MÌ CHÍNH - KẺ THÙ NGỌT NGÀO
LỊCH SỬ BỘT NGỌT – MÓN GIA VỊ CHẾT NGƯỜI
Cách đây hàng ngàn năm khi người Nhật bắt đầu dùng rong biển làm thực phẩm, họ phát hiện ra loại rong lá (có tên khoa học Laminaria japonica) còn là một loại gia vị hảo hạng. Vào thời ấy, hoạt chất của loại rong lá làm cho thức ăn có hương vị đậm đà (do acid glutamic) chưa được nhận diện.
Vào năm 1980, nhà bác học Rittenhausen ở Humburg (Đức) đang tìm kiếm để xác định cơ cấu của các protêin động vật, đặc biệt là acid amin kể cả acid glutamic. Họ là các nhà khoa học thuần tuý, cố gắng nhận ra các đặc tính hoá học của các protein khác nhau. Tuy nhiên, công trình của họ trở nên thiết yếu cho Kikunae Ikeda nhận diện được hoạt chất của rong biển làm cho thức ăn thêm có vị và việc sản xuất hoạt chất đó.
Ikeda là một thanh niên Đông Kinh, theo học Viện đại học Đông Kinh và tốt nghiệp khoa hoá vào năm 1889. Sau một thời gian ngắn dạy trung học, Ikeda qua Đức tu nghiệp và có quan hệ với Woff trong nghiên cứu hoá học về protein acid glutamic được tổng hợp trong suốt nhiều năm tập sự.
Trở về quê hương, Ikeda làm việc cho khoa hoá của Viện Đại học Hoàng gia Đông Kinh. Vào năm 1908, khi trở nên thành viên thực thụ của giáo sư đoàn, ông bắt đầu nghiên cứu loại rong biển mà vợ ông vẫn dùng để làm cho món xúp thêm ngon, và chẳng bao lâu ông nhận diện được hai thứ hoạt chất làm cho thức ăn có vị đậm đà đó.
Ông khám phá ra thứ hoạt chất trích từ loại rong biển ngon ngọt kia có những đặc tính của acid glutamic, và hoạt chất đó là monosodium glutamate, một muối của acid glutamic. Phát hiện của ông mang nhãn hiệu trình toà của Anh với Paten số 9440 – nhan đề “sản xuất chất liệu gây vị” ngày 21 tháng 4 năm 1909.
Kikunae Ikeda biết mình đang nắm trong tay bí quyết có nhiều áp dụng thực tiễn. Trong lúc giảng dạy tại Viện đại học Hoàng gia, ông vẫn nộp hồ sơ để có được những patent bảo đảm quyền sáng chế của mình trên các quy trình công nghiệp mang tính thương mại, trước là dùng protein của lúa mì phân rã về sau dùng protein đậu nành.
Vào năm 1909, ông kết hợp với một nhà kinh doanh có khiếu làm ăn tên là Saburosuke Suzuki – nguyên là một dược sĩ - thuyết phục ông này rằng họ sắp phất lớn nhờ cung cấp cho thế giới một chất mới tảo vị. Họ chọn từ “Aji – no – moto” làm tên cho sản phẩm trình toà của mình và về sau nó trở thành tên của công ty có trách nhiệm triển khai sản xuất và phân phối bột ngọt trên toàn thế giới. “Aji” có nghĩa là nguồn gốc, sự khởi phát, hay cơ bản; còn “moto” có nghĩa là vị hay hương vị. Vì vậy Aji – no – moto theo từng từ có nghĩa là “Ngay tại nguồn gốc của hương vị”.
Đến năm 1933 sản xuất bột ngọt tại Nhật Bản đạt đến 4 triệu rưỡi kilogram hàng năm, và bột ngọt trở thành món gia vị quan trọng hàng đầu ở Đông phương. Ngày nay Aji – no – moto cung cấp hơn phân nửa nhu cầu bột ngọt trên toàn thế giới.
