Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: SUY NGHĨ VỀ ĂN CHAY ĂN MẶN
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Thông điệp huy hoàng của con người mới
Diệu Minh
SUY NGHĨ VỀ ĂN CHAY ĂN MẶN

1. TRUYỀN THỐNG ĂN CHAY TRONG LỊCH SỬ CỦA NHÂN LOẠI
Trào lưu ăn chay hiện đang thịnh hành trên thế giới. Phải chăng đây là sự “trở về” với lối dinh dưỡng truyền thống của nhân loại? Từ khám phá mới nhất về lương thực của tổ tiên chúng ta đến dữ kiện lịch sử hay tấm gương ăn chay của các bậc Minh Sư và Hiền Triết đều minh chứng rằng lối dinh dưỡng thuần chay luôn thích hợp với con người theo chiều dài lịch sử, đã đi vào truyền thống của nhân loại nói chung cũng như Việt Nam nói riêng.
Cách đây 30.000 năm, người tiền sử ăn gì?
Theo kết quả nghiên cứu đăng ngày 18 tháng 10 năm 2010 trên tạp chí viện Hàn Lâm khoa học Quốc Gia, chất bột tìm thấy trên đá mài 30.000 năm trước có một ý nghĩa quan trọng: Trái quan niệm phổ thông trong công chúng ngày nay, thường xem người tiền sử là người ăn thịt, thật ra có lẽ tổ tiên ta đã ăn bánh mì làm từ thực vật!
Nghiên cứu gia Laura Longo từ Viện Nghiên cứu Tiền sử và Cận sử Ý quốc cho biết: “Bánh đó giống như bánh mì phẳng, một loại bánh kếp chỉ gồm bột và nước.” Theo Reuteurs, kết quả này cũng làm sụp đổ những lý thuyết trước đây, cho rằng loài người khi xưa đã theo lối ăn thịt hay còn gọi là lối ăn của “người hang động”
Dân tộc Kogi ở châu Nam Mỹ đều ăn chay từ xa xưa cho tới ngày nay, sống thuận theo thiê nhiên, hài hòa và cân bằng với thiên nhiên. Họ sống thọ hơn 100 tuổi mà không hề có bệnh tật nan y nào ... Bạn có thể xem thêm tin về dân tộc Kogi tiến hóa này theo quan điểm Thực dưỡng:
http://thucduong.vn/forums/index.php?showt...809&hl=Kogi
Vua Lương Võ Đế (502 ~ 536) vấn đề ăn chay
Lương Võ Đế vốn là nhà vua rất thuần thành tín ngưỡng Phật Giáo, ông là người có công kiến tao nhiều ngôi chùa đồ sộ của Trung Quốc, lập đàn tràng trai tăng chẩn tế, còn thay mặt Tăng già giảng kinh thuyết pháp, ngay cả việc chú giải kinh điển. Một quan điểm của ông có ảnh hưởng sâu sắc đến hậu thế là đề xướng vấn đề ăn chay (hoàn toàn không ăn thịt cá). Vì muốn toàn tăng ni triệt để thực thi, nhà vua đã ban tổng cộng 4 sắc lệnh với nội dung yêu cầu tăng ni phải triệt để ăn chay. Trong đó có đoạn ông viết: “Nay, các tăng ni, các trụ trì, cần phải cảnh giác, nghiêm dạy chúng tăng (không được ăn mặn); nếu giải đãi, không tuân lệnh…sẽ bị nghiêm trị.” Hay “Nếu tăng chúng không tuân lệnh…vẵn còn ăn mặn, đệ tử (Lương Võ Đế) sẽ căn cứ theo pháp trị tội.”
