ăn uống của họ đơn giản là ăn chay. Ta cũng nên nghĩ tới những lực sĩ Hi Lạp, những người đã dọn mình kỹ lưỡng để tham dự vào các cuộc thi đấu ở Olympia và eo biển Corinth.

Nếu bạn đọc tài liệu cổ điển, bạn sẽ thấy những người này (theo dòng dõi của mình, họ đã vượt quá mọi dòng dõi còn lại trên thế giới) sống nhờ vào trái sung (fig), hạt quả, phó mát và bắp. Thế rồi lại có những võ sĩ giác đấu La Mã, những người mà cụôc đời và danh vọng của mình tùy thuộc vào sức khỏe; thế mà bạn thấy rằng chế độ ăn uống của họ gồm toàn là bánh đại mạch và dầu thực vật; họ biết rõ rằng đây là thực phẩm mang lại sức mạnh nhiều nhất.

Tất cả những ví dụ này cho chúng ta thấy rằng cái quan niệm sai lầm thông thường và dai dẳng mà theo đó ngưới ta phải ăn thịt mới khỏe mạnh được thật ra thì chẳng có cơ sở nào cả; quả thực thì điều ngược lại là đúng hơn. Charles Darwin có nhận xét ở một trong những bức thư của mình như sau: “Những người công nhân phi thường nhất mà tôi đã từng trông thấy, những người phu mỏ ở Chili sống hoàn toàn dựa vào thực phẩm rau quả, bao gồm cả nhiều loại hạt của các cây rau cỏ”. Ngài Francis Head có viết về chính những người thợ mỏ đó như sau: “Những người thợ mỏ đồng ở Trung Chili thường mang những gánh nặng quặng mỏ tới 200 pounds đi một khoảng cách 80 yards mười hai lần mỗi ngày; và họ hoàn toàn ăn chay: bữa điểm tâm là trái sung và những ổ bánh mì nhỏ, bữa chiều là đậu luộc, còn bữa khuya là lúa mì nướng”.

Trong tác phẩm Những khám phá ở Ephesus ông F. T. Wood có viết rằng: “Những người phu khuân vác Thổ Nhĩ Kỳ ở Smyrna thường vác trên lưng mình từ 400 tới 600 pounds, và một ngày kia vị thuyền trưởng có chỉ cho tôi thấy một người vác một kiện hàng to tướng cân nặng 800 pounds leo lên một cái dốc đi vào một nhà kho ở phía trên; sức mạnh của họ thật là lớn phi thường trong khi họ ăn uống đạm bạc như thế”.

Ngài William Fairbairn cũng đã nói về những người Thổ Nhĩ Kỳ đó như sau: “Người Thổ Nhĩ Kỳ có thể sống và chiến đấu ở nơi mà các chiến sĩ thuộc bất kỳ quốc tịch nào khác đều bị chết đói. Thói quen giản dị của y với việc kiêng uống rượu độc và thường thường là ăn chay khiến cho y có thể chịu đựng được những sự hà khắc lớn lao nhất và sống còn với thực phẩm ít ỏi và đơn giản nhất”.

Bản thân tôi cũng có thể làm chứng cho sức mạnh phi thường mà những người cu li Tamil ăn chay ở miền Nam Ấn Độ bộc lộ ra, vì tôi đã thường thấy họ mang những gánh nặng khiến cho tôi phải sửng sốt. Tôi nhớ có một trường hợp mình đứng trên bong tàu quan sát một trong những ngưới cu li vác trên lưng mình một cái thùng to tướng và bước chầm chậm nhưng vững chắc xuống một tấm ván để đi lên bờ và đặt cái thùng vào trong kho hàng. Người thuyền trưởng đứng cạnh tôi ngạc nhiên nhận xét: “Tại sao thế nhỉ ? Ở Luân Đôn thì phải mất tới bốn người công nhân Anh mới mang được cái thùng đó lên bờ đặt vào bến bãi !”. Tôi cũng đã thấy một người cu li khác sau khi đặt một chiếc dương cầm lớn lên trên lưng mình bèn khuân nó mà không được ai giúp đỡ đi xa một khoảng cách đáng kể; thế mà những người này lại ăn trường chay, vì họ sống chủ yếu nhờ vào lúa gạo và nước, có lẽ đôi khi có một chút me cho có mùi vị.

Cũng về đề tài này, Bác sĩ Alexander Haig (người mà chúng ta đã trích dẫn rồi) có viết như sau: “Tác dụng làm cho thoát khỏi axit uric khiến cho sức lực của cơ thể tôi cũng cường tráng như cách đây 15 năm; tôi khó lòng mà tin được rằng ngay cả cách đây 15 năm tôi lại có thể thực hiện được những thao tác mà giờ đây tôi tha hồ thực hiện một cách hoàn toàn vô hại mà lúc đó không hề bị mệt mỏi hoặc căng thẳng và bị cứng đơ vào ngày hôm sau. Thật vậy, tôi thường bào rằng giờ đây không điều gì có thể làm tôi mệt mỏi nữa, và tôi tương đối tin rằng điều này là đúng sự thật”. Vị y sĩ lỗi lạc này trở thành một người ăn chay vì ông đã nghiên cứu những bệnh mà nguyên nhân là sự hiện diện của axit uric trong cơ thể, cho nên ông mới phát hiện ra rằng việc ăn thịt là nguồn gốc chính của chất độc chết người này. Có một điều thú vị khác mà ông có đề cập tới, đó là việc ông thay đổi chế độ ăn uống đã khiến cho ông thay đổi rõ ràng bẩm tính của mình: trước kia ông thấy mình thường xuyên nóng nảy và bực bội, giờ đây ông trở nên kiên cường hơn, bình tĩnh hơn và ít nóng giận hơn; ông thừa hiểu rằng điều này là do ông thay đổi thực phẩm.

Nếu cần có thêm bằng chứng nữa, thì ta có thể xét bằng chứng cụ thể trong tầm tay nơi giới động vật. Chúng ta sẽ quan sát thấy rằng loài ăn thịt không phải là loài mạnh nhất, mà mọi công việc trên thế giới đều do loài ăn cỏ thực hiện, chẳng hạn như ngựa, la, trâu bò, voi và lạc đà. Chúng ta không thấy con người có thể sử dụng con sư tử hoặc con cọp, hoặc là sức mạnh của những con thú hoang ăn thịt này lại bằng được với những con trực tiếp đồng hóa được giới thực vật.

5. ÍT CÓ SỰ ĐAM MÊ THÚ TÍNH HƠN

Năm là: Bởi vì việc ăn thịt thú chết khiến cho ta sa đà vào việc uống rượu và gia tăng những đam mê thú tính nơi con người. Ông H. B. Fowler (vốn đã nghiên cứu và diễn thuyết về chứng thèm uống rượu trong 40 năm) tuyên bố rằng việc ăn thịt do tác dụng kích thích lên hệ thần kinh, ắt dọn đường cho những thói quen không điều độ về mọi thứ; và người ta càng ăn nhiều thịt thì nguy cơ nghiện rượu thâm căn cố đế lại càng nghiêm trọng. Có nhiều y sĩ lão luyện đã thí nghiệm tương tự như vậy và khôn ngoan tác động lên những những cuộc thí nghiệm đó để chữa trị những người thèm rượu. Phần thấp hèn của bản chất con người chắc chắn là sẽ được tăng cường do thói quen ăn thịt thú chết. Ngay cả sau khi ăn thỏa thuê thịt của loại vật liệu dễ sợ như thế, con người vẫn cảm thấy không thỏa mãn, vì y vẫn còn có ý thức về một cảm giác mơ hồ thiếu thốn không thỏa mãn, và do đó y lại căng thẳng thần kinh rất nhiều. Sự thèm khát này là cơn háu đói của các mô trong cơ thể, chúng không thể được đổi mới bằng cái loại vật liệu tồi tàn mà người ta dâng lên cho chúng để làm thực phẩm. Để thỏa mãn được cái sự thèm khát mơ hồ này hoặc nói cho đúng hơn là để xoa dịu những dây thần kinh bức rức này sao cho người ta không còn cảm thấy thèm khát nữa mà thiên hạ thường cầu cứu tới chất kích thích. Đôi khi người ta uống rượu, đôi khi người ta thử xoa dịu những cảm giác này bằng cà phê đen và có khi người ta dùng thuốc lá nặng để nỗ lực xoa dịu những dây thần kinh bị kích thích đến kiệt sức. Ở đây chúng ta bắt đầu không còn tiết độ nữa vì trong đa số trường hợp sự không tiết độ bắt đầu bằng việc dùng chất kích thích là rượu để xoa dịu cái cảm giác thiếu thốn mơ hồ không thỏa mãn vốn đi kèm theo việc ăn thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng – thực phẩm không đáng ăn.