Vào thời kỳ trứng nước của ngành sản xuất bột ngọt thế độc quyền Aji–no–moto chỉ bị thách thức có một lần. Trung Hoa bắt đầu sản xuất bột ngọt những năm 1920, đến năm 1930 sản lượng hàng năm là 200 tấn. Vào giữa những năm 1930, Trung Hoa là mối đe doạ nghiêm trọng trong việc cạnh tranh thị trường bột ngọt với hai loại bột ngọt mang nhãn hiệu Ve-tsin. Thế nhưng khi chiếm đóng các tỉnh ven duyên hải, Nhật đã dẹp các nhà máy không cho làm bột ngọt nữa.
Mặc dù cố gắng rất nhiều từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Aji – no – moto vẫn khó thâm nhập vào Hoa Kỳ. Câu chuyện Aji – no – moto đến Mỹ không gây mấy ảnh hưởng và nhân vật kích cho nó được triển khai bị đi vào lãng quên.
Vào năm 1925, James E. Larrowe và Công ty Larrowe Milling tiếp xúc với Công ty gia vị Suzuki yêu cầu giúp đỡ xử lý “nước thải” trong quy trình làm đường củ cải sao cho có lợi vì nước thải có chứa acid glutamic với hàm lượng đáng kể. Người ta gọi loại này là “nước thải của ông Stephen” theo tên của nhà khoa học đã triển khai quy trình xử lý. Vào năm 1925, Hoa Kỳ hay chính xác hơn Công ty Larrowe Milling thặng dư chất này sau Đệ nhất Thế Chiến.
Lúc ấy Hoa Kỳ bị cạn nguồn potash (của Đức) để làm phân bón và việc rút các muối kali (potassium) từ nước thải trở nên nguồn lợi hấp dẫn. Nhiều nhà máy chế biến củ cải đường chuyển qua nhà máy potash vì giá potash quá hấp dẫn: 400 Mỹ kim một tấn. Nhưng vào năm 1918, khi cuộc chiến chấm dứt, giá potash hạ xuống đến chóng mặt cho nên Công ty Larrowe bị ứ đọng hàng ngàn tấn “nước thải của ông Stephen” chứa trong các bồn lớn ở thành phố Mason City (bang Lowa). Larrowe đã mở rộng việc sản xuất potash hy vọng đáp ứng nhu cầu về potash và giờ đây bị kẹt vốn nặng nề. Ông phải tìm cho ra cách sử dụng loại nước thải này.
• Bột ngọt làm bằng nước thải – phát hiện Hoa Kỳ
Bột ngọt hay mì chính, là thứ gia vị phổ biến đến nỗi làm món ăn gì người ta cũng nêm nó cả. Tệ hại hơn nữa, gian thương còn trộn thêm chất độn - kể cả những chất độc hại – hòng trục lợi mặc dù bản thân bột ngọt cũng đủ có hại cho sức khoẻ của chúng ta rồi.
Sử dụng nước thải bằng mọi cách - kể cả dùng nó làm chất chống băng giá cho xe hơi đã gặp thảm bại. Trong khi tuyệt vọng, Larrowe đến Viện nghiên cứu Công nghệ Mellon ở thành phố Píttburg, bang Pennsylvania, và trình bày nỗi khổ của mình. Ấy là vào năm 1923, nước thải đã chờ đợi suốt năm ròng. Vốn lên đến hàng triệu Mỹ kim bị giam, còn nước thải thì dường như là loại nguyên liệu chỉ đợi vứt đi.
Sau khi suýt làm hư chiếc xe mới toanh hiệu Packard của mình, Larrowe muốn Viện nghiên cứu Công nghệ xác định tại sao không thể dùng nước thải làm chất chống đóng băng. Tiến sĩ Đonald Tressler, một nhà khoa học trẻ được cấp một học bổng nhằm phân tích và tìm ra cách sử dụng nước thải có hàm lượng lượng acid glutamic cao này. Sau khi hỏi ý kiến của thầy mình là Giáo sư Elmer Mc Collum, một nhà khoa học nổi tiếng về sinh tố tại Viện Đại học John Hopkins, ông khuyên Larrowe nên bỏ việc dùng nước thải để làm chất chống đóng băng giá mà nên tiến hành việc dùng nó để làm bột ngọt.