Từ đó tăng ni Phật giáo Trung Quốc bắt đầu ăn chay. Có lẽ đó là lý do thích đáng để lý giải tại sao Phật Giáo Đại Thừa ở Trung Quốc lại ăn chay. Khác với một số nước Phật Giáo Đại Thừa như Tây Tạng, Mông Cổ, họ không ăn chay như Phật Giáo Trung Quốc. Nhưng một số nước chịu ảnh hưởng của Phật Giáo Trung Quốc, như Việt Nam, Hàn Quốc, Singpore, Đài Loan, Nhật Bản đều ăn chay.
Hội đoàn Thánh nhân và các danh nhân Trường Chay
Các tôn giáo ở Ấn Độ đều khuyên ăn chay tránh các việc sát sinh. Phật Thích Ca đã nhấn mạnh về sự quan trọng của Ahimsa, tức là giới luật cấm giết hại sinh vật. Ngài đã khuyên các đệ tử không ăn thịt, nếu không những sinh vật sẽ rất sợ họ. Đức Phật đã nhận định như sau: “Ăn thịt chỉ là một thói quen mà thôi. Sinh thời chúng ta không có bản tính ham thích ăn thịt.” “Những người ăn thịt cắt đứt hạt giống từ bi bên trong họ.”
Nhiều tín đồ Lão giáo, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo xa xưa cũng là những người ăn chay. Việc này được Kinh Thánh ghi chép lại như sau: “Và Thượng Đế nói, Ta đã ban cho tất cả những loại ngũ cốc và trái cây để các con ăn; và ban cho thú vật, chim chóc tất cả cây cỏ để chúng ăn.” Những nhà viết sử đã tìm thấy rất nhiều tài liệu cổ xưa cho thấy cho thấy nhiều điều mới lạ về cuộc đời Chúa Giê-Su và giáo lý của Ngài. Ngài nói: “Những người ăn thịt sẽ trở thành chính ngôi mộ của họ. Ta nói thật cho các con biết, người nào giết sẽ bị giết, người giết những sinh vật và ăn thịt chúng là đang ăn thịt những xác chết.”
Albert Einstein từng nói: “Tôi nghĩ rằng những sự biến cải và hiệu năng thanh lọc của sự ăn chay đối với tính tình con người rất có lợi cho nhân loại. Cho nên, quyết định ăn chay vừa có ích lại vừa đem lại hòa bình.”
Chúng ta đều biết các bậc Minh Sư, triết gia, khoa học gia nổi tiếng, các nhân vật quan trọng và nhiều văn nghệ sĩ tài danh đều là những người ăn chay. Trong đó phải kể đến: Phật Thích Ca Mâu Ni, Chúa Giê-Su, Virgil, Harace, Plato, Anh xtanh, Leona đờ vanh xi…
Ăn chay là điều không xa lạ gì với người Việt Nam chúng ta.
Đất nước chúng ta từ thời xa xưa đã có truyền thống ăn chay, từ vua đến dân. Dựa theo tài liệu lịch sử về Chùa Một Cột trong quyển tôn giáo và dân tộc của Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can, chúng ta được biết vua Lý Nhân Tông đã từng ăn chay. Quyển sách đó có đoạn viết: “Hàng tháng vào sớm ngày mồng một (ngày sóc), hàng năm vào việc du xuân, nhà Vua ngồi xe ngọc, đến chùa mở tiệc chay, làm lễ dâng hương hoa, cầu cho ngôi báu lâu dài, bày chậu thau làm lễ tắm tượng Phật.
Huế đẹp, Huế thơ, Huế chay
Nói về tập quán ăn chay ở các địa phương, ta có thể nghĩ ngay đến Huế. Quanh năm, cơm chay, cỗ chay thường xuyên có mặt trong gia đình người Huế. Người Huế ăn chay không chỉ đơn giản vì sức khỏe với họ món chay ẩn chứa nhiều triết lý sâu xa. Chính bởi vậy mâm cơm chay của người Huế không quá sang trọng, càng thanh đạm càng tốt nhưng ở đó hội đủ các yếu tố âm dương, hội đủ thiền tịnh.