Chắc chắn là ta thường có thể truy nguyên sự nghiện rượu (và mọi sự nghèo đói, khốn khổ, bệnh tật và tội ác liên kết với nó) tới những sai lầm về dinh dưỡng. Chúng ta có thể đi theo đường lối tư tưởng này một cách vô hạn. Chúng ta có thể nói về sự cáu kỉnh, đôi khi đạt tột đỉnh nơi sự điên cuồng mà giờ đây mọi người có thẩm quyền đều công nhận rằng đó thường là kết quả của việc dinh dưỡng sai lầm. Chúng ta có thể đề cập tới một trăm triệu chứng quen thuộc của sự khó tiêu và giải thích rằng sự khó tiêu luôn luôn là kết quả của việc dinh dưỡng không đúng đắn. Tuy nhiên, chắc chắn là ta đã nói đủ để biểu thị tầm quan trọng và ảnh hưởng sâu rộng của một chế độ ăn uống thanh khiết đối với phúc lợi của cá nhân và nhân loại.

Ông Brarnwell Booth, thủ lĩnh của Đạo quân Cứu thế, đã đưa ra một bản tuyên ngôn về đề tài ăn chay này. Trong đó ông mạnh mẽ lên tiếng dứt khoát ủng hộ nó và đưa ra một danh sách không ít hơn 19 lý do chính đáng tại sao con người nên kiêng ăn thịt.

Ông nhấn mạnh rằng việc ăn chay là cần thiết cho sự thanh khiết, sự trinh bạch và sự kiểm soát hoàn toàn những điều khao khát đam mê vốn thường là nguồn gốc của sự cám dỗ lớn lao. Ông nhận xét rằng việc người ta gia tăng ăn thịt là một trong những nguyên nhân của sự gia tăng nghiện rượu, và nó cũng gây thuận lợi cho sự lười biếng, buồn ngủ, uể oải, khó tiêu, táo bón, cùng với những điều khốn khổ và suy thoái khác tương tự như vậy. Ông cũng phát biểu rằng bệnh chàm da, bệnh trĩ, bệnh giun sán, bệnh kiết lỵ và nhức đầu như búa bổ thường là do ăn thịt, và ông tin rằng việc tăng gia rất nhiều bệnh lao và bệnh ung thư trong vòng 100 năm vừa qua có nguyên nhân là do sự gia tăng tương ứng của việc ăn thịt thú

6. TIẾT KIỆM

Sáu là: Bởi vì ăn chay xét về mọi phương diện là rẻ hơn và tốt hơn ăn thịt. Trong bức thông tư vừa nêu, ông Booth có đưa ra một trong những lý do để ủng hộ việc ăn chay đó là: “Một chế độ ăn chay bao gồm lúa mì, lúa mạch, bắp và các ngũ cốc khác, đậu lăn tin, đậu ve, hạt quả và những thực phẩm tương tự thì kinh tế hơn chế độ ăn thịt gấp mười lần. Thịt có chứa một nửa trọng lượng là nước mà ta vẫn phải trả tiền như thể nước cũng là thịt. Ngay cả khi ta dùng phó mát, bơ và sữa thì chế độ ăn chay cũng chỉ tốn vào khoảng một phần tư so với chế độ hỗn hợp rau và thịt. Cả chục ngàn người nghèo của chúng ta giờ đây rất khó khăn mới đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của mình nếu phải mua thịt để ăn; bằng cách thay thế thịt bởi rau quả và những thực phẩm tiết kiệm khác, họ có thể sống lai rai một cách thoải mái”.

Cũng có một khía cạnh tiết kiệm khác đối với vấn đề này mà ta không được quyền lờ đi. Ta hãy lưu ý có thêm được bao nhiêu người nữa có thể được cấp dưỡng qua một số công đất được dành cho việc trồng lúa mì hơn là được qui hoạch làm đồng cỏ chăn nuôi. Ta cũng nên nghĩ xem sẽ có thêm được bao nhiêu người làm việc mạnh khỏe trên số công đất đó nếu nó được dùng để trồng lúa hơn là dùng làm đồng cỏ chăn nuôi; và tôi nghĩ rằng bạn sẽ bắt đầu thấy rằng có rất nhiều điều phải nói khi xét theo quan điểm này.

TỘI SÁT SINH

Cho đến nay, chúng ta chỉ nói đến điều mà chúng ta đã gọi là những cân nhắc ích kỷ trên cõi trần khiến cho con người nên từ bỏ việc ăn thịt và quay sang chế độ ăn uống tinh khiết hơn cho dù đó chỉ vì lợi ích của riêng mình. Bây giờ chúng ta hãy dành một vài phút để nghĩ tới những điều cân nhắc vị tha về mặt đạo đức có liên quan tới bổn phận của y đối với những người khác. Điều cân nhắc đầu tiên – đối với tôi điều này dường như là một chuyện khủng khiếp nhất – là tội lỗi dễ sợ vì đã sát sinh thú vật không cần thiết. Những người nào sống ở Chicago đều thừa biết cái sự sát sinh ma quái này không ngừng tiếp diễn ngay bên cạnh họ, họ đã cấp dưỡng cho phần lớn thế giới nhờ vào việc sát sinh hàng loạt và tiền bạc làm ra qua cái công việc ghê tởm này đã nhuộm đầy máu, mỗi đồng tiền đều dính máu. Tôi đã nêu rõ bằng chứng không thể chối cãi được rằng tất cả mọi điều này là không cần thiết và nếu nó không cần thiết thì đó là một tội ác.

Việc hủy diệt sự sống bao giờ cũng là một tội ác. Có thể có một vài trường hợp trong đó nó ít ác độc hơn trong số hai điều ác độc; nhưng ở đây nó lại không cần thiết và chẳng có một chút gì để biện minh cho nó vì nó xảy ra chỉ vì lòng tham lam ích kỷ, tán tận lương tâm của những kẻ kiếm ra tiền từ sự quằn quại của giới động vật ngõ hầu cung phụng cho những thị hiếu bại hoại của những kẻ đã đủ đồi bại đến mức muốn ăn những thực phẩm ghê tởm như thế. Nên nhớ rằng đó không chỉ là những kẻ làm công việc bỉ ổi mà những kẻ khi ăn thịt của những con thú đã chết cũng khích lệ người ta phạm tội ác để kiếm ra tiền, họ đã mắc tội đối với Thượng Đế vì cái chuyện kinh khủng này. Mọi người tham gia ăn cái loại thực phẩm không trong sạch đó đều góp phần vào cái tội lỗi khôn tả này và gây ra sự đau khổ do muốn có được thực phẩm đó. Thiên hạ ở khắp mọi nước đều thừa nhận trong luật pháp rằng bất cứ kẻ nào làm việc gì mà mượn tay người khác thì chính y cũng làm chuyện đó vậy.

Người ta thường bảo rằng: “Nhưng mọi điều khủng khiếp đó cũng có suy xuyển gì đâu nếu chỉ một mình tôi ngừng ăn thịt”. Điều này là không đúng và chỉ giả vờ. Một là phải có chút ít sự suy xuyển, vì mỗi ngày bạn chỉ ăn một hoặc hai pounds thịt thì sớm muộn gì số lượng đó cũng cân nặng tới một con thú. Hai là, đâu phải chỉ là số lượng mà là vấn đề đồng lỏa trong một tội ác và nếu bạn tham gia vào kết quả của một tội ác thì bạn đang góp phần vào việc làm cho nó kiếm ra tiền và như vậy bạn cũng chia xẻ tội lỗi đó. Không một kẻ ngay thẳng nào mà không thấy như vậy. Nhưng khi xét tới những lòng tham dục thấp hèn của con người thì con người thường có quan điểm không ngay thẳng và từ chối giáp mặt với những sự kiện rành rành. Chắc chắn là không có thể có sự bất đồng ý kiến nào về phát biểu theo đó mọi sự sát sinh khủng khiếp không cần thiết này quả thực là một tội ác dễ sợ.

Có một điều khác mà ta cần nhớ đó là sự ác độc dễ sợ liên quan tới việc vận chuyển những con thú khốn khổ này cả theo đường bộ lẫn đường biển, và khi sát sinh thì cũng có sự độc ác dễ sợ đó. Những người nào tìm cách biện minh cho những tội ác ghê tởm này ắt bảo bạn rằng có thể cố gắng giết những con thú này càng nhanh và càng ít đau đớn càng tốt; nhưng bạn chỉ cần đọc những bài báo cáo thì cũng thấy rằng trong nhiều trường hợp những dự tính này không hề được thực hiện và kết quả là có sự đau đớn khiếp đảm.

