Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: CẨM NANG CUỘC ĐỜI THỰC DƯỠNG
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Sách Thực Dưỡng
Diệu Minh
Nyoiti Sakurazawa (GS.Ohsawa)
Dịch giả: Nguyễn Cường

CẨM NANG
CUỘC ĐỜI THỰC DƯỠNG
Macrobiotics
Thiết kế cuộc sống
khỏe mạnh và hạnh phúc

Lần đầu tiên được dịch từ nguyên tác tiếng Nhật

CẨM NANG
CUỘC ĐỜI THỰC DƯỠNG

Nyoiti Sakurazawa

HIỆP HỘI CI NHẬT BẢN

Diệu Minh
CÁCH ĂN GẠO LỨT

1. Gắp một miếng cơm cho vào miệng, bỏ đũa xuống, từ từ nhai hơn 100 lần
2. Đảm bảo tỷ lệ 3 miếng cơm đi với 1 miếng thức ăn
3. Không ăn no căng, chỉ ăn no đến 8 phần bụng

Câu nói trước khi ăn
Lúc này, ngay tại nơi đây, chúng con đã được ban cho những thức ăn đúng đắn. Chúng con sẽ dùng đúng cách, nhai thật kỹ, nhấm nháp thật lâu với mong muốn tạo lập sức khỏe và hạnh phúc; thu được sự an tâm tuyệt đối, lòng dũng cảm vô song và nguồn trí tuệ tối thượng; nắm bắt rõ về trật tự của vũ trụ và sống vui, sống khỏe.

Xin mời!
Câu nói sau khi ăn
Lúc này chúng con đã dùng bữa xong với những thức ăn đúng đắn. Thức ăn đúng đắn là ánh sáng và bóng tối, là sức mạnh của mọi bầu trời, là nhịp điệu hòa tấu đẹp đẽ của đất và nước. Chúng con sẽ ý thức sâu sắc rằng vì thế mà tất cả mọi thứ được nuôi sống bởi thức ăn đều là anh em một nhà, thế giới là một, cố gắng đồng lòng hợp sức của tất cả anh em để dựng xây cuộc đời không tranh giành, không phiền muộn.
Xin tạ ơn vì bữa ăn ngon miệng!

(Hát)
Yoku kameyo Tabemonowo (Hãy nhai thức ăn thật kỹ)
Kameyo Kameyo Kameyo (Nhai kỹ, nhai kỹ, nhai kỹ)
Karadaga tsuyoku naru (Cơ thể sẽ trở nên mạnh mẽ)
Diệu Minh
ĐÔI LỜI NHÂN DỊP
XUẤT BẢN TÁC PHẨM MỚI

Tại Bruxelles, thủ phủ xinh đẹp của Vương quốc Bỉ, hiện có ba thực đường thực dưỡng Oshawa và hơn một chục cửa hàng bán thực phẩm thực dưỡng. Nhìn chung, có thể nói thực dưỡng đã có mặt ở hầu hết các thành phố của nước Bỉ xinh đẹp.

Tại thực đường Oh Li Dole (“Mái nhà của những hạt gạo vàng”) mỹ lệ bậc nhất của thế giới, ngày nào cũng có vài chục người tới đây, vui vẻ ăn uống và trò chuyện với nhau về những niềm vui mà thực dưỡng đã đem lại cho họ. Thỉnh thoảng cũng có những vị khách du lịch bay từ tận Nhật Bản xa xôi tới đây để thưởng thức các món ăn như mỳ, zoni …

Nơi đây có xì dầu (shoyu), có súp miso, có rau không phân bón, có gạo nguyên thóc (imazurimai)…, những món ăn thực sự chất lượng mà ngay cả ở Nhật Bản cũng khó lòng tìm được.

Có vẻ như cái ngày mà người ta phải sang châu Âu, châu Mỹ để học về Judo (Nhu Đạo), Zen (Thiền), chính thực, nấu ăn phổ trà (fucha ryori) … đang ngày một gần hơn. Thậm chí người ta còn nói muốn nghiên cứu, tìm hiểu về Kinh điển Phật giáo (bản tiếng Phạn hay tiếng Nam Phạn) thì phải đến Pari hay La Hay . Bản thân tôi cũng cảm thấy vừa vui, vừa buồn, vừa khó hiểu khi những ấn phẩm bằng tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Anh của mình lại bán chạy hơn rất nhiều so với những tác phẩm cùng loại viết bằng tiếng Nhật.

Giờ đây, chính tại nơi đây, ngay sau khi ấn bản đầu tiên sau chiến tranh của cuốn sách này ra mắt, đã có 14, 15 người tìm tới ngôi nhà của tôi (MI, Maison Ignoramus ở Hiyoshi ) và tuần nào họ cũng cùng nhau tổ chức trao đổi, thảo luận và vui vẻ trò chuyện. Thế nhưng, những buổi gặp mặt, thuyết trình dành cho cộng đồng người Bỉ thì hầu như được tổ chức đều đặn hàng ngày ở rất nhiều thành phố khác nhau, sôi nổi đến mức tôi không đủ sức để đi nữa. Không những thế, làng Chico, “ngôi làng chính thực mới” được thành lập tại bang California, Mỹ, cũng đang có những bước phát triển ấn tượng. Thậm chí họ còn xây dựng được thực đường chính thực, nhà máy sản xuất bánh mỳ và xưởng in của riêng mình. Gần đây họ còn xây dựng xong cả một nhà máy sản xuất shoyu. Họ mong muốn tôi đến với họ càng sớm càng tốt. Nhưng tôi phải đi Roma trong vài ngày để củng cố cơ sở ở Italia.

Sự nhiệt huyết, nghiêm túc của những con người nơi đây rất giống với tinh thần của người dân Nhật Bản những năm đầu thời kỳ Minh Trị, khi Fukuzawa Yukichi hết lòng hết sức tìm cách đưa những kiến thức và tư tưởng phương Tây vào Nhật Bản. Tôi tha thiết mong mỏi các bạn hãy sớm đến với chính thực và nghiên cứu, tìm hiểu về nguyên lý vô song để từ đó tìm được cho mình tự do vô hạn, hạnh phúc vĩnh cửu và công bằng tuyệt đối.

Ngày 16 tháng 12 năm 1961
Tại Bruxelles
Nyoiti

Diệu Minh
Zoni: món canh có bánh dày nướng

Nấu ăn phổ trà (Fucha Ryori) là một trong những loại hình nấu ăn truyền thống của Nhật Bản có nguồn gốc từ Trung Quốc. Từ “Fucha” có nghĩa là “uống trà cùng mọi người” nhưng ở đây nó được hiểu là một bữa ăn được thực hiện theo kiểu Trung Quốc, tức là ăn những thức ăn được bày trong những chiếc bát lớn mà bắt đầu và kết thúc đều là trà nhằm tạo nên tình bằng hữu, hòa bình giữa những người cùng ăn.

La Hay, tên gốc là Den Haag - trong tiếng Việt quen gọi là La Hay dựa theo cách gọi La Haye của tiếng Pháp - là thành phố lớn thứ ba ở Hà Lan
Hiyoshi, một thành phố thuộc tỉnh Kanagawa, Nhật Bản.

Fukuzawa Yukichi (1835-1901) là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu và rộng nhất đến xã hội Nhật Bản cận đại. Những tư tưởng về chính trị, xã hội, kinh tế mà Fukuzawa truyền bá đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của Nhật Bản cận đại.
Diệu Minh
LỜI NÓI ĐẦU

Khi đặt tựa đề cho cuốn sách này là “Cẩm nang cuộc đời thực dưỡng”, bản thân tôi cũng cảm thấy rất xấu hổ. Bởi lẽ tôi không có tư cách gì để nói về vấn đề tu dưỡng. Và cả đời tôi cũng không có ý định làm việc đó.

