Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Nghệ Thuật Chữa Bệnh Của Người Tây Tạng (+Ảnh Minh Họa)
Thực Dưỡng > Các phương pháp chữa bệnh tự nhiên > Thầy lang vũ trụ
member
Nghệ Thuật Chữa Bệnh Của Người Tây Tạng (+Ảnh Minh Họa)

Buổi triển lãm lần đầu tiên đã mở cửa cho khách tham quan tại bảo tàng nghệ thuật Rubin nhằm mục đích khám phá y học Tây Tạng


“Các Mạch Máu Và Kênh Năng Lượng Đan Xen Kết Nối Lại Với Nhau,” bức vẽ thứ 12 của một bộ tranh về y học, Tây Tạng; ca. thế kỷ thứ 17. chất màu ở trên vải. (Bảo tàng nghệ thuật Rubin)



“Cây sinh mệnh của cơ thể người,” Tây Tạng hoặc Mông Cổ; thế kỷ 18 hoặc 19. Chất màu ở trên vải và vải kim tuyến. Ba chiếc lá ở chính giữa miêu tả (theo chiều kim đồng hồ từ bên trái sang) tham, sân, si lần lượt là các nguyên nhân gốc rễ của sự mất cân bằng ba nhân tố gió, mật, đờm trong cơ thể. (Bảo tàng nghệ thuật Rubin)



“Phật Dược Sư (còn gọi là Đại Y Như Lai Phật, hay vị Phật thầy thuốc) với tám vị bồ tát,” Tây Tạng; thế kỷ thứ 12. Chất màu và màu vàng trên vải cotton. (Bảo tàng nghệ thuật Rubin)



Một chiếc túi vải của thầy thuốc Tây Tạng với các dụng cụ phẫu thuật và cái triện kinh, Bảo Tàng Nghệ Thuật Rubin, New York, ngày 21/3/2014. (Samira Bouaou/Báo Đại KỷNguyên)



Một tủ trưng bày các loại thảo mộc và thuốc bào chế từ thảo mộc sử dùng bởi các thầy thuốc cổ truyền Tây Tạng, Bảo Tàng Nghệ Thuật Rubin, New York, ngày 21/3/2014. (Samira Bouaou/Báo Đại Kỷ Nguyên)

NEW YORK—Ngày nay, nghệ thuật dường như trở nên khá nông cạn. Nó chỉ là sự kết hợp giữa tính thời thượng và tính thương mại, nên nếu ai đó nói rằng nghệ thuật mang tính xã hội có thể tác động đến sức khỏe của người dân và hạnh phúc của xã hội thì được coi là một chuyện nực cười. Trong tháng này, một buổi triển lãm về y dược Tây Tạng được tổ chức ở bảo tàng nghệ thuật Rubin đã mang chúng ta trở lại thời kỳ mà tại đó nghệ thuật từng là một phương tiện quyết định sự sống hay cái chết.

Thân Thể trong Trạng Thái Cân Bằng (Bodies in Balance) là buổi triển lãm đầu tiên với mục đích khám phá lịch sử, phương pháp biểu tượng học, và một nền văn hóa xoay quanh các hiểu biết của người Tây Tạng trên phương diện sức khỏe và y học. Khách tham quan sẽ được chiêm ngưỡng khoảng 140 hiện vật bao gồm các bản thảo y học, các bản vẽ dạy học, và các dụng cụ chữa trị cũng như các loại thảo mộc cực kỳ công hiệu được sử dụng trong thời kỳ vàng son của y dược nơi Tây Tạng này.

Một trạm đo mạch bằng máy tính giúp các khách tham quan đo mạch đập của bạn đồng hành, và một dãy các video giúp mọi người khám phá cách mà các nguyên lý của y học Tây Tạng đã được áp dụng vào y học hiện đại trên khắp thế giới.

Buổi triển lãm này đến ngay trong lúc mà người Mỹ đang cân nhắc lại về các trào lưu thời hiện đại—từ thoái hóa môi trường sống đến đồ ăn chế biến sẵn và đến cả sự ham mê thái quá vào các thiết bị công nghệ — đã kết hợp lại khiến chúng ta bị stress trường kỳ và mất cân bằng về cảm xúc, hành vi, và thể chất. Đồng thời, người Mỹ đã trở nên quan tâm hơn đến các phương pháp trị liệu tự nhiên và một sức khỏe toàn diện.