SỰ ĐỒI BẠI CỦA KẺ SÁT SINH

Vẫn còn có một điều khác mà ta phải xét tới đó là sự độc ác khi gây ra sự đồi bại và tội lỗi nơi những người khác. Nếu chính bạn phải dùng con dao hay cái rìu để giết con thú trước khi ăn thịt nó thì bạn ắt nhận ra cái bản chất bệnh hoạn của công việc này và chẳng bao lâu bạn sẽ từ chối không chịu làm công việc đó. Liệu những bà mệnh phụ phu nhân nõn nường (vốn thích ăn thịt bò bít tết ứa máu) có ưa thấy con của mình làm việc đồ tễ chăng ? Nếu họ không thích thì họ không có quyền đùn nhiệm vụ đó cho con cái của những người phụ nữa khác. Chúng ta không có quyền áp đặt lên đồng bào của mình cái công việc mà bản thân chúng ta từ chối không chịu làm. Người ta có thể bảo rằng chúng ta đâu có ép buộc ai đảm nhiệm cái phương tiện mưu sinh ghê tởm đó; nhưng nói thế chỉ là nói loanh quanh thôi, vì khi ăn cái thực phẩm khủng khiếp đó chúng ta đã tạo ra một nhu cầu khiến cho một người nào đó phải tự biến mình thành kẻ tàn bạo và làm cho mình bại hoại đi dưới mức của con người. Bạn biết rằng có một lớp người đã được tạo ra do có nhu cầu loại thực phẩm này, đây là một lớp người vô cùng khét tiếng xấu. Dĩ nhiên là những người nào trở nên tàn bạo do công việc kém trong sạch như thế thì cũng tỏ ra tàn bạo trong những mối quan hệ khác. Họ có bẩm tính rất dã man và cãi lộn rất khát máu; tôi đã nghe người ta nói rằng trong nhiều vụ sát nhân có bằng chứng là kẻ tội phạm đã dùng con dao xoắn đặc biệt vốn đặc trưng cho người đồ tễ. Chắc chắn bạn phải nhận ra rằng đây là một việc khủng khiếp khôn tả, và nếu bạn tham gia vào cái công việc khủng khiếp đó – cho dù là góp phần ủng hộ nó – thì bạn đang đặt một người khác vào vị thế phải làm cái việc mà chẳng bao giờ bạn đồng ý cho mình làm chỉ vì muốn thỏa mãn lòng tham dục và đam mê chứ đừng nói tới là nhu cầu.

Vậy thì chắc chắn là ta nên nhớ rằng tất cả chúng ta đều hi vọng là có một thời gian thế giới được hòa bình và tử tế - một thời đại hoàng kim không còn có chiến tranh nữa, một thời kỳ mà con người không còn đấu tranh và giận dữ đến nỗi mà trọn cả hoàn cảnh sống trên thế giới sẽ khác với hoàn cảnh giờ đây đang thịnh hành. Chẳng lẽ bạn lại không nghĩ rằng giới động vật cũng được chia xẻ cái thời kỳ tốt đẹp đó khi cơn ác mộng khủng khiếp sát sinh hàng loạt sẽ không còn nữa ? Những quốc gia thực sự văn minh trên thế giới hẳn thừa biết về điều này; chỉ có điều là cho đến nay những người phương Tây chúng ta còn là một giống dân non trẻ và vẫn còn có nhiều điều thô tục của tuổi trẻ; bằng không thì chúng ta chẳng thể chịu nỗi những sự việc này cho dù chỉ một ngày. Không còn nghi ngờ gì nữa, tương lai thuộc về những người ăn chay. Dường như chắc chắn là trong tương lai (và tôi hi vọng rằng đó là một tương lai gần) chúng ta sẽ không nhìn lại thời kỳ này với ghê tởm và khủng khiếp đó nữa. Mặc dù nó có những phát minh kỳ diệu, mặc dù máy móc của nó thật là mầu nhiệm, mặc dù nó đã tạo ra những tài sản kết xù, nhưng tôi chắc chắn là con cháu chúng ta sẽ nhìn lại thời đại này coi đó chỉ là một nền văn minh riêng phần, và thật ra chưa thoát được bao nhiêu khỏi tình trạng dã man. Một trong những lập luận mà họ dùng để chứng tỏ điều này chắc chắn sẽ là việc chúng ta cho phép sát sinh không cần thiết hàng loạt những con thú vô tội và chúng ta thực sự vinh thân phì gia và kiếm ra tiền nhờ vào việc đó; thậm chí chúng ta đã tạo ra một lớp người làm cái công việc bẩn thỉu đó cho chúng ta, cái công việc khô khan mà chúng ta cũng chẳng lấy làm mắc cỡ khi trục lợi được do kết quả suy đồi của họ.

Tất cả những điều trên chỉ là những điều cân nhắc liên quan tới cõi trần. Giờ đây tôi xin bảo cho bạn biết một điều gì đó về khía cạnh huyền bí của mọi điều này. Mãi cho đến nay, tôi đã đưa cho bạn nhiều phát biểu mạnh mẽ và dứt khoát (hi vọng là như vậy) nhưng mọi phát biểu này đều có thể được bạn tự chứng minh lấy. Bạn có thể đọc lời chứng của các bác sĩ và nhà khoa học nổi tiếng; bạn có thể tự trắc nghiệm lấy khía cạnh tiết kiệm của vấn đề này; nếu muốn, bạn có thể đi xem bằng cách nào mà đủ thứ người lại phấn đấu sống thoải mái như thế dựa vào chế độ ăn chay. Vậy là tất cả những gì mà tôi nói cho đến nay đang nằm trong tầm tay của bạn. Nhưng bây giờ tôi xin rời bỏ cái lãnh vực lý luận bình thường trên cõi trần để đưa bạn lên tới mức mà bạn tự nhiên là phải xét tới lời lẽ của những người đã thăm dò được các cõi cao siêu này. Vậy là giờ đây ta sẽ chuyển sang khía cạnh ẩn tàng của mọi điều đó, tức là khía cạnh huyền bí học.

NHỮNG LÝ DO HUYỀN BÍ

Bên dưới tựa đề này ta cũng sẽ có hai lớp lý luận: một lớp đề cập tới bản thân chúng ta và sự phát triển của chính chúng ta, còn lớp kia đề cập tới cơ tiến hóa vĩ đại và bổn phận của chúng ta đối với nó; sao cho một lần nữa chúng ta có thể phân loại chúng thành ra những lý do ích kỷ và vị tha, mặc dù ở một mức độ cao hơn hẳn so với trước kia. Tôi hi vọng rằng trong phần trước kia của bài thuyết trình này, tôi đã trình bày rõ ràng là không có chỗ để thảo luận về vấn đề ăn chay này; toàn bộ bằng chứng và những cân nhắc đều hoàn toàn đứng về một bên và tuyệt nhiên người ta chẳng nói được gì để chống lại việc ăn chay. Trường hợp này thậm chí còn nổi bật hơn nữa khi chúng ta xét tới khía cạnh huyền bí trong lập luận của mình. Có một số môn sinh chỉ học phất phơ về huyền bí học nên chưa sẵn lòng nghiêm chỉnh tuân thủ những huấn lệnh của nó, vì vậy họ không chấp nhận giáo huấn của nó khi nó can thiệp vào những ham muốn và thói quen cá nhân của họ. Một số người như thế đã cố gằng quả quyết rằng xét theo quan điểm huyền bí học thì vấn đề thực phẩm cũng chẳng khác gì mấy; nhưng phán quyết đồng thuận của mọi trường phái lớn về huyền bí học (cả cổ truyền lẫn hiện đại) đều dứt khoát về vấn đề này và quả quyết rằng muốn có được sự tiến bộ thực sự thì cần phải có sự thanh khiết ngay cả trên cõi trần về vấn đề chế độ ăn uống cũng như những vấn đề cao siêu hơn hẳn.

Trong nhiều quyển sách và bài thuyết trình, tôi đã giải thích sự tồn tại của các cõi khác nhau trong thiên nhiên và cái thế giới rộng lớn vô hình xung quanh chúng ta; tôi cũng đã thường có dịp đề cập tới sự kiện con người có bên trong mình vật chất thuộc về mọi cõi cao này sao cho y được cung cấp một hiện thể tương ứng với mỗi cõi đó; y có thể nhận được ấn tượng và hành động thông qua hiện thể này. Liệu những thể cao của con người có bị ảnh hưởng bằng một cách nào đó do thực phẩm nhập vào thể xác mà chúng có liên hệ mật thiết với nó ? Chắc chắn là có thể và vì lý do sau đây. Vật chất hồng trần nơi con người có tiếp xúc mật thiết với vật chất cõi trung giới và cõi thượng giới đến nỗi mà mỗi loại vật chất này phần lớn là đối thể của loại vật chất kia. Chẳng hạn như có nhiều loại và nhiều mức độ trọng trược của vật chất cõi trung giới sao cho một người có thể có một thể vía được kiến tạo bằng các hạt thô trược, còn một người khác có thể có một thể vía được kiến tạo bằng các hạt tinh vi hơn. Vì thể vía là hiện thể của các xúc động, đam mê và cảm giác, cho nên suy ra rằng người nào mà có thể vía thuộc loại thô trược thì chủ yếu là sẽ tùy thuộc vào các biến thể thô trược của cơn đam mê và xúc động; còn người nào có một thể vía thanh bai hơn ắt thấy rằng các hạt của thể vía này dễ dàng rung động đáp ứng với những xúc động và hoài bão tinh vi, và cao siêu hơn. Vì vậy người nào kiến tạo vật chất thô trược và bất hảo vào trong thể xác của mình thì do đó cũng thu hút vào thể vía của mình một loại vật chất thô trược và khó chịu hơn được dùng làm đối thể của vật chất thô trược của thể xác.

