Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Bệnh ung thư và nền triết lý cực đông
Thực Dưỡng > Chữa bệnh bằng Thực Dưỡng > Thực Dưỡng ngăn ngừa ung thư
Trang: 1, 2
Thelast














BỆNH UNG THƯ VÀ NỀN TRIẾT LÝ CỰC ĐÔNG










OHSAWA

Thelast


TỰA

Tất cả mọi người đều được sung sướng, họ không được sung sướng chỉ là vì lỗi tại họ .

Tai ương của các bạn là cái thước đo tội ác gây ra vì mờ ám- mờ ám về bản ngã của các bạn, mờ ám về đời sống, về thế gian và nhất là những cái gì đã gây ra những tội ác ấy, đã tàn phá rồi lại tái thiết mãi mãi, tức mờ ám về trật tự của vũ trụ, vô tận. Tai ương là cái huy chương họ tự đeo lấy, nghĩa là những người vì mờ ám về trật tự vũ trụ, tự tôn mình như thần thánh., tuyệt đối hay duy nhất, bài tha và ngạo mạn hệt như các nhà thiên văn trước thời Copernic.

(G.OHSAWA)


Thelast
LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Thực hành và phổ biến phương pháp Ohsawa tại việt nam trên 4 năm nay nhóm gạo lứt Huế chuyên dịch thuật các sách báo của Ohsawa tiên sinh (Pháp văn, Anh văn, Nhật văn) và cho ra đặc san với ý nguyện muốn cho mọi người Việt, nhưng ai muốn tìm hạnh phúc vĩnh viễn, tự do vô biên, công bằng tuyệt đối, nhận thức được ngoài phương pháp vô cùng giản đơn và thực tiễn này, không một phương pháp nào hơn. Chỗ nỗ lực ấy đem lại kết quả khả quan là số người thực hành phương pháp Ohsawa càng ngày càng đông số người bị bệnh gọi là Nan-Y đã bị các bệnh viện bỏ rơi, quay về nương tựa nơi phương pháp “ không tốn thuốc thang mà lành bệnh một cách dễ dàng” tự chữa lành những bệnh ngoài tưởng tưởng. Những chứng cơ hiển nhiên ấy, trong toàn quốc hiện không phải ít trong đặc san sống vui đã cho ta thấy nhiều.

Phương pháp Ohsawa chẳng những môt phương pháp chữa bệnh mà là một triết lý vô cùng cao thâm, nếu chúng ta càng dò chân bước vì thế những người chỉ lợi dụng phương pháp này để chữa bệnh, chưa phải là người thực hành triệt để phượng pháp Ohsawa, mà chung quy cảnh “lợi dụng” ấy sẽ tự rước lấy điều tai hoạ và bệnh tật chẳng bao giờ lành .

Có lẽ các bạn là những người đã nhờ phương pháp trường sinh chữa được tất cả các loại bệnh gọi là “nan y”. Tôi đã biếu không các bạn phương pháp này không phải trải qua lắm gian nguy. Nhưng các bạn lạm dụng không chịu tốn kém, rõ ràng là một lỗi lầm lớn.

Các bạn phải nghiên cứu, thấu hiểu và thấm nhuần tại sao các bạn bị bệnh nan y và tại sao lại chữa được. Phải đọc đi đọc lại các tác phẩm của tôi nhiều lần, suy ngẫm, tỏ rằng các bạn là một cái gương sáng trong việc chữa trị “ mầu nhiệm” phải truyền các triết lý của chúng tôi cho con em và làng xóm các bạn. Nếu các bạn không truyền cái triết lý này lại cho tất cả những người mà các bạn gặp gỡ là cai triết lý bảo đảm tự do, hạnh phúc công bình tuyệt đối cho các bạn sẽ mất một cái chìa khoá của thiên quốc có 7 thiên giải.

Các bạn sẽ ăn năn mến tiếc nhưng muộn màng thay! Và nếu các bạn giới thiều cho mọi người cái chìa khoá này như là cách đối chứng trị liệu và chữa lành tạm tầm thường, các bạn sẽ ngã ra đau ốm trầm trọng.

Đấy Ohsawa tiên sinh nói như thế. Vì thế, thực hành phương pháp Ohsawa cần phải nghiên cuus các tác phẩm của tiên sinh (Ohsawa đã viết trên 300 quyển bằng tiếng Nhật, trên 10 quyển bằng tiếng pháp- Anh. Ngoài ra còn có những tạp chí các ngoại ngữ) .

Để giúp bà con nghiên cứu phương pháp Ohsawa, chúng tôi lần lượt tiếp tục cho xuất bản tất cả các tác phẩm của Ohsawa tiên sinh. Quyển “Bệnh ung thư và nền triết lý cực Đông” này là quyển sách dịch thứ 4 tiếp sau các quyển “phương pháp tân dưỡng sinh” Nhận xét về Pasteur” Thời đại nguyên tử, chúng tôi được hân hạnh xuất bản.


Anh Minh
20-9- 1967
Thelast
LỜI NÓI ĐẦU

Kính gửi thân hữu các nước trên thế giới!

Tôi viết quyển sách này đúng lúc tôi 72 tuổi, là lúc tôi đã lấn chân trên con đường bé nhỏ của tôi từ 50 năm nay. Mục đích của quyển sách này quyển thứ 7 băng tiếng pháp của tôi, là lúc nào cũng muốn cho Đông Tây hiểu thấu nhau. Tôi cố gắng làm cho các bạn (người phương Tây) hiểu rõ tâm tính người Đông- Phương và số người bị chinh phục khác, cái tâm tính ấy tức là cái tâm tính mà Levy- Bruhl gọi là “ tâm tính sơ khai” Nếu sư tình cứ tiến như thế, cái tâm tính này thế nào cũng có một ngày biến mất. Bất luận chỗ nào, những người sơ khai hiện đang bị tuyệt diệt hoặc bị nước văn minh đồng hoá, như thế người da đen ở châu mỹ đủ làm chứng.

Cái tâm tính sơ khai rõ là cái tâm tính đơn giản, thơ ấu đến chỗ khổ sở nữa. Tuy thế, nó lại có một tính chaat rất tốt đẹp, rất thiết thực và rất sâu sắc, một tính chất mà người văn minh không làm sao có đượ, tức một nền triết lý vô cùng giản đơn, thu tóm trong 2 danh từ tương phản Âm và Dương. Tamijic và Rajasic vv… Nền triết lý này tức là một quan niệm tổng hợp thế giới, chính chỗ ấy mà bao nhiêu nền khoa học và kỹ thuật đều thông thuộc trong bản văn của vô song nguyên lý của nó. Ví dụ nền y học chẳng hạn, chỉ là việc áp dụng vô song nguyên lý này, theo đó thì tất cả mọi vật đều tỏ cho người ta thấy có hai cảnh trí trái nhau
Nhất nguyên luận biện chứng cùng được biết ở Âu châu, đến cả 2000 năm trước Jesus (hàng Tessw, người Celtes ngày xưa...). Nhất nguyên luận ấy cho đến thời hiện kim cùng chẳng bao giờ lại tàn huỷ hết được.

Động cơ chính về chỗ suy đồi của nhất nguyên luận ấy tức là chỗ thuyết minh về tôn giáo Dê su, hay là Thiên chúa giáo thành ra nhị nguyên luận (hai tính chất khác nhau: cái tốt và cái xấu, thượng đế và ma quỷ vvv..vật chất và tinh thần, linh hồn và thể xác) Thomas daquin rõ là người thuộc về phái nhị nguyên luận (ông nói : Trong đời chẳng bao giờ có nhiều cái tốt). Như thế lf hư nguỵ. Hegel học lấy và truyền ra cái biện chứng nhất nguyên luận nghịch thường ấy. Đồ đệ của Hegel là Kark Marx đã lợi dụng chỗ biện chứng ấy để củng cố lý thuyết xã hội của mình. Những đồ đệ của Marx đã thành công trong việc thiết lập một xã hội hùng mạnh nhờ chỗ lỹ luận biện chứng ấy. Sau cùng những nhà kế tiếp những đồ đệ Marx đã thành hình ra được những Spoutnisk” đầu tiên
Tuy thế họ chưa học được cách áp dụng chỗ biện chứng này trong cuộc sống sinh tồn. Tại Tây phương về sinh vật học, sinh học, sinh lý học, y học vv…đều ở ngoài vòng sinh mệnh. Những khoa học này chỉ học về chỗ cấu tạo của đời sống, khoa học ấy chỉ lợi dụng những trí thức về sinh lý hoá học, không vượt qua khỏi vòng vị trí những điện tử. Những sinh mệnh lại ở một vị trí sâu xa gấp mấy vị trí của điện từ. Sinh mệnh tạo ra những trung tâm của tất cả cơ cấu có thể hoá được các điện từ. Sinh mệnh còn tạo ra nhất là sức hoạt động của tâm linh và trí huệ, như sự suy tưởng, sự hiểu biết, trí phán đoán, ý trí, tư tưởng vv… Sinh mệnh còn biến hoá những nguyên tử chẳng cần gì đến nhiệt độ cao, không cần đến áp lực mạnh, rõ kỳ diệu. Nền triết lý Đông phương là một nền triết lý tổng hợp của sinh vật học, hoá sinh học, sinh lý học và y học, trí dạy cho chúng ta những cách thức thế nào để chữa trị những bệnh mà y học Tây phương chịu “Nan Y” và theo cách thức này lf một phương pháp nổi tiếng là nghịch thường, không bao giờ có chuyện mổ xẻ chảy máu, chẳng bao giờ dùng một chất hoá học, mà chỉ là việc chữa bệnh giản đơn bằng cách lựa chọn những món ăn hàng ngày rất thông thường theo trật tự vũ trụ tức là món ăn trường sinh.

Hẳn trong các bạn đã nhiều người thấy người ta thực hành. Việc thực hành ấy đã chữa trị được cho nhiều người bệnh trong số người mắc bệnh mà chứng bệnh ấy đã bị y học Phương tây cho là những bệnh “Nan Y”. Trong số các bạn cũng đã nhiêu người đem truyền bá phương pháp này cho mọi người và đã cứu được rất nhiều người. Đến nỗi những nhà hàng lâu nay bán những thức ăn uống gọi là gìn giữ sức khoẻ, cho đến những nhà hàng lớn nhất bên pháp,Bỉ và Huê kỳ đã bỏ mà không bán những thức ấy để chuyển sang bán những thức ăn trường sinh của chúng tôi. Tuy vậy Y học chính thức của phương tây vẫn còn mờ ám chưa chịu hiểu tới sự hiện diện của phương pháp trường sinh, mặc dầu họ vẫn thừa nhận lợi ích và hiệu lực của khoa châm cứu tự tay tôi đã truyền qua tây phương trên 35 năm nay. Như thế có lẽ vì rằng khoa châm cứu là một cách chữa bệnh theo cách đau đâu chữa đấy (đối chứng trị liệu), không khó gì mà không học được, mọi người đều có thể thực hành, chẳng cần nghiên cứu sâu xa về vô song nguyên lý. Cách đấm bóp lại cũng có một lối chữa bệnh theo cách đau đâu chữa đấy, rất giản dị, rất dễ học và có thể thức hành không gì nguy hiểm cả. Hiện tại Nhật có mấy chục nghìn người chuyên vể khoa châm cứ, Tại Trung Quốc có trên mấy trăm ngìn người và tại Âu châu có 5.000 người, nhất là tại pháp và Đức. Từ 7 năm tại đây, tất cả các báo ở paris đều có nói tới. Và mới nhất gần đây, tờ tạp chí planete có đăng bài báo dưới đầu đề “Một nền y học khác” Khoa châm cứu”.

Cách đây 40 năm tôi khởi sự truyền qua Paris nghệ thuật cắm hoa. Nhu đạo, cách trồng cây cảnh tức là lối áp dụng vô song nguyên lý Âm Dương ngày nay đã thấy thịnh hành khắp nơi, Nhất là việc cấy lúa, một việc cách đây 40 năm tuyệt nhiên không ai biết tới, thế mà nay ở pháp lại là nơi sản xuất nhiều lúa nhất. Âu châu mỗi năm thu hoạch 100.000.000 kg. Trước đây 40 năm người ta bán gạo trong mỗi hộp nhỏ 50 g, khiến cho tôi hàng tháng phải mua cả trăm hộp! Xem thế đủ rõ khó lòng tìm cho ra một nhà bán thực phẩm có đủ số gạo vừa đúng nhu cầu của chúng tôi!

Nay thì khác hẳn! Thời gian đã trôi qua!
Hiện nay (1962) tại Paris có đến 2, 3 nhà bán cơm trường sinh, cũng như ở New York, ở Los-Angeles tận bên Stockholm (Thuỵ Điển) cũng có như thế!

Các bạn có biết tại sao y học chính thống của phương tây không chịu nhìn nhận vào phương pháp trường sinh chăng? Phải chăng chỉ vì họ sợ mất mặt?

Tuy vậy cái gì phải đến thì tự nhiên nó đến! Và cái đã đến hiện nay là bệnh ung thư, một số bệnh tai hại nhất của người Tây phương kẻ thù số 1 theo triết lý biện chứng tức là nền triết lý về hạnh phúc vĩnh viễn, tự do vô biên và công bình tuyệt đối thì bệnh ung thư thật ra là một kẻ đại ân nhân của nhân loại. Chính bệnh ung thư nó gò hàm sức bành trướng ghê gớm và nguy hiểm của nền văn minh chúng ta bước chậm lại !

Trong khi những qủa bom khinh khí có sức chặn đứng chúng ta khỏi nỗi tương tàn vô ích, thì bệnh ung thư của chúng ta thoát khỏi con đường bí của nền văn minh khoa học và kỹ thuật không biết gì tới thế gian và lẽ công bình tuyệt đối là cái đã sáng tạo ra và điều khiển tất cả vạn vật trong vũ trụ này.

Các bạn hẳn đã thấy ở Âu châu cũng như ở Mỹ. Nhiều bệnh nhân đã chứng tỏ cho mình trong khi thực hành triết lý biện chứng. Những bệnh nhân ấy thường bị người ta công nhiên tuyên bố bỏ rơi, vì là bệnh “Nan y” không những đối với bệnh ung thư mà “nan y” với tất cả những bệnh về thể chất cũng như tinh thần. Hơn nữa những bệnh nhân ấy lại được hưởng cảnh tự do vô biên, mỗi hạnh phúc vĩnh viễn và công bình tuyệt đối là cái mà người ta ra công tìm kiếm từ mấy nghìn năm nay.

Mục đích của 5 tôn giáo của loài người- người tôn giáo đã sáng tạo ra từ mấy nghìn năm tại Phương đông- trước nhất chú trọng về mặt cứu vớt nhân loại cho thoát khỏi 4 khổ cảnh ( sanh, lão, bện, tử) nghĩa là cốt làm sao tìm cho mọi người có được sức khoẻ, cảnh sống lâu và chậm già, đó là nền tảng của mối hạnh phúc và tự do của chúng ta. Thế mà dần dần trải qua mấy thế kỷ, những tôn giáo lại rơi vào tay những tín đồ chuyên nghiệp, chỉ là những bộ máy truyền thanh ra những chữ, những lời thần thánh. “Có đôi nhà bác học thật tình có những khái niệm về trí thức về những mục đích tôn giáo”, nhưng khổ thay những nhà ấy lại chẳng phải những nhà thực hành!

Trải qua trên 50 năm tìm tòi học hỏi. thực hành và truyền bá vô song nguyên lý của nên triết lý biện chứng, tôi thấy đã đến lúc cần phải kêu gọi những nhà tư tưởng Tây- phương mong họ cũng phải cố gắng tự mình học hỏi về chỗ luân lý nghịch thường, ấu trĩ này mới xem bề ngoài rất tầm thường, nhưng sự thật nếu đem áp dụng vào công việc sinh sống hàng ngày sẽ thấy hiệu nghiệm. Đây là lý do tôi viết tập sách nhỏ này.

Đã rõ ràng nền văn minh khoa học và kỹ thuật của chúng ta, nếu chẳng phải là của toàn thể nhân loại. hiện đang lâm nguy ! Con người văn minh ngày nay như tuồng bị bao trong bức màn vô định, sợ sệt, về chính trị, xã hội học và vật lý học, sợ vi phạm vào những tội lỗi ghê gớm, tật bệnh nan y, mà trong những bệnh nan y ấy, thứ nhất là bệnh ung thư.

Quả vậy văn minh đã thành công trong công việc xáo nhào được thế giới nô lệ và đầy thống khổ này và thiết lập ra một nền văn minh khoa học kỹ thuật chói chang không một ai chối cãi được. Trong lịch sử nhân loại kể ra thật là công cuộc vô tiền khoáng hậu. Chúng ta chẳng một ai không đem lòng ái mộ và tán thán.

Tuy vậy cái “Bề mặt càng to, bề lưng càng rộng!”. Nền văn minh này rõ huy hoàng, cái vẻ huy hoàng ấy cùng với tất cả làm cho nhân loại hiện đang từng giây từng phút bị uy hiếp vì nguy cơ tan vỡ. Chúng ta sẽ đến lúc bị tan tành không còn một tý nào hết
Đáng tiếc làm sao!

Nhưng thử hỏi nguyên nhân của nỗi tự hoại ấy là vì đâu?

Nền văn minh khoa học và kỹ thuật tỏ ra thật hùng cường và đồ sộ, sức tiến triển có một tốc độ phi thường, mỗi lúc một tiến lên, lướt qua giữa màn trời mù mịt, một bể cả lạnh lùng và sóng gió cuồn cuộn. Toàn thể hành khách trong chiếc thuyền lớn này lao nhao lo sợ để dốc tất cả tâm trí để lợi dụng những khí cụ trong thuyền, cố tìm cho ra một phương hướng thuận tiện để tiêu khiển con thuyền lướt đi. Chán thay, những dụng cụ chẳng giúp ích được chút nào, thành ra vô hiệu chẳng còn biết cách nào hơn, tất cả hành khách đều rã rời mỏi mệt. Nhưng thời may, trong số hàng nghìn hành khách của chiếc thuỳên này lại có một người tuổi tác ở Đông phương biết tìm ra một phương hướng tốt, nhở nhăm nhe vào những tinh tú ở nơi tít mù, ông lão ấy tự đứng ra gánh vác vai trò thiên văn ngày xưa lưu lại. Nhà thiên văn này, theo như cha con nhà bác học Pháp Bios, ông ta có thể thấy trước những hiện tượng nhật thực từ 4000 năm! Ông ta cố gắng giúp được nhiều việc. Ngoài môn thiên văn của ông ra, còn có môn trí thức sáng suốt biết được con đường chắc chắn tức là con đường hạnh phúc vĩnh viễn, tự do vô biên và nhất là chỗ công bình tuyệt đối, ông ta có thể chuyển hoạ thành phúc. Hơn thế nữa là ông lão quả quyết rằng cảnh tai ương lớn lao bao nhiều thì cảnh hạnh phúc cáng lớn lao bấy nhiêu.

Tôi rất vui lòng nhận những lời bình phẩm chân thật của các bạn. Tôi sẵn sàng ở một bên các bạn để cung cấp, những gì cần thiết cho cuộc vận động về triết lý và sinh lý học trong xứ phù tang quá nhỏ nhoi và người ngoại quốc ít khi bước chân tới.
Thelast
CHƯƠNG I

BỆNH UNG THƯ LÀ ĐỊCH THỦ HAY LÀ ÂN NHÂN CỦA NHÂN LOẠI?


Bức thành trì cuối cùng của nền văn minh Đông phương là xứ Nhật “bất khả địch” đã nhờ nền văn minh Tây phương xây cất lâu nay, ai có ngờ chỉ vì hai quả bom nguyên tử đầu tiên mà đầu hàng! Trên 318.000 dân lành chỉ trong vài phút đã bị giết một cách vô nhân đạo ở hai thành phố yên (HIrrOshImA) và (Nagasaki). Ngoài ra có đôi triệu người khác bị trúng độc hoặc bị tàn tật, lại hàng năm có mấy người chết. Rõ ràng tất cả mọi việc ở đời đã có khởi điểm thì có chung điểm!

Nền văn minh của Đông phương là đạo đức, chỗ ấy đã thấy rõ trong sách lược của Gandhy. Nhưng cái xứ Nhật bản bất khả địch kia là môn đồ ưu tú của nền văn minh Tây phương đã nỗ lực Âu- hoá từ 80 năm nay. Đại tướng Đông- Điều, một vị tướng thật thà và cuồng tín, muốn tỏ cho người ta biết rằng môn đồ ưu tú của nền văn minh Tây phương đã vượt bậc hơn gấp mấy thầy mìn. Rõ ràng là tự phụ. Thế ra ông ta quên hẳn nền giáo dục Đông phương mà ông ta từng học tập lúc thiếu thời, nhất là binh lược của Tôn tử, môn binh lược tôn chuộng lòng yều thương. Chỗ bại trận hoàn toàn của Nhật bản bất khả địch tức là việc chưa bao giờ thấy trong lịch sử của chúng tôi từ xưa đến nay. Nhân thế mà chúng tôi tự nguyện từ nay bỏ hẳn không chú trọng đến việc quân sự.

Xứ Nhật bản bất khả địch không còn nữa. Tất cả mọi việc ở cuộc đời phù bạc và tương đối đều thay đổi và tan ra khói bụi. Không có vật gì có thể gọi là vững bền và vĩnh viễn, trừ ngoại có một phép tắc duy nhất tức luật biến hoán tất cả của Âm Dương.
Nước Nhật Bản bị thảm bại, trái lại Hoa kỳ lại thắng. Nhưng cái thắng đó có gì đáng mừng, vì sau cái thắng đấy họ lại phải rơi vào những khổ cảnh khác gấp bội chiến tranh. Người ta nói rằng Hoa kỳ chế ra được 60.000 binh khí, trong khi ấy Nga Xô viết chế ra được 30.000 với 90.000 bom kinh khí cầu ấy có thể tiêu diệt đi 75 lần toàn thể nhân loại. Cảnh ngộ ấy khiến cho mất hẳn vĩnh viễn hoà bình, mọi người như mường tượng thấy giữa lúc đang còn chiến tranh. Cảnh hoà bình có chăng chỉ là cảnh hoà bình đi tới chỗ chết. Người ta đem bao nhiêu những khí cụ sát nhân, vô tiền khoáng hâu ra dùng chỉ là đưa nhân loại vào cõi tự diệt toàn thể,
Ngoài những nỗi gian truân về chiến lược, còn có những nỗi gian truân về sinh lý học, vật lý học gian truậ về tinh thần và đạo đức nữa: Ngoài những bệnh ung thư, đái đường, đau tim, thần kinh, nhất là những bệnh thuộc về tinh thần và đạo đức (phạm những tội ác…). Người Mỹ họ phải bỏ ra hàng năm tới 3000 usd cho một người để chữa bệnh ấy, đó là chưa nói số của chính phủ và các cơ quan chính thức phải chi phí đến vô số nữa. Tổng số có đến 54.000.000.000 đô la. Người ta phòng bệnh như thế, thế mà số bệnh nhân càng ngày càng tăng lên không ngớt, và càng hơn nữa là những bệnh mới lạ thêm nhiều, phần nhiều do những y sỹ và thuốc men trực tiếp gây ra.

Chính vì thế cho nên người ta, nhất là người văn minh, luôn luôn trong cảnh tượng bất an và sợ hãi. Họ chẳng có gì để hy vọng bảo đảm một sức khoẻ lâu bền. Hiện tại chúng ta là như thế.

Kể về y học thì Phương tây hẳn có tiến bộ lắm, tiến bộ vô cùng- y học ấy kể từ ngày Frasceis Queseney bắt đầu phổ biến rộng khắp, tính vừa được trong vòng 150 năm chứ chằng bao lâu, thế mà so với thời Hipporate cách đây 2.300 năm trước thì những năm sau đã tiến bộ gấp đôi. Chỗ ấy không một ai biết. Ngày nay khắp nơi đều có những bệnh viện đồ sộ mọc ra càng ngày càng nhiều. Và vô số bệnh nhân cùng với bệnh mới lạ càng ngày càng nảy ra vô số! Rồi bệnh ung thư thành ra bất trị! Không những bệnh ung thư mà thôi, thực ra tất cả các chứng bệnh khác đều không chữa trị nổi! Y học Tây phương tưởng rằng trừ khử được những triều chứng tức chữa được bệnh: y học ấy chẳng bao giờ chú trọng đến nguyên nhân. Người ta cho rằng vi trùng hoặc độc tố sinh ra bệnh, nhưng trái lại vi trùng chẳng sinh ra bệnh- Trong tất cả các cơ quan của thân thể đều có cách miễn dịch tự nhiên. Nhưng chẳng hiểu vì sao bệnh nhân lại mất hẳn chỗ biến dịch tự nhiên ấy? Chính đấy là nguyên nhân sinh ra bệnh. Chẳng hiểu sao y học Tây phương không chịu tìm tòi tới nguyên nhân sinh ra bệnh. Phải chăng tâm tính người văn minh là như thế? Khó hiều quá sức!

Những màn mây mù đen tối của nỗi bất an và sợ hãi khiến cho tai mắt người ta bị che phủ tất cả, thêm tật bệnh khó nỗi chữa trừ ( như những bệnh về tinh thần và những tội lỗi) lại tiến bộ phi thường, khiến cho ta phải đem lòng quay trở lại vấn đề quen thuộc đến nền văn minh khoa học và kỹ thuật, nhất là vấn đề quen thuộc về nền y học đối chứng trị liệu chúng ta đã sốt sáng áp dụng trong một thế kỷ nay. Tư tưởng chúng ta buộc phải quay trở lại nền văn minh ngàn xưa nay tức là nền văn minh chúng ta đã bỏ rơi một cách quá ngớ ngẩn trong khi tiếp xúc nền văn minh chuyên về kỹ thuật, về bạo lực, về tiện nghi và khoái lạc. Nền văn minh của chúng ta so với nền văn minh của Phương tây có khác nhau về nhiều phương diện. Động cơ của nền văn minh Phương tây chú trọng về chỗ thoả mãn những dục vọng về cảm giác và cảm tình, trái lại động cơ của nền văn minh cực đông là chú trọng về chỗ đạt được “ bản ngã” rèn luyện nhân cách con người cho tốt đẹp, làm sao cho thấu đáo được ý nghĩa giá trị của cuộc sống còn, Thế giới và Vũ trụ. Bởi vậy muốn cho đạt được thiên quốc thứ 7, phải làm thế nào cho chiền thắng được tất cả những dục vọng nhỏ nhặt của chúng ta và chiến thắng những mối khoái lạc tạm thời trong khi tranh đấu với vô số những nỗi gian nan cùng những nỗi âu sầu chán nản thường gặp phải trong cõi đời tương đối này. Đến được cõi thứ 7 ấy người ta sẽ đạt được mối công bình tuyệt đối tức với hạnh phúc vĩnh viễn và cõi đời tự do vô biên. Con đường đi của Tây phương thênh thang dễ dàng, con đường của các cực đông là con đường hẻm khó khăn…

Cái màn đen của nỗi bất an, sợ hãi khiến cho nhãn quan chúng ta bị che bịt tất cả. Chỗ mờ ám ấy nỡ dìu dắt nền văn minh khoa học kỹ thuật đi vào tận con đường bế tắc không lối thoát. Nhận thấy chỗ ấy cho nên không kể tuổi tác già cả viết ra những dòng này nảy ra một niềm thương tiếc xót xa, đem lòng suy tưởng đến những lời nói của những bậc hiền triết cưc- đông là những bậc đã ở trên cõi địa cầu này trước đây hàng mấy nghìn năm và hiện vẫn còn đang sống trong những lời nói bất hủ của các người, những lời nói ấy đem lại tia sáng chói chang, mọi hy vọng và sức dũng cảm tràn trề. Những bậc hiền triết này quả là hàng người chân chính tự do: Lão tử, Tôn tử, Thích ca, Nagarijuna…

Tôi thủa nhỏ lúc 10 tuổi nghèo khổ và mồ côi cho nên không được hưởng ơn huệ của nền giáo dục văn minh (nền giáo dục tân tiến chính thưc). Nhưng cũng là may mắn. (Tôi cho rằng cảnh nghèo khổ vf nỗi gian nan đều là những cảnh duy nhất có thể rèn luyện cho chúng ta trở nên cứng cỏi và cho chúng ta được mối khát vọng và công bình).Trong cảnh ấy tôi cố gắng thâu tóm tất cả nền giáo dục cổ truyền của lúc bấy giờ còn sống sót trong cảnh sống hàng ngày của xứ bé nhỏ này là một.

Bề mặt càng to, cái lưng càng lớn! Gian nan khổ cực càng lắm thì hạnh phúc càng nhiều! Ví như các bạn mắc phải một trong những chứng bệnh ghê gớm bao nhiêu ( vd bệnh ung thư gan chẳng hạn), thế nào bạn cũng chắc chắn chữa lành một cách thần kỳ nhất. Đây tôi xin kể một chứng cứ khác:

Tôi lúc nhỏ là một trong những đứa bé khổ cực nhất, vì 10 tuổi đã “ không nhà” tấm lòng nóng nảy làm quen với nền văn minh Phương tây đến cực điểm. Ngày nay tôi lại thành một vật hiếm: Một anh Nhật bản trong những hàng cố cựu sống trên 20 năm tại Phương tây.

Cực khổ vô cùng mà cũng sung sướng vô cùng vì lúc 18 tuổi tôi đã bị nền y học Tây phương ruồng bỏ. Tôi bị lao phôi cũng như mẹ tôi, đứa em trai duy nhất của tôi mất lúc 16 tuổi. Gia đình tôi là một trong hàng ngìn gia đình khác đã tiêu tan, chỉ vì không biết thu dụng nền văn minh ngoại lai một cách thích ứng. Riêng tôi đến 20 tuổi được cứu thoát nhờ thực hành những giáo lý của các bậc thánh hiền xưa là những bậc người hoàn toàn tự do, nhất là nhờ đến triết lý thống nhất, một nền triết lý làm cội gốc của tất cả các khoa học và nền kỹ thuật Cực Đông. Giào lý jê su cũng đồng thời là nền giáo lý về y học, đạo đức, hiệp thế, một nền y học chân chính về hạnh phúc. Chúng ta là một hình thế gồm cả xác thịt và tinh thần, cho nên vật chất và tâm lực là hai bộ mặt của đời sống duy nhất chúng ta, chúng ta có thể dùng một áp lực thể vào hai phương diện này tức đụng chạm đến căn bệnh. Vì thế việc chữa trị về phương diện vật chất rất dễ dàng, nhưng có vẻ đối chứng trị liệu và không tuyệt căn, còn chữa trị về nội tâm của con người tức là mặt tâm linh càng khó khăn gấp mấy, tuy vậy chữa trị được tận gốc rễ và lắm lúc rất thần diệu. Vì thế Dê du đã cứu được biết bao bệnh “ nan y” một cách rất rễ dàng và thần kỳ.

Phương pháp thần kỳ của De du là “cầu nguyện” và đoạn thực. Đó cũng là chỗ chuyên môn căn đề của tất cả giáo lý người ta dạy cho mình tự điều khiển lấy mình dần đi tới hạnh phúc vĩnh viễn, tự do vô biên và công bình tuyệt đối trong tất cả các xứ Á Châu, ngày nay cũng như hàng mấy nghìn năm xưa. Nào Phật giáo, Lão giáo, Thần đạo, tất cả các nền triết lý Ấn độ, tất cả các tôn giáo cổ truyền và tất cả các môn phái tôn giáo, đạo đức, triết lý hoặc về giáo lý, họ không thể nào bị ốm đau hoặc bị giết chết, bất kỳ trường hợp bị ám sát hoặc tai nạn nào. Trong ngày tôi đến thăm những bệnh viện của Thiên chúa giáo hoặc Tin lành ở rải rác khắp Âu châu, Hoa kỳ, Phi châu hoặc Ân độ tôi thấy khó chịu vô cùng: té ra họ áp dụng tất cả lối trị liệu của nền y học “ khoa học chính thức” ! Rõ xấu hổ biết bao! Tội lỗi biết bao! Té ra họ dốc lòng tin tưởng vào chỗ hiệu lực của thuốc men và cách chữa trị bằng thuốc men hơn là lòng tín ngưỡng vào đấng chí tôn là Chúa họ tôn thờ lâu nay. Nếu như tôn giáo không đủ sức đảm bảo được sức khoẻ tức là căn bản của hạnh phúc chúng ta, tôi cho đó là một lối bịa đặt ra dể dối gạt người hoặc là một loại thuốc phiện”. Tất cả những tôn giáo lớn cả đông phương đều đảm bảo mối hạnh phúc trực tiếp của chúng ta trong thế gian này chứ không phải ở Thiên đàng. Giá phỏng có một tôn giáo nào không được như thế, tôn giáo ấy chỉ là thứ hư nguỵ, lừa dối, chỉ là lối mê tín mà thôi.

