Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: NHỮNG CHÀNG TRAI HUYỀN THOẠI 1
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Sách Thực Dưỡng
Diệu Minh
Nyoichi Sakurazawa (GS.Ohsawa)
Dịch giả: Nguyễn Cường







Diệu Minh

Benjamin Franklin
(1706 – 1790)


Diệu Minh
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Nhà xuất bản Đại học Hosei
Với mong muốn tìm hiểu về suy nghĩ và cách sống của tầng lớp nam nữ thanh thiếu niên đang phải lao động, làm việc, đồng thời giúp cộng đồng xã hội hiểu rõ hơn tiếng nói của họ, Cục phụ nữ thiếu niên Bộ lao động đã tiến hành thu thập những ghi chép cuộc sống của ba triệu nam nữ thanh niên trên toàn quốc. Tác phẩm “Ngày nắng cũng như ngày mưa”đã đạt giải nhất trong số các bài viết và chúng tôi đã có cơ hội xuất bản tác phẩm này vào tháng 3 năm 1952 (năm Chiêu Hòa thứ 27). Tác phẩm “kết tinh của mồ hôi” này ngay lập tức đã gây được tiếng vang lớn và nhận được rất nhiều lời chia sẻ, đồng cảm trên các mặt báo, tạp chí. Tác phẩm được rất nhiều tổ chức lớn khuyên đọc. Từ Hiệp hội thư viện Nhật Bản, Hội đồng thư viện trường học toàn quốc, Ủy ban phúc lợi nhi đồng trung ương, Ban đọc sách Đài truyền hình NHK cho tới các công đoàn như Công đoàn giáo viên Nhật Bản, Công đoàn nhân viên công ty đường sắt quốc gia, Hội nghị công đoàn lao động Nhật Bản... Ngoài ra, tác phẩm còn được phát trên sóng phát thanh của đài “Radio Tokyo” trong ba tháng liên tục. Tiên sinh Sakurazawa (Ohsawa), người đã có nhiều cống hiến cho phong trào hòa bình thế giới với tư cách Chủ tịch hiệp hội chính phủ thế giới, đã tình cờ đọc tác phẩm này và đã quyết định chấp bút viết nên cuốn sách này. Cuốn sách là câu chuyện từ những trải nghiệm của chính Tiên sinh – người đã phải vất vả lao động, chiến đấu với cái đói, cái nghèo từ năm lên 10 tuổi – cộng với rất nhiều cảm xúc. Tiên sinh viết cuốn sách này với mong muốn đem lại sự hạnh phúc cho các bạn trẻ nam nữ thanh thiếu niên đang phải lao động trên toàn quốc, dù chỉ là một người. Hy vọng rằng, cuốn sách tuy nhỏ nhưng càng đọc càng thấm thía này sẽ trở thành “chiếc chìa khóa dẫn tới hạnh phúc” cho tất cả các bạn.
(Tháng 7 năm 1952)

Diệu Minh
LỜI NÓI ĐẦU 1
Đây là cuốn sách về “Những bí mật để đạt được Tự do và Hạnh phúc” tôi viết dành cho các bạn nam nữ thanh thiếu niên đang phải lao động. Nó là kết tinh của những trải nghiệm trong suốt 60 năm cuộc sống của tôi – người đã buộc phải lao động từ năm lên 10 tuổi. Xét về phương diện sống một cuộc sống tự do, hạnh phúc thì tôi giờ đây có lẽ không thua kém một ai.
Trong cuộc sống hiện tại, và cả trong tương lai nữa, có lẽ các bạn sẽ gặp phải rất nhiều thử thách khó khăn. Và tôi muốn nói chuyện với các bạn về phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua những khó khăn, thử thách đó, vươn tới một cuộc sống tự do, hạnh phúc. Dù sao đi nữa, vì đó là một vấn đề lớn cho nên trong khuôn khổ cuốn sách bé nhỏ này có lẽ nhất định sẽ có những điều chưa rõ, hay sẽ có những điểm bị hiểu nhầm. Tuy vậy, trong hơn 40 năm qua, tôi đã làm bạn tâm tình của rất nhiều người khổ sở vì bệnh tật hay đau đầu vì những vấn đề của cuộc đời. Đặc biệt, trong 20 năm cuối, tôi đã trở thành điểm tựa tinh thần cho biết bao thanh niên nam nữ. Trong số các bạn đây, trong tương lai sẽ có những người muốn hoạt động mạnh mẽ tại khắp mọi nơi trên thế giới, sẽ có những người muốn làm điều gì đó mang tầm cỡ quốc tế. Tôi rất muốn được là người bạn tâm tình, người hỗ trợ, động viên, cổ vũ cho các bạn. Chính vì thế tôi đã viết cuốn sách này. Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì nếu là vì những chàng trai, cô gái có ý chí quyết tâm mạnh mẽ, rắn rỏi với mong muốn “nhất định sẽ sống một cuộc sống đẹp đẽ”.
Tôi mong rằng, cuốn sách này sẽ là sợi chỉ kết nối cái duyên phận kỳ diệu giữa tôi và các bạn.
Sáng ngày 22 tháng 5 năm 1952
Nyoichi