Chúng ta đều biết rằng trên cõi hồng trần, tác dụng của việc quá buông thả theo thói ăn thịt xác chết ắt tạo ra một dáng vẻ thô trược cho con người. Điều này không có nghĩa là chỉ thể xác mới ở trong tình trạng khó thương; nó cũng có nghĩa là những bộ phận nào trong con người mà mắt thường của ta không thấy được (tức là thể vía và thể trí) cũng không ở trong tình trạng tốt đẹp. Như vậy một con người nào kiến tạo cho mình một thể xác thô trược thì đồng thời cũng xây dựng cho mình các thể vía và thể trí thô trược. Điều này đập ngay vào mắt kẻ nào đã phát triển được thần nhãn. Người nào học cách thấy được những thể cao siêu đó ắt thấy ngay sự thô trược của thể thấp tạo ra những tác dụng nào đối với các thể cao; y thấy ngay sự khác nhau giữa người cấp dưỡng cho thể xác của mình bằng thực phẩm thanh khiết và người cấp dưỡng cho thể xác loại thịt đang phân hủy ghê tởm. Ta hãy xem sự khác nhau này ảnh hưởng như thế nào tới sự tiến hóa của con người.

CÁC HIỆN THỂ KHÔNG TINH KHIẾT

Ta ắt thấy rõ rằng bổn phận của con người đối với bản thân chính là việc phát triển đủ loại hiện thể đến mức tối đa, khiến cho chúng trở thành những công cụ hoàn chỉnh để cho linh hồn sử dụng. Có một giai đoạn còn cao siêu hơn nữa khi chính linh hồn được rèn luyện để trở thành một công cụ thích hợp cho Đấng Thiêng Liêng vận dụng, là một phương tiện hoàn hảo cho hồng ân của Thượng Đế; nhưng bước đầu tiên hướng về mục tiêu cao cả này chính là việc bản thân linh hồn phải học được cách hoàn toàn kiểm soát được các hạ thể sao cho chúng không còn có tư tưởng hoặc xúc cảm nào mà linh hồn không cho phép. Vì vậy tất cả những hiện thể này phải ở tình trạng hữu hiệu nhất; tất cả phải tinh khiết, trong sạch, không có tì vết; hiển nhiên là điều này chẳng bao giờ có thể đạt được chừng nào con người còn hấp thụ vào trong thể xác của mình những thành phần cấu tạo bất hảo như thế. Ngay cả thể xác và nhận thức giác quan của nó cũng chẳng bao giờ đạt được mức tốt nhất nếu thực phẩm không tinh khiết. Bất kỳ người nào chọn dùng phép ăn chay đều nhanh chóng bắt đầu nhận thấy rằng vị giác và khứu giác của y sắc xảo hơn hẳn so với khi y ăn thịt, và giờ đây y có thể phân biệt được một sự khác nhau tế nhị về mùi vị trong thực phẩm mà trước kia y cứ nghĩ rằng nó là vô vị, chẳng hạn như lúa gạo, lúa mì.

Điều này còn đúng ở một mức độ lớn lao hơn nữa khi ta xét tới các thể cao siêu. Các giác quan của chúng không thể minh bạch nếu vật chất thô trược bị cuốn hút vào các thể này; bất cứ điều gì có tính chất thô trược đều làm các thể cao bị ứ nghẹt và đờ đẫn khiến cho linh hồn càng khó sử dụng chúng. Đây là một sự thật mà môn sinh huyền bí học luôn luôn nhận ra được; bạn ắt thấy rằng tất cả những người nào thời xưa nhập vào các Bí pháp đều là những người thanh khiết nhất và dĩ nhiên là ăn trường chay. Chế độ ăn thịt thật là tai hại cho bất kỳ điều gì giống như sự phát triển chân chính và những người nào chọn dùng phép ăn thịt đều gây ra những khó khăn nghiêm trọng không cần thiết cản đường tiến bộ của mình.

Tôi cũng biết rằng còn có những cân nhắc khác cao siêu hơn nữa vốn quan trọng hơn hẳn so với bất cứ điều gì trên cõi trần, đó là: sự thanh khiết của tâm hồn và linh hồn đối với một con người còn quan trọng hơn sự thanh khiết của thể xác. Thế nhưng chắc chắn là chẳng có lý do tại sao chúng ta lại không thể có được cả hai; thật vậy, sự thanh khiết này gợi ra sự thanh khiết kia, và sự thanh khiết cao siêu ắt bao gồm sự thanh khiết thấp thỏi. Đã có quá đủ sự khó khăn cản đường ta đạt được sự tự chủ và tự phát triển; chắc chắn là còn tồi tệ hơn cả sự điên rồ khi đi lệch ra khỏi đường lối đó để thêm vào một khó khăn khác còn lớn lao hơn nữa ghi thêm vào danh sách nêu trên. Mặc dù quả thật là một tâm hồn thanh khiết sẽ giúp ích cho ta nhiều hơn một thể xác thanh khiết, thế nhưng thể xác thanh khiết cũng chắc chắn có thể giúp ta được nhiều điều, và đâu có ai trong chúng ta đã tiến xa trên con đường dẫn tới tính linh đến mức mà chúng ta có thể tự cho phép mình bỏ qua cái ưu điểm lớn dành sẵn cho ta. Bất cứ điều gì khiến cho đường tiến của ta khó khăn hơn mức cần thiết đều dĩ nhiên là cần phải tránh. Dù sao đi nữa thì việc ăn thịt này chắc chắn là làm cho thể xác trở thành một công cụ tồi tệ hơn và gây khó khăn cản đường linh hồn bằng cách làm tăng cường mọi yếu tố và cơn đam mê bất hảo thuộc về các cõi thấp.

Cái tác dụng nghiêm trọng đối với cuộc sống trên cõi trần này đâu phải là tác dụng duy nhất mà ta phải nghĩ tới. Khi đưa những thứ thô trược ghê tởm vào trong thể xác thì con người đã kiến tạo cho mình một thể vía thô trược, và ta cần phải nhớ rằng con người cần phải trải qua giai đoạn đầu trong cuộc sống sau khi chết ở trong cái hiện thể bị bại hoại đó. Vì y đã kiến tạo vào đó loại vật chất thô trược, cho nên mọi loại thực thể bất hảo sẽ bị thu hút tới quây quần xung quanh y, xâm chiếm hiện thể của y và tìm được một sự đáp ứng dễ dàng của y đối với những cơn đam mê thấp thỏi của chúng. Chẳng những các cơn đam mê thú tính của y dễ dàng bị kích động trên trần thế hơn, mà thêm vào đó y còn phải chịu đau khổ sâu sắc hơn khi thanh toán những ham muốn này sau khi chết. Ở đây lại xem xét vấn đề theo quan điểm ích kỷ thì ta cũng thấy rằng những cân nhắc của huyền bí học củng cố cho lập luận trực tiếp dựa vào óc suy xét phải trái trên cõi trần. Khi ta dùng khả năng thấu thị cao siêu để xem xét vấn đề này, thì nó cho ta thấy rõ hơn việc ăn thịt là bất hảo biết chừng nào, vì việc ăn thịt làm tăng cường trong bản thể ta điều mà ta rất cần giải thoát khỏi nó, và vì vậy xét theo quan điểm tiến bộ thì thói quen ăn thịt là một điều mà ta phải dứt bỏ ngay và mãi mãi.

BỔN PHẬN CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI THIÊN NHIÊN

Thế rồi còn có một khía cạnh quan trọng và vị tha hơn nữa của vấn đề này, đó là bổn phận của con người đối với thiên nhiên. Mọi tôn giáo đều dạy rằng con người nên luôn luôn đứng về phía Thiên ý dành cho thế gian, đứng về phía điều thiện chống lại điều ác, đứng về phía tiến hóa chống lại sự thoái hóa. Người nào đứng về phía sự tiến hóa ắt nhận ra được sự độc ác của việc sát sinh, vì y biết rằng cũng giống như mình ở đây trong thể xác để học những bài học của cõi trần, cũng vậy con thú ở trong thể xác cũng vì lý do đó để cho nó có thể thu lượm được kinh nghiệm ở giai đoạn thấp thỏi. Y biết rằng sự sống ẩn sau lưng con thú là Sự Sống Thiêng Liêng, mọi sự sống trên thế gian đều của Đấng Thiêng Liêng; vì vậy những con thú quả thật là em út của chúng ta cho dù chúng có thể còn non trẻ hơn và chúng ta không có quyền cướp đi mạng sống của chúng để thỏa mãn những thị hiếu đồi bại của mình, không có quyền gây cho chúng vô vàn thống khổ và đau đớn chỉ để thỏa mãn lòng tham dục và suy đồi đáng ghét của ta.