Các tác phẩm nghệ thuật gây ấn tượng mạnh cho quan khách, nhưng vẫn chỉ là thứ yếu khi so với nội dung bên trong nó. Phải thừa nhận rằng bởi vì triển lãm này chủ yếu hướng đến những khán giả nghiệp dư phương Tây, nên nó chỉ đóng vai trò làm khúc nhạc dạo đầu; những người mong muốn tìm hiểu sâu hơn cũng có thể tìm hiểu qua ký tự trên tường và nên tham khảo cuốn catalog đã được hiệu chỉnh bởi người phụ trách cho khách tham quan, Theresia Hofer từ Đại Học Osla. Tuy nhiên, với một mục đích như vậy, Thân Thể Trong Trạng Thái Cân Bằng khó có thể là một buổi triển lãm mang tính tổng quan trọn vẹn hơn nữa.

Buổi triển lãm này cũng mở mang tầm nhìn cho những ai trong chúng ta trước đây chỉ tiếp xúc với nghệ thuật Tây Tạng từ góc độ tâm linh. Sẽ là sai lầm nếu nói rằng buổi triển lãm mang tính trần tục—sự thật là toàn bộ xã hội Tây Tạng truyền thống được thiết lập dựa trên quan điểm của người tu Phật, và trong cái khung nhận thức đó, không một nỗ lực nào của con người được coi là bị hạn cuộc trong không gian vật chất hiện hữu này.


Nguyên Lý và Chữa Trị
Một bức bích họa Phật Dược Sư bằng lụa có niên đại từ thế kỷ thứ 12 được đem ra trưng bày. Kiểu vẽ trên bức họa mang hơi hướng của trường phái Ấn Độ, trái ngược với các trường phái sau này, xu hướng giống với Trung Quốc và Tây Tạng hơn.

Ngài xuất hiện nhiều lần trong buổi triển lãm qua các bức trang thangka (phổ ba) và các cuộn giấy da minh họa các môn đồ của Ngài (trong đó bao gồm các lương y) ngồi thiền trên đó và tu luyện nối gót theo bước chân của Ngài. Một bức bích họa đặc biệt miêu tả một quá trình từ khi các y sinh được chọn lựa như thế nào, và vị ấy sẽ thăng tiến trong tu luyện ra sao, cho đến khi đạt được mục đích cuối cùng là tu thành một vị Phật.

Chúng ta có thể chiêm ngưỡng toàn bộ tuyển tập các tài liệu y học như quyển “Tứ Mật Tông,” là quyển sách căn bản của y thuật Tây Tạng, trong đó mô tả về sự tương hỗ giữa năm nhân tố nước, lửa, đất, gió, và khí trong vận hành các chức năng của cơ thể người.

Trong hầu hết các mô hình cơ bản của y thuật Tây Tạng, thì một trạng thái sức khỏe tối ưu có thể đạt được khi cân bằng ba loại sức mạnh của cơ thể là gió (điều khiển sự nhận thức và sự vận động), mật (liên quan đến tiêu hóa và khả năng chuyển hóa), đờm (liên quan đến sự vận động cơ bắp, tạo ra dịch thể, và sự tuần hoàn).

Hầu hết mọi người có dư thừa một yếu tố và thiếu hụt yếu tố khác, điều này gây ra bởi chế độ ăn, lối sống, và các trạng thái cảm xúc của họ. Người hiếu chiến thường điển hình là người có quá nhiều yếu tố mật, ví dụ như; quá nhiều đồ ăn cay sẽ góp phần làm dư thừa yếu tố gió. Đối với một lương y Tây Tạng, thì nó là điều cần thiêt để biết xem bạn gặp những màu sắc nào trong giấc mơ, đồ ăn nào bạn thích, chất lượng giấc ngủ của bạn ra sao, và bạn có cảm giác khó chịu với không khí ẩm ướt hay không.

Một vài bức họa và đồ hình có thể dùng để giúp ích cho sự giao tiếp giữa lương y và người bệnh bằng cách minh họa các chế độ ăn và các hành vi của bản thân được khuyến cáo. Những bức khác giúp y sinh hình dung cách chẩn đoán và điều trị, ghi nhớ tên các loại thảo mộc, và xác định đúng huyệt vị châm cứu.


Không có thuốc viên cho Tình Trạng Của Con Người
Sự truyền thừa trong truyền thống y học Tây Tạng rất nghiêm túc, điển hình như chỉ ở trong các tu viện và cũng được nhấn mạnh trong các bức họa. Từ quyển “Tứ Mật Tông” đến các quyển sách bổ sung khác, các bản chép tay, và các catalog trong đó liệt kê rất đầy đủ các môn đệ truyền thừa của người lương y kèm theo các tư liệu tham khảo.