Diệu Minh
Gửi lại bác Trâm phần nội dung những trang dịch ban đầu của cuốn Franklin.
Cuốn này rất hay và đầy ý nghĩa.
Tôi dịch mà cũng học được nhiều điều hay lắm ạ.

Thầy Ngọc đang dịch quyển này phát biểu cảm tưởng!
Diệu Minh
LỜI NÓI ĐẦU 2
(1) Từ xưa đã có rất nhiều cuốn sách có mục tiêu giống với cuốn sách này. Tuy nhiên, cuốn sách của tôi hoàn toàn khác biệt. Những cuốn sách kia thường đưa ra rất nhiều điều răn dạy như “phải làm thế này”, “nên làm thế kia”… và toàn là những điều tốt đẹp cả. Với những ai đã tuân thủ những điều răn dạy đó và thực hành được trong cuộc sống thì không cần phải đọc cuốn sách này. Đây là cuốn sách được viết dành riêng cho những người chưa thực hiện được điều đó.
(2) Cuốn sách này sẽ chỉ ra cho những con người ở rất nhiều những cảnh ngộ, hoàn cảnh, tính cách khó khăn khác nhau (về tu dưỡng, về những thứ liên quan đến “Hành” hay về học vấn…) một phương pháp, giải pháp đặc biệt, đơn giản nhất mà không hề tốn kém tiền bạc, thời gian.
(3) Điều kiện duy nhất để trở thành người sống một cuộc sống tự do, hạnh phúc được đưa ra trong cuốn sách này là “phải có ước mơ, hoài bão lớn; phải có sự nhiệt tình, quyết tâm mạnh mẽ; phải có ham muốn thực hiện những điều cao cả, tuyệt vời”.
(4) Tóm lại, cuốn sách này viết về con đường tắt để các bạn nam nữ thanh niên – những người có năng lực, có trí tuệ, có khả năng hành động nhưng bị đặt vào những cảnh ngộ khó khăn, gian khổ nhất – có thể sống một cuộc sống tuyệt vời nhất.
(5) Tôi xin có đôi lời đề nghị tới các bạn, những con người trưởng thành đọc cuốn sách này và nghĩ rằng nó thật lố bịch, chẳng liên quan gì tới dinh dưỡng học, giáo dục, tu dưỡng, chế độ xã hội.
Nó là phương pháp sống thực sự mà tôi đã đúc rút được từ chính cuộc đời mình. Từ khi tôi bị ném ra biển đời dữ dội năm 10 tuổi, phải chiến đấu để đứng lên từ đáy sâu của nghèo đói, bệnh tật, phải bươn chải, lặn lội trong suốt 50 năm cuộc đời để rồi cuối cùng đã có được cuộc sống thực sự tự do và hạnh phúc. Nó là phương pháp sống thực sự đã được hàng trăm ngàn người yêu quý và ngay cả hiện nay, trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt mà không ai trên đời có thể tưởng tượng nổi này, vẫn có hơn 30 chàng trai, cô gái đang vui vẻ thực hành. Đây sẽ là bài học thứ nhất về phương pháp sinh hoạt ăn uống mà các bạn trẻ nam nữ thanh thiếu niên, những người chịu thiệt thòi trong dinh dưỡng, học tập, tu dưỡng, đang cùng tôi thực hành trong 10 năm qua.
Đó là phương pháp luyện tập, rèn rũa nâng cao sức khỏe, trí nhớ và năng lực phán đoán lên mức cao nhất với chi phí ăn uống chỉ trên dưới 200.000 đồng một tháng. Đây có lẽ sẽ là phương pháp giúp đem lại sức khỏe, trí nhớ và năng lực phán đoán cao hơn nhiều, với chi phí thấp hơn nhiều so với mức trung bình của hơn 3 triệu chàng trai, cô gái hiện đang tham gia lao động. Và hơn nữa, nó sẽ giúp chúng ta có được một cuộc sống tự do, hạnh phúc. Nếu các bạn có thắc mắc, băn khoăn gì, hay có điểm nào các bạn cho là chưa đúng, hoặc có phương pháp nào các bạn thấy rằng tốt nhất thì tôi rất mong các bạn liên hệ, thông báo trực tiếp với tôi theo địa chỉ ở dưới đây. Vì cuốn sách này là sự đúc kết của 60 năm trải nghiệm của cá nhân tôi.
Nyoichi Sakurazawa
Người đại diện
Lima Sakurazawa
Hiệp hội CI Nhật Bản
Tầng 4 Trung tâm Broadway
5-52-15 Nagano, Nagano-ku Tokyo, Japan