Chúng ta đã gây ra những sự việc mà ta ngụy biện là “thể thao” và chính sự sát sinh hàng loạt của ta đã khiến cho loài thú hoang phải chạy trốn chúng ta. Liệu địều đó có giống như tình huynh đệ đại đồng của các tạo vật do Thượng Đế sinh ra ? Phải chăng ý niệm của bạn về thời đại hoàng kim khi cả thế giới đều tử tế với nhau lại là một tình huống khi mọi sinh linh đều chạy trốn con người vì y có bản năng tàn sát ? Có một tác dụng dội ngược lên chúng ta, tác dụng mà bạn khó lòng nhận ra được trừ khi bạn có thể thấy nó xuất hiện như thế nào khi được xem xét qua khả năng thấu thị của cõi cao. Mọi tạo vật mà bạn đã tàn nhẫn chém giết theo kiểu này đều có những xúc cảm và tư tưởng của riêng mình đối với chuyện chém giết đó; nó có sự khiếp sợ, đau đớn và phẩn uất, một cảm xúc mạnh mẽ khôn tả về điều bất công bỉ ổi đối với mình. Trọn cả bầu khí quyển xung quanh ta đều thấm nhuần xúc cảm đó. Mới đây, tôi đã nghe hai lần những người thông linh nói rằng họ cảm thấy bầu hào quang dễ sợ xung quanh Chicago ngay cả ở cách xa nó cả dặm đường. Cách đây nhiều năm, chính bà Besant cũng có nói với tôi chuyện giống như thế ở nước Anh; điều đó xảy ra rất lâu trước khi bà đến viếng Chicago thì bà cảm thấy rất ghê sợ nó cùng với cái khăn phủ quan tài chết người u buồn chụp lên người bà, và bà tự hỏi: “Chúng ta đang ở đâu đây, tại sao trong bầu không khí lại có cái cảm giác khủng khiếp như thế ?” Việc cảm thấy rõ được tác dụng này là vượt ngoài tầm của kẻ nào chưa tiến hóa; nhưng mặc dù mọi người dân có thể không trực tiếp ý thức về điều đó và nhận ra được nó giống như bà Besant, thì họ cũng có thể chắc chắn rằng họ đang đau khổ về điều này một cách vô ý thức, và cái rung động khủng khiếp đầy sự khiếp sợ và bất công đang tác động lên mỗi người trong chúng ta cho dù họ không hề biết tới nó

NHỮNG HẬU QUẢ VÔ HÌNH MA QUÁI

Cảm giác nóng nảy và xuống tinh thần trầm trọng vốn rất thường có ở đó phần lớn là do tác dụng dễ sợ rải rác trên khắp thành phố giống như đám mây dịch bệnh. Tôi chẳng biết mỗi ngày có bao nhiêu ngàn con thú bị giết, nhưng con số này là rất lớn. Nên nhớ rằng mỗi một trong những sinh linh này đều là một thực thể nhất định, không phải là một cá thể thường tồn luân hồi như bạn và tôi, nhưng vẫn còn là một thực thể sinh hoạt trên cõi trung giới và sống dai dẳng ở đó trong một thời gian đáng kể. Nên nhớ rằng mỗi một trong những tàn tích này đều tuôn ra cảm giác phẩn uất, khiếp sợ trước những bất công và đau khổ trút lên đầu nó. Bạn hãy tự mình nhận ra cái bầu không khí khủng khiếp bao quanh các lò sát sinh; nên nhớ rằng một nhà thần nhãn có thể thấy hàng đoàn các hồn thú mà y biết rằng cảm xúc khủng khiếp và hờn oán của chúng mạnh biết chừng nào, chúng dội biết chừng nào đối với loài người. Chúng tác động hầu hết lên những kẻ nào ít có khả năng chống lại chúng, nghĩa là tác động lên trẻ con vốn tinh tế và nhạy cảm hơn người lớn đã bị chai đá. Thành phố này là một nơi chốn khủng khiếp để nuôi dạy trẻ con, một nơi mà trọn bầu khí quyển cả về mặt thể chất lẫn thông linh đều chứa đầy các ám khí huyết nhục cùng với tất cả những gì hàm ý trong đó.

Có một ngày tôi đọc một bài báo trong đó người ta giải thích rằng cái mùi hôi thúi bốc lên nơi cái lò sát sinh ở Chicago và kết thụ thành ra một chướng khí chết người bên trên thành phố, tuyệt nhiên không phải là ảnh hưởng độc hại nhất bắt nguồn từ cái địa ngục theo Ki tô giáo này đối với loài vật mặc dù nó làm ngạt thở gây ra vài sự chết chóc cho nhiều đứa trẻ cưng của bà mẹ. Các lò sát sinh chẳng những là ổ dịch bệnh lây truyền cho cơ thể con nít mà còn là ổ dịch bệnh cho linh hồn của chúng nữa. Chẳng những người ta dùng trẻ con vào cái việc ghê tởm và độc hại này, mà trọn cả khuynh hướng tư tưởng của chúng cũng đều bị hướng về việc giết chóc. Đôi khi người ta thấy mình quá nhạy cảm không thể chịu nỗi cảnh tượng và âm thanh của cuộc chiến đấu dễ sợ không ngừng giữa lòng tham dục độc ác của con người và cái quyền không thể nhân nhượng của mọi sinh linh muốn bảo tồn mạng sống của mình. Tôi có đọc thấy trường hợp một đứa trẻ được một vị mục sư tìm việc làm trong lò sát sinh; hết ngày này qua ngày khác nó trở về nhà xanh xao ốm yếu, không ăn, không ngủ được; cuối cùng nó tìm đến vị mục sư rao giảng phúc âm về lòng bác ái của đấng Ki tô và bảo với ông ta rằng nếu cần nó sẵn lòng chịu chết đói chứ không thể đắm mình trong máu thêm một ngày nào nữa. Những điều khủng khiếp ở lò sát sinh đã ảnh hưởng tới nó đến mức mà nó không ngủ được nữa. Thế nhưng đây chính là điều mà nhiều đứa trẻ đang làm và đang chứng kiến từ ngày này sang ngày khác cho đến khi nó trở nên chai đá khi nhúng tay vào việc sát sinh; thế rồi đến một ngày nào đó thay vì cắt cổ họng một con chiên hoặc một con heo thì nó lại giết chết một con người. Thế là ngay tức khắc đến lượt chúng ta trút cái lòng tham muốn sát sinh lên trên chính nó và nghĩ rằng chúng ta đã làm điều công bằng.

Tôi có đọc thấy trường hợp một phụ nữ trẻ làm được nhiều công việc nhân ái ở lân cận những bệnh viện dịch tễ tuyên bố rằng điều gây ấn tượng nhiều nhất cho bà về những đứa trẻ này đó là việc dường như chúng chẳng biết chơi cái gì ngoại trừ chơi trò giết chóc, chúng chẳng có quan niệm nào về mối liên hệ với loài thú ngoại trừ mối liên hệ sát sinh đối với nạn nhân của mình. Đây là nền giáo dục mà cái gọi là các Ki tô hữu đang dành cho những đứa trẻ ở lò sát sinh ngày nào cũng được giáo dục về sự giết chóc, và rồi họ lại tỏ ra ngạc nhiên trước con số người bị giết chết một cách tàn bạo ở trong quận đó. Thế mà công chúng theo Ki tô giáo của ta cứ tiếp tục thanh thản đọc lời cầu nguyện, hát bài Thánh Vịnh và lắng nghe lời giảng kinh như thể không có một điều xúc phạm nào chống lại những đứa con của Thượng Đế bên trong cái lỗ cống dịch bệnh và tội ác đó. Chắc chắn là thói quen ăn thịt thú đã chết tạo ra một sự vô cảm về đạo đức trong chúng ta. Liệu bạn có nghĩ rằng mình đang làm một việc tốt khi nuôi dạy các công dân tương lai xung quanh một sự tàn bạo cùng cực như thế này ? Ngay cả trên cõi trần thì đây cũng là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và xét theo quan điểm huyền bí học thì tiếc thay nó còn nghiêm trọng hơn nữa; vì huyền bí gia thấy được kết quả thông linh của mọi chuyện này, thấy được các lực này đang tác động lên thiên hạ như thế nào để làm tăng cường sự tàn bạo và tán tận lương tâm của họ. Y thấy rằng bạn đã tạo ra một trung tâm thói xấu và tội ác, và bằng cách nào mà từ đó sự ô nhiễm đã lan tỏa dần dần cho đến khi nó ảnh hưởng tới toàn quốc và thậm chí ảnh hưởng tới trọn cả điều mà ta gọi là loài người văn minh.