Sống nghèo” tức là một phát biểu ngữ khác của “ Cầu đảo và đoạn thực” Theo thực tế, “Sống nghèo” có nghĩa là giải thoát tất cả những gì không cần thiết, chỉ cần ăn và uống tới mức tối thiểu cần thiết (số lượng nhiều quá sẽ làm cho số phẩm giảm bớt đi) chỉ cần ăn một số tối thiểu cần thiết đủ nuôi sống chứ không giảm nữa. Nếu cứ như thế mà đi, đấy là con đường dẫn dắt chúng ta đến cõi hạnh phúc và công bình tuyệt đối, như Dê-Du, Thích ca, Lão tử vv… đã chỉ bày, thử hỏi làm sao sức khoẻ tuyệt đối lại không đảm bảo được cho tất cả mọi người? Nền văn minh khoa học và kỹ thuật thật ra là một tôn giáo duy nhất khai sáng tại Tây phương, nền văn minh ấy đi theo con đường khác hẳn nền văn minh của chúng ta: họ chỉ sống một cách dư dật, khoái lạc, thoả thích và nhai theo thị hiếu cùng cảm giác và nền kinh tế của họ. Nền văn minh ấy là chỗ ngưng khiến của sự khát khao vô nhai và tham dục điên cuồng của loài người….Vì thế, các bậc hiền triết noi theo nến triết lý cổ truyền sống trong thời hiện kim của Đông phương đều phản đối nền văn minh Tây phương như Gandhy Aurobindo, nhất là Tagor…Tensin Okakura…và tất cả thẩy những nhà không phải là hàn lâm viện và bất chính thức của nền triết lý và nho phong của nước Nhật mới ngày nay như Taniguchi, S.Yasuoka, Itsunneoka vv.. chính đốc tơ Francois, Magendie viết:

“Nếu như không có các y sĩ người ta sẽ khang kiện gấp mấy và sung sướng gấp mấy” Henri Thoreau cũng công kích nền văn minh, Rouslau, Carpenter vv…cũng thế.

Giá phỏng ngày nay Jesus tái sinh trong đời ăn uống không thể thừa thãi cho thoả thích cảm giác này, ngài sẽ ngạc nhiên, và theo tôi, có lẽ trước tiên ngài khởi sự đập đổ tất cả các nhà thò, trục xuất các tu sĩ và theo như tục ngữ thường nói: “to béo như hàng tu sĩ”. Lại giá phỏng ngài xuống tới đại lộ thứ 5 của New oc, nếu ngài xem được một trong những số báo cuối xem đăng bài phóng sự về y học quan trọng ấy có nói rằng ít lắm 20% những bệnh nhân đều mất vệ sinh”Ngài sẽ than lên” “Đâu có phải! 100% mất vệ sinh kìa” Các người ăn quá sức, các người ăn cả những vật ở xa đem tới và vật trái mùa nữa. Ô! Hàng nam nữ loài độc ác! Các người hàng ngày cầu nguyện: Xin cho chúng con miếng bánh hàng ngày! Thế mà các người chỉ ăn một chút xíu, trong ấy dồn vào một miếng bít tết to bự, một số kem nước đá, cà fê và những trái cấy ngoại lai và vô số vật ăn khác nữa… Và cái mà ngươi gọi là bánh mỳ kia, lại dùng men cho nở phồng ra, làm cho trắng ra và dùng chất hoá học làm cho lâu hư, dùng bột lọc thật kỹ chế ra. Phải chăng các ngươi muốn tự sát? Phải chăng các ngươi muốn xuống địa ngục thật nhanh? Phải chăng các ngươi quá ngu dốt, các ngươi quá ngạo mạn và quá điên rồ? Các ngươi đã mất hẳn giác quan về trật tự vũ trụ rồi! Các ngươi hãy tự kiểm thảo cho mình hãy tự chữa bệnh cho mình đi!

Những nỗi bất an, sợ sệt rất nguy hiểm và khủng khiếp trong nền văn minh hiện đại tức là chỗ vinh quang của khoa học và kỹ thuật, chẳng gì khác hơn là những nỗi bất an, sợ hãi khủng khiếp của vua Midas! Nền văn minh Tây phương có chỗ đặc trưng là chế ngự được vật chất hoặc đại khái như thế. Nhưng vật chất hoá tuyệt đối tức là bất động hoá toàn thể, là cõi chết. Trái lại sinh mệnh là một hoại lực tự nhiên vô biên. Sinh mệnh tức là sự biến hoá không ngừng và bất tuyệt thích hợp với trật tự vũ trụ vĩnh viễn.

Bệnh về sinh lý học tức là cách trừ khử vật chất của thể xác chúng ta. Thế thì việc trừ khử vật chất chẳng có gì khác hơn chỗ mất trật tự trong sự cấu tạo của vật chất.

Lão tử nói: “ Một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật”. Chính tôi là người đứng làm môi giới cho các bạn. Lại nói: Một tức là vô biên chỗ khởi điểm không có khởi điểm, hai sinh ra thái cực Âm- Dương hai cái mâu thuẫn nhau vĩnh viễn mà thu hút nhau rất chắc, vì nó mâu thuẫn nhau: khi hai phần ấy gặp gỡ nhau, có chống chọi nhau ghê gớm, vì rằng bản tính mâu thuẫn nhau. Nhưng trong khi mới giáp thì mâu thuẫn thứ 3 lại nảy sinh ra: nó chống hẳn cả cha và chống hẳn cả mẹ nó, vì nó không Âm như mẹ mà chẳng Dương như cha.

Chính vì thế tất thảy mọi vật đều do sự Âm Dương mà sinh ra. Tất cả những gì nở kế tiếp theo đều phải có vẻ tương phản càng ngày các khác biệt và phức tạp. Và cuộc đời này sở dĩ vui thú và đấy những sự xung đột nhau, cái này lên thì cái khác lại rơi xuống, cái trước thành ra cái sau, kể mạnh nhất thành ra kẻ yếu nhất, và cuộc xung đột bất tuyệt này không có lối thoát nào hơn là cõi chết hoặc địa ngục. Cuộc sống còn của nhân loại trong thế giới hữu hình này là vậy.
Thelast
Thế nhưng trong cõi thiên nhiên lai khác hẳn thế.Hai trụ Âm Dương sinh ra lực của điện từ khí. Điện từ khí này sinh ra loại tiền nguyên tử và kết tinh thành ra nguyên tử, những nguyên tử đầu tiên này càng ngày càng nở ra nhiều. Vô số nguyên tố đồng vị chỉ cho ta thấy chỗ chuyển cuối cùng cấu tạo thành những phần từ khác nhau, và những phân tử này cấu tạo thành những cơ thể theo trật tự một của vũ trụ vô biên…. Chẳng có một sự xung đột nào. Tất cả đều tốt lành, rất dễ dàng và rất tự nhiên. Hãy xem đây là bí quyết vô cùng quý báu: Các bí quyết của tất cả sự biến hoá rất dễ dàng. Đấy tức là luật vô song Âm Dương tức là nguyên lý vô song của nền triết lý cực đông. Nếu đem cái nguyên lý vô song này mà áp dụng trong đời sống hàng ngày sẽ chẳng thấy sự xung đột nào, chẳng có việc gì là gian truân, chẳng có gì là bất an, sợ hãi. Bởi vậy những cỏ cây sống một cách yên vui, chẳng bao giờ nói năng hay nài nỉ gì…Các loài thú vật cũng thường thường sống một đời yên vui như thế, tuy chúng cũng có lúc xung đột sợ hãi, nhưng xung đột với vẻ thân tình chẳng bao giờ cho ta thấy chúng kịch chiến nhau và có ý tiêu diệt địch thù hoặc giết chết hàng triệu sinh linh và rốt cuộc làm cho hành tinh hoá ra khô rụi.

Nền văn minh Đông phương chẳng bao giờ đối đãi với các sự vật theo kiểu Tây phương! Nền văn minh Tây phương hoài bão một thế giới lý tưởng làm sao cho thoả mãn được tất cả dục vọng về cảm giác tuỳ thích. Trái lại Đông phương lại hoài bão một cách xã hội có thể sống với nhau một cách hoà hiệp với trật tự vũ trụ vô biên, hợp với luật Âm Dương. Nào nghệ thuật, tôn giáo, Triết lý và học thuật đều là những bông hoa của nền văn minh Đông phương, còn sức mạnh chuyên môn và thống trị thế giới tức là bông hoa của nền văn minh Tây phương. Các bông hoa này cuối cùng đi đến bom khinh khí.

Sự thật thì người Đông phương, nhất là người Nhật từ một thế kỷ nay đã bỏ hẳn và như quên mất vô song nguyên lý này. Hiện nay tại Nhật bản chẳng có một trường công lập nào dạy về nguyên lý Âm Dương. Ngày xưa hàng mấy nghìn năm trước tất cả các trường đều có dạy. Cuộc sinh sống ngày xưa như là một đại học đường dạy vẽ về vô song nguyên lý.

Những chữ Hán dùng để chỉ nền văn minh Tây phương đều là sai lầm. Những chữ Hán ấy có nghĩa là “ thế giới đã nhờ ánh sáng của nền triết lý soi rọi cho” (Vô song nguyên lý thống nhất tất cả thành hỗ tương).

Chỉ về nền văn minh Tây phương. Đáng lẽ ra phải dùng chữ có ý nghĩa rằng: “ Thế giới nhờ ánh sáng kỹ thuật soi sáng ( vật chất, nhị nguyên, vô thần)”.

Những đám mây của nỗi bất an, sợ hãi, độc tố, ung thư, những bệnh thần kinh v.v... ùn ùn kéo đến khắp các chân trời của nền văn minh khoa học và kỹ thuật. Nền văn minh ấy không thể nào cho rằng những đám mây ấy là của ngoại lai và có thái độ cầu thị, là những sản vật của một thế giớ bên ngoài.

Chính nền văn minh Tây phương đã tự mình làm cho nảy nở những đám mây ấy, nhất là bệnh ung thư là một bệnh tự người văn minh gây ra, chính tự nền văn minh ấy tạo ra! Như thế mà người văn minh cũng như nền văn minh tân tiến đều mờ ám không tự nhìn thấy lỗi lầm của mình. Tại sao lại thế? Chẳng qua những lỗi lầm ấy quá lớn! Những lỗi lầm ấy là những gì? Chỉ là những nhị nguyên luận, nhị nguyên luận phân tích và máy móc, vật chất là tự phụ!

Từ thời của Aristote và nhất là thời của Descartes, người ta đã bỏ lơ những vấn đề về vật chất. Người ta chỉ chăm chú vào vật chất rồi càng ngày càng sao lãng tất cả những gì không thuộc về “ Vật chất” đến nỗi quên hẳn là vẫn nó có như thế. Dần dần người ta đến một độ nhận thức rằng tất cả những vấn đề có thể giải quyết trong khi người ta phân tích mà tìm ra những phần tử cấu thành nó. Như hoá học và vật lý đã khám phá ra được rằng những phần từ hoá học chẳng phải là những phần tử cấu tạo tối chung của thế giới này rồi đến những nguyên tử cũng chẳng phải như thế nữa, mặc dầu từ ngàn xưa họ đã giải thích như thế, rồi đến những phân tử tiền nguyên tử đã cấu tạo ra thế kia do ở năng lực mà người ta không truy ra được cội gốc. Tất cả những chỗ tìm tòi về khoa học đều bị xáo nhào hết. Giáo sư Bridgman đã phải tự tử ngày ông đã 79 tuổi chỉ vì loạn cả trí, chẳng tìm ra manh mối gì
Yhoc Phương tây lần chân tới một cách do dẫm từng bước, dựa theo vật lý và hoá học, đành chịu ngớ ngẩn trước vô số bệnh “ nan y” như ung thư, thần kinh, đau tim và rất nhiều chứng bệnh khác mới xuất hiện. Y học tưởng rằng căn cội sinh mệnh ở nơi bình tuyến của hoá học, nghĩa là ở nơi chỗ bình tuyến của lớp điện tứ phía ngoài những nguyên tử. Sự thật thì đâu có thế ! Cội gốc của sinh mệnh còn xuống sâu tận nơi bình tuyến của nu-cleông và có đâu lối đó. Những nhà chuyên môn hiện đại nhận thấy động cơ của sinh mệnh ở trong phản hưởng của điện từ khí, trong việc biến hoá thiên nhiên và việc biến hoá sinh vật học…Mặc dầu thế, nếu họ có thể thực hiện được thực tượng của cơ cấu rất tỷ mỷ của sinh mệnh họ cũng chẳng bao giờ thực hiện được thực tượng của cái làm cho họ có sinh khí và lại cái không thấy hình, hiện được là sinh mệnh.

Lịch sử cho chúng ta thấy một cách bất dịch là tất cả thảy những đế quốc lớn và nền văn minh đồ sộ đã khởi sự suy tàn dần từ nội tâm. Chính kẻ điều khiển một xứ hoặc một nền văn minh phải chịu trách nhiệm:

Ông vua, hoặc một chính phủ là những kẻ có một quan niệm riêng biệt về thế giới riêng của họ. Bởi vậy họ rất cần phải có đức tin và quả quyết để nuôi dưỡng một quan niệm chí công về cuộc đời, thế giới và vũ trụ. Nền văn minh Phương tây tiến bộ rất nhanh, rất duy vật. Giờ đây họ cần dừng lại một chút để suy ngẫm tới căn cội của những nỗi bất an và sợ hãi ở đâu mà ra, và về chiến tranh có thể bùng nổ bất kỳ, về bệnh ung thư đe doạ nhân loại. 10 năm nay, ai cũng thấy rằng chúng ta đang trải qua một nỗi khủng hoảng dị kỳ và vô tiền trong lịch sử nhân loại. Bệnh ung thư được xem như tự nó sinh ra. Nếu nói thực rằng bệnh ung thư do một độc tố sinh ra thì tại sao một người có sức khoẻ, lại có thể chống chọi được với độc tố ấy khi độc tố ấy xâm nhập vào mình?

Nếu người ta bảo rằng có một cách miễn dịch tự nhiên thì cách miễn dịch tự nhiên ấy là gì?

Họ chẳng hiểu gì hết. Họ cho rằng độc tố chỉ là một giống mới lạ, thế là chỗ suy xét quá lợi ! Nhiều bác sỹ phương tây cho là độc tố là nguyên nhân của ung thư nhưng chẳng một ai tìm hiểu tính chất của độc tố ấy thế nào? Ở đâu có? Cũng chẳng thèm tìm hiểu nguyên nhân gây ra ung thư. Và chẳng hiểu độc tố tương phản của nó! Làm sao người ta có thể phối hợp hai “ giống lạ “ ấy được? Lại nữa chính phủ Hoa kỳ còn buộc tội cho thuốc là là kẻ gây ra tai hoạ lớn nhất, chịu trách nhiệm về bệnh ung thư phổi bởi vì họ căn cứ vào các bảng thổng kê. Ôi! Nền y học thống kê!

Bệnh ung thư đâu có già! Nó không bao giờ ốm đau! Nó vẫn bành trướng, nó dừng lại và như ngủ thiếp đi, nó lại thức dậy và bắt đầu hoạt động như thường. Nó cứ quanh quẩn không cùng tận như vậy. Nó chịu đựng, nó như hoà mình, nó thắng. Nó có một cách sống của nó. Nó bệnh ung thư hoàn toàn lệ thuộc vào bậc sáng tạo nó.

Bậc sáng tạo của bệnh ung thư là con người nhị nguyên luận, duy vật luận. Con người cũng như Midas có một quyền lực biến hoá tất cả thành vàng. Đó là chỗ thành tựu của giấc mơ âu yếm của Midas. Vua Midas ngày nay tự mình muốn ôm thế giới trong tay làm sở hữu độc nhất, cốt cho thoả mãn những dục vọng mù quáng về cảm giác, vì thế đã thực hiện được bệnh ung thư. Bệnh ung thư nó bành trướng ra vô cùng vô tận và một cách mù quáng tức là hình ảnh của dục vọng con người đã bỏ hẳn và quên lãng tâm hồn của họ, chỉ đeo đuổi theo những lưỡng chí phân trạng của học phái Descartes hoặc học phái Aristotes. Số lượng thay hẳn số phẩm! Vua Midas đã bị mờ cặp mắt và vì thế mà không dò được đường, xu hướng ! Ông ta không thấy đường nữa, ông ta không thể tìm ra chân giá trị trong vật chất dư dật.

Sống trong cảnh phong phú, ông ta chỉ thấy bề mặt trái lý tưởng của ông, nào chỗ bất an, nỗi sợ hãi, nỗi thê lương của chiến tranh, chỗ bí ẩn của bệnh ung thư! Bây giờ ông phải lắng nghe, tai ông còn trống nếu ông nghe thấu tiếng nói của nền văn minh vô vật chất, tâm linh, đạo đức sống theo trật tự của vũ trụ vô biên, theo nền triết lý Âm Dương, tự nhiên sức sáng tạo của cặp mắt ông dần dần trở lại. Vua Midas hiện nay tức nền văn minh khoa học và kỹ thuật sẽ thấy trở lại cảnh thiên đàng thật sự lâu nay hằng ao ước, cảnh thiên đàng mà ông ta sẽ là một nhà vua rất có thế lực được Dionysos là vị thần sản xuất ra rượu (nỗi khoái lạc) rất kính trọng, ông lại được làm bạn với Silenes là thầy của Dionysos, nhờ thế mà ông ta được hưởng tất cả những trái cây và tất cả những sản phẩm ngon ngọt của cảnh vườn này là cảnh có con sông Pactole có nước vàng vụn chảy, nhất là tại đây ông được công chúa Mangol là cô gái của ông rất đẹp và khôn ngoan nhất thế giới luôn luôn ở một bên. Nhưng mà ông còn phải làm sao cho mất hai lỗ tai lừa còn thèm nghe những giọng nhạc giọng sáo của pan (thế lực, duy vật hơn là giọng đàn của Apolion) nhạc của xứ thiên quốc thứ 7, vô cùng vô tận, thuộc về tâm linh. Nếu không thế thì mỗi lần gió thoảng qua, những cây sậy sẽ lập lại những câu: Midas, “vua Midas có cặp tai lừa” ! Thế nghĩa là nền văn minh khoa học và kỹ thuật có những lỗ tai lừa! Những lỗ tai ấy không thể nào nghe những nhạc tấu của xứ thuộc về thiên quốc là: Trật tự tối cao quý của vũ trụ vô biên.
Thelast
CHƯƠNG II

MỘT NGHÌN LẺ MỘT PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH UNG THƯ


Theo triết lý thực tiễn của cực đông thì có “một nghìn lẻ một” phương pháp chữa bệnh ung thư và tất cả các bệnh gọi là “Nan y”.
Vô song nguyên lý của triết lý cực đông tức là biểu hiện chỗ biện chứng thực tiễn nghịch thường của hai thế Âm Dương, Âm Dương là một phương tiện từ nghìn xưa khiến cho người ta có thể giải quyết tất cả cái gì tương phản ra tương thành, biến hoá thống khổ ra hạnh phúc, khó khăn ra dễ dàng, vô ích ra hữu dụng thù nghịch ra thân mật, bệnh tật ra khang kiện, âu sầu ra vui tươi …. Mà như thê , chẳng phải nhờ phương pháp tâm lý học như phương pháp của Wn. James, trái lại một phương pháp thuộc về sinh lý học, vật lý học và luận lý học.

Vô lý! Chỉ là chuyện bịa đặt, không nữa thì cũng là chuyện hoang đường. Có lẽ Valery và Berson sẽ phản đối như thế. Ấy vậy mà thật có như thế. Nhưng thử hỏi đời sống chúng ta há chẳng phải là một chuyện hoang đường sao? Há chúng ta không sinh sống trong cõi đời mầu nhiệm này một cảnh như Alice trong xứ thần tiên của nhà toán học Lewis Carrol tả trong tác phẩm nổi danh của ông chăng. Chúng ta há không du lịch khắp không gian vô tận trên chiếc xe kỳ dị hình tròn khổng lồ, tự nó quay tít với tốc độ 1.600 cây số một giờ chăng. Thần tiên biết bao ! Ấy thế mà chúng ta không tự vứt ra ngoài không trung ! Rõ kỳ quái lắm. Người ta bảo như thế là nhờ sức hấp dẫn của vũ trụ theo Newton đã tưởng tượng. Vậy thử hỏi là cái gì là lực hấp dẫn của vũ trụ ấy là gì chẳng ai giảng giải ! Chỉ là một giả thuyết trong chỗ không biết. Người ta bảo rằng sức mạnh kỳ dị ấy không có trong thế giới theo tỉ lệ xích tế bào hạnh phúc căn bản của đời sống chúng ta. Chỗ ây mới khó hiểu. Nếu như nó không có hẳn ngay từ bình tuyến căn bản của đời sống của chúng ta, thế thì sao gọi là thuộc về vũ trụ.

Dù sao đi nữa cũng rõ ràng là một điểm kỳ dị nữa. Kìa xem đời sống chúng ta gởi trên một khối hình tròn một đường kính đến mấy nghìn cây số, cân nặng hàng mấy tỉ tỉ tấn và bay vượt trong không trung với một tốc độ thần quái… Hoạ chăng chỉ có mờ thế nào mới khiến cho mình không giám cảm thấy chỗ kỳ dị ấy.

Triết lý cực đông là một triết lý mà người đông phương bỏ quên. Còn người Tây phương không biết gì hết, một nền triết lý đã khai sáng cho chúng ta những con đường khác hẳn những con đường của nền văn minh khoa học và kỹ thuật Tây phương, lại là một thế giới kỳ dị trong ấy có tấm thảm bay và cây đèn thần.

Trong cõi kỳ dị của triết lý này không có một tật bệnh gì, nhất là không có những bệnh “nan y” không có một cảnh chiến tranh vô nhân đạo, không có một cảnh xấu xa, không có một tội ác, không có gì là khởi điểm mà cũng chẳng có gì là chung điểm! Không có một nỗi bất an, không có sợ hãi, không có bệnh ung thư., không có chiến tranh, mà chỉ có dòng ánh sáng sự tươi đẹp, niềm biết ơn và tất cả mãi mãi.
Thelast
Đây là một thế giới người Tây phương tuyệt nhiên không biết tới. Sự thật thì cái hố cách biệt giữa Đông phương và Tây phương rõ thăm thẳm gấp mấy chỗ người ta tưởng tượng. Theo tôi, tôi đã biết Âu châu trên 50 năm, càng ngày tôi càng thấy đúng như thế. Nói về tình tình tôi tự thấy tôi có chỗ khác hẳn với người Tây phương. Mặc dầu nền văn minh khoa học và kỹ thuật đối với tôi rất là dễ chịu, nhưng tôi tự thấy vẫn như có thiếu cái gì. Nền văn minh ấy quá may móc, quá nhân tạo, qua đẹp quá cứng cáp, quá cân đối, quá hoàn toàn, chói chang loè loẹt, quá vô nhân đạo, quá lạnh lùng… Nền văn minh ây thiếu hẳn chuyện thần tiên pha màu. Nền văn minh ấy thật đẹp và cân đối. Nhưng cái vẻ đẹp và cân đối ấy chẳng phải lối đẹp và cân đối của chúng tôi. Nền văn minh ấy hẳn có thiếu đôi cái.

Những tiếng “sibu, wabi và sabi” (tú, sáp) ở Tây phương không biết tới. Đó là những tính cách rất căn bản của chúng tôi, nhưng đối với người văn minh là không thể nhận thức được cho rõ. Vị đại sứ thi sĩ Paul claudel là người rất mến chuộng xứ Nippon với những nghệ thuật của nó, đã thú nhận thật không thể hiểu thấu, đến nỗi cũng chẳng lĩnh hội được nữa.

Chỗ khác ây chẳng những khác về tâm tính, thật ra thì khác nhau rất sâu xa tức là chỗ khác nhau về quan niệm thế giới hay là khác nhau về hình ảnh và mối quan niệm thì đúng hơn!.Hình ảnh là chết còn mối quan niệm là sống. Chính là chỗ khác nhau về giữa cảnh vật và sự thật. Quan niệm Đông phương lại quá nhiều về tình cảm quá mơ hồ, gián tiếp và không thể đụng chạm đến được, nhưng mà rất xâu sắc, quan niệm này vô cùng khiêm tốn, chầm mặc và hoà nhã còn quan niệm Tây phương lại vô cùng ồn ào, kiêu căng và ngạo nghễ. Quan niệm Đông phương giống hệt như một đứa bé mơi sinh, tự nó có một vẻ tươi tắn của cuộc đời quan niệm Tây phương lại giống như một thiếu phụ hớn hở.

Phương đông là phương tụ tập những bậc thiên thần chính thế giới của “một nghìn lẻ một đêm” thơ ấu và an vui. Chúng tôi ưa thích nó hơn là xứ bất an và sợ hãi. Nếu các ngài có ý muốn đến thăm một lần cho biết, chúng tôi bao giờ cũng sẵn lòng chỉ dẫn. Một điều đáng chú ý là muốn vào xứ “một ngìn lẻ một đêm” này cần phải có sự chứng nhận đoàng hoàng chứng nhận ấy tự tay các bạn làm lấy không ai….Muốn được thế các bạn thực hành phương pháp trường sinh trong 10 ngày theo như quyển sách nhỏ với nhau về “phương pháp tân dưỡng sinh”. Nếu không làm như thế các bạn cũng không hơn gì các nhà du lịch nào khác chỉ thấy nước Nhật ngoại lai hoặc là một chút kiều mẫu của sự mỹ hoá đấy thôi.

Quê hương của phật giáo là Ân độ sau khi phật tổ quy liễu, phật giáo chia làm hai phái: tiểu thừa và đại thừa. Đại thừa tức là “cánh cửa lớn” con đường đại đạo rộng luận lý nghịch thường tự do, có vẻ triết lý và sáng thế. Tiều thừa là “cánh cửa nhỏ”- con đường tiểu đạo, tôn giáo, thông thường chuyên về lễ giáo thờ phụng nhiều hơn. Hiện nay cả hai phái ấy chằng còn một giáo nào ở Ân độ! cả hai phái đều đã ra ngoài: tiểu thừa đi về phía nam. Đại thừa đi về phía Bắc đại thừa vượt qua miền Á châu, rừng chân tại Trung quốc và nhất là Nhật bản rồi tồn tại tại đây. Về phương diện triết lý và nhất là y thuật cũng thế nó khai sáng tại Ấn độ, rồi qua Trung quốc, lại qua Nhật, tại đây nó đồng hoá thành một tổng hợp văn hoá.

Chúng ta chớ quên rằng tại Đông phương về chữ “triết lý” chẳng có tất cả trí thức và vật lý, kỹ thuật nghĩa là cái gì có vẻ tương đối. Ở Đông phương triết lý có nghĩa là lối học hỏi về trật tự vũ trụ có thể thúc dục và điều khiển những gì hiện hữu trong vũ trụ, trong tất thẩy vũ trụ nghĩa là thuộc về phương diện sáng chế và siêu việt. Nếu triết lý Tây phương là phụ thuộc hoặc ít nữa cũng bị những nhận thức về vật lý và kỹ thuật chi phối, chính vì thế mà những nhận thức này đi tới con đường khoa học thuộc về tế bào hạch ngày nay, từ đây nó mờ dần vào trong thế giới cực vi của điện tử, một con đường không lối thoát. Trái lại triết lý Đông phương có vẻ toàn cảnh, không phụ thuộc những nhận thức vật lý, chính nó điều khiển kỹ thuật, lữa chọn sắp đặt những kỹ thuật ấy theo trật tự tối cao và tuyệt đối của vũ trụ. Tại Tây phương những khoa học vật lý và kỹ thuật đều được căn cứ vào một nhị nguyên vì đó mà nó chia ra nhiều ngành vô tận, trái lại Đông phương lại được thống nhất do nền triết lý biện chứng vậy nền y học Đông phương chỉ là một ngành triết lý biện chứng. Nhận thấy tất cả mối tương phản đều là tựơng thành. Nó nhận rằng vũ trụ vô tận là nguồn gốc của sinh mệnh, của sức khoẻ và hạnh phúc…..Theo nền y học này thì những triều chứng chỉ là tiêu biểu cho chỗ vi phạm về sinh lý học cũng như vật lý học của trật tự vũ trụ trong cuộc sống sịnh tồn hàng ngày. Trái lại y học Tây phương nhận thây những triệu chứng tức là bệnh tật, y học Tây phương chỉ chuyên về triệu chứng.
Thelast
Bệnh tật với những triệu chứng là kết qua của sự vi phạm trật tự vũ trụ một cách vô tình hay hữu ý, theo như Đông phương cho đấy là dấu hiệu của những lỗi lầm hoặc tội ác do người bệnh gây ra…Vì thế muốn chữa bệnh tật ấy cần phải có một nền giáo dục hơn là đối chứng trị liệu. Nền y học giáo huấn như thế cần phải triết lý mới được xem đấy!, theo chỗ nhận xét của Đông phương thì như y thuật của Jesu sở dĩ tại sao mà được tồn tại. Chúng ta rất dễ hiều rằng y thuật ấy có thể dẫn đến chỗ thành công, mặc dầu người ta tin hay không dẫn đến chỗ liên quan với những trường hợp kỳ diệu đã chép trong kinh thánh thiên chúa giáo. Vì lẽ đó những trường hợp chữa lành bệnh đã chứng tỏ đáng cho những nhà khoa học nghiên cứu Claudebernarn.

(Bác học phát minh ra khoa học thực nghiệm 1813-1878) Theo tôi là một trong những nhà thông thái nhất hiện tại, có để lại nhiều điều khuyên bảo rất chí lý. Theo về mặt khoa học, chẳng có một ý kiến nào có đủ uy thế tuyệt đối- người ta không nên nhất thiết giữ ý kiến mình

Kỷ luật quan yếu nhất của nhà thông thái là bao giờ cũng sẵn sàng theo dõi chỗ nhận xét của mình luôn luôn khuếch trương tư tưởng của mình

- Trong thực nghiệm khoa học những chân lý chỉ là tương đối, khoa học chỉ có thể tiến bộ nhờ nơi cách tân và nhờ chỗ biết đem chân lý cũ hoà đồng vào hình thức khoa học mới, trong thực nghiệm khoa học chẳng có một chỗ đứng chân nào cho uy thế cá nhân. Cái uy thế ấy chỉ ngăn chở con đường tiến bộ khoa học

- Những danh nhân chính những người đã đưa ra những tư tưởng mới và phá tan những chỗ sai lầm nếu các bạn là những nhà khoa học như Claudebernarn đã muốn các bạn sẽ được sung sướng trong khi thăm viếng thế giới thần tiên này là nơi hoàn toàn không gì gọi là bệnh. Kìa những con bươm bướm nhởn nhơ bay lượn xuốt ngày. Loài sâu dế reo hót tình từ thâu canh, chúng chẳng cần có một bác sỹ nào chẳng một bệnh viện nào. Tất cả các bệnh đều được chữa lành một cách tự nhiên. Người ta không ngờ rằng là có sự thần kỳ như thế. Giá phỏng có một bệnh nào “nan y” mà không chữa lành một cách tự nhiên, thế mới là một cái đáng gọi là “lạ lùng”. Không có cái gì gọi là bấp bênh, không có cái gì là sợ hãi.