Larrowe tiếp xúc với Suzuki và Ikeda đề nghị họ nên mua loại nước thải giàu acid glutamic của mình. Năm 1926, Tiến sĩ Ikeda, Suzuki và con trai rời Nhật Bản, vất vả tìm đường qua thành phố Mason (bang Lowa)
Đoàn của Công ty cho rằng họ có thể sản xuất bột ngọt và bán nó ở Phương Đông và Hoa Kỳ qua Công ty Larrowe – Suzuki. Về mặt tài chính mà nói, vụ hợp tác này là một thảm họa đối với Larrowe, nhưng ông vẫn quyết tâm làm cho được bột ngọt từ loại nước thải của mình.
Tiến sĩ Ikeda qua đời vào năm 1931, năm năm sau Suzuki cũng quy tiên, việc làm ăn giữa Larrowe và Suzuki chấm dứt. Lúc ấy Larrowe đã vào tuổi thất tuần, sức khoẻ kém mà vẫn chưa sử dụng được nước thải của mình cho có lợi dù đã rót vốn rất rất nhiều rồi. Tiến sĩ Albert Marshall là cố tri của Larrowe, vô cùng khâm phục quyết tâm của bạn. Quả vậy, theo Marshall chỉ có dùng lời của Shakespeare mới diễn tả nổi con người của Larrowe: “Những gì ta mưu cầu, ta sẽ đạt được và đó là một cứu cánh”.
Dù có sanh lợi hay không, cuối cùng rồi Larrowe cũng tìm ra cách sử dụng loại nước thải của mình: sản xuất bột ngọt. Công ty của ông, Amino Products, chung cuộc lại về tay Công ty International Mineral and Chemicals (Công ty khoáng và hoá chất quốc tế).
Dù được sản xuất ở Hoa Kỳ, bột ngọt vẫn không được chấp nhận làm gia vị cho thức ăn của người Mỹ. Trớ trêu thay, vào Đệ nhị Thế chiến, binh lính Mỹ quan tâm đến việc Nhật Bản dùng bột ngọt trong khẩu phần ăn của lính Nhật. Sau cuộc chiến, có một hội nghị bàn về việc sử dụng bột ngọt, đặc biệt là để làm những thực phẩm dùng trong cuộc hành quân cũng như cho ngành công nghệ thực phẩm đông lạnh ở vào thời kỳ trứng nước.
Vào năm 1948, cuộc hội thảo đầu tiên về bí ẩn của bột ngọt được tổ chức tại khách sạn Stevens ở Chicago và được Chỉ huy trưởng Cục hậu cần chủ trì. Muốn hiểu ra niềm phấn khởi phát sinh từ cuộc họp này, chúng ta hãy quay về dĩ vãng. Năm 1948...
Hãy tưởng tượng bạn là một thành viên có tầm cỡ trong nền công nghiệp thực phẩm được mời đến Chicago vào năm 1948 để nghe về điều kỳ diệu của một loại gia vị: một bí quyết làm cho thức ăn của quân đội Nhật bản ngon hơn. Vừa bước vào phòng họp, bạn được Franklin Dove - Trưởng ban thực phẩm và đóng gói thuộc Cục hậu cần, một nhà thông thái - đón tiếp. Rồi lại được Giám đốc Viện hậu cần vồn vã cho biết ông cũng mong đợi sự kiện này mà lòng tràn trề hy vọng. Ông nói: “Tôi rất tò mò về cái chất kỳ lạ này”. Nhìn quanh, bạn nhận ra toàn những khuôn mặt lớn, có vai vế lãnh đạo ngành công nghiệp thực phẩm, chế biến thực phẩm và phân phối trên toàn nước Mỹ.