Tôi chỉ muốn kể cho mọi người những trải nghiệm của bản thân mình về thức ăn mà thôi. Có lẽ đây cũng được coi như một cơ hội để tôi có thể thú nhận với tất cả mọi người rằng tôi là một kẻ tham ăn, tham ăn hơn hẳn so với người thường.

Tôi là một kẻ tham ăn. Tôi tham ăn, phàm ăn đến độ chính bản thân mình còn thấy chán ngán, thậm chí là thấy sợ hãi. Riêng về khoản phàm ăn này thì tôi rất tự tin là mình chẳng thua kém ai cả. Thậm chí hầu hết những thanh niên trẻ khỏe thời nay cũng chưa chắc thắng nổi tôi trong chuyện này. Chính vì thế mà tôi cũng biết rõ hơn mọi người về sự độc hại của nó. Mười năm trước, tôi đã bắt gặp “những bài học dưỡng sinh” được viết trong cuốn “Thực dưỡng”. Đây hoàn toàn giống như một bản sám hối thẫm đẫm máu xương của tôi. Tôi có một cái dạ dày khỏe đến đáng sợ.

Thậm chí tôi còn nghĩ nếu không phải vì khao khát, vì ham muốn thì có lẽ tôi sẽ chẳng làm được việc gì lớn lao. Tôi vốn vẫn thường nghĩ cho dù là cái gì hay thế nào đi chăng nữa, nếu không thể ăn uống một cách tự do, thoải mái thì quả thật là bất hạnh. Và nếu không biết đến thực dưỡng thì có lẽ tôi đã phải đón nhận một kết cục bi thảm, gia nhập vào nhóm đa số những kẻ ngu dại, luôn liều mình khăng khăng khẳng định câu thành ngữ muôn thuở “Trăm bệnh tại miệng” và lãng phí của cuộc đời một cách vô nghĩa. Thế nhưng, thật may mắn làm sao, tôi đã dành trọn cuộc đời mình cho thức ăn và khi chỉ còn cách cái kết cục bi thảm đó một bước chân nữa thôi, tôi đã được cứu rỗi bởi bàn tay của thực dưỡng. Và giờ đây, nhờ có thực dưỡng mà tôi đã có thể thỏa sức ăn uống tất cả những gì mình yêu thích, bao nhiêu cũng được, bất kỳ lúc nào để giúp cho thể xác cũng như tâm hồn mình ngày càng khỏe mạnh, đồng thời tìm được cho mình niềm hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời. Tôi sẽ nói về những trải nghiệm đó trong cuốn sách này.

Trong cuộc đời, tôi đã chứng kiến rất nhiều con người bất hạnh. Tôi cũng là một trong số những con người ấy.

Lúc này đây, tôi đang nhận được rất nhiều lời chia sẻ, trao đổi từ rất nhiều những con người bất hạnh. Chỉ cần những con người đó biết lắng nghe những trải nghiệm của tôi, bắt chước theo những gì tôi đã làm thì tất cả sẽ thoát khỏi cảnh ngộ khổ sở. Và như thế sẽ giúp tôi càng hiểu rõ hơn và sẽ đào sâu nghiên cứu hơn nữa về sự vĩ đại trong sức mạnh của thực dưỡng.

Ví dụ như trong một buổi gặp gỡ ở một thành phố nọ, tôi đã bâng quơ hỏi người phụ nữ cao tuổi ngồi ở hàng ghế đầu một câu là:
“Thưa bà, có phải bà đã từng sống ly thân?”

Người phụ nữ đó liền trả lời với vẻ mặt rất đau khổ:

“Dạ đúng. Tôi đã sống ly thân được gần 30 năm rồi.”

Người phụ nữ này đã ăn uống toàn những thứ khiến cho bà phải lâm vào hoàn cảnh đó. Cụ thể là bà đã rất thích những thức ăn có tính Âm như đường, hoa quả… và hậu quả là tuần hoàn máu kém đi, bà dần trở nên lãnh cảm, lạnh nhạt với đàn ông, mất khả năng sinh nở để cuối cùng bị ruồng bỏ và phải sống một cuộc đời bất hạnh.

Gương mặt của con người là bản ghi chi tiết về thức ăn của họ kể từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Nhà nhân tướng học nổi tiếng của Nhật Bản thời Edo, Mizuno Nanboku, có lần đã được một người đặt câu hỏi rằng nếu muốn tìm ra nghĩa lý sâu kín của nhân tướng học thì cần phải học cái gì và như thế nào. Nghe nói ông đã ngay lập tức trả lời rằng: “Chỉ cần tìm hiểu về thức ăn của con người.” (Trích “Những bài học về tướng pháp của Nanboku”). Từ lúc nào không hay, tôi đã học được cách đọc ra thức ăn của con người thông qua tướng mạo của họ. Đây quả là một việc vô cùng phiền toái. Bởi lẽ cứ nhìn ai là tôi lại nhìn ra thức ăn. Lúc thì tôi thấy hoa quả, khi thì tôi thấy trứng, thấy sữa, rồi món tonkatsu , món kabayaki …

Khi biết về những thức ăn mà người đó đã sử dụng cho tới ngày hôm nay, tôi sẽ biết được những thứ về cuộc đời trong quá khứ của họ. Tôi biết về gia đình, về hoàn cảnh sống, tình hình kinh tế cũng như suy nghĩ, tư tưởng của họ. Và do đó, tôi biết luôn về cả khí chất, tính cách cũng như tinh thần của họ. Thậm chí tôi còn có thể biết được nhiều điều cụ thể hơn, ví dụ như họ bị bệnh gì, ở đâu, đã bị bệnh hoa liễu khi nào, tử cung có bị gập ra phía sau hay không, kinh nguyệt bị rối loạn ra sao… Nói tóm lại, tôi sẽ biết họ là người hạnh phúc hay kẻ bất hạnh.
Hôm trước, tôi có gặp một người nước ngoài nọ. Người này đến Nhật Bản để truyền bá một thứ tôn giáo lớn nào đó. Tuy nhiên, nhìn vào đôi lông mày trên khuôn mặt người đó, tôi thấy hiện lên một số mệnh bất hạnh vô cùng. Anh ta vốn là người rất yêu thích một loại thức ăn nhưng loại thức ăn này lại bị cấm trong tôn giáo của anh ta. Vì thế mà tôi biết được về sự gian lận, lừa bịp của anh ta. Có khoảng mười mấy người tới nghe câu chuyện thuyết giáo của anh ta. Trong đó có cả những học giả, nhà hoạt động tôn giáo, doanh nhân, chính trị gia nổi tiếng. Tất cả đều chăm chú lắng nghe. Tôi cũng lắng nghe, cảm phục và cũng học được nhiều điều bổ ích. Nhưng tôi hoài nghi về số mệnh của con người này.

Tối hôm qua, khi ghé qua tham dự một cuộc tọa đàm về các vấn đề tài chính, tình cờ mọi người lại nói tới câu chuyện về tôn giáo đó. Tôi đã hỏi Kuroda Reiji về nhà người đàn ông truyền giáo đó. Đúng lúc đó Matsumoto Tokuake đã trả lời thay rằng:
“Tay đó là một kẻ bịp bợm. Hắn đã bị trục xuất bởi một sự kiện trước đó không lâu…”

Cuộc đời con người được định đoạt bởi thức ăn. Mọi sự tốt xấu, phúc họa, sống lâu hay chết sớm, thông minh hay ngu dại, xinh đẹp hay xấu xí, thiện hay ác của con người đều được quyết định bởi thức ăn.