Nó ảnh hưởng tới thế giới về nhiều mặt mà hầu hết mọi người tuyệt nhiên không nhận thức được. Thường xuyên có những cảm xúc khủng khiếp vô nguyên cớ lồng lộng trên trời. Nhiều con cái của ta đâm ra sợ sệt một cách không cần thiết và không giải thích được; chúng cảm thấy e sợ điều mà chúng chẳng biết: sợ bóng tối hoặc sợ ở một mình trong một lúc nào đó. Có những thế lực mạnh mẽ đang tác động lên chúng ta mà bạn không giải thích được, và bạn không nhận thấy rằng tất cả mọi điều đó đều bắt nguồn từ sự thật là trọn cả bầu khí quyển đều chất chứa lòng oán thù của những sinh linh đã bị sát hại này. Những giai đoạn tiến hóa có liên quan mật thiết với nhau và bạn không thể tàn sát hàng loạt các em út còn non trẻ của mình theo cách này mà không cảm thấy được tác dụng khủng khiếp đối với đám con trẻ vô tội của chính chúng ta. Chắc chắn là sẽ có một thời đại tốt đẹp hơn khi ta thoát khỏi được cái vết nhơ khủng khiếp này đối với nền văn minh của mình, cái sự quở trách dễ sợ này đối với lòng từ bi và thiện cảm của ta, và khi thời đại đó đến ta sẽ thấy có một sự cải tiến lớn lao về những vấn đề này, và tất cả chúng ta sẽ từng bước vươn lên tới một mức độ cao siêu hơn, thoát khỏi mọi sự khủng khiếp và oán thù theo bản năng đó.

THỜI ĐẠI TỐT ĐẸP HƠN SẮP TỚI

Chỉ cần suy nghĩ chút ít thôi thì các thiện nam tín nữ của chúng ta cũng thấy rằng chẳng bao lâu nữa chúng ta có thể thoát khỏi được điều đó; vì xét cho cùng thì một phàm phu đâu phải là một con thú, mà luôn luôn có ý định tốt đẹp tử tế miễn là y biết cách. Y đâu có chịu suy nghĩ; y cứ tiếp tục từ ngày này sang ngày khác và không nhận thức được rằng lúc nào mình cũng tham dự vào một tội ác dễ sợ. Nhưng sự thật vẫn là sự thật và ta không thể thoát được chúng; mọi người nào đang tham dự vào cái điều khả ố này đều góp phần làm cho sự việc khiếp đảm đó có thể xảy ra được, và chắc chắn là phải liên đới chịu trách nhiệm về điều đó. Bạn biết rằng sự thật là như thế, và bạn có thể thấy đó là một điều khủng khiếp xiết bao nhưng bạn lại bảo rằng: “Tôi biết làm gì đây để cải thiện vấn đề này, tôi chỉ là một đơn vị nhỏ nhoi trong cái đại khối nhân loại lúc nhúc hùng mạnh như thế?” Chính nhờ những đơn vị vượt lên trên đại chúng và trở nên văn minh hơn thì cuối cùng ta mới đạt được một nền văn minh cao siêu dành cho nhân loại xét chung. Sẽ có một Thời đại Hoàng kim chẳng những cho con người mà còn cho các giới hạ đẳng, một thời đại mà loài người sẽ nhận thức được bổn phận của mình đối với đám em út non trẻ hơn: không tiêu diệt chúng mà lại giúp đỡ chúng và huấn luyện chúng sao cho ta có thể nhận được từ chúng không phải là sự khủng khiếp và lòng oán thù mà là sự yêu thương, tận tụy, lòng thân hữu và sự hợp tác hữu lý. Sẽ có lúc mà mọi lực trong Thiên nhiên cùng nhau hoạt động một cách thông minh hướng về cứu cánh tối hậu, không phải thường xuyên nghi ngờ và thù ghét nhau mà là nói chung đều công nhận cái Tình Huynh Đệ vốn dĩ của chúng ta, vì tất cả chúng ta đều là con của một Đấng Cha Lành Toàn Năng.

Ít ra chúng ta cũng phải thí nghiệm; chúng ta phải thoát khỏi sự đồng lỏa với những tội ác dễ sợ này, chúng ta phải tự mình cố gắng (mỗi người trong phạm vi bé nhỏ của mình) làm cho cái thời đại hoàng kim hòa bình và yêu thương đó đến gần hơn, vì đó là ước mơ và lòng mong muốn thành khẩn của mọi người chân chính về tâm hồn và tư tưởng. Ít ra chúng ta nên sẵn lòng làm một việc nhỏ bé như thế để giúp cho thế giới tiến bước về phía tương lai huy hoàng đó; chúng ta phải tẩy trược mình kể cả về tư tưởng, hành động cũng như thực phẩm sao cho bằng cách nêu gương cũng như rao giảng, chúng ta có thể làm hết sức mình nhằm truyền bá cái phúc âm bác ái và từ bi để kết liễu sự hoành hành của lòng tàn bạo và khủng khiếp, để cho buổi bình minh của cái vương quốc to lớn chính chắn và yêu thương đến gần hơn khi thiên ý của Đấng Cha Lành sẽ được thực thi trên trần thế chẳng khác nào ở trên thiên đường ./.
Diệu Minh

Giải pháp thay thế thịt?

https://www.youtube.com/watch?v=26Cvn5W_aus...eature=youtu.be
leos73
Con không ăn món mực: https://www.youtube.com/watch?v=xsCav4SnIk4
Diệu Minh
Bà Lý trả lời về nhịn ăn:
https://www.youtube.com/watch?v=R9xiFOejPkU...eature=youtu.be
Diệu Minh
Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Hằng chia sẻ về nguyên nhân của tiểu đường, tim mạch, khớp:

https://www.youtube.com/watch?v=Orv_-B9TZrE...eature=youtu.be
Diệu Minh
Phỏng vấn chị Vinh lần nữa:

https://www.youtube.com/watch?v=Hy6dMVDOAoY
member
Ăn Chay

Bác sĩ Trần Xuân Ninh

Tại các nước kỹ nghệ phát triển, thịt cá là một phần quan trọng trong đồ ăn. Riêng tại Hoa Kỳ giàu có, thịt là món ăn chính trong bữa đối với nhiều người. Nhưng trong những thời gian gần đây, ăn chay đã trở thành một phong trào. Đồ chay chế biến đủ loại bày bán trong các tiệm thực phẩm sức khỏe (health food stores). Trong khung cảnh này, người ta ăn chay vì những lý do khác nhau: Bảo vệ môi sinh, chăm lo sức khỏe, thương yêu súc vật, lý do thời thượng, và cả vì lý do thương mại.

Khi có người ăn chay thì có người chế tạo đồ chay theo phương pháp kỹ nghệ đem bán. Và dĩ nhiên để gia tăng doanh số cũng như lợi tức thì người ta đề cao ích lợi của ăn chay nhằm gia tăng số người tiêu thụ đồ chay. Ở đây đề cập đến ăn chay như là một hiện tượng xã hội Âu Mỹ này, mà chỉ suy nghĩ về ăn chay trong Phật giáo, và dưới khía cạnh dinh dưỡng tổng quát.



Ăn Chay Trong Đạo Phật :

Người Việt Nam thường cho rằng ăn chay là một yêu cầu tu tập của các tăng sĩ và các Phật tử. Các tăng sĩ phải ăn trường chay, tức là hoàn toàn không trong trường hợp nào được ăn thịt cá. Các tín đồ thì tùy tâm nguyện mà ăn chay một hay nhiều ngày trong tháng hoặc theo trường chay. Nói cho đúng thì yêu cầu ăn chay chỉ áp dụng với các tăng sĩ theo Phật giáo Đại thừa, truyền từ Trung Hoa sang, gọi là Phật giáo Bắc Tông, các tăng sĩ Phật giáo Nguyên Thủy, hay Nam Tông, có truyền thống khất thực, thì không bắt buộc ăn chay, mà ăn các thực phẩm do quần chúng tùy duyên trao tặng.

Sự khác biệt này đã khiến một số nhà nghiên cứu tìm tòi sách vở để xem lời Phật dạy đối với vấn đề ăn chay ăn mặn ra sao, nhằm phân định phải trái. Những dẫn chứng dĩ nhiên là khác nhau tùy theo nguồn kinh sách và tùy theo định kiến cá nhân đối với ăn chay.