Cuộc họp này đánh dấu một cuộc cách mạng Hoa Kỳ trong thực phẩm, một sự kiện kéo dài trong tám tiếng đồng hồ có hậu quả liên hệ đến triệu triệu con người qua một thời gian rất dài.
Nhìn khắp đại sảnh, bạn thấy ai nấy đều chăm chú hăng say ghi ghi chép chép trong khi từng diễn giả đưa ra các bài tham luận không tiếc lời ca tụng loại bột ngọt thần diệu này, không khí phấn khởi bao trùm lên phòng họp. Bột ngọt đã được đăng quanh. Nền công nghiệp thực phẩm bột ngọt của Hoa Kỳ cất cánh đi vào hoạt động. Và nếu những phát hiện tuyệt vời nêu trên chưa đủ thì những lời phát biểu của diễn giả cuối cùng chả khác gì một lớp kem ngon lành phủ lên trên chiếc bánh tuyệt hảo.
Tiến sĩ Carl Pfeiffer thuộc trường Y của Viện Đại học Illinois là một bậc thầy nổi tiếng trong ngành Y dã dành thì giờ đến dự buổi họp này và thông báo rằng nay các nhà khoa học đang bắt đầu thử nghiệm để xem bột ngọt có tác dụng trong việc nâng cao chỉ số trí tuệ thông minh của các người có trí tuệ chậm lụt. Thật ra thì những ai tham dự hội nghị chẳng cần được động viên hơn nữa, thế nhưng thông tin mới này chả khác nào thứ động cơ có sức đẩy mãnh liệt.
Còn nền công nghiệp thực phẩm chẳng mảy may nghĩ đến mặt đen tối, xấu xa của loại bột nêm thần diệu này mà hậu quả là gây ra hội chứng bột ngọt.

II. TÁC HẠI CỦA MÌ CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ THỂ.
1. Lời bạt cho một cuốn sách
Tiến sĩ Y khoa Arthur D.Colman là Giáo sư lâm sàng khoa Tâm thần thuộc Trung tâm Y khoa của Viện Đại học Califonia đã viết lời bạt được trích dịch dưới đây cho một cuốn sách nói về hội chứng bột ngọt đồng thời giúp bạn tự chủ cuộc sống của mình.
Bột ngọt (còn được gọi là mì chính) có nguy hiểm cho sức khoẻ bạn không? Và nếu cơ thể của bạn bị mẫn cảm với bột ngọt, không chịu nổi bột ngọt, bạn cần phải làm những gì để loại bỏ bột ngọt, loại bỏ những thực phẩm có dùng bột ngọt ra khỏi những món ăn, thức uống của mình? Cuốn sách này sẽ trình bày đầy đủ những dữ kiện về lịch sử, khoa học, lâm sàng, và dinh dưỡng để cho bạn tự quyết định trước những mối nguy hiểm tiềm tàng của bột ngọt đối với bạn và con cái của mình.
Đây là cuốn sách đầu tiên thuộc loại này được xuất bản vừa nhằm vào độc giả mà nghề nghiệp có liên quan đến bột ngọt vừa nhằm vào quần chúng rộng rãi: Bởi vì ước tính có đến 25% dân chúng mà cơ thể có phản ứng nguy hại đối với bột ngọt. Trong số nạn nhân, có nhiều người bị bệnh vì không biết rằng ăn đồ hộp có bột ngọt, dù ít đi nữa – món ăn bày bán tại các quầy hàng – là nguyên nhân của bệnh tật, thậm chí đe doạ tính mạng của thực khách. Những nạn nhân này không biết rằng từ 20 năm nay các bác sĩ, nhà khoa học đã cho xuất bản các công trình nghiên cứu nghiêm túc về đề tài này rồi. Ngày nay, các bài báo vẫn tiếp tục xuất hiện trên những tạp chí khoa học có uy tín, có số phát hành cao đề cập chi tiết đến tính độc hại của bột ngọt. Tuy nhiên vẫn còn thiếu những thông tin cần thiết mang tính giáo dục để cho quần chúng rộng rãi tự mình nhận định về những tác động của bột ngọt.