Nhìn từ ý nghĩa này thì trong con người vốn không có cái gì là thiện hay ác cả. Tất cả chỉ là vấn đề ác hay thiện trong thức ăn mà thôi. Cuốn cẩm nang cuộc đời này của tôi chỉ nói về những tốt xấu, phúc họa trong cuộc đời của con người xuất phát từ thức ăn cho nên nó sẽ khác với những cuốn cẩm nang về cuộc đời của những người giỏi giang, nổi tiếng.

5 giờ sáng ngày 10 tháng 10 năm 1938
Nyoiti Sakurazawa
Diệu Minh
“Nếu tôi là phụ nữ! Tôi sẽ dùng tình yêu và sự chân thật để chăm sóc, mài rũa, đánh bóng gia đình! Tôi sẽ giặt giũ. Thật vui sướng làm sao khi tôi có thể làm cho những thứ dơ bẩn trở nên sạch đẹp! Tôi sẽ gột rửa cuộc đời! Điều đó chẳng có gì là khó khăn cả. Tôi sẽ thái ngưu bàng ! Tôi sẽ tạo nên sự sống cho cả gia đình! Mỗi nhát thái sẽ sáng tạo nên sự sống cho những người, những thứ tôi hết mực yêu thương. Thái ngưu bàng mới vui vẻ làm sao! Tôi sẽ giống như những cô gái người Pháp, giống như vợ của Gyutan, sẽ đánh rửa mọi thứ dù là bàn ăn hay chén bát, ống khói hay đáy nồi với tất cả tấm chân tình để mọi thứ luôn sáng bóng! Tôi sẽ giống như bà lão Marignac ở một ngôi làng sâu trong dãy núi Pyrénées lạnh lẽo, luôn giữ gìn, lau chùi mọi thứ sạch sẽ, cho tới cả chiếc đèn xách tay còn lại từ đời cụ kỵ của bà giờ đây không sử dụng nữa cũng vẫn được bà đánh chùi sáng bóng và trang trí trên bệ lò sưởi!

Tôi sẽ giữ gìn, lau chùi cẩn thận chiếc đồng hồ của ông nội vẫn hàng ngày đều đặn nhẹ nhàng tíc tắc, tíc tắc điểm từng giây từng phút. Tôi sẽ nhẹ nhàng nhúng nó vào nước nóng trong chiếc bát đậm chất quê mùa, cục mịch mà bà nội vẫn thường dùng ngày xưa, lau khô bằng một chiếc khăn sạch và để cẩn thận trên giá.

Tôi sẽ giống như quý bà tóc trắng của tiên sinh Vatoran, tiến sỹ luật và vật lý đáng kính ở Pari đó, gọn gàng quấn tóc bằng chiếc khăn vuông, sắn tay áo quá khuỷu tay rồi vừa cất tiếng hát vang bài ca thịnh hành của thế kỷ 16, 17 vừa vui vẻ lau dọn ngôi nhà cổ kính và rộng lớn như một tòa lâu đài suốt từ tầng ba xuống tầng một! Công việc này kéo dài suốt từ 8 giờ tới 11 giờ. Mệt nhưng đó là cái mệt vô cùng khoan khoái. Cho tới lúc này tôi vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây âm thanh của bài hát đó, âm thanh của những lời ca từ đôi bàn tay đầy tình yêu thương vang lên hàng sáng trong ngôi nhà đó...”


Trích quyển sách đang dịch từ nguyên tác tiếng Nhật của tiên sinh Ohsawa, các bạn đón đọc nhé: “Cẩm nang cuộc đời thực dưỡng”. Hiện chúng tôi đã tổ chức dịch và in được 3 quyển sách hay của tiên sinh Ohsawa từ tiếng Nhật:Trật tự vũ trụ, Những chàng trai huyền thoại 1,2…
Diệu Minh
Phần này đã được tôi - Ngọc Trâm chỉnh sửa lại chút xíu cho rõ nghĩa:

ĐÔI LỜI NHÂN DỊP
XUẤT BẢN TÁC PHẨM MỚI

Tại Bruxelles, thủ phủ xinh đẹp của Vương quốc Bỉ, hiện có ba thực đường thực dưỡng Oshawa và hơn một chục cửa hàng bán thực phẩm thực dưỡng. Nhìn chung, có thể nói thực dưỡng đã có mặt ở hầu hết các thành phố của nước Bỉ xinh đẹp.
Tại thực đường Oh Li Dole (“Mái nhà của những hạt gạo vàng”) mỹ lệ bậc nhất của thế giới, ngày nào cũng có vài chục người tới đây, vui vẻ ăn uống và trò chuyện với nhau về những niềm vui mà thực dưỡng đã đem lại cho họ. Thỉnh thoảng cũng có những vị khách du lịch bay từ tận Nhật Bản xa xôi tới đây để thưởng thức các món ăn như mỳ, zoni …
Nơi đây có nước tương (shoyu), có súp miso, có rau không phân bón hoá học, có gạo lứt (imazurimai)…, những món ăn thực sự chất lượng mà ngay cả ở Nhật Bản cũng khó lòng tìm được.
Có vẻ như cái ngày mà người ta phải sang châu Âu, châu Mỹ để học về Judo (Nhu Đạo), Zen (Thiền), chính thực - nấu ăn, trà đạo (fucha ryori) … đang ngày một gần hơn. Thậm chí người ta còn nói muốn nghiên cứu, tìm hiểu về Kinh điển Phật giáo (bản tiếng Phạn hay tiếng Nam Phạn) thì phải đến Pari hay La Hay . Bản thân tôi cũng cảm thấy vừa vui, vừa buồn, vừa khó hiểu khi những ấn phẩm bằng tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Anh của mình lại bán chạy hơn rất nhiều so với những tác phẩm cùng loại viết bằng tiếng Nhật.
Giờ đây, chính tại nơi đây, ngay sau khi ấn bản đầu tiên sau chiến tranh của cuốn sách này ra mắt, đã có 14, 15 người tìm tới ngôi nhà của tôi (MI, Maison Ignoramus ở Hiyoshi ) và tuần nào họ cũng cùng nhau tổ chức trao đổi, thảo luận và vui vẻ trò chuyện. Thế nhưng, những buổi gặp mặt, thuyết trình dành cho cộng đồng người Bỉ thì hầu như được tổ chức đều đặn hàng ngày ở rất nhiều thành phố khác nhau, sôi nổi đến mức tôi không đủ sức để đi nữa. Không những thế, làng Chico, “ngôi làng chính thực mới” được thành lập tại bang California, Mỹ, cũng đang có những bước phát triển ấn tượng. Thậm chí họ còn xây dựng được thực đường chính thực, nhà máy sản xuất bánh mỳ và xưởng in của riêng mình. Gần đây họ còn xây dựng xong cả một nhà máy sản xuất shoyu - nước tương. Họ mong muốn tôi đến với họ càng sớm càng tốt. Nhưng tôi phải đi Roma trong vài ngày để củng cố cơ sở ở Italia.
Sự nhiệt huyết, nghiêm túc của những con người nơi đây rất giống với tinh thần của người dân Nhật Bản những năm đầu thời kỳ Minh Trị, khi Fukuzawa Yukichi hết lòng hết sức tìm cách đưa những kiến thức và tư tưởng phương Tây vào Nhật Bản. Tôi tha thiết mong mỏi các bạn hãy sớm đến với chính thực = thực dưỡng và nghiên cứu, tìm hiểu về nguyên lý vô song để từ đó tìm được cho mình tự do vô hạn, hạnh phúc vĩnh cửu và công bằng tuyệt đối.
Ngày 16 tháng 12 năm 1961
Tại Bruxelles
Nyoiti

Diệu Minh
Ngọc vừa chế bản xong bìa sách này theo "đơn đặt hàng" của mẹ, Ngọc đọc duyệt nội dung và làm bìa, Ngọc đã trưởng thành chút!