Phật giáo Nguyên Thủy cho rằng Đức Phật không phải là người ăn chay, không đặt vấn đề chay mặn, và hàng tỳ kheo đi khất thực đón nhận, không phân biệt, thực phẩm dân chúng đóng góp cúng dường. Ngược lại ăn chay là một nhu cầu tu tập bắt buộc trong các kinh điển Phật giáo Đại thừa Trung Hoa. Vì thế, nhiều người cho rằng ăn chay là một nét đặc thù của Phật giáo Đại thừa. Thực sự thì ta nên biết rằng một số tu sĩ Nhật Bản thuộc Phật giáo Đại thừa cũng ăn thịt. Ngoài ra, một giáo phái Đại thừa Tây Tạng (áo đỏ) cũng ăn thịt. Ngay một số đệ tử Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc sang Mỹ thuyết giảng khi được hỏi về thực phẩm cũng không đặc vấn đề chay mặn. Trong sách "Quan Điểm Về Ăn Chay của Đạo Phật" tác giả Tâm Diệu đã viết rằng "ăn chay không phải là nét đặc thù của Phật giáo Đại thừa nói chung và của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa nói riêng". Tâm Diệu đã dẫn chứng một số tài liệu để khẳng định "ăn chay đã có trong thời kỳ Phật còn tại thế và được phát triển mạnh mẽ vào thời đại Asoka, vị hoàng đế Ấn Độ trị vì từ năm 274 đến năm 232 trước Thiên Chúa giáng sinh".

Tác giả Tâm Diệu vừa viện dẫn kinh sách, vừa lý luận dựa trên một số tài liệu khoa học và bài viết hiện đại về môi sinh để cổ võ việc ăn chay. Bài này không nhằm mục đích đó mà chỉ muốn đưa lên một số suy nghĩ về ăn chay, trên cơ sở hiểu biết cá nhân về đạo Phật cũng như về dinh dưỡng.

Các tu sĩ Phật giáo Nguyên Thủy cho rằng sự giải thoát không do nơi ăn uống, mà do nơi thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý. Ăn chay mà thân khẩu không lành, ý chứa gươm đao, giới luật không giữ thì không lợi ích gì. Luận cứ này không khác gì mấy lối nghĩ của người bình dân "ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối". Cái lý luận bình dân này xét ra cũng hơi có tính bài bác ăn chay.

Ngược lại, theo Phật giáo , ăn chay là một phần của việc thì hành giáo pháp. Triều đại nhà Lương (thế kỷ thứ 6 sau Thiên Chúa), nhà vua cấm thịt cá trong các yến tiệc hoàng cung, kêu gọi dân chúng ăn chay và cấm giết thú vật trong các nghi lễ Đạo giáo. Thời Minh (thế kỷ 16-17), hòa thượng Vân Thế Châu Hoằng là người cổ võ ăn chay mạnh mẽ, vì thế có người đã cho rằng ăn chay bắt đầu từ thời này. Bênh vực cho yêu cầu ăn chay trong việc hành trì đạo pháp, có nhiều luận cứ trong kinh sách Đại thừa, như Lăng Già, Lăng Nghiêm, Đại Bát Niết Bàn? Chủ yếu coi ăn chay là thi hành giới cấm sát sinh, và cũng là thực hành hạnh từ bi.

Ngoài ra, ăn chay cũng là để tránh ăn thịt lẫn nhau, trong đó có thể có người thân thích cật ruột của mình bị trầm luân theo luật luân hồi. Nếu nhận rằng giới cấm sát sinh và hạnh từ bi không chỉ áp dụng với người mà còn phải áp dụng với mọi loài từ con sâu cái kiến trở đi, thì ăn thịt sinh vật không thể nào biện giải được. Nếu tin tuyệt đối vào luân hồi, làm kiếp người hay kiếp thú vật hoàn toàn tùy duyên nghiệp nhân quả quyết định, thì rõ ràng ăn thịt động vật cũng là ăn thịt con người. Tuy nhiên cái lòng tin tuyệt đối này cũng như sự diễn dịch giáo lý của Phật có khác nhau, tùy theo văn hóa và trình độ phát triển của từng dân tộc cũng như tùy sự hiểu biết cá nhân.

Truyện kể lại rằng vào đời nhà Trần trong một bữa tiệc do hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm thết đãi có cả món chay lẫn món mặn, thì Tuệ Trung Thượng Sĩ, người sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam, đã điềm nhiên ăn thịt cá. Thái hậu ngạc nhiên hỏi: "Anh tu thiền mà ăn thịt cá thì thành Phật sao được?" Ngài cười đáp: "Phật là Phật, anh là anh. Anh không cần làm Phật. Phật không cần làm anh". Tuệ Trung Sĩ là một bậc tu hành giác ngộ. Lời nói của Ngài không phải là lời kẻ tục tử đáp xằng. Việc ăn thịt cá của Ngài Tuệ Trung dĩ nhiên là trái hẳn kinh sách Đại thừa. Vậy thì sự thật ở đâu? Ăn chay là phải, hay ăn mặn là phải trong việc tu hành theo Phật pháp?

Câu trả lời của Tuệ Trung Thượng Sĩ hàm ý cho thấy cái quan trọng của tâm tu và cái phá chấp trong phương tiện tu hành.

Thời nay, ta thấy có những trường hợp các bữa cơm chay trong chùa đầy rẫy các món như giò, chả, thịt kho, cá hấp, tôm xào? làm bằng đồ chay. Về vật chất, đúng rằng các món này thuần làm bằng rao đậu, không có cá thịt. Nhưng về tinh thần, cái ý thức ăn giò, chả, thịt kho, cá hấp? rõ ràng biểu lộ sự trói buộc vào trong những ý niệm quy ước nặng nề thân khẩu ý, không giúp ích chút nào cho sự tu trì. So với một tu sĩ Phật giáo Nguyên Thủy, đón nhận tự nhiên mọi thực phẩm dân chúng cúng dường, không chú ý tìm cái ngon trong đó, coi ăn như một nhu cầu bình thường và tự nhiên để sống và tu hành, thì người ăn chay với các món cầu kỳ sửa soạn để phục vụ khẩu vị, sắc hương?, chưa chắc đã là người tiến gần hơn đến chỗ giác ngộ. Nói như vậy cũng không phải để bênh vực những kẻ cố tình khai thác cái ý "phá chấp", "cốt ở tâm tu" để mà sa đà ăn mặn, dối mình, gạt người.



Ăn Chay Và Dinh Dưỡng :



Ăn, khởi thủy vốn là một yêu cầu tự nhiên để sống còn, nhưng dần dần đã trở thành một cái dục thú lớn ở đời, và là một trong những động lực thúc đẩy con người vật lộn đấu tranh. Từ chỗ sống nhờ ăn, người ta trở thành khổ vì ăn. Khổ trong sự tìm kiếm đồ ăn đã đành, khổ còn vì ăn không đúng mà trở thành đau bệnh. Trong cái mạch suy nghĩ này, nếu giữ cho cái ăn không trở thành một ám ảnh, với những yêu cầu phức tạp thêm thắt quanh đó thì đã là một bước diệt dục. Người Mỹ có câu "you are what you eat", ý nói rằng thực phẩm ảnh hưởng nhiều vào con người. Một cách đơn giản, ăn đường mỡ béo bổ nhiều thì dễ mập phì, sinh bệnh tim mạch hay ung thư v.v? Câu này thường nêu lên bởi những nhà dinh dưỡng, mục đích là nhằm khuyên con người để ý về việc chọn đồ ăn tốt cho sức khỏe mà tránh những thức độc hại dầu ngon miệng, hợp khẩu vị.

Các cụ ta ngày xưa không nói như người Mỹ nhưng cũng có quan niệm rằng những giống vật ăn thịt thường là bạo tạo tợn, như hổ báo, còn các giống ăn cỏ thường là hiền lành như hươu nai trâu bò. Nền văn hóa của những giống dân du mục, sống bằng săn thú và thịt động vật cũng có những nét hung dữ năng nổ hơn là văn hóa của những giống người sống bằng nông phẩm trồng trọt. Đối với con người thì rượu nồng dê béo? thường được coi là những món ăn khích động thú tính con người. Và không lấy gì làm lạ là những người tham dục thường tìm đến nào là huyết chim sẻ, máu rắn hổ mang, thịt dê đực vân vân, chứ ít ai tìm ăn rau cỏ trái cây. Tóm lại thức ăn ảnh hưởng quan trọng đến cơ thể và tinh thần con người. Sự quan trọng này của thực phẩm đã được trường phái dưỡng sinh Osawa gạo lức muối mè khai triển triệt để trong cách phòng bệnh cũng như chữa bệnh nan y, và được chú ý tại Việt Nam thập niên 60-70. Tuy nhiên, những luận lý chứng minh đưa ra của trường phái này đã trộn lẫn những dữ kiện khoa học Tây phương với những dữ kiện y lý và huyền bí Đông phương như ngũ hành sinh khắc, hàn nhiệt? gán cho các loại thực phẩm một cách tùy tiện. Vì thế người theo Osawa không chỉ dựa trên lý luận và tri thức mà còn phải có cả yếu tố lòng tin ở những phán truyền này.