Nhưng thế mà dân chúng của thế giới thần tiên này quá ngây thơ, tọc mạch, và đáng thương, họ đã du nhập tất cả nền văn minh Tây phương với những nét xấu xa và bệnh tật từ một thế kỷ nay. Họ rước nền văn minh ấy về với một giá rất đắt. Hàng vạn dân chúng và biết bao gia đình đổ xuống ốm đau chết chóc. Sự thực là họ đã theo đuổi nền y thuật mới là nền y thuật đến để thay thế nền y thuật cố hữu từ ngàn xưa lưu lại…Hiệu quả càng ngày càng thấy thảm khóc. Người ta càng theo dõi nền y thuật mới chừng nào càng chóng chết chừng ấy. Các bệnh viện đồ sộ càng mọc ra chừng nào, số bệnh nhân mới càng đông chừng ấy. Những nhà thuốc tây càng phát triển, số người rên siết càng tăng gia chừng ấy.
Thelast

Sau khi nỗ lực nghiên cứu và thực hành y thuật mới này, những nhà trí thức và những phú gia của xứ này dần dần càng ngày càng xoay lưng với nền y thuật chính thống, họ đã thu dụng bấy lâu. Đa số trong những người ấy lại quay trở về với nền y thuật cổ truyền là một nền y thuật không được chứng nhận và không cho là chính thức nữa, họ dùng trở lại lối đấm bóp, lối châm cứu, trở lại với phương pháp của y thuật Trung quốc vv… Và đây hãy xem lại lối chữa bệnh thần kỳ như thế nào. Nhờ thế, nơi kinh nghiệm họ khám phá trở lại được lối cao quý của y thuật cổ truyền. Trong mấy chục năm nay, người ta bắt đầu sưu tầm tất cả tập tục cổ truyền đã bị mai một làm cho có giá trị trở lại. Người ta tìm lại được nền triết lý vô số vật quý báu. Người ta khám phá ra nền triết lý y thuật thần kỳ này là một y thuật vẻ vang cho nền văn minh Đông phương và là căn bản cho 5 tôn giáo là của loài người. 5 tôn giáo ấy dạy cho họ biết cách làm thế nào để sinh ra cái mới tự do vô biên, cảnh hạnh phúc vĩnh cửu và công bình tuyệt đối trong thế giới tương đối và hữu hạn. Nền y thuật Đông phương cũng là một sự áp dụng một nghìn một phương pháp về vô song nguyên lý của môn triết lý biện chứng này dựa theo sinh lý học và vật lý học

Nói đến việc phục hưng nước Nhật xưa ư? Chỉ là việc làm cho phong tục tập quán quốc gia thành ra có giá trị trở lại, và phong tục tập quán ấy đã đồng hoá nền văn minh Ấn độ và Trung quốc từ mấy nghìn năm nay. Những người Nhật còn có lòng quyến luyến những phong tục tập quán của họ, bây giờ chỉ cần hỏi trở lại nền triết lý căn bản của tất cả những nền khoa học, giáo lý và kỹ thuật. Họ sẽ ngạc nhiên trong khi được may mắn gặp trở lại rải rác khắp nơi những bậc minh sư bị mai một của nền triết lý ngày xưa và phong tục tập quán còn ấn phục trong những nhà Minh sư bị mai một ấy!

Những nền triết lý này đối với Tây phương là một việc lạ tai lạ mắt, Nền triết lý này khác hẳn nền triết lý Tây phương, nhất là đối với nền khoa học kỹ thuật của Tây phương hiện nay. Cố nhiên là những nhà Minh sư danh vọng của nền triết lý Đông phương không làm gì được biết ở Tây phương. Các bậc ấy là tinh thần của người Đông phương và giống da màu, nhưng họ không thể để cho người văn minh hiểu thấu họ được. Sau khi tôi cố gắng làm cho giản đơn thế nào khiến cho người văn minh này có một hình thức cho dễ hiểu về vô song nguyên lý của nền triết lý này: sau khi giảng bày cho họ theo một hình thức khoa học, sau khi ăn chung ở lộn với họ trong mấy chục năm, tôi thấy tôi như đứng trước bức tường sắt ngăn cản không cho Đông phương và Tây phương hiểu nhau.

Người Đông phương đã du nhập tất cả nền văn minh Tây phương với vẻ rất dễ dàng và với mối hân hoan, vì rằng nền văn minh Tây phương rõ ràng dễ thấy vật chất, kỹ thuật và dễ mô phỏng. Trái lại nền văn minh Đông phương là triết lý, là tinh thần và không biểu hiện, lướt qua mắt người văn minh. Điều cần thiết là hai bên Đông và Tây phải hiểu nhau.

Muốn cho hai bên được hiểu thấu nhau, cần nhất mỗi bên phải bỏ lối tự cao, tự đại của mình, thường thường phải trả với giá rất đắt, hoặc là phá sản hẳn đi, hoặc là hy sinh đời mình, hoặc mất tất cả chỗ cao quý của mình. Phải khiêm cung mới được, nhưng khiêm cung chẳng có phương pháp nào cả. Theo chỗ nhận xét của triết lý Đông phương, phải thấu cho rằng cái “bản ngã” của chúng ta chỉ là một nơi tụ tập bao nỗi dốt nát và tự cao tự đại. Vì thế mà họ lại im. Họ không quảng cáo và cũng không muốn quảng cáo. Họ sống một cuộc đời âm thầm với môn đồ của họ theo trật tự vũ trụ. Vì thế mà những nhà du lịch ngoại quốc rất khó lòng gặp được những nhà Minh sư cổ truyền này. Hầu hết những kẻ phơi danh chỉ là hạng “bụi hoại”, hoặc đã Âu hoá và Mỹ hoá ít nhiều. Tại Nhật bản, những nhà Minh sư ấy thường ẩn dật, lắm lúc họ náu mình trong những nơi xa xăm núi non không ai đi tới.
Thelast
Trong năm 1963 này, tôi muốn kỷ niệm ngày tôi chào đời trên hành tinh này được 72 năm, tôi định lưu lại trong xứ này đôi tháng tức là lần đầu tiên trong 12 năm nay…Một tối nào đó tôi có mời đôi nhà quan trọng có danh trong mặt trận cổ truyền bàn ý muốn cùng nhau xét lại trọng trách của người Nhật bản phải làm những gì trước nỗi bấp bênh và sợ hãi đang bao trùm người văn minh hiện nay. Dưới đây là tên tuổi những vị ấy.

Ông T. Kataayoma 76 tuổi, nguyên thủ tướng.
Bác sỹ. K Takahashi 90 tuổi, nhà sáng lập và giám đốc bệnh viện lớn nhất Otorhino của Nhật từ 50 nay.
B,S. K Futaki 90 tuổi chủ tịch danh dự Suyyudan, thuộc phong trào vận động tinh thần và cổ truyền xưa nhất (sáng lập 1960).
Ông M.Hsulmura, 82 tuổi quản lý Suyyudan.
Ông T, Nishida, 93 tuổi chủ tịch phong trào Itoten, nhóm tôn giáo xưa nhất hy sinh vì công ích.
Ông I. Tsuneoka 65 tuổi. nguyên thượng nghị sỹ, chủ tịch Institut Central .
Bà R. Hiratsuka 78 tuổi, chủ tịch liên hiệp các tập đoàn phụ nữ Nhật.
Ông Taniguchi 72 tuổi, sáng lập, chủ tịch nhà Seicho, một tổ chức tôn giáo tinh thần tân tiến lớn nhất.
Ông M.Nakamo 54 tuổi, tổng thư ký tổ chức văn hoá quốc tế. và độ 10 khác nữa.

Tất cả những nhân vật quan trọng của Nhật bản này tất cả là người thuần thuý theo cổ truyền Nhật, hưởng ứng lời mời của tôi không một ai chối từ. Chúng tôi bàn cãi với nhau rất lâu. Kết cuộc mọi người đều đồng ý mở trung tâm truyền bá về những phong trào hoạt động văn hoá, tinh thần và triết lý của Nhật để cho những ai muốn học hỏi nền triết lý Đông phương đã thâm nhập trong cuộc sinh hoạt hàng ngày của những người Nhật theo cổ truyền.

Nhiệm vụ đầu tiên của cơ quan này là tỏ cho người ta biết cách chữa những bệnh gọi là “nan y” như thế nào ( bệnh ung thư, cơ thể biến chứng, đái đường, các beenhj tim và bệnh thần kinh vvv…) trong khi chỉ áp dụng vô song nguyên lý của nền triết lý ngày xưa.

Tập sách này xem như là tài liệu mở đầu cho cuộc vận động quốc tế của nhưng nhà danh vọng triết học cổ truyền đã học nhau lần đầu tiên.

Trong hội nghị này cũng quyết định lập ra một danh sách tỷ mỷ những bệnh “nan y” đã được chữa lành, nhất là những người mắc bệnh ung thư. Trong danh sách ấy ghi rõ tuổi tác của mỗi người thuộc nam hay nữ, căn nguyên bệnh trạng của họ và cách chữa lành về phương diện vật lý học sinh lý học. Trong quyển sách nhỏ này thôi, chỉ đủ để inh vào và inh như thế đối với những y sĩ và nhà kỹ thuật ngoại quốc xem ra quá giản đơn. Tất cả tin tức về vấn đề này, lúc nào cũng sẵn sáng cho các nhà khoa học có ý nghiên cứu tới. Ngoài ra họ sẽ được tất cả những sự dễ dàng trong khi quan sát những trường hợp nào tại chỗ tuỳ ý, nếu họ có thể đến tận xứ này thăm viếng.

Quyển sách nhỏ này còn có thể chỉ cho các bạn biết rằng tại Nhật bản còn có một nền y thuật triết lý khác hẳn của Âu- Tây là có thể chữa những bệnh đối với y thuật Phương tây cho là “nan y” nhất là y học của Đông phương nay còn có thể chữa về tương lai.

Hỡi các thân hữu xứ văn minh, nền y học triết lý tôi cố gắng trình bày cho các bạn đây, đối với các bạn như còn khó hiểu lắm. Các bạn nên cố gắng đem thiện chí ra. Các bạn cũng nên hổi tưởng lại rằng những lý thuyết của Copernic và Galilee hoặc của Einstein lúc ban đầu cũng xem như khó hiểu vậy. Các bạn cũng chỉ nên lẫn lộn cái nước Nhật theo đuổi nền văn minh tân tiến chỉ là nước Nhật kỹ nghệ, thương mại còn nước Nhật theo cổ truyền là một nước Nhật thuộc về tinh thần, một nước Nhật có vẻ kín đáo, nước Nhật này chẳng thấy rõ ràng trước mắt mọi người. Nước Nhật mà tôi nói đây tức là nước Nhật mà nhà phóng sự trẻ trung Lafcadio Hearn (1850-1950) đã ngạc nhiên khám phá ra được một kiệt tác của nhân loại: Quyển sách nói về người đàn bà Nhật! Cũng là cái nước Nhật mà nhà vô địch về thiện xạ súng lục tức Giáo sư Herrigel đã phải bỏ cây súng lục sát nhân của ông để học cách bắn cung của Nhật bản. Trong quyển sách nhan đề “Đạo thiền” và cách bắn cung ở Nhật bản của ông quyển sách ông xuất bản trong ngày về, tại nước Đức của ông, ông có kể lại rõ việc 6 năm lưu pháp để học và đạt tới “bản ngã” theo những đường lối giáo huấn của nền triết lý Thiền tông.
Thelast
CHƯƠNG III

CÁCH TRỊ LIỆU THẦN KỲ


Tại Nhật có trên 15 trường học về nền triết lý, gồm cả văn hoá, tôn giáo, luân ly, triết lý. Trường thì dạy cho chúng ta sống thể nào cho được lành mạnh trong khi học về triết lý cổ truyền hoặc áp dụng những lễ lược cúng tiến kiến theo tôn giáo. Những trường khác thì dạy cho ta đôi chuyên môn về triệu chứng thông thường và thực tiễn, mục đích đề chữa những bệnh tật, kể cả những bệnh tật mà y học Phương tây cho là “nan y” những trường học kể ra trên đây không những chuyên về những bệnh của cá nhân một, lại còn chuyên làm thế nào tạo cho được cách chữa những vấn đề khó khăn của gia đình và xã hội. Kể ra có:

1) Trường học văn hoá
2) Trường học triết lý ( học những sách vở của những bậc hiền triết của Trung quốc và Nhật bản)
3) Trường về thần đạo
4) Trường về phật giáo
5) Trường về hư linh
6) Trường về linh hồn
7) Trường về Fakir
8) Trường về Yoga
9) Trường về vệ đà
10) Y thuật của đức Jesus( chứ không phải như người Mỹ gọi KH Jesus)
11) Khoa châm cứu (đối chứng trị liệu)
12) Y thuật Trung quốc
13) Khoa đấm bóp( đối chứng trị liệu)
14) Khoa trị liệu bằng điện lực của bàn tay ( đối chứng trị liệu)
15) Khoa trường sinh (thực dưỡng)
16) Những lối đối chứng trị liệu của y thuật mới

Mỗi một trường học như thế có một phương thức khác nhau. Có đôi trăm nghìn người hành nghề đều do những trường học này xuất thân. Số người chữa lành này càng nhiều gấp 2, 3 lần hàng y sỹ Phương tây hoá. Số người tin theo học với họ có lẽ gấp 10 lần số ấy Đại tướng Marc Arthur đã ra lệnh tảo trừ cho sạch tất cả những hạng chữa bệnh theo lối đối chứng trị liệu này trong thời gian ông đóng quân tại Nhật.
Thelast
Có lẽ rồi đây hàng ấy chẳng bao lâu sẽ mất tích. Phần nhiều những kẻ đến học hỏi với những người theo cách đối chứng trị liệu này chỉ là những người trước kia bị đau ốm đã bị y thuật chính thức ruồng bỏ hoặc đã tốn biết bao thuốc thang tiền bạc trong khi đeo đuổi nhờ những y sỹ chính thức cầu cứu chữa mà vô hiệu. Trong hàng ấy có rất nhiều người đã thấy những bệnh tình mình hình như tuyệt vọng, thế mà nhờ cứu chữa sống được một cách có thể nói là “thần kỳ”M.M.Taniguchi, Hội trưởng sáng lập viện hội Seityo là người am hiểu nhất về nền triết lý Đông phương tại Nhật. Ông có hàng triệu hội viên, ông đã xuất bản hàng trăm quyển sách. Trong 30 năm nay ông đã xuất bản nhiều nguyệt san. Trường học của ông “Đông kinh” có vẻ như là một viện Đại học. Ông có nhà inh và xuất bản. Đa số là những người được nhờ nền giáo huấn của Taniguchi chữa cho khỏi cảnh cùng khốn, bệnh tật “nan y”, kể cả những bệnh ung thư và biến chứng của thể chất. Phương pháp của ông rất đạo đức, lý thuyết và khái niệm chứ chẳng phải chữa trị theo triệu chứng. Mục đích của ông là làm cho người ta tin chắc là mình được tự do, sung sướng và khôn ngoan từ lúc sơ sinh, sở dĩ không được sung sướng là lỗi tại họ, khiến cho người ta nhìn nhận rằng mình sở dĩ có là tự mình kiến tạo lấy tự do, nhìn nhận con người là của thượng đế hoặc của vô biên tuyệt đối.

Tại Tây phương có được nhiều trường học trị liệu tự nhiên hoặc thần kỳ như thế chăng? Có lắm. Nhưng điều kỳ lạ là những y sỹ gọi là khoa học lại tự ý mắt không muốn nhìn những cách trị liệu “thần kỳ” như thế, bởi vì họ chưa hiểu động cơ như thế nào. Họ chỉ chú trọng đến những trường hợp nào họ hiểu thấy được thôi. Sau đây ta có thể đọc một đoạn rất thú vị của Đốc tơ W- Nakahara, Hội trưởng trung tâm ung thư Nhật bản trong quyển “Bệnh ung thư” của ông:

Một chứng thứ nhất:

Đốc tơ Stuart, Giám đốc khu bệnh lý của Menorial “Hospital of New York” nổi danh nhất nhờ trên 30 năm về chuyên môn, ông có giải phẫu cho một người đàn bà đau ung thư ở tử cung. Trường hợp của bà này đã đến độ tuyệt vọng. Bà đã bị bỏ không chữa được. Đến 6 năm sau tức vào khoảng 1946, tình cờ bà ấy được khám nghiệm trở lại vị đốc tơ ngạc nhiên thấy bà đã lành hẳn!

Lại một chứng thứ hai:

Cũng trong một bệnh viện ấy ( ở trong khu người do thái) 1/3 những người mắc ung thư đều là do thái. Nhưng số chết vì ung thư chỉ 26 người trong số 702 người ( kết quả trong 10 năm). Chỉ 3,2% thôi! 96,3% những trường hợp ung thư của người do thái đều chữa lành một cách tự nhiên (xem vậy có lạ không?)

Một chứng thứ ba càng thú vị nữa:

Cùng ở trong một bệnh viện ấy, cũng dưới quyền điều trị của đốc tơ Suart có một người đàn bà đau tử cung, trường hợp có vẻ thất vọng, không thể giải phẫu được. Sau khi chữa bằng radium để an ủi bệnh nhân, mạch của bà nhảy cao, da nổi lên đỏ dần trong 2,3 ngày. Thật khó hiểu tại sao. Cách đó độ 10 năm sau, bà ấy được khám nghiệm trở lại, té ra bệnh của bà ấy đã lành hẳn.

Chỗ mầu nhiệm không nơi nào có. Hoặc giả những chỗ mầu nhiệm ấy chỉ có hàng dốt nát mới nhận thấy thế, không nữa thì hàng không chịu nhìn nhận cái gì chính mắt họ không thấy kia, như kiểu nhà chuyên môn của y học gọi là khoa học.
Thelast
Lại một chứng nữa. Trong số 13 nguyệt san”Plannete” nơi bài đại luận của Royer Weybot, nhan đề: Một nền y lý khác biệt “khoa châm cứu”, một bài rõ trung thành luận về đời sống và sự nghiệp của một người pháp tên là Soulie de Morrant. Ông này có làm lãnh sự tại Trung quốc khoảng 20 năm từ ngày còn trẻ. Sau ngày hưu trí trải trên 30 năm ông cố gắng du nhập qua pháp một nền y thuật khác biệt tự ông đã học hỏi được tại Trung quốc trong ngày làm lãnh sự. Chính tôi có gặp ông lần đầu tiên khoảng năm 1930. Tôi có giúp ông thành nghề châm cứu, đống thời có giao cho ông trên 2000 trang tài liệu. Nhưng khốn thay, sau đó 23 năm, vào khoảng 0956, tôi trở lại châu Âu, ông đã quá vãng. Soulie de Morant đã hy sinh đoạn đời sau để du nhập môn y thuật ngoại lai này hiện đã đem thực thi công nhiên trong những bệnh viện của pháp. Có đến 5000 y sỹ có bằng cấp thực hành phương pháp ấy tại Pháp và Đức. Trong 12 năm nay tất cả các báo Paris đều có nói tới

Bài báo của Royer Weybot rất thú vị, nhất là đoạn nói tới tác giả của bài báo ấy:

Cái tên Royer Weybot khiến cho rất lạ tai mắt các bạn. Ông ta là trưởng phòng quản lý từ ngày kết thúc chiến tranh cho đến 1958 ông bị đau dạ dày, chữa đủ thuốc nhưng vô hiệu, không có cách gì giải phẫu được. May thay ông gặp được Soulie de Morant lần châm cứu đầu tiên đã cứu ông được lành hẳn và mãi mã.

Từ đấy đến nay ông cố gắng truyền bá khoa học y thuật thực tiễn, thần bí và rất hiệu nghiệm này. Quyển sách sau cùng của ông mới cho ra đời là quyển “Bouillon de culture” (Ohsawa cũng không khuyến khích phương pháp chữa này).

Hàng ngày có cả vạn người chữa bệnh lành một cách mầu nhiệm, bất luận ở Đông phương hay Tây phương.

Các giáo sư và bác sỹ thời đại mới tức những nhà khoa học chính thống kể ra đây không đủ thời gian học hỏi. Họ bận suốt ngày mổ xẻ, pha chế những loại thuốc mới để chữa chạy những triệu chứng mới phát sinh đầy dẫy của bệnh tật. Làm như thế họ được các nhà kỹ nghệ dược phẩm tư bản trả công cho.
Thelast
Lại một chứng nữa. Trong số 13 nguyệt san”Plannete” nơi bài đại luận của Royer Weybot, nhan đề: Một nền y lý khác biệt “khoa châm cứu”, một bài rõ trung thành luận về đời sống và sự nghiệp của một người pháp tên là Soulie de Morrant. Ông này có làm lãnh sự tại Trung quốc khoảng 20 năm từ ngày còn trẻ. Sau ngày hưu trí trải trên 30 năm ông cố gắng du nhập qua pháp một nền y thuật khác biệt tự ông đã học hỏi được tại Trung quốc trong ngày làm lãnh sự. Chính tôi có gặp ông lần đầu tiên khoảng năm 1930. Tôi có giúp ông thành nghề châm cứu, đống thời có giao cho ông trên 2000 trang tài liệu. Nhưng khốn thay, sau đó 23 năm, vào khoảng 0956, tôi trở lại châu Âu, ông đã quá vãng. Soulie de Morant đã hy sinh đoạn đời sau để du nhập môn y thuật ngoại lai này hiện đã đem thực thi công nhiên trong những bệnh viện của pháp. Có đến 5000 y sỹ có bằng cấp thực hành phương pháp ấy tại Pháp và Đức. Trong 12 năm nay tất cả các báo Paris đều có nói tới.

Bài báo của Royer Weybot rất thú vị, nhất là đoạn nói tới tác giả của bài báo ấy:

Cái tên Royer Weybot khiến cho rất lạ tai mắt các bạn. Ông ta là trưởng phòng quản lý từ ngày kết thúc chiến tranh cho đến 1958 ông bị đau dạ dày, chữa đủ thuốc nhưng vô hiệu, không có cách gì giải phẫu được. May thay ông gặp được Soulie de Morant lần châm cứu đầu tiên đã cứu ông được lành hẳn và mãi mã.

Từ đấy đến nay ông cố gắng truyền bá khoa học y thuật thực tiễn, thần bí và rất hiệu nghiệm này. Quyển sách sau cùng của ông mới cho ra đời là quyển “Bouillon de culture” (Ohsawa cũng không khuyến khích phương pháp chữa này).

Hàng ngày có cả vạn người chữa bệnh lành một cách mầu nhiệm, bất luận ở Đông phương hay Tây phương.

Các giáo sư và bác sỹ thời đại mới tức những nhà khoa học chính thống kể ra đây không đủ thời gian học hỏi. Họ bận suốt ngày mổ xẻ, pha chế những loại thuốc mới để chữa chạy những triệu chứng mới phát sinh đầy dẫy của bệnh tật. Làm như thế họ được các nhà kỹ nghệ dược phẩm tư bản trả công cho.
Thelast
Đây hãy kể ra những trường hợp chữa mầu nhiệm khác:

Cô VP. Sinh trưởng ở Maroc, bị “yếu dạ dày”. Năm 25 tuổi một ngày nào đó cô đã uống 3 ly cốc tay. Sau đó cô bị đau ở bụng dưới, cô nôn, đau bụng lên cơn sốt. Y sĩ khám cho cô nhận thấy chẳng phải là thương hàn, không phải là sán lãi, bèn cho uống thuốc trị ruột và cho ăn. Cô đỡ dần, sau 10 năm bệnh lại tái phát lại. Bởi vậy khi 35 tuổi, cô phải ăn một chế độ ăn nghiêm ngặt: thịt nướng, rau nấu chín, không ăn trái cây, không ăn thức ăn gì sống, không rượu, sữa, không tôm tép, không nước chấm. Cô nói “tôi buộc lòng phải ăn như một bà lão” đó là câu trong bài dưới đầu đề: “chúng tôi có được săn sóc cẩn thận không” của báo Realite số 160/2/1960 có đăng. Và rồi lành bệnh, thật là khó hiểu.

Tóm lại có rất nhiều trường hợp bệnh được chữa khỏi một cách”mầu nhiệm” trong khi chữa những bệnh “nan y”, dầu cho ở Đông phương hay Tây phương cũng không tưởng tới có lẽ đợi một ngày kia sẽ có một số ít nhà Bác học, đồ đệ của Claude Bernard đến tận nơi để học trường “ầu nhiệm ấy”.

Những trường hợp “nan y” trong bộ sử học nhiều lắm. Có rất nhiều bệnh nhân điều trị hàng mấy năm nhưng vô hiệu và không có hy vọng gì. Có nhiều bệnh nhân khác phải tuyệt vọng, nếu họ không có tiền chữa theo y thuật chính thức nữa. Lại tìm những người chữa lành bệnh cho, không thì nằm chờ chết, than van không có chúa đến cứu, không có người làm phước đến nơi. Số bệnh nhân tinh thần nhiều gấp mấy lần số bệnh nhân về thể chất. Mặc dầu nên y học tiến bộ rất nhanh, nhưng theo nhận xét của tôi thì số bệnh nhân ở Tây phương bị bỏ rơi và lâm vào cảnh tuyệt vọng nhiều gấp mấy lần ở Nhật bản.

Tôi được biết một bà người Paris, bà có một toà nhà đẹp sang trọng giữa thành phố, nhà có phòng thể thao, phòng diễn thuyết, một bệnh viện vv…Mỗi khi có những cuộc họp quốc tế ở Pháp hoặc ở ngoại quốc, bà ta được cử đi tham dự thường diễn thuyết tại Viện đại học và tại các bệnh viện. Nhưng bà mắc một chứng bệnh “nan y” ở bàng quang trong 20năm nay, chữa đủ các thuốc, nhờ vả tất cả các giáo sư đồng nghiệp nhưng vô hiệu. Có kỳ đời không! Một đốc tơ mà lại chữa bệnh cho mình 20 năm mà không thành! Rõ việc kỳ quái! Bà có mời nhà tôi và tôi ở trong toà nhà xinh đẹp ấy một thời gian, chẳng qua là để giúp bà ấy chữa bệnh, căn bệnh lúc bấy giờ đã trầm trọng không thể chịu nổi. Tôi đã nấu cho bà ăn trong 10 ngày, bệnh đã lành hẳn, trải 20 năm khổ sở, đến ngày nay không còn con vi trùng nào trong nước tiểu của bà nữa!

Bà bác sỹ rất nhã nhặn. Bà mời chúng tôi ở lại trong toà nhà ấy bao lâu tuỳ thích. Bà ta có hai khu vườn xinh đẹp, một ở gần thành phố Paris một ở phía Nam.Nhưng chúng tôi khi đã chữa lành bệnh cho bà, liền cáo từ đi nơi khác. Tại sao thế? Chỉ vì bà không muốn tìm hiểu môn triết lý của nền y thuật của chúng tôi. Có lẽ bà ta không thể làm được. Tuy vậy tôi còn nhớ lại rất rõ ngày bà còn giới thiệu tôi với đôi người bệnh. Người thứ nhất là khoảng 40 tuổi, bà nói “Đây là ông M. Tôi đã chữa cho ông ta 17 năm nay. Ông rất yếu đến nỗi mỗi tháng tôi phải khám cho 1 lần”. Thử hỏi tôi ngạc nhiên nhường nào! Chữa 17 năm bệnh và chỉ một người ấy! Đáng hổ thẹn biết bao! Một thủ đoạn lừa gạt nhường nào. Đáng lẽ phải mổ bụng tự tử ấy chứ!

Người bệnh thứ 2,3,4…bà lần lượt giới thiệu đều là khách hàng quen thuộc lâu ngày của bà !

Tôi chẳng biết nói gì với bà!

Trong nền triết lý của chúng tôi cũng như trong y thuật Đông phương phàm người chủ chữa bệnh cho người, chẳng bao giờ được đau ốm dầu trong 1 năm chỉ một lần cảm sơ cũng thế. Hơn nữa là người chữa bệnh phải là người chẳng bao giờ mang một bệnh gì tự mình không chữa được, dầu một cái mụn cóc cũng thế!
Thelast
Thử hỏi tại sao người làm thầy dậy phương pháp chữa bệnh và giữ gìn sức khoẻ cho công chúng lại có thể tự mình ngã ra đau ốm được? Tủi nhục biết bao! Rõ một thủ đoạn lừa gạt đến bậc nào nữa! Như thế họ phải tự xử lấy chứ: Mổ bụng chết đi!

Cha ôi! Một người bệnh trong hàng mấy năm! Chữa trong 17 năm! Đó chẳng phải là sự nghiệp của một vị bác sĩ, mà là công việc của một người y tá hoặc giả là công việc của một người dối trá!

Xem kìa ở Pháp và Mỹ dân chúng từ 40 tuổi trở nên ai nấy đều mang trong mình một hay nhiều bệnh kinh niên. Tại các xứ này bệnh viện mọc ra như nấm sau lúc mưa rào. Số bệnh viện và y sĩ phải chăng là cái phong vũ biểu đi đo bệnh tật của một dân tộc? Hơn thế nữa là để đo nền văn minh ấy?

Theo nền y học chính thống mỗi người trong 10 ngày phải thay đổi máu 1 lần, giết đi mất 2000.000 hồng cầu trong mỗi giây cho tận đến cốt tế bào cũng chỉ trong 3 hoặc 4 tháng đã thay đổi hẳn. Thế thì tại sao người ta không dùng phương pháp ẩm thực khác biệt để chữa lành hẳn bệnh cho một người nào, nếu không cũng làm cho họ thuyên giảm sau 10 ngày, hoặc 3,4 tháng bằng cách thay lọc chất máu?

Chính chỗ ấy là việc tôi thực hành từ 50 năm nay. Cách chữa lành bệnh “thần kỳ” tôi đã đạt được, chẳng có gì là thần kỳ cả, cách chữa bệnh nhất thiết chỉ có thuộc về vật lý học và sinh lý học hoặc sinh lý hoá học. Tuy nhiên cách chữa bệnh “thần kỳ” của tôi chẳng phải là duy nhất. Còn có nhiều cách chữa khác nữa của các nhà hiền triết Phương Đông, đấy là chưa nói tới những trường hợp chữa bệnh tự nhiên, Đông Tây gì cũng thế.

Cùng lúc những bệnh “nan y” càng ngày càng tăng. 3 năm trước các Bác sỹ cũng có một cuộc hội nghị quốc gia, tuyên bố cần phải làm thế nào chỉnh lý lại một nền y thuật’ thần thánh” sẽ đoạn tuyệt tất cả khả năng của những Bác sỹ. Trong một số sau cùng của báo New York Herald Tribune Magazine có đăng một bài kể những bệnh “nan y”, trong ấy không thiếu gì những bệnh “nan y” cho là bệnh kinh niên như thể chất biến chứng bệnh tim và bệnh về sơ vữa động mạch vv… và bệnh ung thư. Số người rên xiết về thể chất biến chứng, như bệnh cảm mạo, riêng tại Huê kỳ hàng năm có đến 30.000.000. Nào được mấy người biết những bệnh như thế chữa trị rất dễ dàng trong vòng 10 ngày, nghĩa là chỉ cần thực hành nền triết lý Phương đông tức là điều tôi đã trình bày từ bao năm nay.

Vả chăng số bệnh nhân về thần kinh càng ngày càng gia tăng không trừng bệnh ấy ngày nay càng nhiều hơn những bệnh về thể chất nữa. Vậy phải làm thế nào?

Hiện trước mắt còn thấy cảnh giặc giã vô nhân đạo, vô lý, mà rất tốn kém mà không đem lại một tí lợi ích nào. Đó phải chăng một bệnh tinh thần có tính cách tập thể của người văn minh? Chúng ta há không muốn có một thế giới khác, một thế giới thần tiên, trong ấy có loài bướm nhởn nhơ bay liệng từ bông hoa màu sắc này đến bông hoa màu sắc khác để tìm những bạn bè thân yêu, một thế giới trong ấy những cá vàng đủ loại lớn bé lội ngang dọc suốt biển này đến đại dương nọ mênh mông vô tận? Kìa những loài cá dưới đáy biển chẳng bao giờ già nua, chẳng bao giờ đau ốm, chẳng bao giờ biết sợ những quả bom khinh khí, kía những loài bướm kia, những loài sâu bọ, những loài thú hoang chẳng bao giờ biết có y sỹ, chẳng bao giờ cần đến bệnh viện và nhà dược phẩm! Thử hỏi tại sao tất cả những Bác sỹ có bằng cấp của Tây phương hoặc những Bác sỹ Âu hoá kia lại không chữa lành bệnh cho dân cư của hành tinh này đang rên xiết thảm thương?

Thử hỏi tại sao họ không chú tâm đến một y thuật khác biệt đã có từ mấy nghìn năm nay, hiện bị bỏ lỡ mà vẫn còn sống và chữa mãi mãi được nhiều bệnh?

Phải chăng vì họ không hiểu hoawc bị tính tự phụ ám ảnh?