Ngọc nắm được một số vấn đề mấu chốt của thực dưỡng! chẳng những sướng sao!

member
Diệu Minh
Trích quyển sách sắp in:

"Chỉ những ai có thể cho tiền người khác mà vẫn cảm thấy vui vẻ, thoải mái mới là người đạt đến trạng thái tâm tư thực sự giàu có. Ngược lại, những người dù có trong tay hàng trăm triệu nhưng không cảm thấy vui vẻ, vô tư khi cho tiền ai đó mới là những người nghèo khó thực sự và là nô lệ của tiền bạc. Chỉ những ai thấy vui sướng và luôn mong mỏi được sử dụng sức khỏe của mình cho cuộc đời, cho mọi người mà không hề do dự, hối tiếc mới thực sự khỏe mạnh với tư cách là con người. Chính những người biết dũng cảm hy sinh, giành sự sống của bản thân cho mọi người một cách vô tư, thoải mái mới thực sự là những con người khỏe mạnh.

Giúp trái tim con người phát triển thành cái “TÂM” đó chính là mục đích của thực dưỡng. Những trạng thái tâm hồn như thế mới đúng là lý tưởng của cuộc đời. Trong thế giới đó không có bóng dáng của bất bình, bất an, khổ đau, sợ hãi, đắng cay hay phiền não. Sẽ chỉ có hạnh phúc mà thôi. Chỉ có tình yêu và lòng cảm kích vĩnh hằng bùng cháy không ngừng. Chỉ có tự do, tự tại, sự mãn nguyện và lòng tin sắt đá. Tôi là một người hạnh phúc. Thực sự vô cùng hạnh phúc! Tôi hạnh phúc và sung sướng lắm! Ôi, phải làm sao để chia sẻ niềm vui sướng, hạnh phúc này cho tất cả mọi người đây! Trong thế giới của tâm hồn đó, vạn vật đều đang tỏa sáng trong những niềm vui sống động. Con người sống trong thế giới đdó dù có bị bệnh tật, dù có gặp phải khổ đau thì dường như ngay lập tức, những bệnh tật, khổ đau đó sẽ được chuyển biến trở thành hạnh phúc. Nếu có ai đó ném đá vào trong đó thì những viên đá đó sẽ biến thành những bông sen vàng, sen bạc tuyệt đẹp rơi xuống khắp mọi nơi. Nếu có ai đó rút gươm kê vào cổ ta thì thanh gươm đó sẽ trở thành niềm danh dự rực sáng chiếu rọi xa khắp tới miền vô cực. Nếu có bị chuốc uống chén rượu độc thì chén rượu độc đó sẽ biến thành liều thuốc tiên trường sinh bất lão mang tới cho ta cuộc sống vĩnh hằng.

Thực dưỡng là phương cách để ta được giải phóng khỏi một thế giới nhỏ hẹp, một cuộc sống ngắn ngủi, phù du, đầy khổ ải, đớn đau, buồn thảm để được sống và được tái sinh trong thế giới tâm hồn đó – thiên thượng giới của tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), vương quốc của những niềm vui vô hạn. Nếu là kiểu thực dưỡng mà không thể giúp con người sống vui, sống khỏe trong vương quốc thực dưỡng, trong đại tự nhiên, đại sinh mệnh, trong thế giới vô ngã thì thà đừng thực hiện còn hơn. Những thứ ngăn cản ta bước vào thế giới đó chính là “nghiệp bệnh của cuộc đời”, là thói “kiêu căng, ngạo mạn” (chủ nghĩa vị kỷ, chủ nghĩa hưởng lạc), tham lam vô độ – căn bệnh nan y của cuộc đời."
....

Đón đọc nhé!?
Diệu Minh
Đập tan chủ nghĩa vị kỷ, chủ nghĩa mưu cầu hạnh phúc cá nhân, thói tham lam, ngạo mạn đó thành trăm ngàn mảnh nhỏ, làm cho chúng trở nên trầm lắng, nhún nhường và đem lại hạnh phúc dịu dàng thực sự chính là sứ mệnh của thực dưỡng đạo.
Diệu Minh
Vì thế mà ngay nay mới thịnh hành nhiều kiểu y dược, y thuật, y học khiến cho bệnh tật ngày một nặng hơn để qua đó lừa lọc, moi tiền của người bệnh
Diệu Minh
Có ai từ chối không để cha mẹ phê bình không? Có ai lảng tránh lời quở trách của cha mẹ không? Nếu có thì đó là những người không hiểu gì về lòng cha, không cảm nhận được tình mẹ, là những người vô cùng đáng thương, tội nghiệp. Thậm chí còn đáng thương hơn những đứa trẻ mồ côi. Những người như thế về sau chắc chắn sẽ trở thành những kẻ yếm thế, kẻ ghét đời, tội phạm, trở thành những người mắc bệnh tâm thần hoặc suy nhược thần kinh mà thôi.

Chuyện kể rằng thuở nhỏ, nhà Nho giáo Kanae Touju – người mà được hậu thế đời đời xưng tụng là “Thánh nhân xứ Omi (Cận Giang thánh nhân)” đã có lần khóc òa khi bị người mẹ già trách mắng và đánh đòn. Lúc đó, người mẹ mới hỏi “Tại sao con khóc?” (Bình thường, cậu bé Touju vốn không bao giờ khóc, mà chỉ ngoan ngoãn đón nhận những chiếc roi chan chứa tình yêu thương từ người mẹ của mình. Cha mẹ nào mà không biết yêu cho roi, cho vọt thì đó chỉ là thứ tình yêu mù quáng, là những bậc cha mẹ không biết thế nào là yêu thương thực sự). Nghe mẹ hỏi vậy, Touju ngẩng mặt lên, mắt đẫm lệ vừa khóc vừa cất tiếng trả lời “Dạ…” “Tại sao con khóc?” – người mẹ rất lấy làm ngạc nhiên và hỏi lại lần nữa. “Thưa mẹ, con khóc vì thấy mẹ đã già đi nhiều, đôi tay không còn khỏe như trước, không đánh con đau như trước nữa. Mẹ đã có tuổi nên chắc là mẹ đã yếu thật rồi. Vậy mà phận làm con như con vẫn làm cho mẹ đau lòng. Ý nghĩ đó khiến con đau đớn vô ngần…” – Touju trả lời.

Hỡi những ông bố, bà mẹ! Nếu biết yêu thương và nuôi dưỡng, dạy bảo con cái được như người mẹ đó thì sẽ có thể đem đến cho đời những người con như Thánh nhân Omi.