Tôi (Tiến sĩ Arthur D.Colman) ngày càng quan tâm đến biết bao nhiêu thân chủ cùng đồng nghiệp của mình bị nhức đầu, có các triệu chứng đường ruột, trầm cảm, buồn bực và mặt bừng bừng. Vào năm 1978, bài viết chi tiết của tôi về hai ca bệnh: mỗi lần ăn uống thứ gì có bột ngọt là cả hai thân chủ của tôi có những triệu chứng trên cơ thể và cả tâm thần rất rõ - kể cả trầm cảm buồn bực đến ủ dột. Bài viết này được đăng trên tạp chí Y học vùng Tân Anh Cát Lợi (New England Jounal of Medicine, gọi tắt là TCYH)
Các triệu chứng tâm thần đặc biệt khó lường bởi những dấu hiệu này chỉ lộ ra hai ngày (48 giờ) sau khi ăn uống thứ có chứa bột ngọt và có khi kéo dài suốt nhiều tuần lễ. Nhưng khi thức ăn của họ không có bột ngọt thì các triệu chứng đó không xuất hiện. Một thân chủ của tôi là một cậu bé gặp muôn ngàn khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày ở nhà cũng như ở trường: tình trạng u ám như vậy kéo dài suốt bao nhiêu năm do thức ăn em dùng có chứa bột ngọt. Sau khi loại bỏ hoàn toàn bột ngọt ra khỏi thức ăn của em này, thì tính khí của em trở nên ngoan cường đến cả cô giáo dạy em, lẫn bác sĩ tâm thần trị bệnh cho em đều ngẩn người ra vì kinh ngạc. Họ hỏi bố mẹ của em đã làm gì, thay đổi những gì! Mười năm sau, cậu bé ngày xưa bị xếp vào hạng “Ngổ ngáo và bướng bỉnh” thì ngày nay là sinh viên danh dự của khoa hoá Viện Đại học Califonia ở Berkeley.
Bài báo đăng trên TCYH tức khắc tạo ra tiếng vang trong quần chúng và được các phương tiện thông tin đại chúng - nhất là báo chí – quan tâm. Tôi đã đọc lại hàng trăm lá thư của bác sĩ, của các nhà chuyên môn gửi đến cho biết các kinh nghiệm lâm sàng của riêng họ cùng thư từ của các nạn nhân bột ngọt kể lể những nỗi khổ đâu mà họ phải chịu đựng.
Một tờ báo tiếng Nhật hàng đầu ở một thành phố lớn ở Miền Tây tuy đã dự kiến lên một chương trình phỏng vấn tôi, nhưng đã huỷ bỏ cuộc phỏng vấn vì bị đe doạ mất tiền quảng cáo từ các nhà sản xuất thực phẩm. TCYH này cũng nhận được một lá thư giọng đầy hằn học của Hiệp hội bột ngọt, một tổ chức quốc tế chi hàng triệu Mỹ kim tại hậu trường chính trị, còn nói rằng họ thất vọng và lo lắng khi tạp chí đã in bài của tôi, đề nghị rằng tạp chí này nên đưa ra một chính sách rõ ràng làm tiêu chuẩn cho việc xuất bản.
Chiến dịch chống lại bài viết dài vỏn vẹn có ba đoạn của tôi vẫn chưa ngừng tại đây. TCYH còn nhận được một lá thư từ một nhà nghiên cứu chất vấn về những phát hiện lâm sàng của tôi. Ban biên tập dành cho tôi điều kiện để phản bác ngay trên tạp chí. Đối với tôi, đây là một việc đơn giản: ngay trong lá thư của nhà nghiên cứu này có nhiều lời quảng cáo hơn là các nội dung khoa học.
Cuối cùng, những lá thư như vậy không còn được gởi đến toà soạn nữa. Điều đó không có nghĩa là tôi không gặp rắc rối: một đồng môn Harvard của tôi mà có hơn mười năm nay không gặp bỗng dưng xuất hiện ở San Franciosco. Chúng tôi gặp nhau cùng ăn sáng và câu chuyện hàn huyên nhanh chóng chuyển hướng về công trình của tôi nghiên cứu bột ngọt gây hội chứng tâm thần.