Diệu Minh
MỤC LỤC

Lời nhà xuất bản
Lời nói đầu
I. Chàng trai huyền thoại
(1) Cậu bé làm nến
(2) Quà tặng
(3) Vị thần nghèo khó
(4) Làm quan năm 17 tuổi
(5) Nguyên tắc của chủ nghĩa ăn chay
(6) Thời ở Luân Đôn
(7) 13 quy tắc của Franklin
(8) Bạn hạnh phúc
(9) Tổng biên tập báo kiêm thợ in năm 23 tuổi
(10) Con đường vạn người đi
II. Bạn cũng có thể trở thành Franklin
III. Trường học của tôi (A.N.S)
IV. Lăng kính diệu kỳ
V.  (Âm) và  (Dương)
VI. Phương pháp mang lại tự do và hạnh phúc chỉ với sinh hoạt ăn uống
Lời kết

Đôi nét về tác giả





Diệu Minh
LỜI GIỚI THIỆU

Ông Bà Ando - đệ tử lâu năm của Ông Bà Ohsawa, theo lời mời tha thiết của nhóm Gạo Lứt Hà Nội, đã sang Việt Nam giảng dạy về Zen Macrobiotic Cooking vào tháng 4/2014 và sự giảng dạy đã thành công hết sức tốt đẹp; hơn cả mong đợi…chúng tôi cũng đã cho quay video và lưu lại được 14 đĩa hình về chương trình giảng dạy tuyệt vời, rất đáng học tập đó…ông bà đã mang sang cho chúng tôi 10 đầu sách của tiên sinh Ohsawa bằng tiếng Nhật và mong muốn chúng được xuất bản tại Việt Nam, để chúng ta có thể cảm nhận được một cách gần gũi nhất tinh thần của tiên sinh. Đây là lần đầu tiên một loạt sách của tiên sinh được dịch từ nguyên gốc tiếng Nhật.

Quyển “Những chàng trai huyền thoại”, tiên sinh viết vào năm 1952, chừng 10 năm sau, 6 điều kiện về sức khỏe của tiên sinh đã được nới rộng trở thành 7 điều và điều thứ 7 tiên sinh đặt tên là CÔNG BẰNG (= không nói dối) và cho nó những 45 điểm, những tiêu chuẩn cũ hạ mức điểm xuống, để tổng vẫn là 100 điểm. Tiêu chuẩn sức khỏe thứ 6 sẽ là trí phán đoán và thực hành nhanh chóng… như thế là tiên sinh Ohsawa cũng đã biến dịch ngày một tốt đẹp và hoàn hảo hơn… theo đúng điều tiên sinh thường nói: thời gian trôi, trái đất xoay và con người tiến bước…do vậy để tiện đọc, chúng tôi có đưa thêm tiêu chuẩn thứ 7 vào trong sách này.