Bệnh tật chính là lời trách mắng của Thượng đế. Khi mắc bệnh chính là lúc ta nhận được những cái roi phạt, những trận đòn từ đôi tay từ bi của Thượng đế, từ lòng cha, tình mẹ bao la luôn mong muốn cho ta được nên người. Vậy mà chúng ta nỡ khước từ, lảng tránh và chạy trốn khỏi tấm lòng yêu thương, bao dung đó của Thượng đế ư? Như thế liệu có phải là việc làm đúng đắn không? Như thế liệu ta có thể trở thành người chính trực, mạnh mẽ và hạnh phúc như ý muốn của Thượng đế không? Cứ bị bệnh là lại bằng mọi cách tìm kiếm thuốc thang, chạy vạy, nhờ vả chữa trị khắp nơi, như thế chẳng phải cũng chính là đang chạy trốn, cự tuyệt và lảng tránh lời trách mắng của Thượng đế hay sao? Khi ta tiếp nhận những lời mắng, lời trách của Thượng đế thì đó là lần đầu tiên ta được diện kiến gương mặt của Thượng đế. Đó cũng chính là lần đầu tiên ta bị buộc phải suy nghẫm về cha mẹ của “con người”, về nguồn gốc của “sự sống”.
Diệu Minh
Nếu không có những người cha, người mẹ phê bình, trách mắng thì cuộc sống mới buồn tẻ, nhạt nhẽo và đau đớn làm sao! Dù chúng ta không thể khóc như Touju nhưng ít nhất chúng ta sẽ mở mắt choàng tỉnh khỏi cơn mê muội khi hàng ngày sống mà quên mất Thượng đế, sống mà không ghi nhớ công ơn của Người. Có thể sẽ có những ông bố bà mẹ trách mắng, đánh đòn mặc dù đứa trẻ không làm gì sai trái. Nhưng sẽ không bao giờ có Thượng đế nào lại gây ra bệnh tật, bất hạnh cho những người chưa từng làm gì xấu xa.
Diệu Minh
Bệnh tật là những lời trách mắng của Thượng đế. Dù không có cha mẹ hay dù cha mẹ không trách mắng ta thì Thượng đế sẽ phê bình, nhắc nhở ta. Điều đó mới thật đáng quý và đáng trân trọng làm sao! Thượng đế ơi, xin Người hãy trách mắng con đi! Hãy trách mắng, phê bình con nghiêm khắc hơn đi! Vì con muốn trở thành con người chính trực.
Thật ích kỷ khi ghét bỏ bệnh tật. Và chính việc sợ hãi bệnh tật mới thực sự là hèn nhát.
Bệnh tật chính là Thượng đế!
Diệu Minh
Hãy quan sát những con chim kia mà xem. Chúng luôn thỏa mãn, vui sướng với những gì Thượng đế ban tặng. Chúng tận hưởng sự giá lạnh khi Đông sang, vui chơi trong cái nóng nực khi Hè tới. Chúng tiếp nhận những gì do “Thượng đế”, “Đại tự nhiên” đem tới một cách nguyên si, tuyệt nhiên không làm gì bất tự nhiên. Và kết quả là chúng không cần phải đối mặt với nhiều bệnh tật như con người. Còn con người chúng ta lại quá ỷ lại vào trí tuệ (nào là khoa học, nào là văn minh, công nghiệp), luôn chạy theo những thứ như phù phiếm như hưởng lạc, tiện lợi, tốc độ… mà không bao giờ biết chán. Và hậu quả là càng ngày ta càng trở nên già cỗi, yếu ớt. Ấy vậy mà dân số vẫn không ngừng tăng lên và như thế càng làm gia tăng bệnh nhân và những con người khỏe mạnh giả tạo. Tại sao chúng ta không tạm dừng lại, nghỉ một chút, ngừng theo đuổi những thứ văn minh rất con người, rất nhân tạo, hay nói cách khác là những thứ rất bất tự nhiên này để cùng nhau từ từ, nhẹ nhàng, thoải mái cảm nhận, nếm trải những ơn huệ của Đại tự nhiên nhỉ! Thực hành thực dưỡng, nói cách khác, cũng chính là tinh thần đó.
Diệu Minh
Theo tôi, những người đang mang bệnh nên coi thứ bệnh đó là lời quở trách của Thượng đế và nên có thái độ giữ gìn, cảm tạ. Bản thân tôi đây, trong suốt hai mươi năm kể từ khi được cứu rỗi bởi thực dưỡng, tôi chưa bao giờ mắc phải bệnh gì đúng nghĩa là bệnh, tôi cũng chưa bao giờ phải nằm giường vì đau ốm. Vì vậy mà tôi vô cùng biết ơn và cảm kích nếu như mình bị bệnh. Hôm trước, khi đi trong núi tuyết, phần mắt cá ở hai chân tôi bị đau và đã sáu mươời ngày trôi qua rồi mà vẫn chưa khỏi. Nhưng tôi không chăm sóc, chữa trị gì mà ngược lại tôi còn nâng niu, cảm tạ cơn đau đó, thậm chí mong muốn được đau nữa mỗi khi bước đi hàng ngày. Năm nay, đã lâu lắm rồi tôi mới bị đau họng do ở trong phòng có lò sưởi. Nhưng tôi cũng không tìm cách chữa trị làm gì mà cố tình nâng niu, giữ cho cơn đau đó kéo dài thật lâu. Tất nhiên, những lúc phải đứng trước mọi người nói chuyện thì tôi có nhấp miệng ít nước củngó sen bởi nói như thế mà ho thì sẽ rất mất lịch sự…

Tôi đã cảm kích và gìn giữ những lần đau ốm, bệnh tật mà lâu lâu Thượng đế mới ban tặng cho mình như thế đấy. Khi đã đạt đến tâm trạng, tình cảm như thế thì đó sẽ trở thành niềm biết ơn, cảm tạ đối với bệnh tật thì đúng hơn là sợ hãi, lẩn tránh. Đó là trạng thái tinh thần mà những ai không biết về thực dưỡng sẽ không thể cảm nhận và đạt tới được. Nếu không thể bước vào tâm cảnh tĩnh lặng, tâm không gợn sóng như thế thì chắc chắn bệnh tật sẽ không thể chữa khỏi.
Diệu Minh
Thiên hoàng Minh Trị lúc sinh thời đã từng dùng thơ ca để diễn tả tâm trạng của mình. Có lẽ những người nguyện một lòng hướng theo con đường thực dưỡng như chúng ta nên thả lỏng tâm hồn để cảm nhận một cách sâu sắc tâm hồn cao cả này. Và đó chính là bước đi đầu tiên của liệu pháp thực dưỡng.
Hàng ngày tu dưỡng tấm thân
Còn hơn tất cả ngàn lần thuốc thang.

