Hợp Cốc: Huyệt Châm Cứu Tuyệt Vời
Sunday, June 29, 2014 23:42



Chữa trị bằng châm cứu hầu như luôn phải sử dụng hơn một huyệt vị. Nhưng hôm nay, tôi muốn nhấn mạnh vào một trong những huyệt vị yêu thích của tôi. Tôi sử dụng huyệt Hợp Cốc trong phòng khám hàng ngày bởi vì nó rất hiệu quả và có rất nhiều các ứng dụng. Huyệt vị châm cứu tuyệt vời này đến từ Thầy Đổng Cảnh Xương (Tung Ching Chang), một lương y cổ truyền Trung Quốc nổi tiếng được biết đến với các kết quả kỳ diệu mà ông đạt được nhờ sử dụng chỉ vài cây kim châm cứu. Các huyệt châm cứu của Thầy Đổng trước đây vốn là một bí mật gia truyền cho tới khi Thầy Đổng phá vỡ truyền thống và quyết định truyền dạy phương pháp châm cứu bí truyền của mình cho một nhóm học viên chọn lọc. Tôi rất mừng là thầy đã làm vậy!

Huyệt Hợp Cốc nằm ở chỗ giao nhau của xương bàn tay ngón trỏ và ngón cái, ở phía trên mu bàn tay. Huyệt này có ở trong hình bên trên. Hợp Cốc có lẽ là huyệt nổi tiếng nhất với tác dụng giảm đau nhanh chóng và tức thì vùng hông. Nếu ai đó xuất hiện triệu chứng đau một bên lưng chạy dọc xuống một bên chân, tôi sẽ châm kim vào huyệt Hợp Cốc trên bàn tay đối diện với vùng ảnh hưởng. Trong khoảng 75% số lần điều trị này, bệnh nhân đều cảm thấy giảm đau trong vòng vài phút. Huyệt Hợp Cốc cũng được sử dụng cho tất cả các loại đau lưng, các vấn đề về kinh nguyệt, các chứng đau đầu, đau bàn chân liệt dây thần kinh mặt và nhiều chứng bệnh khác nữa. Huyệt vị này được cho là rất mạnh nên nó chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai.

Jennifer Dubowsky là một chuyên gia châm cứu đã được cấp chứng chỉ và hiện đang hành nghề tại khu vực trung tâm của thành phố Chicago, Illinois, từ năm 2002. Dubowsky nhận được bằng Cử nhân Khoa học ngành Vận Động học từ Trường Đại học Illinois ở Chicago và bằng Thạc sỹ Khoa học ngành Y học Phương Đông từ Trường Cao đẳng Châm cứu Tây Nam ở Boulder, Colorado. Trong quá trình học tập, bà đã hoàn thành xong một khóa thực tập bác sĩ tại Bệnh viện Hữu nghị Trung Nhật tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Dubowsky đã nghiên cứu và viết các bài báo về Y học Trung Quốc và có các buổi thuyết giảng về chủ đề này. Bà duy trì một trang blog phổ biến về sức khỏe và Y học Trung Quốc tại Blog Châm cứu Chicago. ‘Cuộc phiêu lưu trong Y học Trung Quốc’ là quyển sách đầu tay của bà. Bạn có thể tìm thêm các thông tin về bà trên trang www.tcm007.com


Theo Vietdaikynguyen.com