Một bộ hệ thống các kiến thức tinh thâm của y thuật Tây Tạng được cất giữ trong các tu viện. Sau khi vị Đại Lai Lạt Ma thứ năm thành lập Học Viên Y Học Chagpori ở trên một sườn đồi ngay canh Cung Điện Potala vào năm 1616, thì nghệ thuật trị bệnh lấy nơi này làm trung tâm và cũng theo đó mà phát triển thịnh vượng.

Đáng tiếc thay, Chagpori đã bị tiêu hủy cùng với rất nhiều các trung tâm văn hóa khác trong thời Đại Cách Mạng Văn Hóa. Một phần rất nhỏ lượng tri thức vẫn còn tồn tại trong các văn bản như trong buổi triển lãm này và qua các câu chuyện dân gian truyền miệng vẫn được dùng cho đến ngày nay, đồng thời đã phát triển và hòa nhập với công nghệ và các phương pháp hiện đại.

Nhờ tất cả các bộ sách đã được viết và các bản vẽ, các nhà lương y Tây Tạng và người bệnh đều hiểu rằng các phương pháp trị liệu chỉ có thể đem lại một chút thoải mái nhất thời và tạm thời giải thoát khỏi đau đớn do nghiệp lực gây nên—song khỏe mạnh thật sự sẽ không tồn tại nếu thiếu đi sự giác ngộ vì hoàn cảnh sinh tồn của con người vốn tồn tại sẵn trong nó sự đau đớn, mặc dù không phải khi nào cũng vậy.

Triển lãm Cơ Thể trong Trạng Thái Cân Bằng

Thời gian từ : 15 tháng Ba – 8 tháng Chín

Bảo tàng Nghệ Thuật Rubin

150 West 17 St.

New York, NY 10011

www.rmanyc.org

Giá vào cửa $10-$15

http://vietdaikynguyen.com/v3/5334-nghe-th...g-anh-minh-hoa/


member

Y học Tây Tạng : Từ bi, khoa học và lâu đời




Bức tượng Phật Dược Sư tại bảo tàng Nghệ thuật Rubin ở Manhattan ngày 8/8/2014. Ngài là vị Phật chính của y học Tây Tạng và là hình tượng về lòng từ bi mà các thầy thuốc cố gắng noi theo. (June Fakkert/Epoch Times)

Bác sĩ Suzanne Soehner đã đi đến một thầy thuốc Tây Tạng khi cô cảm thấy buồn bã, lo lắng do tình thế khó khăn của gia đình, cô hy vọng rằng sẽ có một phương thuốc kỳ diệu giúp cô cảm thấy tốt hơn.

Cô ấy đã nhận được phép màu từ hai lời khuyên giá trị sau:

“Một khi bạn nhận ra mọi thứ chỉ là một giấc mơ thì sau đó mọi buồn phiền sẽ tan biến”.

“Phật dạy rằng nguồn gốc của hạnh phúc là nghĩ cho người khác. Nguồn cơn của đau khổ là chỉ nghĩ cho bản thân”.

Cũng như nền văn hóa Tây Tạng, nền y học Tây Tạng thấm nhuần giáo lý Phật giáo sâu sắc, với niềm tin vào sự luân hồi và lòng từ bi trở thành một phần của nền tảng chữa trị thân-tâm bệnh.

Ông tổ của y học Tây Tạng là Phật Dược Sư.

Elliot Tokar, một bác sĩ sinh ra ở Mỹ chuyên về y học Tây Tạng cho biết: ”Phật Dược Sư là hình mẫu cho các vị thầy thuốc Tây Tạng học theo cách nghĩ về bệnh nhân và cách chữa bệnh. Tokar bắt đầu tu theo Phật giáo Tây Tạng để hỗ trợ thêm công việc chữa bệnh của mình.



Bức tranh của y học Tây Tạng mô tả hai phần đối lập khỏe và yếu của một cái cây (Ảnh do bảo tàng Nghệ thuật Rubin cung cấp)

Từ bi là một phần không thể thiếu để có được sức khoẻ và hạnh phúc theo tín ngưỡng này.

Theo Dawa Ridak, một thầy thuốc Tây Tạng ở Brooklyn: “Từ bi có thể mang lại sự khoẻ mạnh vì sức khoẻ của tinh thần là chìa khóa cho sức khoẻ của cơ thể. Từ bi giúp cơ thể duy trì sự cân bằng. Khi Tâm có hạnh phúc, cơ thể sẽ tự nhiên khoẻ mạnh lên”.