Diệu Minh
banana.gif

bunny.gif đúng là thượng đế an bài cho mình làm, ban phước cho mình làm, phần thưởng cho mình đây!
Diệu Minh
Hãy để mọi thứ tuân theo sự tính toán, sắp đặt của đại tự nhiên. Làm như thế cuộc sống của ta sẽ trở nên dễ chịu, nhẹ nhàng. Và ta sẽ không chết. Tựa như một người bị ngã xuống sông vậy, càng vẫy vùng sẽ càng chìm nhanh. Ngược lại, nếu biết vươn dài, thả lỏng toàn thân, để cho tâm trí thông thoáng, tĩnh lặng thì cơ thể sẽ nổi lên.
Diệu Minh
Chỉ cần hiểu thấu đáo về nguyên lý của thực dưỡng thì mọi khó khăn, trở ngại về kinh tế, chính trị, xã hội đều không thể ngăn cản chúng ta thực hành thực dưỡng. Chúng ta sẽ có thể dễ dàng vượt qua được những khó khăn đó. Tuy nhiên, vẫn còn có một trở ngại nho nhỏ. Đó là khó khăn xuất phát từ nội bộ gia đình. Đó là trường hợp vấp phải sự phản đối của cha mẹ hoặc người chồng. Và khó khăn nhất là khi bị người vợ phản đối. Tuy vậy, dù có bị cha mẹ hay người chồng phản đối thì cũng đừng vội nản chí. Hãy dẹp cái tôi cá nhân sang một bên, nhẹ nhàng, chân thành, chắp tay cầu xin rằng “Con xin cha, xin mẹ, em xin anh, xin hãy cho phép con, cho phép em thực hành thực dưỡng.” Và sẽ có thể thuyết phục được. Giả sử dù đã làm thế mà vẫn không được đồng ý thì hãy nói thêm rằng “Vậy thì, con thực sự xin lỗi nhưng liệu cha mẹ và anh có thể cho phép con thử thực hành thực dưỡng chỉ trong một tháng thôi có được không ạ? Nếu trong một tháng đó mà không có dấu hiệu tiến triển thì con sẽ nhất quyết từ bỏ.” Làm được như thế thì chắc chắn họ sẽ không có lý do gì để từ chối. Nếu ta biết cầu xin, thuyết phục từ tận đáy lòng, với thái độ từ tốn và tấm lòng chân thành, trong sáng như một đứa trẻ như thế thì không có lý gì họ lại không chịu lắng nghe. Chỉ cần trong lòng vẫn còn vẩn vương chút tâm lý phản ứng tiêu cực, căng cứng theo kiểu “Thật bất công và đáng xấu hổ khi mọi người lại phản đối tôi thực hành thực dưỡng. Tôi có quyền bảo vệ cuộc sống của riêng mình một cách chính đáng.” thì chắc chắn sẽ không thu được gì.
Diệu Minh
QUOTE(Diệu Minh @ Aug 12 2015, 04:35 PM) *
banana.gif

bunny.gif đúng là thượng đế an bài cho mình làm, ban phước cho mình làm, phần thưởng cho mình đây!


TTVT là như thế này đây!
Diệu Minh
Chúng tôi tuyệt đối không sử dụng thuốc thang. Con át chủ bài trong tay chúng tôi chính là những thực phẩm bình thường hàng ngày. Đó là những hạt gạo nửa phần trắng (khi cuốn sách này được phát hành thì Hội thực dưỡng coi gạo nửa phần trắng là thực phẩm chính còn giờ đây là gạo lứt), ngưu bàng, cà-rốt, rong biển hijiki… Căn bếp chính là hiệu thuốc của chúng tôi.
Diệu Minh
Khi bị ốm, bị bệnh, người ta thường nói với nhau “Chúc bạn mau khỏe!” Và rồi nháo nhào đi tìm và sử dụng các loại hoa quả, vitamin, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng… Rồi còn bảo nhau phải tuyệt đối giữ gìn, tĩnh dưỡng. Bệnh tật, ốm đau tuyệt đối không cần phải cẩn thận giữ gìn gì cả. Chính vì cứ giữ gìn cẩn thận quá mà chúng ta mới bị bệnh, rồi bệnh mãi không khỏi, thậm chí còn tái phát hết lần này đến lần khác.
Diệu Minh
Vậy tại sao chúng ta không tạm ngừng dỏng tai lắng nghe theo những lời lẽ của khoa học mà được cho là tinh hoa của tư tưởng du nhập từ phương Tây hiện đang rất thịnh hành ngày nay để suy ngẫm rồi thực hành lối sinh hoạt ăn uống truyền thống với những trải nghiệm suốt hàng ngàn năm qua của dân tộc mình, để từ đó từ từ suy xét lại về những giá trị của nó.
Diệu Minh
Bữa ăn đó phải là những “thức ăn của đồng lúa”. Phải là những thứ có nguồn gốc tự nhiên. Tốt nhất là sử dụng các loài cỏ cây sinh sôi nảy nở một cách tự nhiên (dưới bàn tay tạo hóa của Thượng đế) trên đồng cỏ. Đó là Gạo! Đó là những loại quả hạt tròn tròn, nhỏ nhỏ! Đó là những loại củ quả, rễ cỏ xanh tươi mơn mởn! Đó là những giọt nước tinh khiết tuôn trào từ những dòng suối trong xanh hay từ những chiếc giếng sâu mát lành!
Hãy thêm vào đó một chút muối! Đó là “hương vị của biển”! Đó là “suối nguồn của sức mạnh”!
Chao ôi! Mùi vị mới tuyệt vời làm sao!
Chỉ cần bấy nhiêu thôi là đủ.
Quả là một bữa ăn đơn giản! Thật thanh đạm và nguyên sơ!
Diệu Minh
Nói đến bánh kẹo nữa chứ! Tất cả đều được sản xuất từ một loại nguyên liệu của các vùng đất nhiệt đới phía Nam cách xa hơn hai ngàn cây số, đó là đường. Trong đó cá biệt có những sản phẩm có nguồn gốc xa xôi hơn nhiều. Ví dụ như sô-cô-la chẳng hạn, nó xuất phát từ những vùng miền cách xa Nhật Bản từ năm tới mười ngàn cây số. Thêm vào đó, tất cả đều được phết một lớp màu sặc sỡ bằng những nguyên liệu nhuộm màu nhân tạo. Đó chẳng khác gì một loại thuốc độc chết người!

Ăn những thứ đó sẽ không chết ngay nhưng chúng sẽ khiến cho chúng ta chết dần, chết mòn. Thường xuyên sử dụng những thứ này chính là hành động tự sát một cách từ từ, là hành động giết người với tốc độ cực kỳ chậm rãi. Nói cách khác, đó là hành động tự sát, giết người “kiểu trả góp”.
Diệu Minh
Tự nhiên là Thượng đế. Thượng đế là sự thật duy nhất trên trái đất, là trật tự vĩnh hằng mà chúng ta phải luôn luôn tâm niệm và ghi nhớ trong lòng.

Đó là thứ kết tinh, chất chứa sự phức tạp vô hạn với cách làm đơn giản tới vô cùng.

Hiểu được điều này thì chúng ta sẽ trở thành những nhà thơ tuyệt vời. Ta sẽ có thể xuất khẩu thành thơ, có thể dễ dàng viết nhạc. Và cho dù không thể làm như thế đi chăng nữa thì chỉ cần hiểu được vẻ đẹp của tự nhiên là được. Chỉ cần thực sự hiểu được niềm vui khi sống cùng với tự nhiên thì không còn cần phải làm thơ hay viết nhạc làm gì cả. Bởi lẽ toàn bộ cuộc sống này vốn dĩ đã là những bài thơ, những bản nhạc tuyệt diệu rồi.
Diệu Minh
Thực dưỡng là sống với cách suy nghĩ như thế này, tức là sống tiếp nhận những gì trời đất ban tặng với lòng biết ơn sâu sắc.
Diệu Minh
Tóm lại, tại sao chúng ta không sử dụng thức ăn một cách đúng đắn để giúp cho thể xác này khỏe mạnh, rồi tiến thật sâu vào trong sự thần bí của Thượng đế, toàn linh, toàn vũ trụ, thu được sự tự do, tự tại to lớn và từ đó đạt đến cuộc đời vui tươi, cuộc sống có chiều sâu, sự sống vĩnh hằng, niềm vui vô hạn, hay nói cách khác là đạt đến hạnh phúc thực sự. Chữa trị các căn bệnh về thể xác chỉ là việc nhảm nhí, tầm phào. Nếu sống mà chỉ lo chữa bệnh thì quả là vô vị làm sao.
member










Diệu Minh
Tôi ngạc nhiên vì tỷ lệ đoán trúng rất cao của những lần trao đổi về Âm Dương thông qua thức ăn. Thực ra, tất cả những điều dự đoán mà tôi vừa kể ra bên trên tôi đều quên hết cả rồi. Cứ mỗi lần có ai đó nói rằng “Lúc đó thầy đã nói rằng…” thì tôi đều ngớ người ra mà rằng “Hả? Tôi đã nói như vậy thật sao…” Đó là những lời buột miệng, những câu nói ra mà không cần suy nghĩ. Tất cả đều không phải là những lời lẽ tôi nói ra sau khi đã suy nghĩ kín kẽ. Tôi chỉ nói ra những gì mình chợt nhìn thấy, những gì chợt lóe lên trong đầu. Tôi chỉ như một cái máy đọc ra những biểu hiện của Âm Dương mà tôi nhìn thấy từ thực dưỡng. Vì vậy tôi không hề có chút tự tin nào. Nguyên lý Âm Dương sẽ nói ra giúp tôi.