Nhà thơ Nam Trân (1907 – 1967) có một thi tập tựa là “Huế, Đẹp và Thơ”. Xứ Huế và người Huế là tất cả những điều đó, xinh đẹp, thơ mộng. Với truyền thống ăn chay, Huế lại càng đẹp hơn và càng nên thơ.
Người Huế không chỉ ăn chay vào ngày rằm, mồng 1 hay những dịp lễ, họ ăn chay như một thói quen thường nhật hơn những khi gia đình có giỗ chạp. Đa phần các gia đình Huế đều tự tay nấu các món chay. Phụ nữ Huế đa phần đều biết nấu các món chay. Đặc biệt người Huế có một cách bày tỏ sự quý mến và lòng nhiệt thành với bạn bè bằng cách mời khách dùng bữa cơm chay thanh đạm. Nét văn hóa độc đáo này có lẽ duy nhất chỉ có ở Huế. Ẩm thực chay xứ Huế còn được thể hiện trong mâm cỗ chay ngày Tết. Khác với các vùng miền đón Tết với rất nhiều đặc sản mặn thì nét độc đáo của tết Huế chính là mâm cỗ chay. Món chay hiện diện như một phần không thể thiếu của người dân xứ Huế.
Chúng ta hãy chọn lối sống thuần chay ngay hôm nay để dần lãnh hội lối sống thanh cao đã bắt rễ từ cội nguồn xa xưa của nhân loại.
2. CẤU TRÚC SINH HỌC CỦA CON NGƯỜI PHÙ HỢP VỚI VIỆC ĂN CHAY
Cấu trúc sinh học của các loài động vật quyết định thức ăn của nó là gì. Bộ phận quan trọng của bộ máy tiêu hóa của động vật gồm răng, dạ dày, ruột.
Cấu trúc của hàm răng gồm 3 loại răng đó là răng hàm (dùng để nghiền), răng nanh (dùng để xé) và răng cửa (dùng để cắn).
Đông vật ăn thịt có hệ thống đường ruột ngắn chỉ bằng 1/3 chiều dài cơ thể để tống nhanh cặn bã thối rữa từ thịt ra ngoài, hạn chế nhiễm độc cơ thể do các độc tố của thịt thối rữa sinh ra. Dạ dày của chúng có thể chứa axit clohydric nhiều gấp 10 lần so với các loài khác. Bộ răng có răng nanh nhọn dài, khỏe để đâm thủng và xé thịt trong khi răng hàm không có. Thức ăn chủ yếu được tiêu hóa trong dạ dày và ruột.
Động vật ăn cỏ và lá thức ăn được tiêu hóa ngay từ miệng nên bộ răng chủ yếu là răng bằng để nhai thức ăn cho được kỹ, chúng nhai từ tốn, chậm rãi, ruột dài gấp 10 lần chiều dài cơ thể
Động vật ăn quả và hạt có răng hàm để nghiền thức ăn, nước bọt có chất kiềm giúp tiêu hóa thức ăn ngay từ miệng. Ruột cuộn xoắn dài gấp 12 lần chiều dài cơ thể, quá trình tiêu hóa diễn ra chậm.
Con người có hệ thống tiêu hóa giống các động vật ăn cỏ, lá và hạt, hoàn toàn khác với động vật ăn thịt. Ruột dài gấp 10-12 lần chiều dài cơ thể, con người có tỷ lệ răng cửa (để cắn) : răng nanh (để xé) : răng hàm (để nhai) là 2:1:5 . Các nhà khoa học khi nghiên cứu về cấu trúc sinh lý học, giải phẫu học và bản năng sinh tồn của con người đã kết luận thức ăn phù hợp của con người là rau, củ, hoa quả, các loại ngũ cốc mà không phải là thịt.