Một tâm hồn đầy chấp trước có thể dễ đánh rơi mất bản tính từ bi. Trong y học Tây Tạng, những dục vọng được cho là nguyên nhân dẫn đến sự hao tổn sức khoẻ của con người.

“Nguồn gốc của bệnh tật là chấp trước, ràng buộc. Nếu Tâm bạn đầy dục vọng,… nó sẽ đầu độc bạn và làm bạn mất cân bằng”, trích lời của Joseph Choeying Phunstoek, một thầy thuốc Tây Tạng được đào tạo tại Trung tâm y học Tây Tạng chính ở vùng Bắc Ấn và hiện đang hành nghề ở New York.

Có ba dục vọng cơ bản, đó là: tham, sân, si, nó có thể dẫn đến những loại bệnh tật khác nhau.

Ví dụ, một người quá tham lam vật chất có thể dẫn đến rối loạn trong hệ tuần hoàn, thần kinh và tâm trí. Một người nóng giận có thể bị bệnh liên quan tới Huyết và Gan. Si mê có thể trở thành nguyên nhân bộc phát bệnh liên quan đến Hệ bài tiết của cơ thể như Hệ tiêu hoá.

Dù y học Tây Tạng tin rằng bệnh tật có thể được chữa trị nhờ các liệu pháp tinh thần nhưng họ cũng thừa nhận vai trò của chế độ ăn kiêng và các yếu tố môi trường trong việc chữa trị. Hàng ngàn năm nay, các thầy thuốc Tây Tạng đã tự mò mẫm và thử nghiệm để đạt được cái nhìn sâu sắc về sức khoẻ và chữa bệnh, biến y học Tây Tạng trở thành một trong những hệ thống y học toàn diện nhất thế giới ngày nay.


Khoa học

Các phương pháp chữa bệnh của y học Tây Tạng bao gồm tiết chế và điều chỉnh lối sống, thực phẩm thiên nhiên, vật lý trị liệu, bấm huyệt và châm cứu.

Tuy nhiên trước khi chữa trị, thầy thuốc sẽ đánh giá tổng quát sức khoẻ của bệnh nhân. Viêc thăm khám bao gồm nhiều kỹ thuật khác nhau trong đó có khám lưỡi, mắt, xem qua nước tiểu và phân.



Tranh vẽ của y học Tây Tạng mô tả vị trí nội tạng bên trong cơ thể (Ảnh do bảo tàng Nghệ thuật Rubin cung cấp)

Các thầy thuốc Tây Tạng cũng bắt mạch và đưa ra nhiều câu hỏi về bệnh sử, thói quen và sự tiết chế, từ đó có thể hiểu được càng nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ càng tốt.

Kỹ thuật bắt mạch của y học Tây Tạng phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ đo nhịp tim. Để bắt mạch, thầy thuốc dùng ba ngón tay đặt lên vùng da cổ tay dưới ngón tay cái. Sau nhiều năm rèn luyện, họ có thể nhận ra nhịp đập mạnh yếu, nhanh chậm phản ánh tình trạng sức khoẻ của các cơ quan khác nhau trong cơ thể như thế nào.

Kỹ thuật này chính xác một cách đáng ngạc nhiên. Một nhà báo người Áo đã đến Hoa Kỳ để tìm hiểu các phương thức chữa bệnh thay thế nói với The Epoch Times rằng, ông không tin những lời của thầy thuốc Tây Tạng sau khi bắt mạch và chẩn đoán ông có bệnh về thận. Một vài tháng sau đó, cơn đau do sỏi thận thật sự khiến ông tin những gì thầy thuốc nói.

Tiết chế và thay đổi lối sống thường là bước đầu tiên trong cách chữa trị của y học Tây Tạng. Bước tiếp theo là dùng thảo dược Tây Tạng bao gồm từ 3 cho đến hơn 150 loại thảo dược và khoáng chất khác nhau. Những phương thuốc này có công thức rất chính xác và được sản xuất qua quá trình vô cùng phức tạp.

Khác biệt giữa các phương thuốc này so với nguồn cung từ phương Tây là yếu tố môi trường như giống cây trồng, chất lượng và loại đất, lượng mưa và nắng, thời gian trong ngày và trong năm thu hoạch. Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công dụng của thảo dược.

Trong văn học và y học Tây Tạng, họ tin sự cầu nguyện mang lại năng lượng. Cầu nguyện trong lúc uống thuốc được cho là giúp thuốc có tác dụng tốt hơn.