Nếu họ chẳng phải tự phụ hoặc không hiểu thấu thì ra thái độ của họ có thể nói là không có trách nhiệm: Một điều chắc chắn là y học thời nay đã sát hại rất nhiều người hơn chiến tranh.

Tại sao họ phạm tội ghê gớm như thế?

Bởi vì y học ấy không biết một chút gì về sinh mệnh, chú trọng đến chỗ quan trọng của sinh mệnh, thế nhưng một mặt khác ông lại sát hại hàng tỉ tỉ sinh mệnh của vi trùng hàng ngày. Chỗ độc tôn loài người còn gì hơn nữa!

Con người văn minh, y học của những người văn minh không biết được cảnh sắc của sinh mệnh. Sinh mệnh ở đâu mà đến, rồi đi tới đâu, ý nghĩa như thế nào? Họ không chịu suy nghĩ cho sâu xa. Họ chỉ biết nhào vào những triệu chứng chú tâm vào đấy. Không kể gì, họ không biết rằng người ta có thể đạt đích trong khi ôm ấp một lòng yêu thương kẻ xung quanh cũng như những kẻ thù nghịch của họ, không phân biệt ta và người. Ngoài ra họ thiếu một nền triết lý dạy cho họ thấu hiểu thế nào là thương yêu., và cái thương yêu là gì. Cần phải làm thế nào cho họ quay trở lại tìm cho ra y thuật về lòng thương yêu, tức là nền y thuật thần thánh.

Nếu cõi đời là kỳ diệu, tươi đẹp thì tất cả sinh mệnh đều kỳ diệu tươi đẹp. Bệnh tật là kỳ diệu. Nhưng nều tất thảy đều là kỳ diệu tươi đẹp thì chẳng có cái gì là kỳ diệu nữa. Đối với những kẻ sống trong một cõi đời như thế, bệnh “nan y” là chuyện tân kỳ, huyền bí. Cái “nan y” kia nếu thật có thì rõ là một phép lạ phi thường.
Thelast
CHƯƠNG IV

Y THUẬT ĐỐI CHỨNG TRỊ LIỆU VÀ Y THUẬT TRỊ CĂN


Năm 1749 Claude Bernard còn có thể tuyên bố với các đệ tử của ông: “Này các bạn! Y thuật khoa học mà tôi có bổn phận giảng giải cho các bạn, thật ra không có!”

Trong cõi đời hữu hạn và tương đối này, vẫn có hai phần tương phản cho mỗi lãnh vực Âm và Dương. Tốt và xấu, cái và đực, đàn ông và đàn bà, nóng và lạnh, tối và sáng, sống và chết, vui và buồn, thương và ghét, mạnh và yếu, khoẻ và đau ốm, hạnh phúc và khổ cực, giàu và nghèo, vật chất và tinh thần, bề lưng và bề mặt, lực thương tâm và lực ly tâm. Vì thế con người thành ra nhị nguyên luận. Đấy chỉ là hai đầu mối của mọi việc. Đầu mối thì Âm, đầu mối thì Dương. Chỗ tương phản ấy còn có ở trong mỗi lĩnh vực, trí phán đoán của chúng ta. Mù quáng, cảm giác, cảm tình, trí tuệ, xã hội và lý tưởng. Hai đầu mối này lúc nào cũng tương đối như cái lưng và cái mặt, hoặc khởi điểm và chung điểm. Chỗ tận cùng của mỗi đầu mối vẫn cọ xát nhau và lẫn lộn nhau. Người ta giết người tình nhân của mình khi mà tình yếu đã tột bực. Rõ là trái nghịch ấy làm cho cuộc đời có sinh khí. Người ta cố gắng hết sức bằng mọi cách để tránh nỗi trái nghịch này.

Thật khó khăn vô cùng. Phần nhiều người ta đã bỏ mình trong cuộc đấu tranh chống chọi với nỗi trái nghịch huyền bí của đời này. Ví dụ họ đua nhau tìm tòi của cải hoặc danh vọng. Họ nỗ lực trải hàng mấy năm. Họ tìm được. Thế rồi một buổi sáng họ thức dậy, giấc mơ của họ hoá ra mây mù, thấy rằng họ đã trở thành những kẻ nô lệ cho tiền của họ hoặc họ bị hăm doạ ám sát hoặc bị vu cáo vì cái danh của họ, hoặc nữa là tội nhân của những mối thù hằn do chỗ thành công của họ gây nên.

Muốn cho thoát khỏi nỗi trái nghịch ấy, thế nào cũng phải vượt trên bình tuyến của tất cả trí phán đoán tương đối đến tận bình tuyến của trí phán đoán tối cao toàn năng, đó là lý do tồn tại của triết lý Phương đông, trí phán đoán tuyệt đối và duy nhất của nhất ngôn luận phân cực. Một điều lạ là nền triết lý biện chứng này, từ mấy nghìn năm nay trong tâm trí người Tây phương không còn nhận thức được. Càng lạ lùng hơn nữa là nền văn minh Celtes lại căn cứ vào nền triết lý này. Nền văn minh tân tiến trái lại căn cứ trên hình thức lý luận học tương đối, nhị nguyên là nền triết lý vật chất khái niệm. Tất cả tâm tính độc tôn tức là tâm tính cô độc hoặc bài ca đều thuộc về loại này. Đa số những người hiện nay đều sát nhập vào hình thức lý luận vật chất khái niệm này. Rất ít người trong số này tránh khỏi tâm tính nhị nguyên để đứng qua vòng tâm tính nhất nguyên toàn năng và thống nhất.

Hết thảy những người chỉ thấy và tin tưởng vào một đầu mối của mọi vật ( xấu hoặc tốt, thể xác và linh hồn, cảm tình và trí tuệ vv..) đó là kẻ nhị nguyên, độc tôn và bài ca. Hết thảy những người nhìn thấy cả hai đầu mối của mọi vật như có bề mặt có bề lưng, hoặc có chỗ thuỷ và chung mới có thể thừa nhận được tất cả sự tương phản và chuyển hoán ra tương thành để có thể gây nên được nền hoà bình của họ trong cảnh tự do. Tất thảy những kẻ có ý bài tha, và những kẻ có mối dò xét ra chống đối họ trong đời này, đều là kẻ nhị nguyên. Những kẻ đó chẳng bao giờ được hoà bình. Hoà bình chẳng phải tập thể. Hoà bình chẳng phải lệ thuộc. Hoà bình là cá nhân và tự kỷ. Hoà bình là một danh từ khác biệt của sức khoẻ tuyệt đối, của hạnh phúc vĩnh viễn, của tự do vô biên và công bình tuyệt đối. Kẻ nào không có được những tính cách ấy, không thể nào biết được hoà bình. Nỗi bấp bênh và sợ hãi là những đặc tính của những kẻ không có những tính cách ấy. Hạng ấy sẽ chết vì nỗi bấp bênh và sợ hãi, dầu cho họ có núp kín trong một cung thành bọc sắt có hàng 90.000 quả bom khinh khí phòng vệ cho cùng thế.
Thelast
Rõ ràng chúng ta có:

BỆNH UNG THƯ!

Người văn minh cho bệnh này là cái hiện tượng tự nhiên này, xét về mặt sinh vật học và sinh lý học là một tai biến ghê gớm trong lịch sử của xã hội loài người. Cái tâm tính sợ hãi này làm cho ta thấy con người độc tôn cô quạnh, tự kỷ: có một bộ não bí đặc, thân xác cứng đờ, giống như một con mèo xù lông trước một con chó dữ. Nỗi sợ hãi và chống đối ấy càng lớn lên và hoà ra hành động phản kích con người vì muốn sát hại đối thủ vô địch của thế gian này, việc phải rèn luyện sức phản kích của ho, phải huy động tất cả những phương tiện gì mình có thể có được hoặc về thể chất hoặc về tinh thần, đạo đức và vô đạo đức. Nhưng muốn tận diệt địch thủ là bệnh ung thư kia, con người không nên đồng thời làm hại đến mình, vì rằng bệnh ung thư và thân mình họ đều cùng một nguồn sống sinh ra, đấy tức là hai anh em sinh chung cùng một bộ tim! Thì hỏi ghen ghét nhau đến kỳ cùng mà làm gì!

Những người không văn minh sinh hoạt theo nền triết lý biện chứng nhất nguyên luận cũng ngạc nhiên với chỗ không hiểu tại sao sinh ra bệnh ung thư. Tuy thế họ chẳng có cảm giác gì là sợ hãi, nhất là không chống đối. Họ cũng như đứa bé ngoan ngoãn vui vẻ, bạo dạn và ngây thơ, mỗi khi bị cha đẻ nó hay la rầy mà vốn có lòng yều thương nó.

Đứa bé ấy thường yêu cha nó đến nỗi hy sinh mình để cứu cha khi cần đến, vì rằng cha đẻ nó đã không có một cái gì mà không cho nó. Những người không văn minh chẳng bao giờ chống đối tạo hoá hoặc chống đối cuộc đời đã cung cấp tất cả nhu cầu cho họ. Tuy thế, họ như có vẻ bẽn lẽn. Họ lấy làm tiếc rằng họ đã xáo động bậc cha vũ trụ của họ. Trật tự vũ trụ vô biên của họ. Họ tự phản tỉnh lại họ một cách sâu xa để tìm cho được nguyên nhân chính xác của vẻ phẫn nộ của mẹ để họ trong khi la rầy họ. Họ tự biết rằng bậc cha mẹ đẻ này chẳng bao giờ đưa những cảnh khó chịu buồn bực đến cho họ, mà trái lại lúc nào cũng phân phát cho tất cả những vật cần thiết hoặc những vật hữu dụng đẹp mắt vui tai, như món ăn thức uống, mặt trời, mặt trăng, các vị tinh tú không khí tươi tốt, những núi non biển cả, những bông hoa chim cá…tất thảy những nguyên tử, không gian vô tận, thời gian vô tận….Khí lạnh mùa thu lạnh buốt chính là điều kiện cần thiết để cho các mầm giống đâm chồi. Quý hoá thay là tất thảy đều đem ra phân phát cho không! Họ ngửa tay nhận lãnh với một niềm biết ơn vô cùng. Họ chẳng chống đối chút nào hết. Ban ngày không thể có được nều không có ban đêm, cho nên ban đêm cần phải có. Có thời tiết xấu mới có thời tiết tốt. Xét ra chẳng có một cái gì vô dụng hoặc có vẻ phá hoại. Ngay từ ngày khởi thuỷ chưa có khởi thuỷ.

Tất cả đều nảy nở ra một cách không ngờ từ mấy vạn ức năm, chẳng qua để tô điểm cho đẹp đẽ quả địa cầu chúng ta đang sinh tụ một cách sung sướng như ngày nay. Chúng ta có tất thảy những gì cần thiết cho chúng ta, trước hết là có một sinh mệnh cái kỳ quan này cho đến bây giờ mọi người cũng chưa hiểu thấu đồng cơ như thế nào, cũng chẳng biết cơ thể nó vận chuyển như thế nào. Thì thử hỏi bộ não ký ức là cái gì mà lại khiến cho chúng ta lại suy nghĩ được kia mới lạ? Thử hỏi nhờ động cơ nào khiến cho chúng ta có thể phát biểu được ý kiến và thông dịch được tự tưởng của chúng ta một cách dễ dàng? Lại thử hỏi nữa, chỗ hiểu biết của chúng ta là cái gì chứ?
Thelast
Sau cùng những người không văn minh lúc nào cũng đặt tất cả lòng tin cẩn vào trật tự của vũ trụ vô tận tức là đấng tạo hoá , mối công bình tuyệt đối của họ. Họ chẳng cần gì chống đối, Ví dầu có nảy ra những sự kiện gì khó có thể chịu đựng được chăng chỉ cần suy nghĩ chín chắn: Nghiên cứu và tìm tòi cho tận ý nghĩa sâu xa. Họ suy nghĩ đến nỗi quyên cả ăn uống và quyên cả ngủ nữa…Ngày đêm họ nghĩ đi nghĩ lại mãi quanh quẩn chỗ Âm Dương. Họ giải thoát tất cả, nhất là giải thoát những dư dật và những gì có vẻ lạm dụng tự nhiên trí phán đoán không bị che bịt.

Trí phán đoán tối cao chẳng khác nào một vừng nhật chói chang giữa đám mây mù che lấp.

Một buổi tinh sương khi họ thức dậy, lại trở thành những đứa bé ngoan ngoãn bạo dạn và hoạt động hệt như trước kia có vẻ như những đứa bé mới lọt lòng mẹ! Những đữa trẻ thơ chẳng bao giờ có bệnh tật ( người ta sẽ cãi lại tôi rằng có những bệnh tật di truyền thì sao?. Tôi cho đó là một giả thuyết thôi!. Hơn nữa, đấy là một luận điệu nói đùa hoặc là một cách che dấu vụng về của hàng gọi là y sỹ tự tạo ra cốt để xua đuổi những trách nhiệm của họ trong khi họ cho rằng bệnh này, bệnh khi là bệnh “nan y” đấy thôi).

Có gì vô lý bằng cho rằng một đứa bé mới sinh ra lại phải chọn đời gánh cái gánh nặng của cha mẹ chúng phải gánh! Giả thuyết về bệnh di truyền quả là đắc tội.

Một khi người ta đã giải thoát được tất cả nhất là việc ăn uống, thì người ta hẳn sẽ giải thoát được tất cả bệnh tật vì rằng chúng ta ăn giống gì thì mình thành giống ấy!

Đeo đuổi nền văn minh chồng chất những dư dật và lạm dụng. Chúng ta đã ăn uống quá nhiều rồi. Vả lại lý thuyết khoa học về sự dinh dưỡng phôi thai trong vòng 100 năm nay, khuyến khích chúng ta phải ăn hàng vạn vạn calo mỗi ngày, đấy chính là lý thuyết về sự quá dư dật. Nhưng nào có phải chỉ thế mà thôi. Lý thuyết ấy còn khuyến khích chúng ta phải ăn một số đạm thú vật nữa! Chỉ là một cuộc tàn sát hợp thế! Lý thuyết tuyên bố rằng đấy là một mối cần thiết, nghĩa là một mối công bình! Thử nghĩ biết bao nhiêu thú vật đã bị tàn sát vì lý thuyết dinh dưỡng! Tuy vậy mặc dầu, hàng trăm triệu người không văn minh từ mấy chục nghìn năm nay vẫn sống khoẻ với phong cách ăn uống những loại thảo mộc mà còn sống tại Á châu.

Đã là con người thì lúc nào cũng tự do. Đành rằng người ta có thể ăn thịt những kẻ chiến bại, những kẻ yếu đuối ngây thơ và không có một sức gì để tự vệ lấy. Có lẽ hàng này sinh ra giữa đời để làm miếng thịt nuôi dưỡng kẻ mạnh theo như những nhà chủ trương “cạnh tranh để mà sống” đã chứng nhận. Mỗi người đều có chỗ ưa thích và tự do riêng biệt, họ có thể ăn gì tuỳ thích.

Nhưng ở đây tôi xin khuyên các bạn một điều tức là chỗ bí quyết tôi đã khám phá ra từ 50 năm nay. Trong khi dốc toàn lực để nghiên cứu và truyền bá Vô song nguyên lý, của nền triết lý và khoa học cực Đông. Theo tôi thì chính là cái chìa khoá của thiên quốc có 7 thiên giai. Nền triết lý này có thể chuyển hoán đời sống của các bạn chống chọi lại được tất cả các bệnh tật, kể cả những bệnh về ung thư và những bệnh về tinh thần. Đây này hãy bài trừ loại đường do kỹ nghệ và thương mại chế tạo và những đạm thú vật đi! Đấy là nguyên nhân chính làm cho chúng ta khổ sở trong đời.

Các bạn có thể dùng một ít đường và đạm thú vật thì được. Nhưng các bạn cũng nên biết rằng hằng hà sa số như người Á châu vẫn sinh sống khoẻ mạnh từ mấy chục năm nghìn năm nay chằng cần ăn tới đạm thú vật như Trung quốc và Ân độ theo như lời truyền dạy của các bậc hiền triết ngày xưa, không ăn thịt người ta vẫn sống được- có cần gì phải ăn như thế. Nhưng tôi cũng nên nhắc lại, các bạn có thể ăn cho vui một chút xíu thôi, nếu các bạn muốn cho khỏi mất sức khoẻ về thể chất cũng như sức khoẻ về tinh thần. Nếu các bạn không kiểm soát được trí phán đoán về cảm giác và thú vật thôi xin các bạn chớ xem đến quyển sách này làm gì nữa.
Thelast
Sau 50 năm nghiên cứu và truyền bá nền triết học của y học Phương đông cổ truyền và sau khi nhận ra rằng nền y học “bị cấm” này đã cứu chữa được hàng vạn những bệnh nhân tuyệt vọng, bị bỏ rơi và hàng “nan trị” tôi mới hiểu thấu được mọi điều kỳ diệu; chỗ truyền bá của cuộc đời thuần chính và tươi đẹp. Chỗ này thật khó mà đưa ra bày giải một cách rõ ràng trong tập sách này. Tuy vậy tôi dám cả gan viết ra đôi quyển sách nhỏ như quyển “Nền triết lý của y học cực đông” và quyển “phương pháp tân dưỡng sinh” Quyển sau này viết ra cho tất cả mọi người theo một quan điểm thực hành, quyển trên lai viết ra theo một quan điểm lý thuyết. Trong tập sách này vì hẹp chỗ, không thể tóm tắt 2 quyển ấy vào đây được, nên chỉ trình bày lập lại những lời khuyên sau đây là lời khuyên rất chân thành, trình bày cho các bạn:

1) Dẹp tất cả các loại đường trong bữa ăn đi
2) Phải hiểu rằng người ta vẫn sống được không cần phải ăn thịt như loài hạm
3) Nhất là phải ăn những loại ngũ cốc nguyên chất. Không giã trắng tinh ( hoặc những loại bớt tinh chế chừng nào càng tốt)
4) Bớt ăn những thức ăn nào khác càng hay (sống nghèo)
5) Uống ít nước chừng nào cũng quý ( như nước chè, thức ăn có pha màu, rượu, nước lã, các thứ nước giải khát của nước ngoài đem tới). Hãy thí nghiệm như thế trong một hoặc ba tuần các bạn tự nghiệm thấy. Tôi cũng cần thêm vào đây và chú giải đáng áp dụng vào trong hai điều kiện trên này.
6) Loại đường thương mại và kỹ nghệ chẳng phải là thức ăn tối cần thiết. Con người đã sống trong hàng mấy vạn năm không biết đường là gì. Đường chỉ loại cung cấp khoái khẩu co vui, trong chốc lát thế thôi. Chỗ khoái khẩu ấy là vị trí phán đoán cảm giác của chúng ta khiến như thế, chính cảm giác này là tai hại nhất, nó khiến chúng ta sụp vào chốn nguy hiểm hoại thân.
7) Loại thịt làm khoái khẩu. Nền văn minh dư dật và lạm dụng đã cung cấp giống ấy cho chúng ta nhiều biết bao! Lý thuyết về dinh dưỡng ngày nay đã khuyến khích chúng ta dùng nhiều thịt quá. Sự thật thì thịt và những loại đạm thú vật chẳng có gì là “tối thiết” cả, không có những loài ấy ta vẫn sống được như thường. Tất cả những thú vật đều có thể sản xuất được những đạm riêng biệt dành cho chúng, mặc dầu chúng chẳng sẵn có những nguồn sản sinh ra đạm khí. Tất thảy, chúng đều có năng lực chuyển hoá thân khí và dưỡng khí thành ra đạm khí.

Nếu chúng ta theo thói quen ăn rất nhiều thịt thú vật cho hợp với lý thuyết dinh dưỡng đời nay, chúng ta sẽ mất khả năng kỳ diệu của chúng ta, khả năng tự mình sản sinh ra những loại đạm riêng biệt cho bản thân. Như vậy là chúng ta đã tự đánh mất bản năng sống còn và độc lập của mình! Điều này cũng khủng khiếp không khác gì việc dùng Insuline và sinh tố C (xem bài nói về sinh tố C của Neven Henoff phụ san sau này. Dùng sinh tố C quá nhiều tức là gây ra một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của bệnh ung thư). Sự thật đạm là một trong những loại chất do cơ thể chúng ta sản xuất ra trong khi dùng những nguyên liệu thái quá hoặc vô dụng. Cơ thể cho chúng ta thấy bằng chứng hiển nhiên về việc ăn uống nhiều sẽ vô ích như thế nào Kìa móng tay, da, nhất là bàn chân vv… Các phần ấy sở dĩ mọc ra nhanh hoặc dày lên nhanh chóng chúng có nghĩa là chúng ta ăn uống quá thừa. Những mụn cóc và những bệnh ung thư cũng là triệu chứng chỉ cho thấy mình đã ăn đạm thú vật vô dụng. Ăn như thế chỉ là ăn để mà chờ chết! Bệnh ung thư chỉ vì ăn protein thú vật quá nhiều cho nên nó bành trướng ra.
Thelast
Sau này chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề này kỹ càng hơn. Bây giờ hãy trở lại vần đề người văn minh và người không văn minh.

Người văn minh vốn thông thái, rụt rè, sợ hãi khi nhìn nhận phần kém thua của mình, cho nên dùng tất cả những phương tiện khoa học và kỹ thuật với mục đích duy nhất là loại trừ cho được những triệu chứng làm cho họ lo sợ nhất là đưa họ tới cái chết rốt cuộc thì không gì còn hết. Đấy là cách người văn minh thực hành nền y học đối chứng trị liệu tức nền y học không thể trị tiệt được một căn bệnh gì mà chỉ khử trừ những triệu chứng phát lở ra ngoài. Nền y học ấy sử dụng cách chữa trị tạm thời. Nền y học ấy chẳng cố gắng tìm tòi cho ra nguyên nhân của bệnh tật ! Thật thế, nền y học ấy chẳng chú trọng đến gốc của bệnh mà chỉ trừ khử những triệu chứng của bệnh. Nền y học ấy thấy những hiện tượng bên phía tâm lý ngoài của bệnh, nền y học ấy không chú trọng để tâm đến người bệnh nhân là kẻ đã sáng tạo ra căn bệnh….Đến đây tôi có thể đủ tư cách mà nói ngay rằng nền y học đối chứng trị liệu chẳng bao giờ trị được bệnh ung thư đến tuyệt căn một lần cho dứt hẳn; không chỉ bệnh ung thư mà thôi, nền y học ấy không thể chữa được bất cứ một bệnh gì, dầu là bệnh cảm mạo bình thường.

Người không văn minh bao giờ cũng khiêm tốn và nhu mì, bao giờ cũng có vẻ tự kiểm thảo lấy mình, hoàn toàn tin tưởng nơi đời sống bao quát, tuân theo trật tự của vũ trụ vô biên, tự mình quay trở lại tìm lấy nguyên nhân của những bệnh tật mình đã mắc phải. Khi đã tìm ra nguyên nhân họ chữa lại và tái thiết lấy sức khoẻ, cảnh hoà bình và cả cảnh tự do của họ phương pháp họ đem dùng cho đạt được như thế rõ là thô sơ tầm thường chỉ có cầu nguyện và đoạn thực. Cầu nguyện nghĩa là tự xét lại tất cả theo luật Âm Dương, tức là luật công bình của vũ trụ vô biên. Đoạn thực tức là tẩy trừ tất cả những chất đạm đã ăn vào nhiều quá, cốt làm thế nào cho gan nhẹ bớt gánh nặng và làm cho cơ thể được nhẹ nhàng. Đấy là chỗ cốt yếu của nền y học căn bản thần thánh và toàn năng.

Nhưng tôi lại có một vấn đề đem chất vấn cùng các bạn, người văn minh. Tại sao các bạn không cố gắng tìm cho ra tận nguyên nhân của tất cả nỗi thống khổ của nhân loại, trái lại chỉ chăm chút đến những phương tiện phá hoại kia, chỉ lo khử trừ những triệu chứng phía ngoài và tạm thời.

Mỗi khi các bạn ngăn chặn được triệu chứng không lẽ mà không trừ khử được nguyên nhân của nó, các bạn lại không biết những triệu chứng ấy chỉ thừa dịp là trỗi dậy trong những hình thức khác mãi mãi chăng! Phải chăng các bạn đã bị cận thị và tâm trí bị che bịt?

Thử lấy bệnh đái đường làm thí dụ. Cách chữa trị bệnh này của y học đối chứng trị liệu chỉ căn cứ vào chỗ nội trị. Không đủ sức của Insuline…Vì thế các Đốc tơ cho tiêm thuốc bằng cách nhân tạo ở phía ngoài. Đó phải chăng là một lối trị bệnh có hơi thô sơ quá rẻ tiền, quá trẻ con! Các đốc tơ chẳng bao giờ quan tâm tìm tòi đến nguyên nhân tại sao nỗi bệnh nhân có chỗ thiếu thốn Insuline như thế! Chỗ thiếu thốn về Insuline bao giờ cũng đi trước chỗ quá thừa Insuline. Nếu người ta dùng Insuline tại bên ngoài thật nhiều và thường thường, thế là tuỵ tạng trở nên thất nghiệp, càng ngày càng trở nên nhác nhớm, rốt cuộc đến mất hẳn khả năng sản xuất Insuline, chẳng khác nào người ta đối với một đứa bé hỏng thân hư nết quen người lớn cho nó bất cứ giống gì mỗi khi nó đòi hỏi.

Lại lấy thí dụ thứ 2, tức là mụn cóc và lớp da dày của bàn chân. Cả hai đều là sức sinh sản thừa thãi. Xem nơi những người ăn chay, không ăn đạm thú vật, chẳng bao giờ có thể. Người đàn bà thường có như thế hơn đàn ống. Nghĩa là người đàn bà có một khả năng sản xuất đản bạch tinh thú vật dồi dào gấp mấy lần đàn ông. Vì thế người đàn bà phải triệt để cữ dùng đạm động vật hơn đàn ông. Bỏ tất cả đạm thú vật, không ăn nữa, sẽ thấy mụn cóc và lớp da dày ở bàn chân tiêu mất trong đôi ngày, chẳng cần phải chữa trị theo lối đối chứng trị liệu hoặc chữa theo cách làm lành tạm. Dầu cho tất cả những bệnh gì sinh ra vì ăn đản bạch tinh thái quá, như mụn nhỏ chẳng hạn cũng thế. Chính mắt tôi thấy trường hợp của một em bé gái có trên 200 mụn cóc nơi chân, tự nhiên chỉ trong vòng 3 tuần lễ theo lời khuyên bảo của nền triết lý chúng tôi, những mụn cóc đều rụng đâu mất, không cần đến thuốc thang gì cả. Thì bệnh ung thư này cũng là thế: Bệnh này sinh ra chỉ vì dùng quá nhiều đản bạch tinh.
Thelast
Lại một thí dụ thứ 3 nữa: Tóc rụng ở Luôn đôn các bức tường của xe điện ngầm và những nơi khác, tôi thường thấy tấm quảng cáo lớn của các nhà chuyên môn tự cho mình có thể chữa khỏi tóc rụng. Ấy vậy mà những người hói đầu lại thây ở Châu Âu nhiều hơn hết. Tại sao vậy? Thử hỏi nguyên nhân và động cơ khiến cho rụng tóc là vì đâu? Nền văn minh khoa học thật ta chẳng bao giờ tìm cho ra thứ nguyên nhân đó và động cơ nào khiến cho người Âu châu ít tóc hơn người Á châu. Tại sao người Âu châu là giống người mọc lông nhiều nhất, lại là người hói tóc nhất. Chẳng một ai giải bày cho thông suốt vấn đề này xem.

Tôi để ý vần đề này thì ra người Á- Đông ăn rất ít đản bạch tinh thú vật.

Những loài thú ăn cỏ hoang ngoài rừng, chúng cần tìm những cây luôn luôn để cho chúng đủ sức lực. Vì rằng chúng tìm ra món ăn cho đủ sức lực cũng không phải dễ, nhất là những nơi thiếu thốn, hoặc vì thời tiết không cho phép theo hoàn cảnh sinh lý học. Tuy thế chúng có chỗ thích nghi kỳ diệu chính là đời sống của chúng và chúng nảy nở một cách trực tiếp tuỳ theo chỗ nghiên cứu của thức ăn vật chất thích nghi kỳ diệu ấy khiến cho chúng ta sản xuất được loài đản bạch tinh thú vật riêng cho nòi giống chúng, nhờ những cây cỏ mà có cái khả năng sinh sản này khá lớn và lại co giãn, hoạt động tuỳ theo dung lượng về vật chất của đạm khí, nhất là nhờ yếu tố thích hợp, với cuộc đời của chúng.

Thường chúng sản xuất được nhiều những đản bạch tinh trong mùa đông hơn tức là số lượng cây cỏ không được dồi dào như ngày thường, Trái lại trong thời mùa hè là lúc nhiều cây cỏ nên chúng giảm bớt số đản bạch tinh. Đấy chính là luật nghịch thường biện chứng. Âm hoá ra Dương, Dương hoá ra Âm. Đó là luật căn bản của cuộc đời, trong sinh vật học và sinh lý học của cuộc đời mới này không làm gì biết tới.

Như vậy chắc các bạn cũng hiểu tại sao ở xứ lạnh thế mà loài thú hoang vẫn béo tốt được, mặc dầu cứ xem bên ngoài như luống khí hậu ấy không thích hợp với chúng. Chính vì chỗ thích ứng biện chứng của tất cả các sinh vật cho nên loài thú hoang hoặc thú thiên nhiên về mùa đông lai có rất nhiều đản bạch tinh.

Hoặc là vì khí lạnh và chỗ thiếu thốn khiến cho cơ thể chúng sản xuất ra vô số nhu cầu dự trữ nhiều hơn. Thì ra chỉ có lạnh lẽo và cảnh túng thiếu mới có thể kích thích chỗ thích ứng và năng suất của chúng ta !

Loài người đã phát sinh ra lửa và muối tức là bước đầu của nền văn minh. Lửa và muối là hai đại yếu tố để dương hoá ( sinh ra hơi nóng và khí lức), loài người có thể nhờ đấy tuỳ ý sử dụng hơi nóng và khí lực ở bên ngoài. Vì thế mà sức ngự hàn tự mình tạo lấy không còn có nữa. Do đấy khiến cho phải mặc áo quần che thân. Càng mặc áo quần phủ phệ chừng nào càng lạnh run rẩy chừng ấy. Đấy chính là tác dụng của luận biện chứng, cáng lợi ích chừng nào càng vô ích chừng ấy, chỗ lợi ích khiến cho thành ra vô ích hoặc thêm độc hại là khác. Lửa và muối hai yếu tố dương hoá phía bên ngoài của loài người đến nỗi dẫn loài người tới chỗ mất hẳn khả năng dương hoá bên trong, nói cách khác là khiến cho loài người tăng thêm khả năng Âm hoá (càng tăng thêm cảm giác, tình cảm và tư tưởng bài tha). Năng suất sinh sản về đản bạch tinh thú vật càng ngày càng giảm sút. Vì thế loài người muốn tạo trở lại loại đản bạch tinh chừng ấy. Họ càng ngày càng trở nên đoạ lạc nhác nhớn, nghĩa là càng ngày càng văn minh. Họ không tự đi săn bắn lấy mà ăn, cũng chẳng tự chăn nuôi lấy để mà dùng, mà chỉ phó thác cho hàng chuyên môn chăn nuôi cung cấp vô số thịt cho họ. Dần dần loài người đi đến mất hẳn hoặc hầu như không còn khả năng sản xuất những đản bạch tinh tuý và đặc biệt cho mình….Càng ngày loài người càng thấy cần thiết phải ăn thịt thú vật. Ăn vào nghe càng ngon béo dễ tiêu. Cứ thế mà ăn mãi nên từ đó cơ thể của chúng ta lại phải nhọc công sáng tao ra bộ máy để huỷ hoại số đản bạch tinh nhập cảng thừa dư, phải dùng một bộ máy khác đẻ trục xuất gấp số dự trữ của cơ thể là loài kềnh càng nguy hiểm về nhiệt lực cũng như khí lực. Việc huỷ hoại đản bạch tinh cần phải gia tăng vô số thoan chất cho tế bào, thế là làm cho cơ thể, các cân nhục phải bành trướng ra, nhất là lớp da phía ngoài lại dễ bành trướng nhất. Việc bài trừ khí lực một cách nhanh chóng là do lúc xung đột hoặc lúc bài tiết về tính dục làm cho người mất khí lực và số muốn dự trữ thành ra Âm hoá. Nói tóm lại âm hoá toàn thể tức bành trướng toàn thể, lớp da bị bành trướng làm cho mất khả năng của công việc giữ gìn gốc chân tóc, vì thế mà tóc rụng.
Thelast
Nguyên nhân quan yếu tối cận của bệnh hói đầu chỉ vì lạm dụng sức lực của tình dục và như thế là vì món ăn quá nhiều thịt. Một nguyên nhân chính khác của bệnh hói đầu là món ăn quá Âm ( quá nhiều sinh tố C, đường chất giáp ( Potassium, lân tinh vv) khiến cho các sớ thịt, lớp da …bành trướng hay quá âm hoá

Đã biết được nguyên nhân của bệnh rụng tóc như thế, muốn chữa trị cho lành, không gì dễ dàng và đơn giản bằng chỗ bỏ ngay không dùng đản bạch tinh thú vật, đường, sinh tố C, lại còn có lối chữa bệnh phụ thuộc khác có vẻ đối chứng trị liệu là mỗi ngày ăn 100g rau câu. Rau câu này có hàng trăm loại khác nhau có thể ăn được nhưng tốt nhất là Wakame, arame, Igiki vv…

Các phụ nữ Nhật thường thích ăn rau câu, họ dùng nước gội đầu trong ấy cs “funon” ( một loại rau câu) họ không ăn thịt, cho nên tóc họ mọc dài thường một thước rưỡi… Các bạn thường thấy những sợi dây to lớn văn cốt trong sườn nhà kết bằng tóc phụ nữ Nhật cách đây hàng trăm năm. Những dây tóc khổng lồ này để cột kéo những tảng đá kếch sù từ các xứ miền Bắc về, khéo băng qua cánh đồng này, sườn núi nọ. Nhờ những dây tóc khổng lồ này để cột kéo những tảng đá kếch sù từ các xứ miền Bắc về cách xa hàng trăm cây số về thành phố kinh đô là một kinh thành phật giáo để xây cất cảnh nhà thờ đồ sộ Honganzi ở kế cận nhà ga lớn của thành phố, là nơi có vô số khách tứ phương tấp nập du ngoạn. Kể có hàng tá sợi dây ( bề kính một tấc dài hàng mấy chục thước) quấn tròn lại như hình con trăn kỳ dị.