Nhiều người, trong sự hăng say cổ võ ăn chay, đã đi tới chỗ khẳng định ăn chay tốt hơn và làm con người khỏe hơn ăn mặn (tức là ăn thịt cá?) Ngược lại, những người tin tưởng mù quáng vì không hiểu nhiều y học Tây phương lại cho rằng cá thịt là những thực phẩm không thể thiếu để làm cho cơ thể khỏe mạnh. Thực sự vấn đề không đơn giản như thế. Có nhiều người Ấn Độ ăn chay từ nhỏ đến lớn mà vẫn khỏe mạnh không tật bệnh. Có nhiều người chỉ ăn thịt cá mà bệnh tật ốm đau đủ thứ. Nói chung, ăn mà không đúng cách thì bất kể chay mặn đều là không tốt. Riêng nói về ăn chay, thì có thể khẳng định rằng các thực phẩm chay đủ cung cấp cho người ta các yếu tố dinh dưỡng cơ bản cần thiết cho cơ thể, gồm chất bột, chất béo, chất đạm, chất sơ và các chất sinh tố cũng như muối khoáng. Ngày nay người ta đã phân biệt ra ba loại ăn chay. Loại thứ nhất gồm các loại nông phẩm như rau, đậu, hạt, trái cây, trứng sữa và phó sản (như bơ, kem, phó mát?). Loại ăn chay thứ hai cũng gồm các thực phẩm như trên, trừ trứng. Loại thứ ba chỉ gồm có rau đậu trái cây mà không có trứng và sữa cùng các phó sản. Người Việt Nam trước đây, vì không phát triển chăn nuôi, ít có sữa và ít dùng sữa, và coi trứng là có đời sống, nên ăn chay thuộc loại thứ ba. Về phương diện khoa học, trứng chỉ là một tế bào trong một môi trường dinh dưỡng. Nếu có thụ tinh thì trứng mới trở thành một bào thai và phát triển thành sinh vật khi có nhiệt độ thuận lợi do ấp trứng thiên nhiên hay trong máy ấp. Một cách thực tế là gà nuôi kỹ nghệ để cho đẻ lấy trứng thì không có thụ tinh và trứng chỉ là một tế bào, như nhiều người tế bào khác loại ra hằng ngày. Nói chung, lối ăn chay có trứng sữa không ngại thiếu dinh dưỡng nếu không biết đặc tính của từng loại thực phẩm để mà chọn lựa sử dụng theo những tỷ lệ thích hợp. Thực vậy, trong các loại đậu, đặc biệt là đậu nành thì có chất đạm, các hạt như hạt vừng (mè), hạt điều thì có nhiều chất béo? Nếu ăn chay nhà nghèo theo kiểu Việt Nam ngày xưa chủ yếu toàn rau mà thiếu đậu cùng các loại hạt và những phó sản (đậu phụ, dầu, sữa, đậu nành?) thì suy dinh dưỡng là chắc chắn. Ngược lại, người Việt tại Mỹ hiện nay, trong cách sửa soạn đồ chay thường rộng rãi sử dụng dầu, mè (vừng), đậu phụng, nước cốt dừa, đường v.v để cho các món ăn ngon lành, bùi béo. Do đó đã tạo nên một loại dinh dưỡng không thăng bằng, không tốt cho cơ thể. Lý do chỉ vì dùng chất béo và chất đường quá nhiều, là những thứ dễ sinh bệnh tim mạch và tiểu đường. Tóm tắt lại thì nếu biết rõ đặc chất dinh dưỡng của từng loại đồ chay để mà chọn lựa ăn chay một cách quân bình theo những hiểu biết khoa học, thì ăn chay có khả năng dinh dưỡng không khác gì ăn mặn, mà còn có những lợi điểm giúp con người trầm tĩnh xuống, thích hợp cho sự tu hành yên lắng của tâm hồn.



Ăn Chay Và Tu Hành Phật Pháp :

Nếu cứ viện dẫn và diễn dịch kinh điển để nói rằng tu hành theo Phật giáo là phải hay không phải ăn chay thì cuộc luận bàn tìm đúng sai này sẽ không bao giờ chấm dứt. Bởi vì như trên đã nói, kinh điển khác nhau tùy theo nguồn gốc Đại thừa hay Nguyên thủy. Những luận cứ Đại thừa cũng như Nguyên thủy đều có những cái lý của chúng. Đạo Phật lại đã trải qua một thời kỳ trầm lắng gần ba thế kỷ sau khi Đức Phật viên tịch khiến cho sách vở cũng như những diễn truyền không tránh khỏi khác nhau. Vả lại những kỳ tập kết của các đệ tử trong khoản vài trăm năm sau khi Phật viên tịch để thảo luận về giới luật đã không có sự hoàn toàn thống nhất ý kiến.

Ở đây chỉ xin trình bày một cách nhìn thực tiễn về ăn chay, không mang tính cách trường phái, giáo điều. Như đã tóm lược ở trên, thực phẩm chay có đầy đủ các chất chính cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của con người (chất đạm, chất béo, chất bột, chất sơ, sinh tố và các khoáng chất). Cho nên ăn chay đúng cách không khác gì ăn mặn về khía cạnh dinh dưỡng. Ngoài ra nhìn chung thực phẩm chay còn có những ảnh hưởng tĩnh lặng lên phản ứng con người, ngược với những đồ ăn gốc động vật.

Đứng về phương diện khẩu vị, tất cả chỉ là thói quen. Nếu quen ăn nhiều mỡ và thịt cá thì không thể thích các đồ ăn chay nhiều chất bột chất sơ. Ngược lại, nếu không ăn thịt cá quen thì chỉ thấy ngon miệng với rau đậu. Con người vốn thuộc loại ăn tạp (omnivore), nghĩa là ăn đủ thứ, nếu bỗng nhiên chỉ ăn có một loại thực phẩm chay thì sẽ có khó khăn. Vượt qua khó khăn này chính là một nỗ lực tu hành, gạt bỏ những trói buộc của thân khẩu ý. Tuy nhiên, khi đã ăn chay mà còn bày vẽ vọng tưởng, nào là giò, chả, cá, thịt, thì tinh thần này lại làm cho con người bị trói buộc mà giảm mất ý nghĩa của sự chọn lựa ăn chay.

Nhìn ra như vậy người cư sĩ Phật giáo sẽ chọn được cho mình một thái độ thích hợp đối với vấn đề ăn chay trên con đường tìm đến thân tâm an lạc. Một cách dung dị và thực tế, có thể nói ăn chay là một phương tiện tu hành hữu ích.
Lời nguời chuyển :
Cách đây mấy tháng, tôi đi đám ma của một người bạn cũ (thời ĐH Vạn Hạnh ở Sàigòn), Cô là đệ tữ của thầy Hàng Trường. Tôi không biết Cô ăn chay trường từ hồi nào, nhưng cách đầy gần 4 năm, Cô qua Dallas, TX thăm 1 người bạn, thấy Cô ốm yếu, xanh xao, Cô bạn đưa Cô đến một BS về dinh dưỡng (nuitritionist), BS khám, thử máu, hẹn vài ngày sau đến gặp. BS hỏi về ăn uống, thì Cô cho biết Cô ăn chay. BS khuyên Cô nên thay đổi cách ăn uống, nếu không, Cô sẽ chết trong vòng hai năm. BS giải thích : Cô ăn quá nhiều đậu nành (soy bean), máu của Cô bị nhiễm độc (quá nhiều độc tố từ đậu nành), không tốt cho sức khỏe của Cô. Trỡ lại Nam Cali, tôi không hiểu Cô có thay đổi cách ăn uống hay không, nhưng khi đi đám ma của Cô, gặp bạn cho biết, vài tuần cuối đời, Cô rất đau đớn, nằm ở nhà thương trên Long Beach, họ không thể rút máu của Cô từ mạch máu (tôi nghe kể lại) mà xẻ đùi của Cô để lấy máu, lọc đi, rồi truyền vào cơ thể trở lại, nên rất đau đớn. Tôi không chứng kiến việc này, mà chỉ đến thăm Cô lần cuối ở nhà quàn.
Tôi cũng có đọc một bài trên internet (khá lâu rồi) về đậu nành, nếu dùng vừa phải thì tốt, protein thay cho thịt cá, nhưng lạm dụng thì không tốt. Tôi thấy tất cả món ăn chay, đều làm từ đậu nành, khi đã nguyện ăn chay, thì tại sao phải ăn thức ăn giống ăn mặn ? (chả giò, bún bò Huế, giò, chả, thịt kho, cá kho.....tất cả những thứ này làm từ đậu nành. Khi đã nguyện "ăn chay" mà tại sao vẫn muốnăn giống món mặn, tức là lòng chưa thanh tịnh, tại sao không không ăn uống bình thường (tốt cho sức khỏe) mà lòng thanh tịnh. Đạo Phật không bắt buộc ăn chay.
Tóm lại, tôi thấy "ăn chay" như là một phong trào (thời thượng), nhưng ít ai nghỉ tới lợi ích thiết thực của việc ăn chay. Tôi xin có mấy lời.
Bác sĩ Trần Xuân Ninh
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.