Thoạt tiên, anh bạn của tôi nói với vẻ xem thường các phát minh của tôi, rồi đề nghị tài trợ cho tôi nghiên cứu “các hiện tượng mẫn cảm” khác thay vì hội chứng tâm thần do bột ngọt. Tôi cảm thấy thất vọng, không phải vì bạn tôi xem thường công trình lâm sàng của mình mà vì động cơ thúc đẩy anh ta làm như vậy.
Sau khi bị tôi cật vấn về lòng tốt khác thường của anh, anh thú nhận là Tổ chức bột ngọt mướn anh làm tham vấn. Anh ta giận dữ thật sự khi tôi nói thẳng rằng anh là một “con rối”, từ đấy đến nay tôi không còn nghe tăm hơi gì của người bạn đồng môn Harvard của mình nữa!
Rõ ràng có một ngành công nghiệp cần bảo vệ tiếng tốt cho bột ngọt. Tuy nhiên dù đã tiêu hàng đống tiền cho quảng cáo và giao tế nhân sự nhằm ca tụng bột ngọt là loại gia vị có tác dụng “tự nhiên”, nhưng nỗi hoang mang đối với bột ngọt ngày càng tăng.
Trong lúc khám bệnh, tôi vẫn đặt thành nếp: nghi ngờ có độc tính của bột ngọt mỗi khi có sự kết hợp giữa các triệu chứng đường ruột, thần kinh và trầm cảm. Đôi khi tôi giúp được cho bệnh nhân của mình khỏi phải chịu đau đớn và tốn kém. Tôi biết các bác sĩ nhi khoa hỏi bố mẹ của các cháu mắc bệnh (bệnh nhi) là thức ăn của các cháu có chứa bột ngọt không. Có bác sĩ còn dùng liều bột ngọt thử cho bệnh nhân để loại bỏ hoặc xác nhận nỗi nghi ngờ của mình. Những cố gắng như vậy dễ bị trắc trở vì mục tiêu quá rộng, đó là: “dị ứng thực phẩm” hơn là các độc tính đặc thù. Điều quan trọng là với liều đủ mạnh thì bột ngọt là chất độc với mọi người. Còn đối với những người không có khả năng biến dưỡng nó, bột ngọt trở thành thứ thuốc độc.
Tiếc thay trong hoàn cảnh hiện nay bỏ bột ngọt không dễ dàng gì. Ngay cả khi bố hay mẹ của người bệnh hay chính người tiêu thụ có học vị tiến sĩ dinh dưỡng đi chăng nữa cũng khó có khả năng loại bỏ hoàn toàn bột ngọt!
Chính vì vậy, cuốn sách này rất có giá trị. Nếu bạn, hay người bạn quen biết là nạn nhân của bột ngọt, thì cuốn sách này có thể thay đổi cuộc đời của mình: điều đó không phải là lời nói ngoa đâu.
2. Bột ngọt – mì chính – món gia vị hiện đại giết người dần dần
Sau muối và tiêu, đây là thứ gia vị xếp hàng thứ ba và là thứ gia vị của thời đại chúng ta. Ở Mỹ nó được gọi là Monosodium glutamate, ở Nhật là Aji – no – moto, ở Việt Nam nó là bột ngọt, là mì chính, và còn mang nhiều tên gọi khác nhau ở quốc gia trên thế giới này.
Bột ngọt lần đầu tiên được triển khai tại phòng thí nghiệm của Kikunae Ikeda nguyên được phân lập từ rong biển để làm cho vị của món ăn thêm đậm đà. Tiến sĩ Ikeda nào có ngờ công trình của ông, nhằm nhận diện thứ hoạt chất trong rong biển mà các đầu bếp Nhật Bản đã sử dụng hàng ngàn năm nay, lại mở đường cho một ngành công nghiệp có khoản thu nhập lên hàng tỷ Mỹ kim trong thế kỷ XX này.