Chỗ đại cương của y thuật đối chứng trị liệu và y thuật trị căn khác nhau là thế. Triết lý của chúng tôi xác nhận và hoạch định ra 7 giai đoạn phán đoán và hiểu biết. Đại đa số người ta còn quanh quẩn ở các giai đoạn thấp kém và còn ở tại nơi giai đoạn tối đế nữa là giai đoạn chúng tôi gọi bằng giai đoạn máy móc và mù quáng. Đối với họ thì y thuật đối chứng trị liệu và chữa tạm thời là hữu ích. Nhưng những kẻ muốn hưởng trọn một cuộc đời dài thích thú, muốn cho bao nhiêu ảo mộng vẩn vơ của mình được thực hiện kế tiếp mộng này đến mộng khác, thế nào cũng cần có được trí phán đoán. Đối với hàng này đã sẵn có nền triết lý của y thuật về hạnh phúc ở cực đông dìu dắt. Nền văn minh khoa học và kỹ thuật nhằm mục đích làm cho hết thảy những nỗi an vui. Tôi vẫn thán phục. Nền văn minh ấy đã cho chúng ta một tốc độ ghê gớm. Tôi thích lắm, vì rằng nhờ có nền văn minh ấy tôi mới có thể thăm viếng các anh chị em khác biệt ở ngoài muôn dặm xa xăm. Về điểm này tôi cảm ơn lắm (chính chỗ này làm tôi khác với Gandhy)

Tôi muốn rằng người ta chớ nên lạm dụng nền văn minh đẹp đẽ kỳ quan này. Bởi vậy người ta phải làm cho trí phán đoán tối cao mở ra trong khi học tập và thực hành dần dần nền triết lý này là một nền triết lý ngày nay hầu như bỏ quên không ai khác nhắc nhở tôi.
Thelast
CHƯƠNG V

NHẬN XÉT VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÔI CHỨNG TRỊ LIỆU


Có nhiều chỗ trong phương pháp đối chứng trị liệu tôi không làm sao hiểu thấu.

Ví dụ:

(1) Ung thư chẳng phải là 1 vị thuốc độc, cũng chẳng phải là loài ký sinh xâm nhập vào chúng ta, nó chỉ là những tế bào khó thể hiểu và kỳ quái do chính chúng ta cấu tạo.

Thì ít ta y học Phương tây cũng khám phá được điều này. Bệnh ung thư chính do chúng ta tạo ra. Thế mà khoa học hiện đại đã nỗi danh là rất tinh xác đều không tìm ra được động cơ của bệnh ấy. Tại sao thế ? tôi khó hiểu quá.

Một vị đốc tơ Nhật bản đã viết: “nguyên nhân của bệnh ung thư là muối trong nhà bếp, và có thể là trong gạo cơm” Nhà chuyên môn rõ lăn tăn hai điểm ngộ nhận nhị nguyên luận.

1) Ông ta kết tội muối người ta thường dùng trong nhà bếp hàng mấy nghìn năm nay. Đâu có thể … hơn nữa vị đốc tơ ấy chẳng hiểu đến chỗ quan trọng của muối là một yếu tố rất lớn trong việc dương hoá thực phẩm của chúng ta, vì thế nó là một món dùng để trị bệnh ung thư rất công hiệu.

2) Người Nhật bản và người Trung hoa là giống người ăn cơm từ hàng nghìn, hàng vạn năm nay. Ông ta đâu có để ý cho rằng ngày xưa dân chúng hai xứ ấy đối với bệnh ung thư có vẻ đặc biệt lắm, vì là một bệnh rất hiếm. Chỉ trong vòng mấy chục năm lại đây bệnh ấy mới càng ngày càng nhiều. Phải biết rằng trong gạo có 2 loại dùng để ăn được

A Gạo lứt không giã vỏ cám, còn thiên nhiên, có thể chữa trừ dễ dàng, không cần một phương tiện hoá học

B Gạo đã giã sạch lớp vở mỏng cho thành trong bóng là có tính chống đối lại các chất hoá học một cách mãnh liệt dị kỳ ( nhất là các chất chua) lại giã sạch lớp vỏ ngoài, rồi lấy lớp trung gian, lớp trong nữa, lại còn mấy lớp nữa, đều là những lớp có chứa đựng tất cả khoáng chất tối cần thiết cho người, còn phá tất cả những sinh tố, chất béo, đản bạch tinh vv… Giã sạch như thế chỉ làm cho hột gạo còn lại một cục bột hoặc thuỷ hoả thoan tố chẳng có một khoáng tố nào, chẳng có đản mạch tinh, chẳng có sinh tố, chẳng có chất béo nghĩa là một thực phẩm rất bất toàn, nên chứa loại gạo ấy cần phải có chất hoá học vào hoặc có các chữa trữ đặc biệt, loại gạo giã tinh này gọi là “gạo giã trắng” được người ta rất hoan nghênh, cho là thời trang nhất là từ khi du nhập loại máy của Đức gọi là loại “engelburg” vào nước Nhật trong vòng 60 năm lại đây. Phàm con người còn ở vào giai đoạn trí phán đoán cảm giác bao giờ cũng là nô lệ thị hiếu của mình thì không phải không có hại. Những quốc gia trong thế giới bị suy vong cũng như bất luận một cơ thể nào, thường thường bắt đầu hư hỏng từ bên trong hỏng ra. Những kẻ vô trách nhiệm đều nhận rằng tất cả tai hoạ đều do phía ngoài sinh ra. Chủ trương như thế, họ tự phô bày cho mọi người thấy rõ chỗ phục tùng ngoại cảnh, phô kỳ tính chất tự mình đã bất công. Trật tự của vũ trụ vô biên bao giờ cũng kích thích làm cho có sinh khí , lại phá hoại, chuyển hoá ra tất cả những gì trong vũ trụ này tức là luật công bình tuyệt đối. Tất cả những kẻ nào vi phạm luật công bình tuyệt đối đều phải trả một giá rất đắt.
Thelast
Nhà chuyên môn trên này kết tội gạo và muối ( lại lẫn lộn 2 hạng gạo A và B ) cho là nguyên nhân của bệnh ung thư, thế nào cũng phải trả một giá rất đắt cho sự lầm lẫn ấy. Trước sau gì ông ta cũng như các nhà chuyên môn trị bệnh ung thư! Họ phải trả với giá gấp bội: họ bị chết yểu hoặc bị mất mặt. Nếu các bạn đem 2 thứ gạo A và B cho một con chuột ăn, nó sẽ nhảy đến thứ gạo B. Nó không bao giờ lẫn lộn. Các nhà chuyên môn trị bệnh ung thư này hẳn có một bộ não phán đoán thấp kém gấp mấy bộ não của con chuột.

Cũng chính nhà chuyên môn Nhật trị bệnh ung thư này lại lấy làm hớn hở đe doạ kẻ nào không uống sữa. Rõ quả gian lậu! Tôi lấy làm quái gở vô cùng ông ta đến nỗi khờ khỉnh không biết cho rằng người Nhật bản chẳng bao giờ có thói quen uống sữa và chẳng bao giờ sữa làm món ăn thích ứng với hàng tráng niên. Loại sữa đem bán ở các thị trường, nghĩa là sữa bò chỉ có dùng cho bò con bú mẹ chúng chỉ cho bú trong vòng mấy tháng đầu khi lọt lòng mẹ thôi. Vả chăng người Nhật lúc nào cũng luôn luôn khuyên răn người ta tránh bóc lột những động vật khác, cố gắng sống một cách độc lập bất ỷ. Vì Đốc tơ chuyên môn trên này lại chẳng biết cho rằng bệnh ung thư chẳng bao giờ sinh ra nơi người không uống sữa bò. Khốn nỗi người Nhật bản thường tình bao giờ cũng vui lòng chấp nhận tất thảy, trời xấu cũng như trời tốt, chẳng bao giờ chống đối trong việc gia đình giáo dục cũng như trong xã hội giáo dục, họ cố gắng nín chịu cho quên mùi sữa bò để tỏ vẻ trung thành với các bậc thầy văn minh. Nhưng lúc ban đầu nó khó khăn nhường nào! Cho con cái của mình uống sữa bò, thế nghĩa là muốn cho con cái của mình trở thành anh chị em của bò con, những dưỡng tử của loài vật như thế nghĩa là việc phản đối thuộc về cảm tình, nhưng tại sao các nhà chuyên môn của y học Phương tây đều cho việc uống sữa bò là thích thú?

Trong việc nuôi nấng con cái của hàng phụ nữ ngày nay phải cần tới sữa bò, phải chăng vì họ mất hẳn khả năng sinh sản ra sữa để nuôi con họ. Còn đối với kẻ khác phải dùng sữa, phải chăng một lối thời trang hoặc một niềm mê tín về khoa học? Phải chăng một tôn giáo về khoái lạc chủ nghĩa mới? Chẳng can gì. Nhưng đáng sợ thay con người lại trở nên phụ thuộc vào loài thú có vú thấp kém trong khi mình đã có một hàm răng lởm chởm.

Người ta kết tội bất luận cái gì làm nguyên nhân cho bệnh ung thư cũng được cả, miễn là người ta giải thích cái động cơ do đấy mà hoá ra bệnh ung thư hoặc hoá ra tai họa cho rõ ràng chính xác cụ thể theo sinh vật học, sinh vật hoá học, đồng thời phải chỉ rõ cho người ta cách chữa trị tận gốc làm thế nào một lần mà tuyệt căn. Theo các thống kê xã hội học, địa dư học, hoặc chính trị học vv…chẳng có một giá trị nào trong lĩnh vực sức khoẻ, sắc đẹp, hạnh phúc, lẽ công bình, cảnh tự do cả.

Vả chăng tất cả những sự tuyển trạch nhờ ở các phương tiện thống kê tuyến cử, bỏ thăm lấy đa số chỉ có giá trị trong một xã hội gồm toàn bọn dốt nát, nô lệ, hạng người có một bộ não phán đoán tồi tệ, hạng người chẳng biết gì là lẽ công bình! Cái gọi là đa số, cũng như cái gọi là quyền lực có thể là lầm lẫn lắm. Trong lịch sử đã thấy biết bao gương thảm thương. Một đằng thì Socrate, Jesus (bị vatican kết tội): đằng khác thì một số nhà xưởng minh khoa học có thể lực áp bức hàng đệ tử có thiên tài của họ…

Cái đa số tức là quần chúng. Quần chúng tức là sức mạnh thể xác. Thiên tài óc thành trí chỉ có thề và lắm lúc chỉ tìm thấy trong thiểu số thôi. Sức mạnh về thể chất và sức mạnh về tinh thần bao giờ cũng khác nhau, lại lắm lúc đối chọi nhau. Những thống kê là con đường của quần chúng noi theo, chẳng bao giờ luôn luôn là con đường của hàng thiên tài và thánh trí.

Phần đa số kia có thể quyết định về số nhiều hoặc số ít của mọi vật, mà chẳng bao giờ quyết định về giá trị về tốt hoặc xấu. Đây hãy xem một bằng chứng.
Thelast
Thuốc điếu và bệnh ung thư. Chính phủ Mỹ tuyên bố rằng việc dùng thuốc điếu chính là nguyên nhân tối quan trọng của bệnh ung thư. Họ căn cứ ở bản thống kê của các y sĩ. Chính phủ bèn đem việc này ra biểu quyết đa số. Đó chẳng phải là lần đầu tiên ở Huê kỳ. Tất cả những xứ gọi là dân chủ, mỗi khi gặp một việc gì rắc rối cũng đem ra hỏi ý kiến của sức mạnh đa số. Xem việc “cấm rượu” ở Huê kỳ “cấm hút thuốc” đây cũng chẳng khác gì việc “cấm uống rượu trước kia”.

Một trong những vị hoàng đế trí tuệ ngày xưa của Trung quốc đã tự đoán rằng khi một ấm liệu được chế tạo ra, thế nào cũng di hại về tương lai ghê gớm. Thế nhưng ông ta không cho ra lệnh “cấm”. Sự thật thì người Trung quốc uống gì cho lắm và thực tế chẳng có gì đáng than trách về chỗ lạm dụng ấm liệu của Trung quốc. Trí phán đoán của dân tộc Trung quốc rất cao là nhờ phổ biến của nền triết lý của trật tự vũ trụ vô biên tức triết lý Âm Dương, triết lý biện chứng, thực tiễn vào phổ thông. Đấy là chỗ chiến thắng của sức mạnh về lý luận, về triết lý phổ thông trong khi chống chọi về sức mạnh của đa số.

Cách báo nguy cho số người Mỹ nghiền thuốc điếu chỉ căn cứ vào những bản thống kê chứ chẳng phải căn cứ vào lý luận. Báo nguy như thế mà chẳng phân tích một cách chính xác thử hỏi khói thuốc sinh ra bệnh ung thư phổi là do động cơ nào? Họ viết ra rằng trong khói thuốc điếu vẫn có đôi chất độc ung thư. Nói thế thì trong “Smog” của Luôn đôn vẫn có nhiều chất ung thư tương tự như thế, người ta hàng ngày hút vào những giống ấy một số tương đương với 80 điếu thuốc. Cứ tranh luận về những vấn đề người ta không hiểu gì hết như thế, chỉ mất thì giờ thôi. Điều quan yếu nhất là làm thế nào cho có một ít lý giải chính xác, minh bạch về sinh vật, sinh vật hoá học và sinh lý học của cái động cơ do đâu cơ thể của chúng ta cũng như cơ thể của những kẻ nghiện thuốc điếu đến phải mắc bệnh ung thư! Trước tiên ta phải giải thích chỗ khác biệt từ cá nhân đã biểu thị cho người ta thấy miễn dịch tự nhiên của họ đối với bệnh ung thư. Và trước hết thử hỏi chỗ miễn dịch tự nhiên là gì? Chỗ này cả nền y học cả nền vật lý học hiện kim cũng đều bí đặc không làm sao trả lời được. Miễn dịch chỉ là một danh từ để che lấp chỗ dốt nát. Miễn dịch chỉ là đôi cái gì không biết được và không hiểu thấu, cái đáng bàng hoàng trong những tính cách phù ảo tầm thường nơi các đoạn kịch về y học của Moliere.

Chỗ miễn dịch là sức để kháng hữu hiệu không cho bệnh phát sinh, theo nền triết học cực đông là một đặc điểm của đời sống hoàn hảo. Thử hỏi đời sống hoàn hảo là gì? Theo về tâm linh mà nói đời sống tức là sự tự do vô biên, hạnh phúc vĩnh viễn và công bình tuyệt đối, tất thẩy mọi người đều có thể vui hưởng.

Đấy là căn bản của nhân quyền, mặc dầu bản tuyên ngôn nhân quyền hay ho kia không biết tới. Theo về vật thể mà nói, đời sống chỉ là một cảnh vật chất hoá cảnh vô biên tuyệt đối của cõi vô hình trải qua nhiều giai đoạn dài của các tổ chức về vũ trụ luận, thể thực luận, hạch tâm, nguyên từ rồi trải qua những thời kỳ của địa chất học, tổ chức đơn độc tế bào vvv…dẫn tiếp tới con người, và ngược lại tức là một cuộc phản hồi của một hành trình dai dẳng nhờ ở cách loại trừ vật chất hoặc tinh thần hoá vĩnh viễn. Cái “chết” chỉ là một sự tưởng tượng của nỗi sợ hãi, tức là cái hình ảnh của sự dốt nát không hiểu về trật tự lớn lao của vũ trụ vô biên.

Theo vô song nguyên lý của trật tự vô biên, nghĩa là theo biện chứng thực tiễn. Âm Dương, hút thuốc tức là liệt vào hạng Dương. Thuốc lá mọc ở các xứ nóng (Dương), vì thế nó là giống Âm, cây nó cao ( thế là nó bị sức ly tâm lực Âm thống ngự), lá nó to trải ra ( lá nó cũng bị sức ly tâm lực Âm thống ngự), nó lại là loại thảo mộc, thế là Âm. Thế nhưng kế đó đem nó phơi khô làm cho nó mất nước đi ( mất chất Âm tức là Dương hoá) rồi lại đốt cho nó cháy ( cách đó là cách Dương hoặc thứ nhất, bao nhiêu chất Âm đều tẩy trừ hết), làm thế khói hơi đầu điếu thuốc cháy bay thẳng lên không trung thành màu xanh nhạt hoặc tím nhạt (Âm) thế là biểu thị cho cách khử trừ tính chất Âm cuối cùng của thuốc lá, trái lại khói theo phía đuôi của điếu thuốc trở xuống miệng ngậm là màu Dương vàng xậm (cái gì sa xuống thì do sức cấu tận Dương thống ngự).
Thelast
Khói mà người ta hút thuốc hít vào, không phải là khói màu tím nhạt (Âm) mà là màu vàng sậm (Dương), biện minh như thế rõ có vẻ thông minh theo bản năng sinh dưỡng lão! Theo sinh lý hoá học mà nói, cái khói màu tím nhạt có chứa đựng hợp chất Âm còn khói màu vàng sẫm chứa đựng hợp chất Dương, sự phân tích về sinh lý hoá học đã xác nhận rõ như thế.

Bệnh ung thư là dùng chữa trị và ngự phòng bệnh ung thư rất có công hiệu. Huống nữa có chỗ chứng minh rằng khi người ta khởi sự hút thuốc lá ( dương hoá, co súc lại, cầu tâm lực) người ta trở nên gầy. Trái lại khi thôi không hút, sẽ trở nên béo, bành trướng phồng ra. Để ý nói người đàn bà có thai mà hút thuốc, sau đó sẽ sinh để ra đứa con không được to lớn mà nhỏ hơn thường, các bạn biết như thế là hút thuốc tức sự Dương hoá lấy. Bệnh ung thư là bệnh bành trướng cực kỳ, bành trướng mãi mãi (bị sức Âm ly tâm lực, bành trướng thống ngự) sẽ bị sức Dương hoá của khói thuốc hút vào cản trở không phát triển được. Do đó mà có thể thối bộ và cuối cùng phải tiêu mất.

Lẽ tự nhiên việc hút thuốc là chẳng phải một phương tiện duy nhất đem ra dùng để chữa bệnh ung thư, còn có nhiều phương tiện nữa và hữu hiệu gấp mấy, cũng như có nhiều cách làm cho bệnh lý luận thuận tiện phát sinh ra. Nhưng chúng tôi có thể tuyên bố quả quyết rằng kẻ nào mắc bệnh ung thư cũng như kẻ muốn được miễn dịch về bệnh ung thư, nên hút thuốc để chữa trị bệnh ấy. Tôi có thể giải thích vấn đề này thành ra nhiều quyển sách dày nghiên cứu về sinh lý hoá học và vật lý hoá học hầu làm cho luận điệu của chính phủ kết tội thuốc là gần đây không còn nơi căn cứ nữa, nhưng chưa phải là lúc làm.

2) Tế bào ung thư di chuyển rất dễ dàng cũng như trùng a míp vì thế chặn giữ nó lại và tàn huỷ nó rất khó.

Đấy là chỗ tự thú của các y sĩ và nhắc lại trường hợp của người lính than phiền cho nỗi địch thù của mình di chuyển đi và không cho mình nhăm nhe đúng đích việc di chuyển,cảnh bất cố định, những tính chất ly tâm lực là Âm. Chỗ ấy xác nhận tính chất Âm của các bệnh ung thư. Muốn cho mất tính cách Âm, người bệnh hàng ngày phải bớt dùng thức ăn có số lượng Âm chất như ddwc, đường, sinh tố C, trái cây, xà lách, nhất là nước uống trái cây, sữa…

1) Các tế bào ung thư tản mát rất dễ dàng trong cơ thể. Chỗ đó gây ra vô số nỗi khó khăn cho chúng ta.

Điều này lại là đặc điểm khác của Âm: Việc chia ly rời rạc, của vật này vật kia, chỗ tản mát, tính cách bài tha… Tất cả điều này còn xác nhận tính chất thái Âm của bệnh ung thư. Thử hỏi đợi đến lúc nào các y sĩ thời nay mới thấu hiểu cho rằng chính đây là điểm quan trọng trong việc nghiên cứu hữu hiệu để chữa trị bệnh ung thư.

2) Đến ngày gần cùng tận, cơ thể người bệnh ung thư dần dần mất hết đản bạch tinh rất chóng, đồng thời người ta chẳng rõ động cơ nào mà máu cũng kiệt đi.

Bệnh ung thư là bệnh sinh ra vì tích trữ đản bạch tinh quá nhiều. Người ta càng tích trữ đản bạch tinh vô dụng nhiều chừng nào, bộ máy tích trữ càng hữu hiệu chừng ấy. Công việc gì cũng thế, càng rèn luyện càng tinh. Máu là căn nguyên của đản bạch tinh nội thể, vì thế nó càng ngày càng thiếu hụt.
Thelast
Thử hỏi loại đản bạch tinh này quy tụ trong ung thư ở đâu mà đến? Có lẽ rõ ràng là do máu của chúng ta cung cấp. Và máu ở đâu mà có? Hiển nhiên máu của chúng ta do các tiểu đại trường sản xuất ra nhờ các món ăn đem vào và nhờ các cơ quan tiêu hoá nhuần nhuyễn tiêu ra. Chỗ này là chỗ xác tín luận lý của tôi từ 40 năm nay, một mối xác tín do vô song nguyên lý biện chứng Âm Dương gây ra (các G.S Chishima và K. Morishita trước đây mấy năm đã chụp hình một cách tỷ mỷ để chứng minh việc chuyển hoán của thức ăn tiêu hoá ra thành máu và cách biến chuyển xích huyết cầu ra thức đản bạch tinh ung thư). Giả thuyết rằng máu ở trong tuỷ xương biến hoá ra, rõ không có gì là căn cứ khoa học.

Những động cơ biến chuyển những thức ăn tiêu hoá thành ra máu và máu biến chuyển ra tế bào ung thư là Âm. Hai việc biến chuyển này có thể làm trái ngược lại với những yếu tố tương phản là Dương, kẻ nào biết được những động cơ ấy. Có thể điều khiển những biến ấy đi theo đường lối ung thư hoặc cho đi theo đường lối trái ngược.

1) Bệnh ung thư là địch thủ vô cùng ghê gớm của loài người từ ngày xưa xa xăm.

Đây là một “Lời tuyên ngôn của tính cách bài tha và ngạo mạn của con người” rõ rệt vô cùng chính là bản tuyên ngôn của người văn minh gọi là Thiên chúa giáo phản đối lại giào huấn” chớ chống cự lại, dầu cho đến với kẻ hung tàn cũng thế! Bệnh ung thư chẳng phải là bạn láng giềng của bạn, cũng chẳng phải là kẻ thuê nhà của các bạn. Chống đối nó tức tỏ ra mình sợ hãi nó. Việc chống đối và sợ hãi tức là đặc điểm của kẻ không có lòng trung tín, không có tình yêu bao quát, không có lòng khoan dung, kẻ như thế là kẻ đã chịu thua đầu hàng- Lòng khiếp sợ tức là lương tâm của kẻ đã bị đánh bại và giết chết rồi! Sự chống đối là tâm trạng chán nản của kẻ đã ốm yếu. Việc chữa trị của nền y học đối chứng trị liệu tức là chỗ kết luận của tâm trạng chủ bại này.

Muốn chữa trị bệnh ung thư của kẻ bệnh chủ bại này trước nhất phải làm thế nào cho họ giải thoát khỏi hẳn tâm trạng này: Không làm như thế, thảy là vô ích, vì kẻ bệnh đã chịu bại vong rồi. Trường hợp của Đốc tơ Ytazki Quản đốc bệnh viện phụ bệnh viện Trung ương về ung thư của Nhật cho ta thấy rõ hơn gì hết.

Sinh ngày 5/7/1898 chết ngày 24/5/1963 Đốc tơ Y taziki là một trong những nhà lãnh đạo phong trào quốc gia chống bệnh ung thư. Trước ngày ông chết hai năm ông bị ung thư nặng, và ung thư ấy chỉ bằng bột gạo. Ông liền viết di chúc ấy được đăng ra trong một nguyệt san rất phổ thông sau ngày ông chết là tờ Fujin Kohron. Xem đến, tôi tức tối vô cùng và rất đáng tiếc cho nền y học của Tây phương và nền y học rất quyền hành.
Thelast
“Di chúc”

Ngày 28/8/1961


Chớ nên công bố cho mọi người biết rằng trường hợp của tôi là một trường hợp ung thư, mà chỉ là một trường hợp lợi răng bị phồng lên. Tôi xin như thế để cứu đứa con gái cuả tôi hãy còn bé (nghĩa là tôi sợ rằng trường hợp của tôi chỉ gây ra việc khó khăn sau này thành gia thất của chúng sau này). Tôi còn một lẽ khác nữa là xin chớ ghĩ rõ danh từ ung thư. Từ mấy năm nay tôi cố gắng làm việc để truyền bá khắp nước Nhật cái tư tưởng càng chóng phát giác chừng nào càng chắc chắn chữa lành chừng ấy. Tôi cũng chằng nên lưu lại cho chúng cái gương chính tự tôi không được chữa cho tôi. Nếu thế thì toàn thế giới sẽ ngã lòng và mất hẳn lòng tin cậy vào y học hiện kim, cho là một y học bất lực.

Tôi nghĩ rằng chúng ta bị ung thư, rõ là một vận mệnh, chúng phải nhìn nhận rằng ung thư thường phát ra một nơi nào trong thân thể chúng ta không bị nhức nhối kinh niên.

“Không bao giờ nên cho bệnh nhân biết họ bị ung thư…Nếu cho bệnh nhân là một y sỹ, cần phải cẩn thận về thuật ngữ khi dùng để nói với họ”.

Theo di chúc ấy thấy rõ ràng. Đốc tơ Tazaki chẳng đúng là nhà khoa học, ông ta vẫn có nhiều ít tin theo thuyết vận mệnh. Ông ta rõ thật quá đa cảm để bộc bạch về sự thật của khoa học. Ông ta bao giờ cũng luôn luôn quá sợ hãi.

Các nhà ung thư học đã khởi sự sản xuất ra ung thư giả. Năm 1915 là lần đầu tiên trên thế giới, đốc tơ Yamagiwa sau khi hy sinh mấy chục vạn chuột để sản xuất ra loại ung thư giả nơi con chuột: Ông ta dùng một thứ nhựa chà xát vào các loại chuột ấy để cho giả thuyết của ông được vững chắc rằng bệnh ung thư sinh ra là do một chỗ nhức nhối kinh niên. Ông ta thành ra người sáng lập Viện ung thư Nhật. Tôi rất tán thành chỗ bền chí cương quyết dũng tiến của ông, nhưng không thể nào xác nhận được phương pháp thí nghiệm của ông là một phương pháp thiên về kinh nghịêm hơn là khoa học rõ là một kinh nghiệm lý hội hơn là khoa học! Rõ là một lý trí chủ nghĩa!

Công việc nghiên cứu về bệnh ung thư ban đầu căn cứ vào những thống kê. Một số người lao động bị ung thư. Kế đó người ta cho rằng những dược liệu hàng ngày dùng cho hàng lao động ấy hẳn có chứa những hợp chất hoá học sinh ra ung thư. Như thế rõ là một tâm trạng quá thuần giản, trong khi nhận ra rằng người ta có thế sản xuất ra ung thư nhờ ở một vật lý làm cho nhức nhối lên. Người ta chưa nhận ra được cái vẻ nhức nhối ấy hoặc là hợp thể hoá học của giống ấy mới chính là nguyên nhân của bệnh ung thư. Một khi nhận ra chính hợp thể hoá học gây nên cần phải xét tới những điều kiện sinh lý học, sinh lý hoá học, đồng thời, xét tới tính chất nam hay nữ, tuổi tác của người bệnh thời tiết, vv…Sau khi đã xét thấu tất cả các điều kiện khi đó, còn cần phải tìm tòi ra xem có cái gì ngoại lệ không. Nghĩa là không còn có một người nào được miễn dịch chăng. Nều thấy ra chỉ có một người được miễn dịch thôi, cần phải nghiên cứu trở lại tất cả về người đã được miễn dịch ấy….Chán ngán cho khoa học! Các y sĩ chỉ lấy làm hài lòng trong khi xác nhận một trong những trường hợp tức là kinh nghiệm và lý hội mà thôi, mà không biết gì đến từng trường hợp riêng biệt khác trong ấy có cả trường hợp miễn dịch là một trong trường hợp ngày nay đã thấy rõ ràng trước mắt.

Ngày nay người ta đã có cách sản xuất ra một số nhiều các sự ung thư nhân tạo: Ung thư Bashford của Flakner Jobling của Fuzimani của Likubo, của Koto của Yoshida vv… Tuy thế người ta không rõ có phải đồng một loại chăng, cũng không rõ tại sao nó lại sinh ra do những hợp chất hoá học khác nhau, cũng không rõ nó thuộc vào bộ phận nào, cũng không rõ tại sao có đôi loại trong số ung thư ấy có thể đem qua nơi khác và có thể phát dục mãi ở các loại thú mạnh khoẻ khác, trái lại có đôi loại không làm thế được vv… Có vô số vấn đề phải giải quyết.
Thelast
Đêm vô song nguyên lý biện chứng thực tiễn ra xét các trường hợp ấy, thấy rằng tất cả các liệu chất hoá học dùng sản xuất ra ung thư đều là Âm. Như Quinone Fruclose, Rhodamine, những thuốc nhuộm có đạm chất.

1) Trong khi nghiên cứu về bệnh ung thư của chuột B. Basford và M Haarand phát minh được rằng người ta có thể làm cho loài ấy miễn dịch nhờ cách tiêm tế bào loài chuột lành mạnh và nhất là lớp da của một thai nhi huyết dịch nguyên chất đều có hiệu nghiệm vv..

2) Các tế bào khoẻ mạnh vô bệnh, nhất là tế bào của thai nhi và loại xích huyết cầu mới thành đều là Dương? Vậy làm thế nào cho họ hiểu được như thế? Đáng thương hại thay.