Ngọc Trâm

Diệu Minh
Đôi nét về tác giả

(1) Sinh ngày 18 tháng 10 năm 1893 tại Kyoto, Nhật Bản.
(2) Cha bỏ rơi gia đình năm lên 5 tuổi, mẹ qua đời năm lên 10 tuổi, trả qua trên dưới 30 công việc khác nhau như học việc trong chùa, nhân viên bán thuốc lá, nhân viên giao sữa, thủy thủ…; sống khoảng 13 năm tại châu Âu, trong khoảng thời gian đó học tập tại Đại học Sorbon ở Pari, Viện Pasteur…; viết và xuất bản rất nhiều đầu sách bằng tiếng Anh, tiếng Pháp.
(3) Từ năm 17, 18 tuổi cho tới năm 20 tuổi, ông bị mắc bênh lao phổi nhưng tự mình chữa khỏi bằng liệu pháp thức ăn. Sau đó ông tiếp tục nghiên cứu về thức ăn và phương pháp sinh hoạt ăn uống của các nước trên thế giới, phục hưng Hội Thực dưỡng và trở thành Chủ tịch hội, tham gia điều hành nhiều bệnh viện và đạo tràng sức khỏe.
(4). Qua đời ngày 24 tháng 4 năm 1966.
(5). Tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Con đường tới sức khỏe và hạnh phúc”; ngoài ra ông còn dịch nhiều sách của các tác giả khác như cuốn “Man, The Unknown (Chính con người là yếu tố bí ấn)” của Alexis Carrel hay cuốn “Sự gặp gỡ giữa Đông và Tây” của Northrop Frye.
Diệu Minh
CHÀNG TRAI
HUYỀN THOẠI
I. CHÀNG TRAI HUYỀN THOẠI
Đây là câu chuyện về một chàng trai huyền thoại dù không được đi học tiểu học nhưng lại biết cách thu được sấm sét, phát minh ra lò nướng kiểu mới, trở thành ủy viên ban soạn thảo tuyên ngôn độc lập nước Mỹ và luôn sống một cuộc sống vui vẻ, vui tươi, tự do, hạnh phúc cho tới 84 tuổi. Trước khi đọc chương này, tôi khuyên bạn hãy tìm mua và đọc cuốn “Tự truyện Benjamin Franklin” (Nhà xuất bản Iwanami Bunko). Để thấy rõ sự khác nhau giữa cách đọc của bạn và cách đọc của tôi!
Diệu Minh
(1) Cậu bé làm nến

Cách đây khoảng 260, 270 năm về trước (năm 1952), một đôi vợ chồng nọ đã bồng bế dẫn theo ba đứa con nhỏ rời bỏ nước Anh đang chìm trong ngọn lửa đàn áp và chuyển tới sinh sống tại Mỹ. Không lâu sau, người vợ trẻ qua đời, để lại 7 đứa con. Người chồng đi bước nữa và sinh thêm được 10 người con. Tổng cộng là 17 đứa con đã ra đời và trong số đó (10 nam 6 nữ), đứa con thứ 15 là người con trai cuối cùng. Khi đứa bé này ra đời, người bố ngày ngày làm nến, xà phòng và cuộc sống của họ vẫn còn vô cùng nghèo khổ. Vì vậy, đứa con út chỉ được bố mẹ cho tới trường học tiểu học vẻn vẹn đúng một năm. Từ lúc 10 tuổi cậu đã phải phụ giúp gia đình làm nến, xà phòng và từ năm 12 tuổi cậu phải chuyển sang làm việc tại xưởng in. Năm 17 tuổi, cậu lén bỏ nhà đi, băng qua nhiều vùng đất xa xôi và bắt đầu cuộc sống tự lập, bắt đầu bị ném vào biển đời dữ dội.

Thế nhưng sau đó 13 năm, cậu bé mà chỉ được học tiểu học chưa đầy một năm và phải bỏ nhà ra đi từ năm 17 tuổi này đã trở thành một người thành đạt, vĩ đại; rồi tiếp đó cứ thế sống một cuộc sống vui vẻ, tự do rong chơi cho tới khi qua đời ở tuổi 84. Quốc hội Mỹ đã cử hành quốc tang, Quốc hội Pháp cũng dành hẳn 3 ngày để bày tỏ niềm thương tiếc con người vĩ đại này. Một năm sau, cuốn hồi ký về cuộc đời ông được xuất bản tại Pháp và cuốn sách này, cho tới tận ngày nay vẫn được bày bán rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới và được rất nhiều người tìm đọc.

Ngay cả Karl Marx (Các Mác), nhà tư tưởng ra đời sau cả trăm năm cũng phải ngợi ca ông là nhà học giả vĩ đại. Các triết gia thì tôn vinh ông là triết học gia vĩ đại. Các nhà khoa học thì tôn thờ, coi ông là nhà khoa học vĩ đại. Những người làm chính trị thì coi ông là hình mẫu của những chính trị gia lỗi lạc. Những người làm ngoại giao thì tôn trọng, thành kính coi ông là nhà ngoại giao hòa bình tuyệt vời nhất.