3. ĂN CHAY ĐỂ GIẢM CÁC BỆNH THỜI ĐẠI
Nhiều nghiên cứu khoa học trong những thập kỷ qua cho thấy ăn chay có lợi cho sức khỏe vì giảm nguy cơ mắc các bệnh thời đại như tim mạch, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, ung thư…Bác sĩ Takeshi Hirayama thuộc viện nghiên cứu Ung thư quốc gia Nhật Bản đã thực hiện nghiên cứu về bệnh ung thư vú và cho kết quả là những phụ nữ ăn thịt động vật có mức độ phát triển bênh ung thư nhiều gấp 4 lần những người ăn ít hay không ăn. Nghiên cứu ở Anh trên nhóm phụ nữ ăn thịt bò, thịt heo hằng ngày cho thấy họ bị bệnh ung thư kết tràng nhiều gấp 2,5 lần những phụ nữ chỉ ăn 1 lần/1 tháng.
Nguy cơ gẫy cổ xương đùi ở người ăn chay thấp hơn so với người ăn mặn (hệ quả nguy hiểm nhất của loãng xương). Sức khỏe của xương tùy thuộc vào sự cân bằng giữa axit và kiềm. Khi ăn nhiều chất đạm động vật hàm lượng axit trong máu và các mô trong cơ thể tăng, để trung hòa tình trạng này hệ thống nội tiết phải huy động can xi để trung hòa, có nghĩa là giảm chất khoáng trong xương, làm xương dễ bị gãy.
Ăn thịt động vật nuôi theo lối công nghiệp dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm vì trong thịt có qua nhiều chất độc hại như vi khuẩn (đặc biệt là các vi khuẩn Salmonella, Campylobacter, E. Coli), các ký sinh trùng, các chất cặn bã của thú y, các kim loại nặng như chì, thủy ngân…
Ăn chay cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng không thua gì ăn mặn. Khoa học đã chứng minh người ăn chay có khả năng dẻo dai và sức chịu đựng tốt hơn người ăn thịt. Người ăn chay thường có tuổi thọ cao hơn người ăn mặn. Theo nghiên cứu mới đây thì thực phẩm ăn chay có tác dụng tích cực đối với phụ nữ mang thai và trẻ em.
4. ĂN CHAY NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LINH
Người đệ tử Phật xuất gia cũng như tại gia đều giữ giới thứ nhất là giới “Không nên giết hại chúng sinh”. Đây là lời khuyên của Đức Phật từ ngàn xưa được lưu giữ trong kho tàng kinh điển Nguyên Thủy bằng tiếng Pàli tại Tích Lan.
Lời dạy này đi ngược lại đời sống con người trên hành tinh này. Vậy chúng ta tự hỏi: Tại sao Đức Phật lại khuyên chúng ta không nên giết hại chúng sinh như vậy?
Khắp nơi trên hành tinh này không có nơi nào, không có ngày nào mà con người không giết hại chúng sinh để ăn thịt. Máu của chúng sinh chảy như sông, xương của chúng sinh chất như núi. Sự đau khổ lăn lộn dưới dao trên thớt của loài người, sự chết chóc ghê rợn của chúng sinh trùng trùng, điệp điệp vô lượng vô biên, làm sao chúng ta kể cho hết những hình ảnh đau thương ấy. Vì sự sống của con người đã huân tập thành một thói quen ác độc giết hại các loài động vật mà không chút lòng thương xót, nhất là thói quen ăn thịt động vật.