3) Nếu đem một con thú khác giống đã cho rọi qua tuyến X, người ta có thể chuyển bệnh ung thư của con thú này sang một con thú khác được, mặc dầu lâu nay cho là việc không thể làm được

Đối với kẻ nào đã biết về vô song nguyên lý biện chứng và thực tiễn của nền triết lý Âm Dương thì chỗ chủ trương này rõ bé con, vì rằng quang tuyến X là một trong những nguyên tố Âm hoá học cực kỳ mãnh liệt

4) Đốc tơ Sirai phát minh rằng người ta có thể chuyển loại dị chất sang nơi khác nếu do bộ não chuyển qua

Điều này quả đúng, nếu người ta nghĩ rằng bộ não là cơ quan Âm nhất của cơ thể con người, một đối diện với lòng bàn chân là phần dương nhất. Chúng ta cũng có thể cho ông ta thấy rằng trong khi làm như thế lòng bàn chân là phần trong thân thể chống đối nhất việc ghép dị chất ung thư vào, nhất là nếu bàn chân ấy là một bàn chân bằng phẳng. Lại đi sau bộ não còn có những cơ quan để tiếp nhận việc ghép dị chất vào nhất là con mắt và thông thường là lớp da.

5) Lý thuyết cho rằng độc tố là nguyên nhân của ung thư ngày nay và càng ngày được nhận là đúng.

Cái giả làm cho cái chân bị mờ ám là khi nào cái chân khó tưởng tượng tới được. Một thám từ bất tài lại tự tưởng bị mờ ám tự cho mình là đúng, miễn y có thể điểm chỉ một tội nhân người ta có thể thừa nhận. Độc tố là một người lạ mặt không thấy được, có thể là nói là không có nữa, đều đầy đủ tất cả tính chất của kẻ tội phạm lương hảo, tức là kẻ không thể đưa ra cách bào chữa cho mình. Lý thuyết về độc tố tức là một giấy chứng nhận sự vắng mặt giả của người y sĩ bất tài không tìm ra được nguyên nhân chính xác của bệnh ung thư, cho nên trong lúc chữa trị họ chớ tránh không bao giờ có mặt. Đến cả lý thuyết kỳ cục về “độc tố tiềm phục” tức là kẻ cao quý lạ mặt đúng danh hoặc giả cái bóng ma đem làm cho cố định lại và chụp hình ra!

6) Người ta có thể sản xuất ra được ung thư, chỉ cần trộn vào thức ăn của chuột một loại thuốc nhuộm có đạm chất, nhưng đối với lợn Ấn độ và thỏ thì không thể làm thế

Tại sao thế? Người ta chẳng hiểu gì hết. Tuy vậy đem lý thuyết “độc tố tiềm phục” hoặc không thấy rõ ràng ra giải đáp thì dễ dàng quá.
Thelast
Chỗ tự ý mình cam phận chịu dốt nát mù mịt vì lý do thiếu ý thức chính xác và chân thật tức là một danh từ khác biệt của sự ngạo mạn và tính cách bài tha. Một việc rõ ràng trước mắt mà người ta cũng không hiểu thấu: Thuốc nhuộm có đạm (vơi N) là một loại hoá học Âm: loài chuột là một loại ăn về ban đêm, cho nên rất Dương, vì thế đối với yếu tố Âm ở ngoài đem vào rất dễ bị kích thích: loài thỏ và lợn Ấn độ khác với loài chuột là loài ăn về ban ngày và lại ăn rau tuyệt đối, tính chất hiền lành, đều là tính cách Âm. Chính cùng một lối nhận xét sai lầm như thế, khiến cho các nhà vật lý học phải lẫn lộn với vấn đề tương phản giữa cân nhục ortho- sum- pathique( âm) và pra- Sympatique (dương) ở bình diện của các cơ quan Âm và Dương. Các nhà ung thư học há không biết về sinh vật học và đồng vật học chăng?

1) Những bệnh ung thư nhân tạo nhờ phương pháp của Nishiyama (chất đường) của W. C Heuper (Niken) của Sakurađa (thuốc nhuộm) và B. S và E. T oppenhetmer ( chất hoá học đại phân tử bị vùi lấp) có thể hiện hình ra dưới hình thức nhục bướu. Các tài liệu ấy tuy rằng về phương diện hoá học có khác nhau hẳn, nhưng hiệu quả lại như nhau. Rõ khó hiểu thay tuy vậy chúng ta có thể nhờ lý thuyết của “độc tố tiềm tàng” mà giải thích chỗ khó hiểu ấy được rõ ràng!

Người ta không thể tự thú nhận hơn rằng quan niệm về “độc tố tiềm tàng” chỉ là một giả thuyết quá sức tưởng tượng

2) Người ta có thể tưởng tượng rằng độc tố của bệnh ung thư có những đặc điểm này:

a) Lúc nào cũng luôn luôn có nơi các loài vật có thể bị ung thư:
b ) Mỗi loài ung thư có một độc tố riêng biệt của nó và một độc tố có tính chất riêng
c) Những loài độc tố khác nhau có thể sinh ra một loại ung thư giống nhau tuỳ nơi mỗi giống thú
d) “Độc tố tiềm tàng” có thể hoạt động do cách biến thể của các tế bào ( nhưng không phải thông thường có thể)

Người ta có thể nỗ lực tìm ra được những đặc điểm như thế. Nhưng người ta chớ nản chí trong khi không tìm ra được, vì rằng giống “độc tố tiềm tàng” không thể có được

Rõ cái viễn ảnh đáng thảm thương và buồn chán!

Rõ một mối khảo sát vô hy vọng.

14) Chỗ khó hiểu nhất là người ta có thể sản xuất ra được nhục bướu nhờ ở nguyên liệu hoá học đại tế bào vùi lấp trên 1 năm trong cơ thể. Chỗ này rõ làm cho khó nghĩ.

Như thế nghĩa là không biết được rằng vẫn có những đại phần tử Dương và có các đại phần tử Âm khác.

Với đại phần tử Dương nhất và Âm nhất, người ta có thể làm ra được cái kết quả hoàn toàn tương phản đích đáng.

15) Rai. Sasaki và T. Yoshida đem ortho- amino- azotoluine, cho loài chuột ăn trong 250 đến 300 ngày làm cho loài chuột ấy sinh ra được ung thư. Với điều kiện ấy tất cả các con chuột đều hoá ra ung thư không con nào không. Thật là một bản báo cáo lạ lùng. R. Kinostrita phát minh rằng người ta có thể làm ra được ung thư với chất vàng của bơ trong 150 ngày

Đối với các loại thuốc có đạm chất cũng thế.
16)Bệnh ung thư có thế sinh ra bởi ‘Kangri” (dương), bởi quang tuyến, bởi radium, bởi quang tuyến cực tỷ (Âm) vv…
Thelast
Nên nhớ lại rằng người ta có thể gây ra được cùng một kết quả với 2 yếu toó tương phản nhau thì điều này chẳng lấy gì làm lạ, ví dụ như lớp da mình nếu gặp phải một vật gì quá sức mạnh cũng bị phỏng giống hệt như gặp một sức nóng vậy.

17) Cho ăn bột gan cũng có thể “chặn đứng không cho bệnh ung thư phát ra cũng như ngăn ngừa được bệnh này”

18) G.S Nagayo trước đây được toàn thể cử lên làm chủ tịch viện ung thư Nhật. Đến tháng 6 ông bị bệnh, tiếp ngày 16 tháng 8 năm ấy ông từ trần. G.S Nishima nhà khoa học trứ danh cũng bị ung thư gan và sau đó 2 tháng thì chết. Bệnh ung thư gan là bệnh rất ghê gớm, hiện bây giờ người ta chẳng biết chữa bằng cách nào.

Chính Đốc tơ Y. Tazaki,Quản đốc bệnh viện ung thư cũng bị chết vì bệnh ung thư (xem lời di chúc ở trước). Lâu nay không một ai không biết bột gan dùng để chặn đứng và phòng ngừa bệnh ung thư rất công hiệu. Nhưng chẳng một nhà chuyên môn nào nghiên cứu thử vì đâu mà được thế! Rõ việc kỳ đời! Phải chăng vì lười biếng, vì sơ suất, vì bất tài vì chức sắc của nhà khoa học? Những y sĩ tự mình giữ độc quyền nghề trọng đại này cho toàn nhân loại, họ có thể cứ cam phận giữ mãi cảnh dốt nát như thế chăng?

Họ há không cảm thấy trách nhiệm, nghĩa vụ của họ phải suy tư và phải phản tỉnh lại mình chăng. Nếu chỗ trách nhiệm ấy thấu tai các vị hoàng đế Trung quốc ngày xưa, hàng y sĩ không khỏi bị lôi ra đốt thiêu và chôn sống. Nếu tổng thống Mỹ có được trí phán đoán cởi mở sáng suốt, ông ta sẽ lập tức ra một tuyên ngôn dẹp tất cả các cơ sở y học và giải tán y sĩ đoàn hơn là mất công ra lệnh cấm chỉ hoặc báo động quốc gia chống đối thuốc điếu.

19) Theo đốc tơ F.R White số lượng đạm chất trong tế bào ung thư chẳng giảm phần nào trong khi loài thú ăn những thức ăn thiếu hẳn đạm chất hoặc gần như thiếu hẳn. Thế là những tế bào ung thư rút ra lấy đạm chất của thú vật để tự nảy nở ra cần phải suy nghĩ lại cho thật kỹ vần đề đản bạch tinh sau khi đọc trong một quyển sách do Terraine xuất bản năm 1933, nhất là đoạn nhan đề “Đạm chất mất đi chăng”. Trong quyển này Terraine nghiên cứu 51 luận án do tác giả khác xuất bản. Một quyển sách khác mới đây, nhan đề “Transmutation biogiques” của Luis Kervan (1962) lại đả đảo một lần nữa những luận điệu của tác giả quyển sách chúng tôi vừa nghiên cứu.

20) Chỗ chịu đựng của các tế bào ung thư chẳng phải tuỳ thuộc vào chỗ thu nạp dưỡng khí của nó.

Trong nhiều bằng chứng khác thì đây là một bằng chứng rất lý thú xác nhận rằng bệnh ung thư do sự chứa chất những yếu tố Âm thái đa. Bệnh ung thư vốn âm chẳng cần gì dưỡng khí âm.

21) Tại Huê- Kỳ hàng năm có đến 220.000 người chết vì bệnh ung thư, 70000 người khám bệnh có ung thư được cứu khỏi. Số chết chóc vì bệnh ung thư giảm xuống rất nhiều và những cơ sở chống bệnh ung thư càng mở mang nhiều.

Rõ một mối hy vọng khả kính trong một giả thuyết. Chúng ta cứ hy vọng.

Nhưng một khi họ rõ thấu tính chất của ung thư, họ cần phải bỏ cách chống đối lại nó, và cần phải áp dụng một thái độ khác. Nếu chẳng thế, chẳng có hoà bình, tự do, hạnh phúc, công bình gì có thể tồn tại trên mặt đất địa cầu này.

Trong chương này chúng ta đã có cơ hội nghiên cứu về tâm tính đối chọi và bài tha của y học. Phương tây y học này muốn tận diệt tất cả loài vi trùng, thiết lập 1 thế giới trong đó không còn thấy 1 vi khuẩn độc tố nào. Y học ấy tưởng tượng ra một thế giới không có cảnh xấu xa, không một người tai hại! Y học ấy há chẳng biết không thể nhìn thấy được rằng cái tốt nhất và cái xấu nhất, kẻ tác hại và kẻ tác phúc đều là hai bộ mặt cần thiết cho cùng một chân lý duy nhất, một cuộc đời bao la!
Thelast
ĐỘC TỐ

Khoa học hạch tâm đã tìm thấy được. Loại có thể chất là không có thể chất.

Rằng sinh lực phải tự nhiên mà đến. Chỗ vô lý ấy khiến G.S Bidgman đã chán nản. Ông phải tự tử.

Y học và khoa học sau cùng đã tìm ra Vị hoàng đế sát nhân của nhân loại và vị hoàng đế ấy lại hữu hình và vô hình. Vị ấy là thể chất và đồng thời là tâm linh vị ấy là cảnh sinh hoạt và đồng thời là cõi tử vong.

Vị ấy vẫn có mà vẫn không có độc tố. Hoặc là hình mà hoặc là giấc mơ của y học đối chứng trị liệu.

Chỗ vô nghĩa lý này đã lôi kéo hàng vạn y sĩ. Chán nản và đang lôi kéo mãi…

Một ngày kia vị ấy sẽ lôi kéo toàn thể nhân loại. Nhân loại rồi không có y học chăng. Đâu có thể. Vị hoàng đế độc tố dễ làm cho.

Những cái vảy ở mắt của người ta rơi xuống và nhờ thế loài người ngắm nghía được. Tất cả chân trời của vũ trụ vô biên tức là cuộc đời vĩnh viễn. Con người sẽ nhờ độc tố mà có một nền y học mới cẳn bản và thánh thần, toàn trí và toàn năng
Và đồng thời một khoa học chuyên về sinh mệnh và con người. Chẳng phải một cách phân tích nhị nguyên luận, phải Descartes mà là một cách bao quát toàn thể, toàn cảnh, nghịch thường.
Thelast
CHƯƠNG VI

Y HỌC BIỆN CHỨNG VÀ THỰC TIỄN


Vươn mình trên những đám mây một mầu trắng xoá trung bình và sáng ngời lóng lánh, nhưng đối với những kẻ đứng dưới trông lên, chỉ thấy toàn bộ khối đen lem luốc đấy những bất an và khủng khiếp. Đưa mắt liếc quanh toàn cảnh mỹ miều của vô biên, phóng tận nhãn quang ra ngoài khung cảnh của không gian và thời gian, tôi tự thấy mình như đang ở trên ở tấm thảm bay của Đông- phương và Tây phương, dĩ vãng và vị lai, nhờ nơi các máy truyền hình lăn tăn bỏ trong bọc áo từ hàng triệu triệu năm lưu lại người ta gọi là trí tưởng tượng.

Cảnh trí diễn ra trên mặt địa cầu vô cùng lý thú. Về phía Tây phương rõ là một cảnh chung cuộc của nền văn minh “khoa học kỹ thuật”, cảnh chung cuộc rất rộn rịp và xáo trộn rất phức tạp và tả tơi đưa tới cảnh lộn xộn về hạch tâm. Về phía Đông phương rõ một màn kịch đang tạm nghỉ giải trí, màn đã hạ rồi, nhưng đào hát cần phải diễn vở tuống “con rồng tự vươn mình dậy”, đang ngủ say mê, họ có vẻ mệt nhọc vô cùng sau cuộc biểu diễn khá lâu trong khi diễn màn “Lux ox Oriente” và công việc thực dân” Màn Kịch sẽ kế tiếp sau đây là màn “hoà bình toàn thể”.

Mọi người đang chờ đợi. giờ các bạn hãy ngẫm và nghe không gian và thời gian nhờ cái máy vô tuyến truyền hình nhỏ xíu của tôi.

Cách đây 5.000 năm có hai phái độc lập của nền văn minh xuất hiện trên mặt địa cầu. Phái thứ nhất ở phía Đông, phái thứ nhị ở phía Tây. Hai nền văn minh đối lập nhau đều là nhất nguyên luận, mộ đạo và cần cù. Nền văn minh thứ nhì bị mờ ám và bị chìm đắm gần 2000 năm nay vì thế lực của một nền văn minh nhị nguyên luận bạo lực, phát nguyên tử Địa trung hải. Phàm cái gì có thuỷ tất có chung. Nền văn minh thứ ba của bạo lực du nhập vào một nền giáo huấn đạo đức của nền văn minh Đông phương một nền văn minh xem bề ngoài rõ hoà bình và tỏ ra hữu dụng trong việc dễ bề cai trị một dân tộc dốt nát, vâng lời và cần cù, hai đầu mối thu hút nhau: nền văn minh của sức mạnh thể chất cần có một nền văn minh có sức mạnh tinh thần bổ túc.

Nhưng nền văn minh của sức mạnh về thể chất vẫn thấu hiểu được thế giới cũ xưa, thiết lập ra Đế quốc dư dật và lạm dụng. Cảnh dư dật và lạm dụng ấy, sinh ra cảnh lười biếng và làm cho sức mạnh về thể chất của nền văn minh đi chinh phục bị suy yếu…. Và lại việc giáo huấn về tinh thần văn minh của Đông phương khiến cho càng hiễn hậu, càng phục tùng, ít chống đối sau cùng trở ra hàng nô lệ. Nền văn minh về sức mạnh thể chất mờ ám rồi tiều tan mất tích. chỉ dựa lại chút giáo huấn về tinh thần gọi là Thiên chúa giáo thay thế chiếm ngôi bá chủ. Trải một thời gian, thế giới lại bị thế lực của tinh thần lừa dối này là một sức mạnh lợi dụng ảnh hưởng của sức mạnh thể chất và chính trị. Đế quốc đã bị tiêu vong thống trị. Cái nhị nguyên luận về tôn giáo được chấp nhận cảng này không còn sức mạnh về chính trị và thể chất làm cho đứng vững được nữa. Lẽ tự nhiên nó cũng tự mình bước vào cảnh mờ ám, đến nỗi nhốt thế giới vào trong cảnh tối tăm.

Lúc bấy giờ có một học phái nhị nguyên luận của sức mạnh ở trong bóng tối vươn mình ra. Học phái ấy trưởng thành rất chóng, lại trải bao nỗi khó khăn và hy sinh để tẩy trừ tất cả vết tích của nền giáo huấn tôn giáo đã sụp đổ từ lâu.

Sức mạnh nhị nguyên luận này gọi là “Khoa học và kỹ thuật”. Sau khi đạp đổ được tất cả chủ nghĩa Thiên chúa giáo, sức mạnh ấy bước tới một bước dài khổng lồ với một tốc độ ghê gớm nhằm vào con đường thống trị thế giới vật chất đi tới. Sức mạnh ấy thảm sát tận cũng cõi vật chất, đi tới thế giới hạnh tâm, với mục đích củng cố cảnh chiến thắng của mình dựa trên những nền tảng bền vững và vĩnh viễn. Nhưng trong đời hữu hạn tương đối này. Tất cả những cái gì có thuỷ đều có chung. Sức mạnh ấy bắt đầu bị con đẻ của nó là “Kim tiền”, “Chống đối lại. Đứa con này sinh sống nảy nở được là nhờ sự bóc lột hiệu quả của mẹ nó là “Khoa học và kỹ thuật”. Nó tổ chức ra kỹ nghệ và thương mại, thiết lập ra những tổ chức khác, tránh xa các vua chúa thời phong kiến được tái sinh. Những tổ chức này liên kết với nhau thành một mặt trận thế thủ và thế công đặng chiếm được độc quyền vị hoàng tử “Kim tiền”. Thế là cuộc tranh chấp mới khai màn. Tất cả cái gì có thuỷ đều có chung. Kẻ chiến thắng thành ra chiến bại. Kẻ chiến sĩ mới lại nhảy lên vũ đài: Lao động ! Anh ấy muốn chinh phục trọn nền văn minh, toàn thể, toàn thế giới.

Kẻ đi trước thành ra người đi sau. Một ngày tương lai, hàng lao động sẽ chinh phục toàn cả thế giới. Nhưng mà mỗi người được một lần! Anh lao động sẽ bị địch thủ vô cùng hùng dũng sát hại bỏ thân tức là: Bệnh tật! Quân đội của bệnh tật này có những vị nguyên soái lục quân sát nhân vô địch như: ung thư, bệnh biến chứng, bệnh tim vv.. và những vị nguyên soái thủy quân như: Kinh giản, thần kinh, bệnh điên cuồng….Không một ai có thể thoát khỏi bệnh điên cuồng mới thật là khủng khiếp nhất. Chính nó thôi thúc người ta chế tạo ra những vũ khí sát nhân càng ngày càng mãnh liệt. Nó có vô số nhân viên để cho thâm nhập vào não tuỷ của mọi người và khiến cho trí phán đoán tối cao của mỗi người bị mờ ám đi. Vũ khí sát nhân có thế lực nhất và mãnh liệt nhất của quân đội bệnh tật tức là thức ăn uống, nhân đó nó sát hại được một cách dễ dàng, chắc chắn không sai, vì rằng mỗi người bị mùi ngon ngọt cám dỗ một cách mù quáng đến luôn luôn mắc vào lưỡi câu vô hình và khả ái của nó.

Tuy vậy nền văn minh của Phương đông từ lâu đã thành người chỉ đạo các dân tộc, nhờ thế mà các dân tộc Phương đông được sống trong cảnh hoàn hảo, yên lặng và chí thành, phục tùng, dễ bảo, chân thật và hoạt động. Nhưng cái luật có thuỷ tất có chung lúc nào cũng có. Thời gian qua, hàng bao thế kỷ trôi chảy. Dần dần cái dân tộc này trở nên hiền lành, bao giờ cũng phục tùng, chẳng chút nào chống đối, chịu đựng được tất cả với lòng biết ơn và vui vẻ đến nỗi tất cả các nước thuộc Phương đông phải bị nền văn minh chinh phục như thế, hoặc tự mình vui vẻ rước lấy, hoặc miễn cưỡng mà rước lấy thì bây giờ họ lăn lộn với các dân tộc Phương tây để cùng mở cuộc chiến đấu toàn diện theo nhị nguyên luận là nguyên nhân loại chống bệnh tật.
Thelast
Hiện nay nền văn minh khoa học và kỹ thuật thống trị toàn thế giới. Nhưng rồi chính nền văn minh ấy cũng sẽ bị suy sụp, vì quân đội bệnh tật sẽ đến đột kích toàn diện. Y thuật của nó vốn là chị ruột của khoa học và kỹ thuật, bị thế lực kim tiền chinh phục. Y thuật ấy chỉ có thể chống lại những triệu chứng, những dấu hiệu phía ngoài của bệnh tình. Nó không có cách gì để chống lại chính bệnh tật. Nếu không cải chính nền y thuật đối chứng trị liệu, thế là nền văn minh của nhân loại sẽ đi vào cảnh chung cuộc.

Tất cả một nền văn minh cũng như cá nhân, mỗi khi họ tỏ vẻ ngạo mạn, bài tha và giữ phần thắng thế, thế nào cũng sẽ mất sách ý nghĩa hạnh phúc. Những nhà nhị nguyên luận đều bị luật thuỷ chung thống trị. Vì thế khiến cho người ta biết tại sao tất cả cái nền văn minh độc tài này đều kế tiếp suy vong.

Chỉ duy những gì không có khởi thuỷ thì không có chung điểm: Trật tự của vũ trụ vô biên, vô cùng tuyệt đối ( ngày xưa gọi là thượng đế) công bình tuyệt đối, tự do vô biên, trí phán đoán tối cao bao quát, tình yêu thương bao trùm tất cả, không phân biệt gì, ân huệ thần thánh, cuộc đời vĩnh viễn vv… tất cả các cuộc sinh hoạt. Chính cái này là trật tự của vũ trụ vô biên khiến cho mọi vật được sống còn và biến chuyển tất cả một cách không ngừng trong thế giới hữu hạn và tương đối này…Cuộc đời duy nhất, hoàn năng, toàn chi, toàn hiệu.

Nhưng khốn thay y học thuộc về nền văn minh khoa học và kỹ thuật lại chẳng phải căn cứ vào cuộc đời bao quát và vĩnh viễn. Vì thế nó không thể chống lại được bệnh tật, phải lợi dụng bất luận một loại vũ khí gì để có thể phá hoại, nào radium, hơi ngạt, quang tuyến X, sức phóng xạ vv… Tất cả cái gì phá hoại được bệnh là y học ấy đều cho là tốt cả. Nhưng y học ấy chẳng biết cho rằng bệnh tật là hồi chuông báo động vô cùng hữu ích cho cuộc đời chúng ta.

Nguyên tắc của y học Phương đông là khảo sát cuộc đời bao quát, khác hẳn với y học Phương tây y học Phương đông là một biện chứng luận lý căn bản. Y học Phương đông chẳng bao giờ diệt trừ triệu chứng là những cái hiệu quả chứ chẳng phải căn nguyên. Y học này không phải là không biết tới hàng trăm vị thuốc đối chứng trị liệu đâu, nhưng mà loại thuốc thang ấy phải dẹp lại trong góc xó. Phương pháp trị liệu của Phương đông là trị căn, chỉ dùng cách ăn uống và giào hoá. Y học Phương đông trước nhất là một trường triết lý. Người ta học cách tu dưỡng cho trường sinh, hớn hở vui đùa, chẳng lệ thuộc vào y thuật, chẳng làm phiền đến kẻ khác. Y học là một bộ phận của môn triết lý - triết lý y học này chẳng bao giờ biết có những bệnh “nan y”. Chính tôi đã học, thực hành và truyền bá từ 50 năm nay, nhất là ở Nhật. Năm tôi 60 tuổi, tôi bỏ nước Nhật ra đi, định ý tìm thừ còn xứ nào không thể thực hành được hoặc thực hành mà không có hiệu lực cái triết lý y học này chăng?

Tôi sang Ấn độ, tại đây thấy có nhiều chứng bệnh khác hơn ở Nhật như phong hủi, lang da, bệnh sưng hạch lamba vv…Đối với y học khoa học thảy cho là “nan y”, thế mà đối với y học của chúng tôi lại trị được lành.

Kế đó tôi sang Châu phi, xứ người da đen, đến tận Lambarene để tìm đốc tơ Schweizer và nếu có thể được thì giúp cho ông mãn đợt. Ai dè ông ấy chỉ là một y sĩ giải phẫu tầm thường, chỉ truyên về y học chữa trị triệu chứng sơ xài cốt làm sao cho dân da đen Châu phi sùng thượng ông như một thầy hộ pháp y sĩ. Ông chẳng biết một tí gì về triết lý nhất ngôn luận biện chứng của cuộc đời. Hàng ngày ông sát hại hằng hà sa số vi trùng. Ông vứt tất cả đồ dơ dáy thối tha của phòng giải phẫu xuống con sông thần thánh Ogooue. Ông mỗ xẻ, cưa cụt tay cụt chân người ta. Tiếng rên la của hàng ngàn người da đen nghèo khổ vang dội mãi bên tai. Tôi có lắm đêm không ngủ được vì những tiếng rên la của những bệnh nhân ấy.

Tôi nhân đó khởi sự dạy cho họ cách tự chữa lấy bệnh chẳng cần phải cưa tay cưa chân, chẳng cần phải dùng thuốc thang gì mà chỉ cho ăn uống những thức ăn đơn giản và thiên nhiên. Bệnh kinh phong bệnh xưng hạch lamba, phong hủi, ung thư nhiệt đới, xuyễn vv.. Tất cả những bệnh nhiệt đới đều chữa lành không chút khó khăn gì. Bệnh nhân càng ngày càng tấp nập vào phòng tôi. Tôi phải dời đến nhà truyền giào tin lành ở Dindeude thuộc miền thượng lưu con sông thần thánh Ogooue cách đó 2 cây số; Tại đây người ta nhường cho tôi một túp nhà tranh cũ kỹ là nơi cách đây 40 năm Schweizer dùng làm bệnh viện.
Thelast
Dân da đen lũ lượt theo tôi. Từng tốp người đi thuyền độc mộc băng qua cảnh rừng núi um tùm từ xa kéo tới. Lắm kẻ ở cách đó hàng 200 cây số. Cứ mỗi buổi sáng tôi mở của sổ ra đã thấy trước sân một đám người da đen, già trẻ lẫn lộn. Tôi nghe nói có một buổi sáng chẳng người nào đến khám tại bệnh viện Quan lớn đốc tơ cả, họ kéo đến tôi và xin khám…

Cảnh ấy không thể cứ thế mãi được. Tôi chỉ có một mình với nhà tôi, còn tại bệnh viện có hàng 40 nhân viên giúp việc. Tôi phải nghỉ không khám bệnh nữa. Tôi tuyên bố cho mọi người biết, tôi đuổi đi tất cả người da đen đi nơi khác.

Ngày sau đó mở cửa ra, tôi chẳng thấy một người nào ở ngoài sân cả. Tôi bước xuống định cùng nhà tôi đi dạo chơi một vòng. Đây là lần đầu tiên từ mấy tuần nay, bỗng nhiên chúng tôi bị người da đen ở trong rừng núi tuôn ra bao vây quanh khắp. Chưa kể đã có một đại đội núp dưới nhà ngủ một đêm ngon lành…chẳng biết cách nào hơn. Một người đại diện đến giáp mặt tôi… Y kèo nài mong làm sao cho chúng tôi ở mãi với họ:

“Chúng tôi xin ngài ở mãi với chúng tôi. Chúng tôi sẽ cất cho ngài một bệnh viện để ngài sử dụng cũng như chúng tôi đã cất một ngôi nhà cho quan lớn đốc tơ….

Cách đây độ 35 năm chúng tôi vẫn khoẻ mạnh gấp mấy. Thế mà từ ngày quan lớn đốc tơ đến, chúng tôi trở nên ốm yếu bệnh tật, ít chịu đựng được với cảnh ốm đau. Chúng tôi mắc phải nhiều bệnh đối với trước kia không bao giờ có. Hiện nay có 3 bộ lạc đã bị diệt vong. Quan lớn đốc tơ đã đem đến cho chúng tôi vô số vật mới lạ tạp nhạp, trong ấy hẳn có loại xấu xa: như rượu vang, sữa bò đặc, thuốc thang, mổ xẻ. Cứ mỗi lần các bạn của chúng tôi vào nằm bệnh viện, thế nào cũng phân nửa số bị cắt cụt chân tay, trọn đời bị phế thải. Còn phân nửa khác thì ở lại trong bệnh viện trọn đời chịu làm những việc khổ sở lao nhọc như hầu hạ, phụ tá các cán bộ viên, nấu ăn, làm việc nhà, làm vườn…thật chúng tôi trở thành hàng nô lệ thảm thương chỉ vì y học. Trái lại ngài không dùng một thứ thuốc nào, ngài không cưa cắt chân tay, ngài chỉ dạy cho chúng tôi cách ăn uống để tự mình chữa bệnh.”

“Trăm ngàn lạy ngài làm sao ở đây với chúng tôi”

Cái vẻ đơn giản ngây thơ và chân thành của họ mà chúng tôi cảm động đến nỗi khiến cho nhà tôi định ở mãn đời tại xứ này với họ.

Nhưng ai ngờ một chuyện xảy ra thình lình đáng buồn thay, khiến cho chúng tôi phải lìa dân tộc đáng tôn trọng này.

Trong khi ở Phi châu tôi nhận thấy vô số lỗi lầm của y học triệu chứng y nguyên bệnh chuẩn đoán sai, cưa cắt chân tay vô ích vv.. Đây là một chứng cứ trong hàng ngàn chứng cứ khác: Các vị đốc tơ người da trắng tuyên bố rằng: “Người da đen nói về tính dục thật vô đạo đức. Hầu hết đều bị bệnh lậu”. Vì thế họ dùng phương pháp đau đớn để chữa trị cho họ. Hàng ngày người ta nghe những tiếng vang la thất thanh của người da đen trong các làng mạc ở Lambarene. Thật ra chẳng phải thật đáng là bệnh lậu. Vả chăng số người bản xứ cư tụ lại đây cũng không đông đúc gì, chẳng có hạng buôn phấn bán hương. Chẳng phải riêng gì dân bản xứ vô đạo đức. Nhưng khi người ta ăn nhiều trái cây có nhiều sinh tố C ( như xoài, lê tầu, vv) ống đái và có khi cả bọng đái bị lở ra, giống như bệnh lậu vậy.

Tôi thấy rằng một cảnh địa ngục ở người da đen, tôi thấy rõ chỗ khác biệt giữa tâm trạng người da trắng và người da đen và thấy rõ chỗ hiểu lầm căn bản giữa 2 dân tộc. Chỗ khác biệt Phương đông và Phương tây, giữa tâm trạng người da trắng và tâm trạng người da mầu khác. Chỗ khác biệt ấy sở dĩ có vì chỗ khác biệt về quan niệm thế giới, khác biệt về triết lý của người da mầu từ mấy ngàn năm đã được củng cố theo nhất nguyên luận, ngày nay nền triết lý ấy đã ít nhiều bị sứt mẻ và phân nửa bị chinh phục. Một phần khác là nền triết lý nhị nguyên luận được tôn trọng ở người da trắng từ gần 2 ngàn năm nay, nay cần phải xét lại hoàn toàn, từ ngày khám phá ra hạch tâm, như cần phải suy xét lại tất cả nguyên tắc và tất cả định luật do nền khoa học thực nghiệm tự cho rằng đã hoàn toàn có cơ sở vững vàng. Bởi vậy người da trắng cũng như người da đen đang đứng vào một ngả bế tắc, họ cố gắng hết sức để tự cứu, nhưng vẫn vô ích.