Không bao lâu sau khi phân lập được bột ngọt, Kikunae Ikeda trở thành người hùn vốn trong một cơ ngơi sau này biến thành công ty Aji – no – moto (có nghĩa: bản chất của vị). Sự thật là trên toàn thể các nước phương Đông, ai cũng biết là Aji–no -moto có nghĩa là bột ngọt, và trở thành tên gọi gần gũi dễ hiểu. Và để ghi công cho Tiến sĩ Ikeda, thứ bột nguyên gốc của ông phân lập hiện nay được đóng vào khuôn giữ tại một đài kỷ niệm tại Viện Đại học Đông Kinh.
Ngày nay bột ngọt được dùng trong các thực phẩm được chế biến, các thức ăn liền và các món ăn của người Hoa có các vị đặc biệt. Được tìm thấy trong hầu hết các loại súp, nước sốt và các protein thực vật thuỷ giải , bột ngọt trở nên là thứ nguyên liệu thô cho nền công nghiệp thực phẩm hiện đại.
Vậy sao chúng ta lại lo lắng về cái chất làm cho các thứ thực phẩm nhạt nhẽo thêm đậm đà, làm mất các mùi khó ưa của đồ hộp và kích thích các gai vị giác mệt mỏi của chúng ta? Tại sao lại có người muốn thách thức những đặc tính có vẻ lợi của bột ngọt?
Câu trả lời: bột ngọt đơn giản là một chất độc với nhiều người mẫn cảm đối với các tác dụng của nó.
Các phản ứng của cơ thể đối với bột ngọt là từ nhẹ đến rất nặng. Quả thật vậy, qua bài đầu tiên được đăng trên New England Journal of Medicine (Tạp chí Y học vùng Tân Anh Cát Lợi) vào năm 1968, Bác sĩ Ho Man Kwok tường trình các triệu chứng tương đối nhẹ như nhức đầu, da bừng bừng. Tuy nhiên, càng về sau này các công trình nghiên cứu tích luỹ nhiều tư liệu cho thấy bột ngọt gây ra những hậu quả tai hại hơn và kéo dài hơn như bệnh suyễn, nhức đầu như búa bổ và các tai biến về tim đe doạ tính mạng. Các loại triệu chứng khác thoạt nhìn có vẻ do tâm thần nhưng rà soát lại thì do dùng bột ngọt: tính khí thất thường một cách quá đáng, dễ nóng giận, trầm cảm, thậm chí cảm thấy mình bị thù ghét.
Nhiều ca bệnh trầm trọng vì bột ngọt đã được các bác sĩ đúc kết thành tài liệu và ngày càng có nhiều bài xuất hiện trong y văn mà các chuyên gia có thể dùng để nghiên cứu, tham khảo. Tuy nhiên đại đa số những người bị mẫn cảm đối với bột ngọt lại không biết rằng những khổ sở khó khăn trong đời của mình rất có thể là do bột ngọt gây ra: họ đi khám bác sĩ mà vẫn không thấy khỏi, bác sĩ không sao giải thích được những lời than vãn của thân chủ nổi giận dữ và buồn bực do bột ngọt gây ra, thậm chí dẫn tới nguy cơ tự vẫn nếu không tìm ra được nguyên nhân do đâu mà có những rối loạn tâm thần như vậy.
Một công trình nghiên cứu qua bản trả lời những câu hỏi đặt ra (được công bố vào tháng 4 năm 1977) cho thấy rất đông mẫu chọn do Tiến sĩ Liane Reif – Lenrer cho thấy có 30% người lớn và có từ 10 đến 20% trẻ em có phản ứng đối với thức ăn có chứa bột ngọt. Như vậy có nghĩa là hiện nay có hàng triệu sinh mạng đang bị đe doạ vì bột ngọt.