Nhìn thấy được sự chết chóc đau khổ của chúng sinh với lòng thương yêu rộng lớn vô bờ bến, như trời, như biển, Đức Phật khuyên ngăn chúng ta: “Không nên giết hại chúng sinh.” Lời khuyên ấy là vì Đức Phật thương xót loài người như người cha thương đứa con một, nếu con người giết hại chúng sinh ăn thịt sẽ gặt lấy quả khổ đau. Đức Phật còn thấy rất rõ do nhân quả ác nghiệp của con người, vì vô minh con người không thấy nên tạo ra vô vàn ác pháp, vì thế phải thọ lãnh những quả khổ đau từ vô lượng kiếp, mỗi lần sinh ra cho đến khi chết, cuộc sống hoàn toàn khổ đau, khổ đau vô cùng, vô tận. Đứng trước cảnh vô minh mà con người tự tạo nhân quả ác, rồi tự gặt lấy những quả khổ đau cho chính mình. Vì thế Đức Phật thương xót bảo: “Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển.” Mình tự làm điều ác thì mình phải tự chuốc lấy mọi sự khổ đau thì làm sao có ai cứu mình được. Do nhân giết hại và ăn thịt chúng sinh mà phải trả quả quá đắt, là chịu mọi sự khổ đau suốt từ đời này sang kiếp khác, chứ không phải chỉ riêng cho một kiếp này. Ngài đã dạy nhân quả của việc giết hại chúng sinh trong kinh Pháp Cú (Phẩm Hình Phạt):
"Mọi người sợ hình phạt,
Mọi người sợ tử vong.
Lấy mình làm ví dụ,
Không giết, không bảo giết". "Mọi người sợ hình phạt,
Mọi người thích sống còn.
Lấy mình làm ví dụ,
Không giết, không bảo giết".
Ý nghĩa câu “Không nên giết hại chúng sinh” còn mang theo một hành động đạo đức cao đẹp tuyệt vời của con người, đó là Đức Hiếu Sinh. Đức Hiếu Sinh có nghĩa là lòng thương yêu sự sống trên hành tinh này.
Không nên giết hại và ăn thịt chúng sinh là một hành động thương yêu, thương yêu tất cả sự sống trên hành tinh này, đó là đạo đức hiếu sinh mà mỗi người đều phải học tập, trau dồi và rèn luyện cho thấm nhuần đạo đức này, để cuộc sống không còn làm khổ cho nhau nữa; để biến cuộc sống thế gian này thành cuộc sống an lạc, yên vui trên cõi Thiên Đàng, Cực Lạc.
Giết hại và ăn thịt chúng sinh là một tội rất nặng, đó là cướp lấy mạng sống của sự sống. Hành động giết hại và ăn thịt chúng sinh là một hành động làm cho cuộc sống trên thế gian này bất an, làm cho hành tinh này máu chúng sinh chảy như sông, xương chúng sinh chất như núi. Vì thế, hành tinh này lúc nào cũng biến động, biết bao nhiêu tai họa thảm khốc xảy ra: thiên tai, động đất, lũ lụt, sóng thần, bão tố v.v... Những công trình của loài người bao nhiêu công lao, bao nhiêu năm tháng xây dựng chỉ trong một phút giây động đất, bão tố thì để lại đống gạch vụn ngổn ngang. Biết bao nhiêu năm tháng để xây dựng chỉ trong vòng tíc tắc tan tành như mây khói; biết bao công trình của con người xây dựng từ xưa đến nay mà loài người hãnh diện cho những công trình xây dựng của mình là những kỳ quan thế giới, nhưng một trận động đất, một cơn bão tố thì còn gì? Bởi vậy con người cứ giết hại và ăn thịt chúng sinh thì không thể nào tránh khỏi những hậu quả thảm khốc.
Những người ăn chay đã nói lên lòng nhân từ của họ đối với thú vật. Họ tin tưởng súc vật có quyền được sống và được đối xử như con người, thương cảm với các con vật bị chăn nuôi trong điều kiện đau khổ, khi bị giết mổ trong nỗi thất đảm
http://www.youtube.com/watch?v=NiFXlNkdRMc
Con người giết các loài động vật mà không chút lòng thương xót, vì không có lòng thương yêu sự sống của những loài động vật khác, vì không có đức hiếu sinh, thiếu lòng từ bi đối với muôn loài vật. Trong cuộc sống hằng ngày trên thế gian này, con người có lòng yêu thương chân thật thì mới mang lại sự bình an cho trái đất, thiếu lòng thương yêu thì trái đất này sẽ nổi sóng và con người sẽ chịu mọi sự khổ đau tận cùng cho kiếp làm người.