Đấy là lý do khiến tôi đề nghị với các bạn phải nghiên cứu triết lý y học cực đông. Hiện ngày nay người ta có thể nói y học ấy đã mất hình bóng, vì bị nền văn minh khoa học và kỹ thuật làm cho mất đi. Nền y học ấy không còn phảng phất trong tâm não người Phương đông. Đối với người Phương tây họ không có một người chỉ đạo đủ tư cách, là vì người ấy hiện nay khó lòng tìm cho có.
Thelast
Nền y học triết lý Phương đông bảo đảm cho tự do vô biên, hạnh phúc vĩnh viễn và công bình tuyệt đối. Ở bình diện sinh lý học và sinh vật học, ba cảnh ấy biểu lộ ra bằng sức khoẻ. Ở bình diện cảnh gia đình và xã hội nó biểu lộ ra bằng sự hoà bình. Nói đến việc thực hành, thật giản đơn, đó là một cách huấn dục bằng sinh vật học và sinh lý học hàng ngày. Nếu các bạn bắt đầu thụ giáo, tuy rằng đối với các bạn có trễ đấy, thì các bạn khởi sự học bằng trí lực có phần dễ dàng hơn; nghĩa là thích về sức khoẻ. Theo nền triết học y học của chúng tôi thì sức khoẻ sở dĩ có là do những đặc tính sau đây:

1. Không có gì là mệt nhọc (ví như một người sơ khai chạy rượt theo một con thú suốt ngày, chỉ cần dứng chân nghỉ lai để ăn vì đói chứ chẳng bao giờ vì mệt nhọc)

2. Ngon ăn ( chỗ ngon ăn của kẻ nào cứ luôn luôn đói, chẳng bao giờ nghĩ đến chữ “sành ăn” là gì kẻ mỗi khi ăn món gì dầu sơ sài bao nhiêu cũng ăn một cách ngon lành với lòng biết ơn vô cùng.

3. Ngủ ngon giấc( tức là kẻ nào nằm đâu ngủ đấy và ngủ lúc nào cũng được, chỉ đặt lưng xuống sau 3 giây đã ngủ rồi, ngủ không cựa quậy, chẳng bao giờ thấy chiêm bao huống là mơ, muốn thức dậy lúc nào tuỳ ý đúng như cái máy, lúc thức dậy tức khắc nhảy ra làm việc ngay, chẳng khác nào con sư từ nhảy vô được con thỏ. Nếu kẻ nào ngủ quá 6 giờ thì kẻ đó lười biếng, không nữa cũng bệnh hoạn. Nếu có sức khoẻ trong người chỉ cần 3,4 giờ là đủ. Ngủ tức là tật xấu “nếu các bạn muốn ngủ dài, các bạn có thể ngủ bao nhiêu tuỳ thích sau khi chết!”

Ba điều về sức khoẻ trên này thuộc về sinh lý học. Nếu các bạn có được ba điều kiện ấy, các bạn có thể cho điểm mỗi điều kiện 5 tức là cả thảy 15 điểm

4. Ký ức tốt ( chẳng quên). Điều này rất quan trọng. Đây tức là điều kiện căn bản của đời sống và hạnh phúc của chúng ta. Không có bộ não kỹ ức thì không có bộ não phán đoán. Không có não phán đoán thì không có tư cách. Các bạn không có một bộ não ký ức tốt thì không làm gì sống một cuộc sống một cuộc sống sung sướng và vui thú được

5. Chẳng bao giờ tức giận : Dầu cho kẻ nào vu oan giá hoạ gì, hung tợn, làm ô nhục mình, hoặc chống đối, phê bình xấu xa thế nào mặc kệ, mình chẳng bao giờ tức giận

6. Phán đoán và thực hành nhanh chóng. Ba điều kiện trên thuộc về tinh thần và tâm lý. Nếu các bạn được đầy đủ các điều kiện ấy, các bạn được mỗi điều kiện 10 điểm tức 30 điểm tất cả

7. Y nghĩ về công bình ( Tiêu chuẩn trí phán đoán của các bạn phải là sự công bình tuyệt đối. Nếu xứ sở các bạn có một dân số 100.000.000 người và mỗi năm sản xuất được 100.000.000 trái lê, thế nghĩa là mỗi năm bạn được ăn một quả, thế là bạn xâm lấn của bà con làng xóm của các bạn đến 365 quả hoặc với cách dùng vô lực để cướp bóc trực tiếp, hoặc dùng hình thức trá nguỵ gọi là dùng “tiền bạc” để mua. Theo chỗ nhận xét về công bình thì bạn là một kẻ phạm tội).

Nếu bạn có được ý nghĩ về công bình tuyệt đối như thế các bạn có thể cho mình 55 điểm. Nếu cộng tất cả các điểm lại, các bạn được 100 điểm, thế là sức khoẻ bạn được hoàn toàn. Hạnh phúc của các bạn được vĩnh viễn, tự do được vô biên, công bình được tuyệt đối.
Thelast
Xin các bạn chú ý rằng các bạn có thể cho 5 điểm hoặc số 0 trong 3 điều kiện kế tiếp, lại không thể cho 55 điểm hoặc số 0 ở điều kiện cuối cùng vì rằng sức khoẻ cũng như sự tự do, lương thiện, hạnh phúc và sự thật, thảy đều theo công lệ “có được tất cả hoặc không có gì cả”

Các bạn có thể thiết lập lấy một bản kê sức khoẻ trong khi thực hành triết lý y học tiết thực mà tôi gọi là “Trường sinh”, tôi đã nghiên cứu và truyền bá từ 10 năm nay. Kể số các tác phẩm của tôi bán ra được mấy triệu quyển. Nhưng hầu như không thể tìm ra được một quyển bán trong các loại sách cũ, vì rằng độc giả sau khi nghiên cứu chữa lành được bệnh tật của mình, chẳng bao giờ bán sách ấy lại cho ai, họ vẫn giữ làm tài liệu kê cứu hoặc làm kỹ niệm

Tôi xin nhắc lại một lần nữa, các bạn chớ quên rằng nền triết lý y học của chúng tôi chẳng những đảm bảo được sức khoẻ về thể chất mà còn mở toang cánh cửa hạnh phúc vĩnh viễn, tự do vô biên và công bình tuyệt đối. Nến triết lý ấy còn tre trở cho các bạn tránh được tai nạn, vì rằng sức khỏe hoàn toàn sẽ cởi mở được trí phán đoán tối cao của các bạn. Điều này chúng tôi đã được nhiều chứng cớ tại Nhật bản cũng như tại Âu Mỹ. Nhưng mà tôi chẳng đưa ra một bản chứng thực rõ ràng hoặc một ký hiệu gì, thế thì các bạn là kẻ thây được, nghe được mà chẳng hiểu gì hết. Tuy vậy tôi vẫn khuyên các bạn thực hành điều giáo huấn của triết lý này chỉ trong vài tuần, cũng đủ thấu hiểu thu nạp được và thử cân đo giá trị của triết lý thực tiễn này

Cuối cùng tôi xin nhắc lại cho các bạn hiện giờ tính riêng ở Nhật bản đã có khoảng 15 học đường không được chính thức thừa nhận, nhưng đang đòi hỏi nền triết lý của Phương đông

Lẽ tự nhiên là trong khuân khổ quyển sách nhỏ này tôi không thể giới thiệu với các bạn nền triết lý y học biện chứng và thực tiễn toàn diện. Tôi chỉ có ý đưa ra cho các bạn một bức thư giới thiều hoặc một danh thiếp cho một thế giới khác thế thôi

Nói tóm lại, nền triết lý y học biện chứng và thực tiễn ấy là gì?

Đây là y học chí công. Nói đến chữ công bình, tôi liền thấy ngay trước mặt một cảnh tượng một toà án tôi thường gặp nhiều ở Châu âu; cảnh nhà vuông, nghiêm trang ở bên ngoài nhưng tối tăm lạnh lùng hung tợn, ác độc ở phía bên trong. Đến cái công bình của Phương đông lại vui vẻ, quen thuộc, nhã nhặn và rất dễ ưa. Nó có một danh từ khác của tình yêu thương bao trùm tất cả, tức tình yêu thương chí tôn. Lẽ công bình tức là mẹ của tất cả những gì hiện hữu….Thật ra lẽ công bình là trật tự của vũ trụ vô biên, sáng tạo làm cho có sinh khí, biến hoá tất cả cái hiện hữu. Tức là tinh thần của tất cả đời sống. Tức là tinh ba của vũ trụ vô biên của đời sống

Lẽ công bình sắp đặt tất cả mọi việc cho chúng ta chẳng thiếu một cái gì. Chúng ta chỉ có cách thụ lãnh tất cả với lòng tri ân cao cả, trời xấu cũng như trời tốt, lạnh cũng như nóng, đói cũng như no, khó khăn cũng như vui đùa, địch thủ cũng như thân hữu, kẻ hung hãn cũng như ân nhân. Không được thiếu một cái gì không nên có lòng thiên ái về bên nào. Nhưng nếu các bạn có một tấm lòng thiên ái mãnh liệt, các bạn chỉ có cách lựa chọn cho tìm ra một tỷ lệ vừa tốt về Âm Dương. Chỗ quân bình Âm Dương là đức rất quý báu trong việc sống còn của chúng ta. Việc giáo dục trong gia đình, học hiểu và xã hội, trí thức, khoa học và kỹ thuật ở Phương đông đều quy tụ trong nền giáo dục của cái phương pháp nhân đấy mà người ta biết được và thiết lập ra cảnh quân bình này. Nền giáo dục này tỏ ra trong ngày đầu tiên của các bạn được sinh ra trong địa cầu này, nghĩa là 9 tháng trước ngày các bạn chào đời hoặc trước đó nữa..

Việc giáo dục của Phương đông là căn bản, của một nền giáo dục về vật lý, sinh lý và nhất là thai sinh học. Các bạn có thể tưởng tượng rằng sức khoẻ căn cứ theo nền giáo dục như thế là bất khả dao động. Gia đình nào gồm những người nào có được sức khoẻ như thế thật vô cùng hạnh phúc, xã hội nào có những gia đình như thế sẽ được bền vững và thế giới có được hoà bình chăng cũng chỉ nhờ những xã hội như thế. Đấy là lý thuyết căn bản của xã hội học và nguyên lý chính thế Phương đông

Nhưng nền văn minh Phương đông đã bị nền văn minh cường bạo Phương tây xâm chiếm. Vậy bây giở phải lo moi móc trở lại cho được cái phương pháp ngàn xưa, moi móc cho được nền thai giáo sinh vật học và sinh lý học, moi móc cho được những sách vở xưa vô cùng cao quý của các hiền triết, như : Kinh vệ đà, Chark Sam- hita. Đạo đức kinh, Dịch kinh, Somo- Resion, Manou (vô cùng thích hợp với sinh lý học và sinh vật học)

Thử hỏi tâm trạng của một dân tộc do nền giáo dục như thế hun đúc ra như thế nào? Tức là tâm trạng mà Lery Brull mệnh danh là “Tâm trạng sơ khai” trong những tác phẩm dày kỷ niệm của ông cách đây 50 năm tôi đã đọc những tác phẩm dày ấy, rất hứng thú khiến tôi không thể không yết kiến vị giáo sư danh vọng về triết lý của Pháp này. Nhân đây tôi khám phá ra được tâm trạng cổ truyền của chúng tôi mà cho là một “tâm trạng sơ khai” làm cho người văn minh không thể nào hiểu thấu.
Thelast
Những ý tưởng của người không văn minh, bản khai dã man, bị chinh phục hoặc những người sơ khai do nền giáo dục triết lý, biện chứng, nghịch thường và thực tiễn này hun đúc ra rất là khả ái: Nhận chịu tất cả với vẻ dễ sai khiến và lòng tri ân sâu sắc không bao giờ biết chống đối. Đây là chỗ khiêm tốn hạ mình vô điều kiện, cái ta là cái để tự mình là kẻ nhỏ nhen nhất, kẻ khổ cực nhất, kẻ dốt nát nhất, kẻ đắc tội nhất, kẻ tỷ bỉ nhất. Không hiểu được cái “ta” hiện tại, không thể nào thực hiện được cái ta lý tưởng. Những người văn minh tôi từng tiếp xúc có vẻ trái hẳn thế, nghĩa là họ cứ cho họ là khôn ngoan nhất, chân thật nhất, dũng mãnh nhất, to lớn nhất. Hấp thụ cái không khí phục tùng vô điều kiện, tự khiêm hạ vô biên này, cho nên tại Nhật bản chẳng có một cuộc cách mạng nào vì thế cuộc cải cách 1868 được thành công mà chẳng đổ máu chịu nhận lãnh tất cả với lòng tri ân lớn lao, tức là có lòng tin cần vào lẽ công bình, tức là đấng tạo hoá của vũ trụ vô biên này. Lẽ công bình tuyệt đối đã cùng cấp cho chúng ta đầy đủ tất cả nhu cầu từ lúc nào đến giờ và mãi mãi, chẳng bao giờ ra bệnh tật cho chúng ta, mà cốt là tiên báo cho chúng ta biết những lỗi lầm mình mắc phải trong khi không hay không biết, tức là tội phạm của ta.

Giữa tâm trạng sơ khai của người Nhật với tâm trạng Thiên chúa giáo có nhiều chỗ giống hệt nhau, nhưng tâm trạng của Thiên chúa giáo là nhị nguyên luận, còn tâm trạng của người Nhật là nhất nguyên luận. Cách đem lối phán đoán tối cao để nhân hoá cho thành ra thượng đế ( chúa) đối với lúc bấy giờ rất là hữu ích và buộc phải như thế, là vì lúc ấy trí tuệ con người chưa được hoàn toàn phát hiện là nguồn gốc ở thuyết nhị nguyên luận mà nảy sinh cái này là “vô” hoặc “không” nghĩa là “không thấy được” hoặc “không thể động chạm đến được”. Người ta không giám dùng đến những chỗ cao siêu như: Tinh ba, tuyệt đối vv..Càng xác đáng gấp mấy. Nhưng khốn thay những thứ này rất khó hiểu đối với đám quần chúng. Trong kinh thánh có nói : “Kẻ nào đặc xuất giữa ban ngày thế là hành động vì thượng đế. Kẻ nào ăn tức vì thượng đế mà ăn, vì là báo đáp cho chúa, kẻ nào không ăn, thì là vì thượng đế mà không ăn, và họ báo đáp cho chúa”

“Phàm cái gì không là sản phẩm của lòng sác tín tức là đắc tội. Hai câu dẫn trên thấy rõ chỗ quan trọng là chỗ nhất trí của lòng tri ân và đức tin. Lòng tri ân tức là niềm vui sâu sắc, đức tin không có thì không làm gì có lòng tri ân: Lòng tri ân ấy là lòng tin cần tuyệt đối và lòng tin cần tuyệt vời chẳng gì khác hơn là lòng tin cần người ta có thể có trong trí phán đoán tối cao. Dung mạo kẻ nào có vẻ không tin cần hoặc nghi ngờ vô căn cứ, hoặc vì suy tưởng, hoặc vì dốt nát tức là phạm luật của trật tự vũ trụ vô biên, tức là cội gốc của mọi khổ cảnh. Trong kinh thánh lại có nói “Nhưng nếu các người không thứ lỗi cho chúng nó, cha của các người chẳng bao giờ tha thứ cho các người”

Chính vì tâm trạng ấy mà những người da màu đã mất. Tây bá lợi Á,, Java, Úc, Tân tây lan, Bắc Mỹ, Ba tây, Mỹ tây, Bê ru, Borneo và địa lục Phi châu là những xứ tất cả toàn bộ người da trắng chinh phục

Tất cả người da màu Ấn độ đều tuân thủ những lời sau đây:

“Chớ xét đoán ai, cốt cho người ta không sét đoán nhà ngươi”

“Tại sao nhà ngươi có thể nói với anh em nhà ngươi rằng: “Để cho ta gỡ cái rác ở trong mắt này ra, thật ra thì nhà ngươi có một cái đòn tay trong mắt nhà ngươi?

“Hãy sót thương địch thủ cùng các ngươi và cầu nguyện cho kẻ đã bức hiếp các ngươi”

“Ta đã nói với ngươi rằng chớ chống cự lại kẻ hung tàn. Nếu có kẻ đánh nhà ngươi bên má tay phải, hãy đưa luôn cái má bên kia ra”

“Nếu có kẻ muốn kiện cáo nhà ngươi và dành áo quần của nhà ngươi, hãy đưa luôn cái áo choàng cho họ”

Hãy bố thí cho kẻ nào ngửa tay xin nhà ngươi và chớ nên xoay lưng với kẻ nào nhờ cậy nhà ngươi”

Thế rồi họ bỏ mất cả xứ sở của họ. Họ rất trung thành với lời giáo huấn trên này! Tuy thế, các bạn văn minh chí thân, tôi khuyên các bạn, hãy bắt chước những người dã man”sơ khai” này, hãy vui lòng nhường đất nhà của các bạn hoặc xứ sở của các bạn cho người ta. Các bạn không mất gì ca. Ví dầu các nhà văn minh từ trên hoà bình sa xuống và xin cõi địa cầu của các bạn, các bạn hãy vui lòng nhường ngay đi. Họ chẳng làm sao chở cho được quả địa cầu. Chớ nên chống đối lại kẻ hung tàn, như Gandhy đã chống cự lại sự bạo lực với cách mệnh danh là “Bất bạo động” ( sự thật ông ta có huy động toàn thể dân chúng và có tổ chức ) hoặc gọi là “giới sát”. Ông làm có kết quả và trục xuất được người Anh. Nhưng mà ông ta bị thảm tử một cách thất vọng, vì rằng xứ sở yêu quý của ông đã nhờ ông hy sinh trọn đời, trải bao gian nguy, rốt cuộc lại rơi vào cảnh thống khổ gấp mấy trước kia.
Thelast
Người Trung quốc lại khôn ngoan hơn gấp mấy. Họ lúc nào cũng tin cần nơi lời nói ngày xưa dạy bày: “chúng ta hãy đợi, 100 năm sông hoàng hà sẽ trong….”hoặc hãy đợi 20 năm, bọn người Nhật sẽ mất tích, sẽ để lại những toà nhà đẹp đẽ này. Thế rồi trong vòng 10 năm, người Nhật bỏ đi, để lại tất cả cho họ.

Hãy cho đi, cho đi tất cả, vì rằng cái gì các bạn hiện có, đã được người ta vui lòng cho cả. Dầu cho đời sống của các bạn cũng thế. Và sớm muộn gì, hoặc ngay bây giờ, hoặc ngày mai, hoặc đêm nay các bạn phải vĩnh biệt cõi địa cầu này thì làm thế nào biết được, và khi ấy các bạn có đem được của cải của các bạn đã thu tóm theo bên mình được không?

Các bạn phải cho tất cả, chẳng phải kèo nài những gì “Các ngươi hãy giữ gin chớ cho người ta thấy các ngươi tỏ lòng từ tâm trước mọi người, nếu không thể, các ngươi chẳng được phần thưởng của cha các ngươi hiện ở nơi “Thiên đường”

Nếu nhà ngươi cho kẻ nào một cái gì để cho người ta thấy mà khen ngợi hoặc tôn kính, như thế chỉ là việc buôn bán. Thế là nhà ngươi cho mà lấy lại, các ngươi chỉ là nhà buôn bán tầm thường

Khi nhà ngươi làm việc, bố thí, chơ nên phô trương trước mặt nhà ngươi như kẻ giả dối trong giáo đường Do thái giáo và ngoài đường để cho người ta khen ngợi ăn xin nói thật ra rằng, hàng ấy có được phần hưởng”

Nhưng khi nhà ngươi làm bố thí, phải làm thế nào cho tay trái của nhà ngươi không hiểu biết được việc gì của tay phải mà nhà ngươi đã làm

…..Để cho việc làm bố thí của nhà ngươi làm trong vòng bí mật, rồi cha của nhà ngươi sẽ trả cho trong khi ngài nhìn thấy một cách bí mật

“Trong khi nhà ngươi cầu nguyện, chớ nên bắt chước hàng giả dối, họ thường muốn đứng dậy để cầu nguyện trong giào đường Do thái hoặc góc đường để cho người ta thấy. Ta nói thật với nhà ngươi, họ có nhận phần thưởng”

“Trong khi cầu nguyện, chớ nên thắc mắc lời gì như kẻ tà giáo cứ tưởng tượng rằng họ cố sức nhiều lời chừng nào họ sẽ được cầu nguyện”

“Chớ nên giống hạng ấy, vì rằng cha của nhà ngươi hẳn rõ nhà ngươi muốn gì trước khi nhà ngươi nài xin đấy”

Thì đấy, các bạn phải cầu nguyện như thế nào;

“Cái danh của Ngài rõ xinh đẹp,
Chúng con đều phụ thuộc ngài
Cái gì cũng được toại nguyện như ngài muốn
Trên địa cầu cũng như trong vũ trụ
Ngài cho chúng con cơm ăn hàng ngày
Ngài vui vẻ cho chúng con
Chúng con bao giờ cũng phải vui vẻ cho lại tất cả
Xin cho chúng con thật nhiều kỳ vọng
Và vứt chúng con vào trong tay kẻ hung tàn...”

Đố là lời cầu nguyện của chúng tôi hàng ngày. Lời cầu nguyện có vẻ khác với lời cầu nguyện ở kinh thành. Nhưng đây mới thật là bài cầu nguyện do các bạn Tây phương của tôi làm ra trong trại học tập ở pháp năm trên. Trong kinh thánh có lắm lời trái nghịch nhau. Có lẽ trải qua bao thế kỷ nên các nhà Nhã nhặn Phương tây đã làm cho biến chất đi chăng

Sự thật thì lời cầu nguyện của các sinh viên của nền triết lý biện chứng nghịch thường là nghiền ngẫm trật tự vũ trụ vô biên Âm Dương, ở mọi bình diện của đời sống hàng ngày với lòng tri ân vô cùng tận. Chúng ta phải tán thưởng chỗ cấu tạo đại quy mô của vũ trụ vô biên, đem lòng yêu mến như là mối yêu thương vô cùng lớn lao hoặc như là mạch sống của cuộc đời trân quý gấp nghìn lần cục bảo thạch và to lớn như quả địa cầu của chúng ta

Nếu chúng ta xin nài cho có sức khoẻ, trí phán đoán được cởi mở, tự do vv… thế nghĩa là chẳng biết gì trật tự vũ trụ vô biên
Thelast

Công việc của chúng ta trên hành tinh này là nơi chúng ta tạm dừng chân một lúc để vui hưởng tất cả cái gì chúng ta đã thụ hưởng. Nếu đứng trước vấn đề nan giải, chúng ta phải bỡn cợt như con mèo lần đầu tiên trong đời nó được gặp một con chuột lớn hoặc một con chó dữ. Khi ấy chỉ có cách nỗ lực chống cự lại, chỗ thích thú của cuộc đời là thế

Chúng ta là sinh viên của học đường dạy nền triết lý nghịch thường, là nơi chỉ dạy cho không gì khác hơn hai chữ Âm dương. Tại đây chỉ có ngọn gió thoáng qua từ từ giở trong trang sách. Người ta chỉ để một tờ giấy trắng trên bàn chẳng viết một chữ nào. Không cần phải lạm dụng để kiếm ăn. Cái gì cũng cho không không tốn tiền. Các bạn hãy để mặc nhà G S la rống, họ chỉ là một cái máy nói tầm thường, chẳng biết gì hết. Hãy để cho hàng tăng ni và mấy thầy tu tụng niệm cả ngày, họ chẳng biết gì cuộc đời, chẳng biết gì là trật tự của vũ trụ. Hãy để cho hàng đốc tơ quanh quẩn kể bên kẻ hấp hối, họ chỉ là hàng tàn ác và hàng đa phủ. Các bạn chớ nghe lời hàng quan toà, họ chẳng biết gì là công bình tuyệt đối. Chớ nên ăn trong những quán cơm dọn sẵn những cá 5 màu để giết các bạn hơn là để cho các bạn sống mà để hưởng cuộc đời vui thú. Cảnh học đường của chúng ta là cảnh học đường trốn học lớn nhất để đùa bỡn chưa từng thấy, tức là vũ trụ vô biên, là nơi chúng ta phải học có một việc, làm thế nào để hưởng được cảnh tự do vô biên, hạnh phúc vĩnh viễn, làm thế nào tìm đâu cho được cây đèn thần A là đin và tấm thảm bay

Chúng ta phải sáng tạo, sáng tạo niềm vui tươi, hạnh phúc, tự do. Vì rằng chúng ta là những kẻ thừa hưởng của trật tự vô biên. Cuộc đời tức là một trong những cảnh học đường trốn học để đùa bỡn vô cùng lớn lao và hoàn toàn, chúng ta chẳng bao giờ nên giết một con vi trùng. Chúng ta phải đem tất cả đời sống, sức khoẻ và trật tự ra cho. Cuộc đời rõ tốt đẹp chúng ta chẳng có gì là thù địch cả, dẫu cho bệnh ung thư, bệnh thần kinh, các bệnh biến chứng, bệnh tim kẻ phạm tội, đứa bé tội lỗi, các nhà chỉ đạo gây ra chiến tranh…Tất cả đều là bài toán đùa bỡn hoặc là những “bài làm” Vui thú của vị giám đốc giáo sư” vô hình” hoặc vắng mặt trên cõi vô biên kia dạy cho chúng ta thêm được cường cháng, lại cởi mở được chí phán đoán tối cao cho chúng ta

Tại sao người văn minh lại cho những món đồ chơi này như địch thủ chính danh? Tại sao họ quá ôm ấp những tấm lòng bài tha như thế?

Đêm về khuya…Một ông lão da vàng trầm ngâm suy nghĩ một mình tại đây trong một căn phòng bằng tre và giấy, ông lão thấy rõ tất cả các bạn văn minh của ông là những người ông suy tưởng trong tâm não mà đem lòng yêu thương vô cùng rồi ông nghĩ: Tại sao họ dành dật nhau giữ dội như thế? Tại sao chỗ tiến triển của nền văn minh khoa học và kỹ thuật lại sinh ra lắm mối sợ hãi và bất an như thế

Tại đông kinh có một thi sỹ tên là S.Aima, 60 tuổi đã từng học y học triệu chứng tại đại học đường Keiro ở đông kinh. Ông hành nghề đến 47 tuổi, hoặc với chức vụ y sĩ, hoặc với chức vụ quản đốc bệnh viện thế rổi ông bỏ hẳn nghề y học để bắt đầu học về thiên chúa giáo trong một học đường tin lành. Năm 50 tuổi ông tốt nghiệp trường này. Từ đấy ông săn sóc và chữa bệnh cho bệnh nhân với tư cách một vị mục sư. Ông chữa lành được tất cả các bệnh trong khi dậy bày về y học của Jesu tức là y học của yêu thương. Ông có xuất bản nhiều quyển sách, trong có quyển “chía khoá của cách chữa bệnh vi diệu” bán được rất chạy ông tổ chức những phòng đọc sách khắp nơi trong xứ, ông có hàng trăm nghìn người theo ông.

Ông giải nghĩa của các động cơ chữa bệnh mầu nhiệm là dưạ theo lý thuyết của Selie và Relli là hai vị đốc tơ tôi nhận là danh tiếng nhất của người văn minh sau Claudebernard. Nhất là G.S Relli ở paris theo về y học thực nghiệm có thể sánh với Claude B hoặc G nữa về phương diện kỹ thuật.
Thelast
Lý thuyết cách mạng Selye

Năm 1882 Koch phát minh ra được vi trùng lao. Từ đó người ta phát minh ta được lắm thứ vi trùng khác thủ phạm của những bệnh khác. Cái khuynh hướng ấy đã thành ra một thời trang được thừa nhận. Sự thật ra người ta chẳng phát minh ra được tất cả vi trùng thủ phạm của tất cả các bệnh. Số vi trùng bị kết tội đó tương đối vẫn còn ít, vả lại động cơ sinh ra các triệu chứng riêng biệt vẫn hoàn toàn chưa hiểu thấu. Nhất là cội gốc của những vi trùng này chưa tìm ra được. Hơn nữa sự miễn dịch chống lại các vi trùng thật hoàn toàn khó hiểu. Bệnh lý do các vi trùng sinh ra hiện nay đã được phổ thông nhìn nhận kia, chẳng có gì là căn cứ vững chắc

Các vị G.S nếu còn có đôi chút lương tâm, họ phải theo Claude Bernard tuyên bố rằng: “nếu y học mà tôi có bổn phận dạy cho các bạn đây chẳng bao giờ có”

Theo lý thuyết của Selye nếu bộ não trung gian tức là trung tâm của sự cảm xúc được chắc chắn, mạnh khoẻ và đủ sức chống lại các sức mạnh thì không thể ốm được. Nếu quả thế, nhờ nơi một tôn giáo hoặc một nền giáo huấn về đạo đức có một tâm hồn yên tĩnh vĩnh viễn, có thể đủ sức chống chọi lại tất cả các sức lực bên ngoài, chẳng bao giờ có thể ngã ra đau ốm, hoặc có thể hàn gắn lại được mọi chỗ suy nhược của cơ thể

Đốc tơ Aimi vì thế mà cố gắng thiết lập một cảnh yên tĩnh cho tinh thần của bệnh nhân theo như kinh thánh dạy. Ông chữa được tất cả các bệnh, không những bệnh về tâm linh, mà là tất cả mọi vấn đề khó khăn của cuộc sinh hoạt hàng ngày, gia đình vv.. như thế đã có ra từ ngày nào đến giờ. Chữ “bệnh” của tiếng Nhật và Trung quốc dùng để chỉ cách cảm giác có ý thức quân bình” Đốc tơ Selye chỉ có chỗ ấy mới đứng trong vòng chân xác và rất hợp với dùng một loại kích thích tố về thận tạng để có thể giữ lại vẻ quân bình về tinh thần của bệnh nhân, vì ông vốn là một y sĩ triệu chứng. Đấy chính chỗ ấy là giới hạn của nền y học triệu chứng của nền văn minh khoa học và kỹ thuật là một nền văn minh thuộc về phân tích, phân tử, máy móc và phá hoại- đốc tơ Selye không tìm ra thừ làm cách nào cho bộ máy thận tạng hoạt động để cho đủ sức sản xuất ra kích thích tố chẳng hạn. Ông cũng chẳng tìm thử tại sao bộ máy hoạt động không được hoàn hảo. Ông ta là người chuyển về triệu chứng. Y học biện chứng đã tìm ra tại sao bộ máy này phải bị bệnh và cách chữa trị như thế nào từ mấy vạn năm rồi: sự ăn sự uống theo trường sinh đảm bảo cho mọi người được một đời sống lâu dài và trẻ trung mãi.