Mỗi khi sấm kêu sét nổ, ông lại lấy diều ra thả để rồi nghĩ ra cách hút sấm sét và cho vào một cái bình. Ông phát hiện ra rằng trong sấm sét có Âm và Dương (Cái và Đực) và tìm ra cách khiến sấm sét thu được đó để làm cho chuông kêu. Ông phát minh ra lò sưởi, cột thu lôi, kính hai tiêu điểm; ông nghĩ ra rất nhiều thí nghiệm khoa học thú vị; ông cải tiến kỹ thuật in ấn, ánh sáng ngọn lửa gas; ông tạo ra quân đội; ông thành lập công đoàn thư viện đầu tiên của nước Mỹ cũng như nhiều câu lạc bộ, nhiều viện nghiên cứu khác; ông tham gia xây dựng nhiều bộ luật quan trọng như Luật vệ sinh đường phố; ông mang lại độc lập cho đất nước; ông thành lập bệnh viện, trường đại học, đội cứu hỏa… và còn rất nhiều, rất nhiều điều thú vị khác. Ông đã không ngừng nỗ lực thực hiện những điều đó cho tới hơi thở cuối cùng. Và sau cùng, trước khi chết, ông đã kịp để lại cho con cháu đời sau cuốn hồi ký về cuộc đời mình. Và cho dù đã trải qua 162 năm kể từ ngày ông qua đời, cuốn hồi ký đó vẫn được biết bao thế hệ trên toàn thế giới yêu mến tìm đọc. Ngay cả tại Nhật Bản, một đất nước nghèo đói, chìm ngập trong lạm phát, đình công, bạo động, tội phạm và tự sát sau khi bại chiến, cuốn hồi ký đó cũng có được lượng độc giả rất lớn.

“Cậu bé chỉ được cắp sách tới trường tiểu học chưa đầy một năm” này chính là Benjamin Franklin.
Trên thế giới có rất nhiều người không được giáo dục đầy đủ, nhưng về sau lại trở thành những học giả lớn, những chính trị gia, nghệ thuật gia, nhà tôn giáo vĩ đại hay đại thi hào… nhưng trong số đó, có lẽ Franklin là ví dụ tiêu biểu nhất, phù hợp nhất để tôi trò chuyện với các bạn. Tôi rất mong các bạn trẻ tuổi đang lao động hãy biết đặt ra cho chính mình mục tiêu: noi gương Franklin và nỗ lực trở thành người còn hơn cả Franklin.

Vì lẽ đó, tôi sẽ sử dụng nội dung của cuốn “Tự truyện Benjamin Franklin” và cuốn “Những lá thư của Franklin” (đều của NXB Iwanami Bunko) để trò chuyện với bạn về hai phương pháp. Phương pháp tìm ra bí mật tại sao và cái gì đã tạo ra một con người như Franklin; và Phương pháp bí mật để trong tương lai bạn có thể trở thành người còn hơn cả Franklin. Sau khi đọc xong cuốn sách “Những chàng trai huyền thoại” lần đầu tiên, nếu bạn thử đọc lại một lần nữa chương I, thì có lẽ bạn sẽ hiểu rõ ràng hơn điểm quan trọng đó. Rồi sau khi thực hành chính xác theo nội dung của phần thực hành ở phần cuối sách, thỉnh thoảng bạn hãy lấy cuốn sách này ra và đọc cùng với cuốn “Tự truyện Benjamin Franklin” và cuốn “Những lá thư của Franklin” mà xem. Chắc chắn bạn sẽ kinh ngạc vì cứ mỗi lần như thế, cùng với thời gian, tuổi tác, bạn sẽ phát hiện thêm nhiều điều quan trọng hơn, thú vị hơn, sâu sắc hơn. Bản thân tôi cũng đã đọc cuốn “Tự truyện Benjamin Franklin” này rất nhiều lần, mỗi lần tôi lại phát hiện được thêm nhiều điều bất ngờ và nhiều niềm vui mới.
Nào, giờ thì chúng ta cùng tìm hiểu bí mật về một cậu bé nghèo, không được đi học, từ 10 tuổi đã phải đi làm nến nhưng lại có thể sống một cuộc sống tuyệt vời, tự do, hạnh phúc, vui tươi và thú vị.
tusen
Xin cô Trâm cho biết tựa đề tiếng Anh của quyển sách này?
Diệu Minh
QUOTE(tusen @ Jul 22 2014, 08:17 PM) *
Xin cô Trâm cho biết tựa đề tiếng Anh của quyển sách này?


Sách này dịch từ tiếng Nhật cháu à,
Tiền dịch hơi mắc: 30 triệu/1 quyển, chưa kể tiền in, v.v... cô chưa biết tính sao cho khỏi lỗ đây... he he...
Diệu Minh
Mời xem:

http://thucduong.vn/forums/index.php?showt...amp;#entry24791
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.