Công nghệ gien


- Thủ Tướng Phan văn Khải đã ký quyết định phê duyệt chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020, số 11-2006/QĐ-TTg, ngày 12/1/06. Kinh phí: một nghìn tỷ đồng (tương đương 62,9 triệu USD), có nghĩa là mỗi năm khoảng 100 tỷ đồng (2006-2015). Chương trình này tập trung đào tạo tiến sĩ, post-doct, nghiên cứu và phát triển giống cây trồng vật nuôi, diện tích các giống cây trồng mới tạo ra bằng kỹ thuật công nghệ sinh học chiếm trên 70%; trong đó diện tích trồng trọt giống cây biến đổi gen chiếm 30-50%; trên 70% nhu cầu về giống cây sạch bệnh được cung cấp từ công nghiệp vi nhân giống; trên 80% diện tích trồng rau, cây ăn qủa sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học; đáp ứng được cơ bản nhu cầu vac xin cho vật nuôi. Xem http://www.agbiotec.com.vn
- Công nghệ sinh học (CNSH) nông nghiệp sẽ đóng góp trên 50% tổng số đóng góp của khoa học công nghệ vào sự gia tăng giá trị của ngành nông nghiệp Việt Nam, theo tầm nhìn đến năm 2020 (QĐ số 11/ TTg)
- Giai đoạn 2006-2010, Chính phủ chủ trương tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số CNSH hiện đại và ứng dụng có hiệu qủa vào sản xuất, phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành nông nghiệp Việt Nam
- Giai đoạn 2011-2015, chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ công nghệ sinh học hiện đại, tập trung mạnh vào công nghệ gen; tiếp cận các khao học mới nhự: hệ gen học, tin sinh học, protein học, biến dưỡng học, công nghệ nano trong CNSH nông nghiệp; đưa CNSH nông nghiệp nước ta đạt trình độ khá trong khu vực (QĐ số 11/ TTg)
- Nhiệm vụ chủ yếu về cây trồng nông nghiệp: nghiên cứu cơ bản về công nghệ gen và công nghệ tế bào như: lập bản đồ gen, hệ gen, tách chiết gen, nghiên cứu sự biểu hiện tính trạng của gen biến nạp nhờ các công nghệ chuyển gen khác nhau để tạo cơ sở khoa học cho công tác chọn tạo giống cây trồng biến đổi gen; nghiên cứu quy luật hình thành và phát sinh mô sẹo phôi hóa và phôi vô tính ở một số cây kinh tế quan trọng (QĐ số 11/ TTg)
- Nghiên cứu ứng dụng nhằm tạo được một số giống cây trồng mới bằng công nghệ gen. Đến 2010, đưa một số giống cây trồng mới (gồm: 5 giống lúa thuần, 3 giống lúa lai, 2 giống ngô lai) là sản phẩm của công nghệ tế bào và phương pháp chỉ thị phân tử vào sản xuất đại trà. Đến năm 2011, một số giống biến đổi gen như bông, ngô, đậu tương được đưa vào sản xuất (QĐ số 11/ TTg)
- Triển khai và phát triển công nghiệp vi nhân giống trên qui mô toàn quốc đáp ứng tốt nhu cầu về giống cấy trồng chất lượng cao, sạch bệnh (QĐ số 11/ TTg)
- Xác lập dấu tay di truyền (finger printing) cho các giống cây đặc sản bản địa Việt Nam để làm cơ sở cho việc bảo tồn qũy gen qúi hiếm, bảo hộ giống, xây dựng thương hiệu; đánh giá đa dạng di truyền của hệ cây trồng Việt Nam (QĐ số 11/ TTg).

Trích từ nguồn http://www.clrri.org/news/news16230106.htm