Ấy vậy mà nhiều người xuất gia vẫn còn thích ăn thịt cá thì cũng khó tiến tu trên con đường tâm linh, có làm thầy thiên hạ được chăng? Ước mong sao tất cả các bậc xuất gia đáng kính giữ trọn giới thứ nhất để Đạo Pháp được trường tồn, thế giới được hòa bình, an lạc.
5. ĂN CHAY NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CHUYỂN HÓA SINH HỌC
Thành phần chủ yếu của thức ăn đối với các loài động vật được coi là cacbohydrat (gồm các nguyên tố C, H, O), protein (đạm) (gồm các nguyên tố chính C, H, O, N) và lipit (gồm các nguyên tố C, H, O). Chúng được chuyển hóa để xây dựng các tế bào cấu trúc nên các bộ phận của cơ thể và tạo ra năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Cacbohydrat khi chuyển hóa trong cơ thể tạo thành sản phẩm cuối cùng là đường glucoza; chất đạm chuyển hóa tạo thành các axit amin. Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng phải ăn chất đạm cơ thể mới có đủ các axit amin cần thiết cho cơ thể nhưng Kervran và Ohsawa đã đưa ra cơ chế chuyển hóa sinh học trong cơ thể động vật rằng các cơ chất có thể chuyển hóa sang nhau khi cần thiết. Ví dụ một con sư tử chỉ ăn thịt mà không ăn lá, củ quả mà cơ thể vẫn sống bình thường vì trong cơ thể của nó các chất đạm (chứa N) có thể chuyển hóa thành đường (chứa C và O) theo phương trình
2 N14 ↔ C12 + O16
Làm cho cơ thể chúng vẫn đủ năng lượng để hoạt động.
Ngược lại con trâu, con bò chỉ ăn cỏ (thành phần cacbohydrat C, H) mà sao cơ thể nó được tạo nên có trọng lượng thịt nhiều như vậy? Đó là do C và O được chuyển hóa thành N nhờ vậy nhu cầu về các axit amin cho cơ thể vẫn được đảm bảo. Như vậy có mối liên hệ và chuyển hóa giữa C, O và N. Khi thực phẩm không cung cấp đủ chất đạm, trong cơ thể có sự sản xuất nội sinh của chất đạm, kể cả khi bị nhịn đói hoàn toàn. Ngược lại khi có sự thặng dư chất đạm nó sẽ chuyển hóa thành cacbohydrat.
Như vậy con người chỉ cần ăn rau củ quả, không ăn thịt thì cơ thể vẫn tự điều tiết các quá trình chuyển hóa sinh học để đảm bảo nhu cầu về axit amin của cơ thể.
Cơ chế của việc tiêu hóa thịt trong dạ dày được thực hiện trong môi trường axit rất khắc nghiệt. Khi chúng ta ăn thịt dạ dày tiết ra axit clohydric cực mạnh đến mức pH của dạ dày có thể giảm xuống đến 1,5-2,0. Phân tử protein có dạng sợi rất dai, các sợi đó được kết nối với nhau nhờ các cầu nối có các thành phần S (lưu huỳnh), P (phốt pho), các sợi đó có thể xoắn với nhau rất chắc, cuộn với nhau tạo cấu trúc không gian 3 chiều bền chắc (các thớ) đặc biệt là các thớ thịt của động vật 4 chân, các động vật thịt đỏ. Vì vậy chỉ có axit mạnh như vậy mới có thể thủy phân được protein thành các axit amin. Để thủy phân protein vừa cần môi trường axit mạnh, vừa cần thời gian dài mới chuyển hóa được làm cho dạ dày luôn làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, dễ bị tổn thương thành dạ dày mà sinh ra chứng viêm, loét, ung thư dạ dày. Ngoài ra các thành phần S và P trong cấu trúc protein tạo thêm thành phần axit sulfuric và axit phốt pho ric làm gia tăng thêm hàm lượng axit trong dạ dày.