Lý thuyết của G.S Rielly

Tôi chỉ biết được 4 nhà đại sinh vật mà sinh lý học ở Phương tây một là Claude Bernard, hai là G.S Quinton đã hy sinh trọn đời, nghiên cứu về nước biển và là các giả thuyết cho rằng tất thảy sinh vật đều ở biển đến. 3 là L, Kervran: tác giả quyển Transmutations Biologiques” và G.S Relly. Các ông này chẳng phải nhà khoa học chuyên môn hoặc nhị nguyên luận tầm thường như Aschoff, Paster bà Curie mà là những nhà lý thuyết gia tuyệt đối nhất nguyên luận. Các ông ấy chẳng bao giờ chú trọng đến khoa học vật chất, kỹ thuật nhị nguyên luận. Họ tìm tới cái gì vào sâu hơn, cái gì đó căn để, ít nữa là từ lúc ban đầu. Nhưng khốn thay rốt cuộc họ lại quay trở về nhị nguyên luận. Có lẽ chỉ vì họ nguyên gốc tích thuộc học phái Descartes nên có cái vận mạng như thế

Ngày 5.5.1954 Relly có cho ra quyển sách kết quả của cuộc khảo cứu lâu năm là “phenomenes de Relly” tại hội sinh vật học Pháp. Ông ta trình bày;

1) Không có vi trùng riêng biệt cho bệnh nào
2) Vi trùng chỉ là một yếu tố thúc đẩy một cách nào máy móc dây giao cảm thần kinh hệ ( orthe Sympathique)
3) Người ta có thể sản xuất ra được triệu chứng ho lao, các bệnh truyền nhiễm vv… với bất luận loại vi trùng nào trong khi dùng một cái nhíp nhỏ hoặc một cây kim điện để kích thích trong một chỗ nào của dây giao cảm thần kinh hệ. Chỗ trình bày này xáo trộn tận gốc bệnh lý và vi trùng học càng tàn khốc hơn lý thuyết của Selye

Ngoài ra người ta còn tìm ra:
Người ta có thể miễn dịch cho người để tránh tất cả các bệnh tật sinh ra vì những vi trùng trong khi chỉ làm cho dây giao cảm thần kinh bị loại đi bằng cách dùng máy móc hoặc bằng lối uống thuốc như thuốc Chlorep- romazin

4) Chỗ quan hệ nhất là sức khoẻ hoặc chỗ quân bình tuyệt đối của dây giao cảm thần kinh hệ trong khi chùm dây này dễ bị cảm xúc, tức thì chúng ta phải hiến thân cho vi trùng hoành hoành

Lý thuyết của Relly có vẻ tốt đẹp thay! Lý thuyết ấy xác nhận rằng bệnh tật chẳng phải ở ngoài đưa đến mà là ở trong sinh ra chúng ta là thủ phạm của bệnh tật của chúng ta chứ chẳng phải vi trùng
Đến đây Relly đã đi trong vòng xác thiệt, đúng lắm. Nhưng khốn thay kế theo đó ông lại lầm lạc.
Thelast
Năm 1883 Koch làm cho chấn động, tuyên bố rằng ông ta phát minh ra được vi trùng thổ tả.

Trong một phiên họp để trình bày chỗ phát minh này thì Pettenkofer là một để tử của ông đã uống một ly vi trùng thổ tả là để chứng minh rằng lý thuyết của Koch sai lầm. Pettenkofer uống vào chẳng can gì cả, còn người đệ tử lại chết. Tại sao thế? Bởi vì nhà đại vệ sinh học này có một thể chất dương cứng cỏi và có cả chùm dây giao cảm thần kinh hệ khác hẳn với người đệ tử. Người đệ tử vì sợ hãi, phải bị kích thích đến chùm dây giao cảm thần kinh hệ. Trung gian thần kinh hệ của Pettekofer được khoẻ, không bị một sức mạnh nào chi phối.

Mọi người đều hiểu rằng nếu trung gian hệ thần kinh và chùm dây giao cảm hệ thần kinh được khỏe người ta có thể chống lại được tất cả bệnh tật, chẳng có vi trùng nào xâm chiếm được, chẳng có sức mạnh gì lấn áp.

Vậy làm thế nào cho chùm dây giao cảm hệ thần kinh và trung gian hệ thần kinh được vững chắc? Chỉ nhờ sự chịu đói và chịu khát, những việc gian nan lao nhọc, chịu nóng, chịu lạnh mới có thể làm cho những chùm dây ấy cứng chắc. Những chùm dây ấy phải luyện tập từ khi còn bé thơ, cho đến ngày phôi thai kia nữa, đấy là theo chỗ giáo huấn của nền triết lý cực Đông hoặc phải như thế. Tất thảy những danh nhân thế giới đều un đúc bởi những bà mẹ siêng năng cần cù, chân thật, đã trải qua bao gian nan, nhất là trong thời kỳ thai nghén

Y học triệu chứng đã đi gần với nền biện chứng triết lý

Chỗ nghiên cứu của Relly rõ thật là tiến bộ. Ông phát minh ra được độc tố của kim loại ( diêm sinh thạch tín, niken, chì, chất bạch kim, nhựa thuốc lá vv..) không thể cảm nhiễm được nếu dây giao cảm hệ thần kinh có chích ngừa thuốc Chlerepromazin

Tuy vậy, lý thuyết của Reilly tại Phương đông hoặc trong nền văn minh biện chứng đã biết trước đây mấy vạn năm rồi. Cho đến cả trong nền giáo huấn xa xưa cách trung tâm của nền văn minh, ở phía tận cùng của Phương tây, người ta cũng đã biết rằng:

“Đấy là những phép lạ sẽ theo chân những kẻ tin theo: nhân danh ta họ sẽ đuổi được ma quỷ ; họ sẽ nói những ngôn ngữ mới, họ sẽ bắt nhốt những rắn, họ sẽ uống đôi thứ nước có thể chết được nhưng mà không hại cho họ, họ sẽ đặt tay vào kẻ bệnh tật, kẻ bệnh tật sẽ được chữa lành.

Nhưng nguy thay, Reilly cũng như Selye tất cả người của thế giới Descartes nên lại không chú tâm vào lời nói ấy. Họ quay về y học triệu chứng. Họ bảo rằng muốn được miễn dịch, người ta phải dùng Chlorepromazin để cho bại liệt dây giao cảm của hệ thần kinh trong khi đáng lẽ phải tìm những phương tiện nào làm cho dây giao cảm của hệ thần kinh mạnh lên như vẻ các loại thú hoang. Kìa xem con cá sấu nó lăn lộn vui vẻ dưới con sông nhơ nhớp có vô số vi trùng và độc tố tại Phi châu da đen. Nó chẳng có gì là sức chống đối mạnh, nó ít chết hơn số lính bị thương nằm dưới chiến hào suốt thời kỳ đệ nhị thế chiến, nó chẳng có thuốc kháng sinh, cũng chẳng có thuốc men gì như trong cái bệnh viện mới ở Huê kỳ hoặc ở Gia nã đại là nơi có tất cả các khí cụ cần thiết, kể cả thuốc trụ sinh, chính vì chỗ dư dật và lạm dụng thuộc trụ sinh đến nỗi giết người.
Thelast
CHƯƠNG VII

CỐ ĐỊNH CỦA BẤT CỐ ĐỊNH


( biến dịch mãi mãi và vĩnh viễn)

Tất cả đều bất cố định trong cõi đời hạn hữu này
Nhưng chỗ bất cố định này mới là cố định mãi mãi
Vì thế cuộc cuộc đời rõ vui thú?
Cố định của cái bất cố định
Chỗ phát sinh lớn lao biết bao
Đem ra so sánh
Tất cả điều phát minh khác của người đều vô ích
Phát kiến ra Mỹ châu
Phát minh ra Radium hoặc pluton
Phát minh ra Radium hoặc Plutonium
Huống là sự phát minh ra luật giả thuyết vạn vật hấp dẫn
Luật bảo thủ quần chúng hoặc khí lực
Thảy đều là ngẫu tượng nhị nguyên luận.
Chẳng có gì là cố định trong đời hữu hạn này
Thế nhưng người ta tìm cái cố định trong cõi đời bất cố định này
Đấy là nguồn gốc của tất cả bi hài kịch của loài người của tất cả tạo hoá.
Tại sao người ta không thấy chỗ cố định vĩnh viễn của bất cố định rõ ràng trước mắt
Tại sao người ta không thấy vô song nguyên lý Âm Dương nó thống trị tất cả các bất cố định?

Vô song nguyên lý A- D là cái chìa khoá của Thiên quốc có 7 thiên giải, nhưng có 6 thiên giải đầu tức là miền thuộc địa của bất cố định và thiên giải thứ 7 là bản thân của cố định vô biên và vĩnh viễn

Nếu người ta rõ được bản chất của 7 thiên giải này và nếu người ta có được cái chìa khoá Âm- Dương cũng gọi là công lý thì chẳng có gì là khó khăn trong cõi đời tương đối và hữu hạn này

Tôi muốn giải thích cho các bạn rõ ràng có một nghìn lẻ một phương pháp chữa bệnh ung thư. Những biến chứng đau tim, thần kinh vv… Sự thật thì mỗi phương pháp chữa bệnh đều thuộc về mỗi cá nhân, tin cậy có vô số phương pháp. Ấy là phương pháp miễn dịch, ấy là bản thể của sinh mệnh.

Nhưng có hai cách chữa bệnh: Phương pháp triệu chứng và phương pháp căn bản: Phương pháp căn bản chỉ chữa 1 lần đã tuyệt căn, lành được bệnh mãi mãi, còn phương pháp về triệu chứng chỉ có hiệu lực tạm thời và khó khăn. Phương pháp căn bản là phương pháp duy nhất áp dụng cho tất cả các sinh vật, nhưng cách chữa trị riêng biệt từng cá nhân, vì thế phải có nhiều màu sắc cấp bậc.

Con người cố gắng hết sức để tìm một phương pháp chữa trị bệnh ung thư một cách tạm thời nhưng vô ích. Người ta có thể tìm ra hàng vạn cách, nhưng thảy đều tạm thời và chữa theo triệu chứng, không có gì căn bản. Cuối cùng người ta phải áp dụng phương pháp căn bản.
Thelast
Tôi xin giải thích cho các bạn được rõ hai việc rất quan trọng.

1) Người ta có thể chữa trị các bệnh gọi là “nan y” hoặc “kinh niên” 1 lần đã lành mãi trong khi áp dụng nền triết lý y học từ nghìn xưa lưu lại hoặc về phương diện tinh thần hoặc về phương diện tiết thực biện chứng

2) Các bạn phải nghiên cứu nền triết lý biện chứng và thực tiễn trước nhất đã có thể hiểu cách áp dụng trong việc chữa bệnh và cho thuốc, trong phương diện tinh thần và tiết thực. Nền triết lý này có chỗ vui thú và có chỗ lợi ích cao xa: chỉ là một nghệ thuật để suy tưởng, phán đoán tất cả các tư tưởng, tất cả các hành vi và sự hoạt động, và tất cả kỹ thuật, với nền triết lý này người ta có thể biến hoá tất cả tai vạ ra hạnh phúc, tất cả khó khăn ra vui thú, tất cả nỗi âu sầu ra lòng biết ơn, tất cả điều sấu xa ra tốt lành, nghèo ra giàu, bệnh tật ra khoẻ mạnh, cảnh yếu đuối ra mạnh bạo, và tất cả nỗi ấy dần dần thoát ra: cái tai vạ lớn nhất thành ra cái hạnh phúc lớn nhất.

Thử hỏi tôi đã thực hành hai điều kiện này chưa?

Các bạn có biết điểm thứ nhất là gì không? Các bạn chỉ cần kiểm thảo lại tại chỗ nếu còn có vẻ nghi ngờ

Các bạn cũng có thể nhìn nhận được điều đề nghị thứ nhì của tôi một cách lý hội được. Nhưng tôi không tin gì ở các bạn được. Một việc quá khó khăn cho các bạn đấy, các bạn văn minh ạ. Tôi nói thế là vì từ mấy năm nay tôi đã đem ra thí nghiệm tất cả với các bạn là hàng có giáo hoá; đấy là chỗ quá khó khăn! Nhưng ngay bây giờ tôi lại vui mừng nếu trong mỗi xứ có một nhóm người lưu tâm đến việc nghiên cứu này.

Rõ khổ thay cái triết lý biện chứng và nghịch thường này. Đây là một quan niệm và vũ trụ khác hẳn quan niệm của các bạn. Tại sao nó lại quá khó khăn như thế!

Chỉ vì nó quá giản đơn! chỉ có 2 quan niệm chống đối nhau: Âm và Dương. Chỉ có thế, nhưng các bạn phải áp dụng vô song nguyên lý có thể phân cực này trong đời sống của các bạn hàng ngày, do đó các bạn sẽ thấy có vẻ tối tăm, nhưng đồng thời là vô cùng vui thú.

Từ ngày có cách mạng khoa học lúc thế kỷ 17 lại đây khoa học Phương tây vượt một bước khá dài, phá tan quyền lực của phái Thiên chúa giáo Aristote: Francois Bacon công kích kịch liệt 4 ngẫu hứng, kế đó nền khoa học thực nghiệm dựng lên, thực nghiệm chủ nghĩa- lý thuyết của Copernic xác nhận quan niệm của vũ trụ theo cổ điển. Tiếp đến cơ giới, y học thực nghiệm…thực dụng chủ nghĩa buộc phải quan sát, miêu tả, thực nghiệm chính xác và nghiêm chỉnh có vẻ chủ quan, chọn lọc chia ra: chuyên môn, am luyện…Cuối cùng tức là cõi diệt vong của quan niệm nguyên tử, những công việc biến thể, công việc chế tạo 35.000 quả bom khinh khí… cảnh bấp bênh và sợ hãi lan tràn- thử hỏi nền văn minh khoa học và kỹ thuật sẽ đi sâu vào đâu?

Đấy là chỗ bất cố định của thế giới hữu hạn và tương đối chúng ta:

Một ngày kia chúng ta sẽ thấy một tai hại, chỗ chung cuộc của toàn thể nhân loại chỗ sản xuất một thế giới vô cùng mới mẻ, kỷ nguyên loài người, sau kỹ nguyên loại thú. Tất cả cách biến đổi trên này đều thuộc về vật chất, cảm giác, cảm tình, vật lý hoá học, trí tuệ , kinh tế, kỹ thuật mà chẳng phải thuộc về nhân loại bây giờ tức chung điểm của một loại biến hoá về khoa hoc kỹ thuật và chỗ khai thể của một loại biến hoá khác mà lâu nay chưa từng biết tới. Chỗ ấy tức là chỗ cởi mở trí phán đoán của tự loài người làm lấy.

Tất thảy dung mạo của chúng ta đều tuỳ thuộc trí phán đoán của chúng ta, cái tốt cái xấu điên cuồng hay sáng suốt, chiến tranh hay hoà bình…hạnh phúc hay tai vạ vv.. Nhưng có 7 giai đoạn của trí phán đoán: trí phán đoán mù quáng hay máy móc, cảm giác, cảm tình, trí tuệ, xã hội, lý tưởng và trí phán đoán tối cao. Trí phán đoán làm cội gốc cho nền văn minh khoa học và kỹ thuật thuộc về giai đoạn thứ nhất hoặc thứ nhì từ trí phán đoán máy móc hoặc cảm giác. Bây giờ chúng ta phải nghe theo lời một trí phán đoán hơi cao hơn.
Thelast
Cuộc cách mạng vật lý, kinh tế và kỹ thuật tiến bộ cách lạ lùng. Chúng ta đã bước tới với một tốc độ ghê gớm. Thế thì tại sao không làm như thế trong khuynh hướng mới này tức là về đạo đức triết lý hoặc lý thuyết? Tại sạo thế?

Đấy là câu hỏi quan trọng nhất.

Chúng ta phải áp dụng một la bàn tức Âm Dương….. Cái biện chứng có thức tiễn này tức là luận lý bao trùm toàn thể. Chúng ta chớ nên lẫn lộn khí cụ này là một khí cụ quá sức đơn giản không một ai không sáng chế và sử dụng được dễ dàng, khác hẳn quyền lực của học thuyết Aristote hoặc quyền lực của Thánh thư đã được tôn vinh làm thần thánh

Nền văn minh khoa học và kỹ thuật nay mai sẽ sụp, và khi đã nắm được la bàn Âm Dương này, sẽ có một ngày thay đổi khuynh hướng và thế nào cũng gây ra một cuộc cách mạng chưa từng thấy nháo nhào gấp mấy lần- Vì là tận gốc- Cuộc cách mạng gây ra cho lý thuyết Coperrie. Khoa học và kỹ thuật ngày nay là nhị nguyên luận và thuộc về chế độ ptolemee- khoa học và kỹ thuật ấy tất cả đều có tính cách bài tha, vật lý và hoá học nó chẳng biết gì tới sinh mệnh, không biết gì là ký ức hoặc động cơ của tư tưởng, tinh thần vũ trụ, không biết gì đến vô biên và tuyệt đối nữa, không biết gì về vật chất, về điện khí lực về hạnh phúc vĩnh cửu, về công bình tuyệt đối- khoa học kỹ thuật ấy hoàn toàn mờ ám vì các bức tường hạch tâm khoa học, kỹ thuật tiến bước cũng như đoàn thám hiểm Cook Ddcake hoặc Chistophe Colomb, cứ thả thuyền chạy một cách dò dẫm chẳng biết địa dư là gì, chỗ nhận thức rất là cần kíp để làm cho khoa học và kỹ thuật phục khởi, đó là tâm trạng của người mà trí phán đoán tối cao tức là cái la bàn tối cần trong việc hàng hải để nhắm tới thế giới.

Nhưng dầu cho rất ai ít nghe theo các bạn cũng chẳng sợ gì. Bảy giai đoạn của trí phán đoán thuộc đẳng cấp thấp kém nhất là đẳng cấp nhiều người ở nhất.

Cái mặt càng to cái lưng càng lớn

Nếu bệnh ung thư là bệnh “nan y” nhất, thế thì càng dễ chữa trị nhất nều các bạn tìm ra được căn nguyên thì chiến thắng nó dễ dàng mà căn nguyên ấy chỉ là bản thân của các bạn, là con người ấy. Đã tìm ra được căn nguyên, các bạn sẽ hiểu tại sao lại có bệnh ấy. Nếu các bạn tìm ra được căn nguyên, các bạn chỉ thay đổi phương hướng của nền văn minh các bạn là nền văn minh lần tới cõi mờ ám, thế là các bạn có thế cứu chữa được không khó gì. Theo đó thì bệnh ung thư tức là kẻ cứu nguy cho chúng ta

“Thương cho voi cho vọt"
“Ăn miếng trả miếng” và “Ăn một hột trả mười ngàn”

“Ăn miếng trả miếng” gây ra cái tâm trạng trẻ con và dã man ẩn nấp trong đáy lòng y học triệu chứng. Đấy là một tâm trạng đấy những chống đối, trù rữa. Gọi rằng địa ngục cũng là tâm trạng ấy.

Nhưng mà nền triết lý sinh vật học cực Đông nói rằng: “Mười ngàn hột trả lại cho một hột”. Một hột trả thành 10.000 hột. Ây là luật căn bản của sinh vật học. Một hột tự hoại lấy mình để trả lại 10.000 hột. Nếu có người nào phí công giúp đỡ cho các bạn trong 10 giây đồng hồ, các bạn phải gấp trả ơn lại 10.000 phút. Đấy là chỗ tỏ lòng niềm nở sâu sắc. Nều kẻ ân nhân của bạn không còn sống ở đời nữa thì bạn trả lại cho bà con của kẻ ấy. Nếu người ta móc một con mắt của bạn, bạn hãy thụt lùi lại và tìm cho ra nguyên nhân của sự hung tàn ấy. Nếu lỗi lầm ấy là của địch thù , cái lỗi lầm vì họ chẳng hiểu biết gì hết, bạn hãy tìm cách khéo léo mà chữa cho họ. Nếu các bạn không tìm ra được cách cảm hoá cho họ được khéo léo, ấy là lỗi lầm của bạn. Sau khi cải hoá kẻ cố ý làm hại bạn thành người ân nhân, bạn hãy tìm cho ra được 10.000 người như thế để cải hoán họ. Công việc này chỉ có áp dụng trong xã hội loài người. Trong cõi thiên nhiên bạn bao giờ cũng là kẻ đắc tội. Bao giờ cũng là tội lỗi của bạn. Nếu các bạn rủi mắc bệnh ung thư, một bệnh biến chứng hoặc bất kỳ bệnh gì, trước nhất phải tìm cho ra nguyên nhân lỗi lầm của các bạn tại chỗ nào…… Các bạn tìm nguyên nhân của “bệnh phổ thông. Nguyên nhân ấy bao giờ cũng ở trong dung mạo của người bị bệnh. Hãy truyền bá lại cho 10 ngàn người được hiểu biết về chỗ bạn đã tìm tòi ra nguyên nhân ấy.
Thelast
Trả 10.000 hột lại cho 1 hột” tức là biểu lộ tâm trạng biết ơn một cách sâu sắc vô biên. Tức là sự vui thú vô biên. Hoà bình là chỗ đó

Chớ nên chống chọi lại một ai, dầu cho đối với kẻ tàn bạo cũng thế. “Nếu kẻ nào đánh má phía tay mặt của nhà ngươi, nhà ngươi hãy đưa mà tay trái ra” Nói thì hay đấy, thực hành thì khó vì trí phán đoán đê hèn của chúng ta, trí phán đoán cảm giác hoặc cảm tình ngăn trở không cho chúng ta làm được như thế. Triết lý của tôi dạy cho chúng tôi: “Nếu có kẻ muốn đánh hoặc giết nhà ngươi là lỗi tại nhà ngươi, chỉ vì nhà ngươi làm cho kẻ ấy nổi giận, chớ nên cãi vã, chơ nên chống đối vô ích. Hãy ân cần xin lỗi họ và nhà ngươi quay bước đi, vì nếu nhà ngươi con ở lại chỗ ấy, thì càng làm cho họ nóng giận thêm. Nhà ngươi cố gắng ăn ở thế nào cho họ mến nhà ngươi, hiểu thấu nhà ngươi, tán thưởng nhà ngươi và hết lòng cảm ơn nhà ngươi vô cùng tận. Nếu họ thương yêu, họ sẽ nghe tất cả lời nhà ngươi nói ra và sẽ cho nhà ngươi tất cả cái gì họ có hơn là đánh hay giết nhà ngươi. Tất cả đều tuỳ thuộc vào sự khôn khéo sắp xếp. Nhà ngươi phải học cách làm sao chinh phục được người mà không cần nói, vì “làm sao cho được bất chiến nhi thắng”. Triết lý của chúng tôi cũng dậy cho biết rằng trong đời này chẳng có kẻ nào là thù địch, chẳng có kẻ nào là người làm hại kể cả vạn vật xã hội và loài người, chỉ có sự hiểu lầm nhau, không hiểu nhau hoặc dàn xếp không được ổn thỏa.

Như thế tức là cách diễn đạt của tôi về câu nói:

Hãy thương yêu kẻ địch thù của nhà ngươi và cầu nguyện cho kẻ tàn hại nhà ngươi

Chỗ diễn đạt về sinh vật và sinh lý học của tâm trạng này là nền y học Phương đông. Nhưng tôi thiết nghĩ rằng nền y học triệu chứng của người văn minh là trái hẳn, chỉ là nền y học chống đối, của nguyền rủa, chỗ chống đối bao giờ cũng cho bệnh tật như là một thù địch chính danh.

Chống đối tức là địa ngục. Nếu các bạn giết một địch thù chính danh, thế là các bạn đồng thời mất cả lẽ phải chăng. Tức là các bạn tự tử. Các bạn không còn là kẻ chiến thắng nữa, vì địch thù của các bạn không còn đó nữa. Hoặc giả có một địch thù khác nữa xuất hiện, lần này các bạn phải trở lại bị thua. Sự báo thù tự nhiên kẻ trước trở thành kẻ sau. Đứa con có trước người “cha” và “mẹ” vì ông cha và bà mẹ chỉ có chăng là sau khi đẻ đứa con ra. Chiến thắng tức là bại trận. Tất cả đều là bài thi luận nghịch độc trong cõi đời hữu hạn này. Cuộc đời rõ là nghịch thường. Sinh mệnh có mãi mãi và cần có mãi mãi, vì sinh mệnh chẳng có khởi điểm và chẳng có chung điểm. Cái chết không có; Nghĩa là cái chết không thể có mãi mãi. Cái chết tự nó sẽ có một chung điểm mãi mãi. Cái chung điểm mãi mãi là cái vô hữu. Cái chết đã đến rồi.

“Đời sống là cõi chết” Claude Berrnard đã nói như thế, ý ông ta nói rằng “cuộc sống còn là con đường dẫn ta tới cõi chung điểm chết hoặc giả cõi sống và cõi chết tức là danh hiệu riêng biệt của cùng một việc người ta không biết tới. Chứng thư của đời sống phải chăng là cõi chết?

Nền triết lý Phương đông chỉ cho thấy một cảnh sắc toàn diện của vũ trụ vô biên và dạy cho rằng cuộc đời là vĩnh viễn, rằng cuộc sống còn là “hiện hữu”, còn cái chết tức là chỗ thiếu thốn cảnh sắc hữu hình vô giới hạn và toàn cảnh, không những trong không gian mà thôi mà cả trong thời gian nữa. Chẳng bao giờ có cái chết. Cái chết chỉ là sự tưởng tượng của kẻ sợ sệt vì lý do tinh thần bị mờ ám, trí phán đoán tối cao bị che bịt

Nền triết lý bao quát, thực tiễn và biện chứng dạy cho chúng ta phải làm thế nào sống một cuộc đời dài và vui thú, vô tân đẹp đẽ, không gì là sợ hãi. Chỉ duy kẻ nào có lòng sợ hãi mới có các địch thù, mới biết sự chống đối và sự khó khăn. Triết lý dạy cho chúng ta phải làm thế nào hoàn cải những địch thù chính danh thành ra những bạn bè chí thiết bất ly.

“Một thế hệ xấu xa và bất chính đòi hỏi một tín hiệu”

Đây là một đệ tử của ta chon lọc. Người chí thiết mà ta gửi thân phận vào đấy ta để tâm trí vào y và y ban bố Công lý cho các dân tộc. Y không chống đối thưa kiện gì, không van nài gì. Và ngoài đường phố chẳng có một ai nghe tiếng van la của y

Y chẳng bao giờ bẻ phá cây sậy đã bị gẫy. Và chẳng bao giờ tắt ngọn đèn đang cháy. Mãi cho đến khi nào công lý được đắc thắng, tất cả dân tộc nhờ y mà tràn đầy kỳ vọng.
Thelast
PHỤ LỤC 1

THÀNH PHẦN CỦA BIỆN CHỨNG ÂM DƯƠNG


Âm là sức ly tâm lực, sức bành trướng, giãn nở ra, loang ra, sũng sụt.

Dương là sức cầu lực, sức co súc, thun lại, ép lại, ngưng tụ.

Dương là sức cầu tâm lực sinh ra khi nóng, ánh sáng, phát quang nóng ( màu đỏ, xích ngoại tuyến) sự hoạt động, cái khô khan, cái gì nặng, cái gì có sức “muốn rơi xuống, cái gì cứng, cái gì ngưng tụ, hình ảnh chất lửa lủn đủn, rùn thấp”.

Trái lại Âm hay là sức ly tâm lực, sinh ra khí lạnh, cảnh tối tăm phát quang lạnh( màu tím, cực tím) cảnh thụ động ẩm thấp, cái gì nhẹ cái gì có sức muốn bay bổng lên, cái gì mềm, loang ra, hình chất cao, nhỏng đứng sựng

Gọi một vật Dương là khi nào sức cầu tâm lực của vật ấy thắng sức ly tâm lực. Và trái lại, một vật Âm là khi nào sức ly tâm lực của vật ấy thắng sức cầu tâm lực

So với đàn bà thì đàn ông hoạt động hơn, da sậm hơn, thịt có vẻ rắn hơn, ít béo, bắp thịt cứng hơn, số bách phần về xích huyết cầu nhiều hơn

Nghĩa là ở đàn ông thì sức cầu tâm lực chiếm nhiều hơn đàn bà.

Âm và Dương càng thu hút nhau. Âm và Âm, Dương và Dương xua đẩy nhau. Âm sinh ra Dương tuỳ theo với thời gian và không gian. Tất cả cái gì Dương ở trung tâm thì Âm ở biểu hiện.
Thelast
PHỤ LỤC II


Chứng cảm mạo thường, từ ngày khởi thuỷ của y học đã có thế mà chưa có một phương pháp gì chữa trị cho lành hẳn. Tất cả những gì của y học đời mới là một y học đầy quyền lực và quang vinh đã dùng để chữa bệnh cảm mạo chỉ là cách rửa tội lần thứ 2 cho nó là mệnh danh “bệnh biến chứng phổ thông”. Chữ biến chứng có một chữ có vẻ tà thuật chẳng có nghĩa gì, chỉ có che lấp lối dốt nát ngạo mạn, vô trách nhiệm của các y sĩ “khoa học” từ mấy thế kỷ nay. Gần đây chính phủ Mỹ định bỏ ra 20 triệu mỹ kim để tìm cho ra một thứ thuốc chích từ bệnh cảm mạo thông thường. Bỏ ra một số tiền như thế để tìm một vị thuốc chỉ có thế chữa lành tạm và chữa triệu chứng, phải chăng là một trò khôi hài? Và nếu người ta tìm được một loài thuốc chính cho 100.000 người hay hàng ngày bị cảm mạo thông thường, còn cần phải chuyên tới việc chữa trị bệnh cảm mạo truy nhiễm hàng năm tại Huê kỳ có hàng 30 triệu người mắc phải.

Nhưng cũng chưa hết: chớ nên quên rằng tổng thống Eisenhower đã tuyên bố trong kỳ hội nghị năm 1954 rằng có 5 triệu người Mỹ hiện sống ngày nay sẽ chết vì bệnh đau tim. Lại theo bản thống kê chính thức, 128 triệu người Mỹ đang đau đớn vì các bệnh kinh niên….Vậy còn phải phát minh ra bao nhiêu vị thuốc nữa để lấp vào chỗ thiếu thốn của đội quân chủng đậu mà thiệt số cứ càng ngày càng tăng gia từ thời của Jenner và Pasteur đến nay? Và càng hơn nữa, chẳng có một chút gì thật sự, vì rằng phương pháp làm cho các triệu chứng mất đi một cách kỳ diệu thì vô số các bệnh khác càng tăng gia một cách không ngớt.

Bệnh cảm mạo thông thường được mệnh danh trở lại là “bệnh biến chứng” nhưng trong khi chờ đợi, bệnh ấy vẫn có luôn luôn và càng ngày càng gia tăng lên nữa…. Một điều lạ lùng là chẳng có một sinh vật nào mắc phải bệnh ấy như loài người, nào cọp, voi, chim, sâu bọ, chẳng một giống gì mắc phải, dẫu đến loại cá hoặc Planaria, huống là loài cỏ cây. Chúng sống một cách khoẻ mạnh không cảm mạo, mà cũng chẳng có lò sưởi chung, chẳng có áo ấm bằng len và áo da lông cướp giật ở các loài thú khác.

Thử hỏi tại sao không tìm cho ra nguyên nhân vì đâu những loại thú vật, chim chóc, cá, sâu bọ chẳng bao giờ bị cảm mạo! chán ngán thay, người ta có nghĩ tới những giống ấy chăng chỉ là nghĩ tới để mà giết chúng nó…

“Nếu như cần phải tự sát tôi đã tự vệ, tôi muốn rằng thà tôi bị giết đi”, Gandhy nói như thế. Ông ta than vãn trọn đời rằng ông ta không thể nào bỏ được sữa dê, nghĩa là không thể nào sống một cuộc đời không bóc lột các sinh vật khác.

Sát hại giống sinh vật khác tức tự sát mình. Bóc lột các sinh vật khác sống nương tựa nơi một công việc nô lệ cũng tức là tự sát mình: Sống nhờ nơi sức sản xuất của kẻ khác, thế là người ta làm cho suy nhược và giảm sức lực tự sản xuất của mình, sức sản xuất và sáng tạo chẳng gì khác hơn là cuộc sống còn theo như triết lý của phe giáo. Con người đời nay văn minh và bóc lột tất cả các thú vật khác, chưa nói bóc lột kẻ đồng loại của họ càng ngày càng mắc chứng cảm mạo dầu hàng năm tiêu thụ của Huê kỳ đến cả nghìn tấn thuốc asspirine. Nhưng bệnh cảm mạo chẳng những là bệnh tạm thời, chỉ mất một số ngày làm việc mà thôi. Mỗi lần người ta bị cảm mạo, cũng phải trả một giá rất đắt, đắt lắm, với hình thức các động mạch và cân nhục bị cứng lại.

Theo vô song nguyên lý của khoa học và nền triết lý cực Đông thì nguyên nhân của bệnh cảm mạo tức là thân thể chúng ta bị Âm hoá. Chúng ta đã ăn quá nhiều thức ăn Âm, nghĩa là loại có nhiều sinh tố chất giáp, chất cái (Calcium), xích lân (phosphre), nước và không để ý tới số tỉ lệ cân đối Âm Dương trong các thức ăn. Đáng lẽ phải điều chỉnh tỷ lệ Âm Dương trong thức ăn chúng ta chặn đứng nguyên nhân của bệnh thì chúng ta lại thích uống vào loại thuốc có tính chất cực kỳ Âm nó có hiệu lực tẩy trừ các chứng và dẫn chúng ta đến một cảnh đau ốm liệt nhược hơn.
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.