Sống trọn vẹn

Sinh ra và lớn lên ở Mỹ quốc, Tokar là một trong những thầy thuốc Tây Tạng phương Tây. Anh trở nên hứng thú với y học Tây Tạng sau khi thấy bạn mình khoẻ mạnh một cách thần kỳ nhờ cách chữa trị này.

Người bạn của anh bị ốm nhiều năm vì bệnh lao, viêm khớp và sốt thấp khớp. Sau đó cô được chẩn đoán là mắc bệnh viêm xương và viêm tuỷ xương.



Thuốc điều chế từ thảo dược Tây Tạng được trưng bày tại bảo tàng Nghệ thuật Rubin ở Manhattan ngày 8/8/2014. Loại thuốc này được bào chế rất đặc biệt với nhiều thành phần truyền thống.(June Fakkert/Epoch Times)

Các bác sĩ cho biết cô ấy cần ít nhất 9 tháng điều trị thuốc và phẫu thuật để khỏi bệnh nhiễm trùng. Cô ấy quyết định từ bỏ điều trị Tây y và thử đến y học Tây Tạng.

Chỉ trong 6 tháng, cô “đã có thể hồi phục lại sức khoẻ gần như hoàn toàn”, theo lời Tokar.

Ông ấy rất cẩn thận trong việc phân biệt giữa nền tảng Phật giáo trong y học Tây Tạng và tu luyện Phật giáo. Ông nói Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giải thích mối liên hệ giữa hai vấn đề này bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ về các ngón tay và bàn tay. Chúng liên kết với nhau nhưng không phải là một.

Ông cho rằng một phần thành công của y học Tây Tạng trong điều trị là ở việc giúp mọi người hiểu rõ hơn về sức khỏe của mình, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Tokar đã thấy các thầy của mình chữa trị như vậy với một bệnh nhân, người phụ nữ có dấu hiệu bệnh tâm thần. Cô ấy đến để tìm cách chữa vì cô nghe nói y học Tây Tạng có năng lực tâm linh.

“Thầy của tôi làm chẩn đoán và hiểu ra ngay lập tức… là không có bệnh tật nào về tinh thần cả,” Tokar nhớ lại. Sau một hồi nói chuyện lâu, mọi chuyện mới sáng tỏ rằng người phụ nữ này từ lâu bị đau đầu nặng.

Anh nói: “Cô ấy đã dùng nhiều loại thuốc tâm thần khác nhau để chữa bệnh đau đầu và trở thành một người nghiện thuốc… Mọi người thường cảm thấy chuyện đó có vẻ bí ẩn lắm nhưng thật ra nó rất thực tế và khoa học”.

Thầy của Tokar đã hướng dẫn cho người bệnh đó các bước để cải thiện tình trạng và thoát khỏi bệnh tâm thần. Đầu tiên bệnh nhân cảm thấy bối rối và tức giận vì bị nói mắc bệnh tâm thần. Tuy nhiên sau khi bình tĩnh, cô đã đồng ý với đề nghị trên để tiến hành chữa trị.

Lời khuyên của vị thầy thuốc Tây Tạng này khiến nữ bệnh nhân rất ngạc nhiên, “nó như một gáo nước lạnh tạt vào mặt”, nhưng” nó lại là phương thuốc tốt nhất ông ấy đưa cho tôi”, theo lời bệnh nhân.

Lời khuyên của ông ấy rất đúng, rằng: ”Hạnh phúc là khi nghĩ về những người khác”, Soehner lặp lại khẳng định đó, nhất là khi cô áp dụng để điều trị cho bệnh nhân của cô theo Trung Y.

Cô lý giải: “Khi thấy bệnh nhân, tôi hoàn toàn biết mình phải làm gì để giúp họ. Trong thời gain đó tôi gần như quên đi chính mình vì tôi toàn tâm tập trung cứu chữa cho họ”.

Cô cũng nhận ra công việc tình nguyện là liều thuốc rất tốt cứu giúp bệnh nhân hiểu nhiều thêm về các bệnh tật của mình.

“Giúp đỡ những người kém may mắn hơn không hẳn là công việc tình nguyện khi nhờ đó mình có thể hiểu được vấn đề của chính mình và nuôi dưỡng một thái độ biết ơn, qua đó hàn gắn được vết thương lòng. Thỉnh thoảng một người cũng có thể tự mình trải nghiệm biện pháp chữa trị hiệu quả hơn”, Soehner nói.

http://beforeitsnews.com/vietnamese/2014/1...doi-279628.html

Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.