Sau khi thủy phân ở dạ dày protein được chuyển vào ruột non để vào máu và cặn bã đi vào ruột già để ra ngoài. Vì nó đang ở trong môi trường axit mạnh như vậy nên sẽ làm hỏng các cơ quan này. Các axit phải được trung hòa trước khi được chuyển đến các cơ quan này bằng các chất khoáng trong cơ thể. Axit và khoáng sẽ tạo ra chất muối trung tính không còn độc hại cho cơ thể và được đào thải ra ngoài một cách an toàn. Trong cơ thể có 4 nguyên tố kiềm cơ bản là Na, Ca, K, và Mg. Nếu trong thực phẩm chúng ta ăn vào không đủ các nguyên tố kiềm thì cơ thể tự động lấy nguyên tố kiềm dự trữ trong cơ thể để trung hòa axit. Nguyên tố kiềm dự trữ trong cơ thể chủ yếu là Ca (can xi) có trong xương, trong răng sẽ bị giảm dần nếu chúng bị lấy dần ra để trung hòa axit khi chúng ta ăn thịt hàng ngày. Điều đó dần dẫn đến bệnh loãng xương. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người ăn thịt dễ bị mắc chứng loãng xương hơn người ăn chay.
6. XU HƯỚNG ĂN CHAY ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Chiến dịch “ăn chay vì môi trường” là một chiến dịch mang ý nghĩa thiết thực để bảo vệ hành tinh của chúng ta. Mỗi người trong chúng ta ý thức được trách nhiệm của mình đối với môi trường, và nhận biết được tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi đối với môi trường sống, để từ đó thấy được rằng việc chuyển sang ăn chay sẽ là cách bảo vệ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.
Chăn nuôi gia súc là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm thực phẩm và nạn đói trên thế giới. Hầu hết lượng ngũ cốc và đậu nành sản xuất hàng năm trên thế giới đang được sử dụng để nuôi nông súc. Trong khi đó có trên 1 tỉ người đang bị nạn đói và cứ mỗi 6 giây thì có 1 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, thì lại có 760 triệu tấn lúa gạo và đậu nành đang được dùng để nuôi gia súc lấy thịt. Phải mất tới hơn 13kg lương thực mới tạo ra được 1kg thịt. Ước tính 760 triệu tấn ngũ cốc này có thể trang trải được gấp 14 lần sự thiếu hụt thực phẩm trên toàn cầu.
Ngoài ra, ngành chăn nuôi còn gây lãng phí nguồn nước, năng lượng, đất đai và tạo một gánh nặng vô cùng lớn cho môi sinh trên Địa Cầu. Hơn 2 tỷ tấn phân động vật được tạo ra từ khoảng năm 1990 đến nay, kéo theo 100 triệu tấn nitơ đang ẩn trong hệ thống nước sử dụng của chúng ta. Một khi nước bị ô nhiễm nitơ, phốt pho, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, sẽ tạo nên vấn đề vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe của các sinh vật sống trong nước, lẫn con người.
Theo các nhà khoa học, để sản xuất đạm động vật, ta phải tiêu tốn từ 3-15 lần lượng nước so với sản xuất đạm thực vật, để sản xuất 1 calorie thịt bò thì mất khoảng 78 calorie năng lượng; 1 calorie thịt heo mất 35 calorie năng lượng…nhưng 1 calorie đậu nành thì chỉ bằng 1 calorie năng lượng nhiên liệu. Do đó việc ăn chay sẽ giúp tiết kiệm nguồn nước, nguồn nguyên liệu hóa thạch, tài nguyên nước, đất, rừng.