Diệu Minh
QUOTE(Diệu Minh @ Aug 13 2015, 09:02 PM) *
Tôi ngạc nhiên vì tỷ lệ đoán trúng rất cao của những lần trao đổi về Âm Dương thông qua thức ăn. Thực ra, tất cả những điều dự đoán mà tôi vừa kể ra bên trên tôi đều quên hết cả rồi. Cứ mỗi lần có ai đó nói rằng “Lúc đó thầy đã nói rằng…” thì tôi đều ngớ người ra mà rằng “Hả? Tôi đã nói như vậy thật sao…” Đó là những lời buột miệng, những câu nói ra mà không cần suy nghĩ. Tất cả đều không phải là những lời lẽ tôi nói ra sau khi đã suy nghĩ kín kẽ. Tôi chỉ nói ra những gì mình chợt nhìn thấy, những gì chợt lóe lên trong đầu. Tôi chỉ như một cái máy đọc ra những biểu hiện của Âm Dương mà tôi nhìn thấy từ thực dưỡng. Vì vậy tôi không hề có chút tự tin nào. Nguyên lý Âm Dương sẽ nói ra giúp tôi.


Ôi giời ơi, tôi cũng có cái khả năng này, một số bài thơ của tôi làm cứ 3 năm sau thấy trúng với cuộc đời mình, tôi tiên tri đúng về cuộc đời mình...

Và tôi "nói Pháp" cũng tuân theo đúng y chang những gì tiên sinh Ohsawa nói ở trên, tôi còn nhớ như in cái kiểu ăn nói như thế của tôi, đôi khi tôi buột miệng nói chả suy nghĩ nhanh hơn tốc độ suy nghĩ và tôi cũng ớ người ra với cái miệng của mình... nguyên lý âm dương của trời đất đã ứng ra trước, mớm lời cho tôi trước và tôi cứ "nói theo" cái mạch dẫn dắt đi trước đó, ngay cái tựa đề cho các bài nói chuyện của tôi cũng vậy... để cho mọi thứ dẫn mình đi, vì mình vốn đã không là ai cả .... âm dương nói ra qua cái miệng của tôi?

Hôm nay con gái tôi nói về tôi: cái loại người gì mà đánh nó cũng cứ cười? cô nường không hiểu vì sao tôi cứ cười hềnh hệch ra với nó dù nó có mắng nhiếc tôi thế nào? là vì tôi cảm thấy được rõ cái tình của con gái mình dành cho mình, nó mắng tôi như là cái Mai bạn thân nhất của tôi mắng tôi vậy, do nó muốn tôi tốt lên... người nào mắng mình mà mình không tức nghĩa là người đó là người có đức nhé!

Và vì tôi yêu con gái tôi tới MỨC: con không ngoan mẹ vẫn yêu, khi nó còn bé tí, có lần tôi yêu nó quá gần hoá rồ nên tôi buột miệng nựng nó "Yêu quá cơ! yêu quá cơ, con không ngoan mẹ vẫn yêu!" nói xong tôi quên luôn, hai hôm sau nó hư tôi mắng: con hư mẹ không yêu nữa! nó bảo: hôm trước mẹ bảo: con hư mẹ vẫn yêu còn gì? tôi ớ người và ngoan ngoãn thực hiện điều mình nói ra cho tới một ngày: tôi cứ cười sằng sặc với cách ăn nói của con gái mình dành riêng cho mình!!!!!!!!???????? và tôi càng cười nó càng nghiêm mặt lại ... he he... nó làm người lớn còn tôi quay về làm trẻ con cho người lớn mắng và bắt nạt, ăn hiếp, dìm hàng...

Ngô Ánh Tuyết bảo tôi thua cơ... tôi đồng ý ngay! he he ... sướng là trên hết, thua hay thắng để làm gì nếu không thể cười "như con điên"!

Tôi thường không biết rõ ngày tháng năm dương lịch và âm lịch, chỉ mang máng... he he... không biết mình bao nhiêu tuổi, và mọi người bao nhiêu tuổi... không biết rất nhiều thứ các bạn ạ... tôi sắp sửa được lọt vào top đầu của những kẻ không biết gì để lọt vào trường Ohsawa do ai đào tạo ra tôi? ha ha... toàn vũ trụ ... ngôi trường "KHÔNG AI CẢ"... trường mít đặc biết tuốt!

Ignoramuting Center????? Ông Trần Ngọc Tài nói: TRƯỜNG TOÀN KHÔNG! bạn có muốn có một ngôi trường như vậy không?

Mọi người cần phải biết ơn những đứa đáng ghét ? vì tụi nó gian tham và lưu manh trí thức tới mức tôi phải bật dậy cứu đời, nếu không tôi tiếp tục rong chơi nữa và mãi...

Hi hi, tôi là một hạt lạc, phải ép nó mới ra dầu!
member
member






member






member
member
UPani
Khi nào ra sách vậy cô?
Diệu Minh
Trước ngày sinh nhật của tiên sinh Ohsawa 18/10 năm nay!
member
member






Diệu Minh
LỜI GIỚI THIỆU

Cha mẹ tôi sinh ra tôi ở chùa Kim Liên, không hiểu sao lại thế?

Không hiểu vì lý do gì mà các bậc thầy tự nhiên đưa cho tôi tập thơ chép tay của chính các vị ấy làm?

Không hiểu sao tôi lại tới trường thiền SOM để tu tập thiền Vipassana (Pháp Quán Tâm) lần đầu tiên vào năm 2004, chính tại nơi đó tôi biết được về sự tự do vô biên của tâm thức là như thế nào – một kinh nghiệm cực kỳ quí giá, điều mà Tiên sinh Ohsawa nói về con người, phải đạt tới: tự do vô biên, công bằng tuyệt đối và hạnh phúc vĩnh cửu… Ngay tại khoảnh khắc chứng nghiệm đó, tôi thấy tâm mình tự động thầm nguyện dâng hiến sự nghiệp Thực dưỡng lâu nay tôi tham gia, dâng lên Tam Bảo và các bậc thầy tổ.

Không hiểu sao mỗi khi đi vào rừng, tự dưng đầu tôi ngoảnh nhìn sang bên… và ánh mắt của tôi lại chạm vào một bông hoa rừng li ti, vừa chớm nở tuyệt đẹp ở bên đường? Nếu ánh mắt của ta phóng xa hơn hoặc gần hơn vài độ và với khoảng cách 20-30cm, lệch sang phải hay lệch sang trái, thì chắc chắn ta không thể nào có thể nhìn thấy bông hoa rừng hoang dại, vừa nở, nhỏ li ti giữa đại ngàn?

Tiên sinh Ohsawa dạy phái nữ: phải như dòng nước, luôn luôn đi xuống, thuận theo địa hình, nuôi dưỡng vạn vật và xuôi hoà biển cả. Tôi đang học làm dòng nước!