Kỹ nghệ chăn nuôi gia súc để lấy thịt thải ra lượng khí nhà kính rất lớn, nhiều hơn tổng hợp khí thải của tất cả các ngành giao thông vận tải trên thế giới, bao gồm máy bay, xe lửa, xe hơi, xe máy…cụ thể là khí mêtan và nitrit oxit, là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và chịu trách nhiệm cho hơn 80% nguyên nhân gây hâm nóng toàn cầu. Thay đổi khí hậu là một vấn đề sống còn, tình trạng cấp bách của Địa Cầu hiện nay đòi hỏi mỗi chúng ta có hành động sáng suốt tức thì. Do đó chuyển sang thuần chay là biện pháp thiết thực, nhanh chóng và hữu hiệu nhất để bảo vệ môi trường. Mọi người hãy ăn chay, sống xanh để cứu Địa Cầu!
7. ĂN CHAY ĐÚNG CÁCH ĐỂ CÓ SỨC KHỎE
Nhiều người đã ăn chay trường một thời gian dài nhưng vì sức khỏe giảm sút hoặc mắc bệnh nan y nên chuyển dần sang ăn mặn. Nguyên nhân do họ ăn chay không đúng cách.
Ngày nay nhóm người ăn chay bởi thức ăn ngoài thị trường có sức khỏe không tốt, cụ thể là tôi (Ngọc Trâm) đã phải tư vấn cho 3 vị sư nữ trụ trì các chùa và thiền viện lớn... các vị ấy đều bệnh lắm và có người đã cắt cả hai vú vì ung thư... cũng có những người nữ ăn chay trường khác cũng bị ung thư vú và không "chữa" theo Thực dưỡng mà lại đi sang Singapor chữa ... và cũng đã ra đi sớm...
8. ĂN CHAY Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN
Tuy nhiều người đều biết rằng ăn chay không những tốt cho sức khỏe của con người mà còn lợi cho môi sinh, góp phần làm giảm ngay lập tức 80% tác nhân hâm nóng toàn cầu nhưng một số người vẫn còn ngần ngại trong việc chuyển sang thuần chay vì:
Thứ nhất, một số người quan niệm rằng ăn chay sẽ gây thiếu chất và không cung cấp đủ năng lượng để làm việc. Khoa học đã chứng minh rằng quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Lối sống thuần chay lành mạnh, bổ dưỡng với thực phẩm hoàn tòan từ thực vật luôn đáp ứng nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng của con người.
Thứ hai, tuy thuần chay nhưng hiện đã rất phong phú về chất lượng, đa dạng về thể loại cùng với sự phát triển nhanh chóng của của các nhà hàng thuần chay nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu ăn chay hiện nay của thực khách.
Thứ ba, trào lưu ăn chay vì sức khỏe và môi trường dù rất phổ biến nhưng vẫn chưa “chinh phục” được một số người. Quan trọng nhất là họ không được cung cấp đủ thông tin, không được biết về lợi ích của lối dinh dưỡng thuần chay.
Thứ tư, các món chay bổ dưỡng, lành mạnh, cần thời gian để chinh phục khẩu vị của thực khách.
Thứ năm, mọi người đều giữ quan niệm, tôi làm mà biết bao nhiêu người không làm thì có tác dụng gì. Rất nhiều người biết đi ngủ đúng giờ, tập thể dục mỗi ngày đều rất tốt cho sức khỏe, nhưng họ không làm. Ngay cả những điều đó là tốt cho bản thân họ. Vậy làm sao người ta phải từ bỏ những sở thích ăn uống của người ta vì sức khỏe và môi trường.
Thứ sáu, người dân chúng ta chưa quan tâm thích đáng tới vấn đề bảo vệ môi trường vì đất nước chúng ta hiện chưa phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng do thiên tai gây ra như một số nước trên thế giới, nên ai cũng nghĩ rằng chuyện băng tan ở tận Bắc Cực, thay đổi khí hậu vẫn còn rất lâu mới đáng quan tâm.
Xin hãy ăn thuần chay vì sức khỏe và vì sự sống của bạn và gia đình bạn.
HoaTraiTim
Bé gái nói Không với THỊT:

https://www.facebook.com/DailyMail/videos/1..._video_guests=0
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.