Tôi ước mong mọi người nắm được tâm điểm của Thực dưỡng, đó là Trung Đạo, Quân Bình để có thể phát triển tuệ giác, tình thương và lòng biết ơn tất cả…. Hễ ở đâu có lòng biết ơn, ở đó có phúc lạc, trí tuệ thấy mọi cái như nó đang là giúp ta nhận chân được thực tại nhiệm mầu của cuộc sống đang vận động không ngừng, và giải thoát được cái tâm bám dính vào thế giới nhị nguyên, để có thể đạt được bát phong bất động: Vinh nhục, khen chê, tốt xấu, được mất, tất cả chỉ là như thế, nhất như.

Tôi vẫn chưa lý giải được những mầu nhiệm của đời sống: tôi là ai? Tôi sống trên trái đất này là để làm gì? Chết đi về đâu? Và có vô vàn điều mà tôi không biết khác, nhưng mỗi khi tôi đọc sách Thực dưỡng do Ohsawa viết tôi thấy vô cùng hạnh phúc và sung sướng bất ngờ, tới mức có thể nhảy cẫng lên vui sướng như là những đứa trẻ thơ. Dịch giả đã dịch cực tuyệt.

Tôi vô cùng tri ân rất nhiều người trong đó có ông bà Ngô Thành Nhân - Diệu Hạnh, hai ông bà là những người đầu tiên phổ biến phương pháp Thực dưỡng Ohsawa tại Việt Nam. Nhờ tấm gương của ông bà và nhà Ohsawa Việt Nam, tôi đã đứng vững được giữa danh lợi, và dứt khoát đi theo con đường của Phật tổ: sống theo cảnh nghèo bạn sẽ được vui sướng! Cuộc sống là Dukkha (bất toại nguyện), Anatta (vô ngã), Anicca (vô thường).

“Cẩm nang cuộc đời Thực dưỡng” là quyển sách thứ 4, do chúng tôi xuất bản trong loạt sách tiếng Nhật do ông bà Ando – một cặp vợ chồng Thực dưỡng người Nhật tới nhà tôi mua hàng, mà tình cờ tôi đã phát hiện ra khả năng của họ, ông bà đã mang hơn 10 đầu sách tiếng Nhật của Tiên sinh Ohsawa sang cho chúng tôi và ông nói với bạn Trường rằng tôi là người duy nhất ở Việt Nam biến ước mơ của ông thành hiện thật! Tiên sinh Ohsawa trao cho chúng ta cây đũa thần là âm và dương cùng với 7 nguyên lý và 12 định lý của Trật Tự Vũ Trụ chính là việc đánh thức khả năng chuyển hoá của con người: từ bệnh tật thành khoẻ mạnh, buồn thành vui, đau khổ trở thành hạnh phúc, từ một người ích kỷ vô ơn thành ra một người vị tha và biết ơn tất cả, vì thế nó còn có thể gọi là con đường thuận thiên, là con đường Đạo Đức: con đường dẫn tới sức khoẻ và hạnh phúc thực sự để có thể hiểu rõ con đường trung đạo của Đức Phật.

Phương pháp Ohsawa được cả gia đình tôi biết tới vào năm 1982, do bác sĩ Lê Minh giảng tại CLB Thăng Long, nhóm gạo lứt Hà Nội, và cố ân nhân Lê Ba chia sẻ…Chính Bố tôi là Ông Phạm Long đã dẫn dắt tôi đi trên con đường này và Mẹ tôi hỗ trợ tôi dù tuổi đã cao. Ơn đức sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ khó lấy gì đền đáp!

Sau này tôi còn có dịp học thiền với nhiều trường phái và nhiều bậc thầy… tất cả những vốn liếng tâm linh đó giúp tôi dễ dàng hiểu rõ thêm về phương pháp Thực dưỡng kỳ diệu với cách thức hỏi phải đáp liền không cho suy nghĩ của Tiên sinh Ohsawa khi dạy dỗ các môn đồ, đây chính là điều các vị thiền sư xưa dạy đệ tử của mình.

Những người thực hành Thực dưỡng và Phật Pháp lâu năm đều đồng thanh: nhờ Thực dưỡng và nhờ Phật Pháp chúng tôi mới được như ngày hôm nay. Một người thấu hiểu được cả hai là những người hy hữu, bởi vì khi thấu hiểu được một cái này là họ đã nhanh chóng quên đi cái kia. Theo Ohsawa: đi vào tâm linh (Âm) sớm khi chưa chuẩn bị thân thể (Dương) tương ứng là điều nguy hiểm.

Hy vọng các bạn sẽ được thăng hoa cả thân và tâm lên một mức độ mới khi đọc quyển “Cẩm nang cuộc đời Thực dưỡng” để có thể cảm nhận được nét huyền vi của vũ trụ đang vận động, để tinh thần của Tiên sinh Ohsawa được tỏa sáng.

Ngọc Trâm, Hà Nội ngày Vu Lan 28/8/2015
Diệu Minh
banana.gif banana.gif banana.gif banana.gif banana.gif banana.gif banana.gif

bunny.gif bunny.gif bunny.gif bunny.gif bunny.gif bunny.gif bunny.gif

banana.gif banana.gif banana.gif banana.gif banana.gif banana.gif banana.gif

bunny.gif bunny.gif bunny.gif bunny.gif bunny.gif bunny.gif bunny.gif
banana.gif banana.gif banana.gif banana.gif banana.gif banana.gif banana.gif
philliptan
Chào cô Diệu Minh,

Con là một người mới, chưa thực hành thực dưỡng lần nào, chưa hiểu hết về nó nhưng như sâu trong bản tâm tư nhiên của mình con có một tình yêu rất lớn với thực dưỡng. Con rất tâm đắc với một câu trong chủ đề này "Theo Ohsawa: đi vào tâm linh (Âm) sớm khi chưa chuẩn bị thân thể (Dương) tương ứng là điều nguy hiểm.", nó như khai sáng một phần nhỏ cho con vậy, như là một con đường để mình đi đến sự vui sướng tâm hồn mà con vẫn đang tìm kiếm lâu nay.
Nhưng thú thật với cô là con có cái tật lười mà tìm hiểu cái gì cũng muốn rõ hết mọi căn nguyên của nó, nên đọc những bài trong diễn đàn nhiều chủ đề quá không biết sắp xếp thế nào cho đúng hướng nữa, nếu cô có ghé qua reply này thì cho con hướng dẫn nhé, ko thì con đành vui sướng tìm hiểu tiếp vậy hihi
Diệu Minh
QUOTE(philliptan @ Jun 1 2017, 08:05 PM) *
Chào cô Diệu Minh,

Con là một người mới, chưa thực hành thực dưỡng lần nào, chưa hiểu hết về nó nhưng như sâu trong bản tâm tư nhiên của mình con có một tình yêu rất lớn với thực dưỡng. Con rất tâm đắc với một câu trong chủ đề này "Theo Ohsawa: đi vào tâm linh (Âm) sớm khi chưa chuẩn bị thân thể (Dương) tương ứng là điều nguy hiểm.", nó như khai sáng một phần nhỏ cho con vậy, như là một con đường để mình đi đến sự vui sướng tâm hồn mà con vẫn đang tìm kiếm lâu nay.
Nhưng thú thật với cô là con có cái tật lười mà tìm hiểu cái gì cũng muốn rõ hết mọi căn nguyên của nó, nên đọc những bài trong diễn đàn nhiều chủ đề quá không biết sắp xếp thế nào cho đúng hướng nữa, nếu cô có ghé qua reply này thì cho con hướng dẫn nhé, ko thì con đành vui sướng tìm hiểu tiếp vậy hihi


http://thucduong.vn/forums/index.php?showt...st=0#entry29310

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=1321
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.