Bột ngọt được tìm thấy hầu hết trong các thức ăn liền trên quy mô cả nước. Những loại thức ăn liền này lại được trẻ em và thanh thiếu niên rất ưa chuộng, có thể trở thành “chất độc màu xanh” - một cụm từ mà các nhà nghiên cứu thuộc Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia dùng để giải thích cho nguyên nhân gia tăng hội chứng trầm cảm trong số trẻ em và lứa tuổi niên thiếu. Những triệu chứng về thể chất và phong thái của trẻ em – như những cơn động kinh và mất khả năng tự chủ được định bệnh và chữa khỏi khi chúng được xem như là phản ứng đối với bột ngọt.
Vào cuối thập niên 60, bột ngọt bị loại bỏ khỏi thức ăn cho trẻ em. TS Jean Mayer, một nhà khoa học thực phẩm hàng đầu thuộc Viện Đại học Harvard đã tuyên bố trong buổi họp phụ nữ tại Câu lạc bộ báo chí Quốc gia rằng: “Dù có cảm thấy hơi áy náy vì chưa có đủ bằng chứng nhưng tôi vẫn mong loại bỏ hẳn cái thứ trời đánh này (bột ngọt) ra khỏi thức ăn trẻ em”. Ngay tức khắc các nhà sản xuất thực phẩm Gerber Heinz và Beechnut tuyên bố không dùng bột ngọt trong việc chế biến thức ăn cho trẻ em nữa. Thế nhưng các cháu vẫn dùng bột ngọt qua các món ăn thường được gia đình nấu nướng.
Các sự kiện khoa học thu thập được từ các ca bệnh cần được quảng đại quần chúng quan tâm, chú ý. Riêng ở Mỹ có ít ra là 20 triệu người và trên thế giới có ít ra là 100 triệu người có phản ứng đối với bột ngọt. Điều này có nghĩa rằng trong khi có người dùng bột ngọt mà không bị tác hại thì nhiều người lại bị thương tổn về mặt thể chất và tâm thần khi dùng bột ngọt làm gia vị mà không hề hay biết rằng đối với họ, bột ngọt có những tác động của một loại thuốc mạnh. Cuốn sách “Dở - hội chứng bột ngọt” là câu chuyện về những tác động tai hịa của bột ngọt đối với sức khoẻ và sự an lành của họ. Sách trình bày chi tiết những công trình của các nhà khoa học hiến trọn đời mình để khuyến cáo đừng dùng bột ngọt nữa. Cuốn sách còn đề cập đến một nền kinh tế liên hệ phụ thuộc vào việc sản xuất và tiêu thụ bột ngọt, và các nhà tâm lý học, các bác sĩ, các bệnh viện, trường học và luật sư liên hệ với nhau như thế nào trong vấn đề này do tác động sâu rộng của bột ngọt.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng như trên hiện trường đều cho thấy một hình ảnh bất biến: 30% dân số có những triệu chứng khó chịu khi dùng bột ngọt theo liều lượng như được dùng để nêm nếm thức ăn. Những dữ kiện lâm sàng cho thấy rằng đối với một số người những triệu chứng không thuộc loại nhẹ hay chóng qua mà thuộc loại nặng và nguy hiểm, và rất có thể - dù không phải khi nào cũng vậy - dẫn đến những chứng bệnh mãn tính hoặc gây thương tổn vĩnh viễn. Ngày cnàg có nhiều người bị nguy hại do việc sử dụng bột ngọt ngày càng tăng. Hiện tượng không chịu được bột ngọt không phải là phản ứng quá mẫn cảm – nhưng đúng là một tác động do thuốc. Một liều đủ cao có khả năng gây bệnh cho bất cứ ai, và có nhiều người hơn nữa đang tiến dần tới cái liều nguy hại đó – nghĩa là khi có đủ lượng thì triệu chứng bệnh lộ ra – do tiêu thụ bột ngọt. Hội chứng bột ngọt không còn là thứ phản ứng khó tiêu của cơ thể đối với các món ăn Tàu.
Những ai có phản ứng với bột ngọt, trước hết phải nhận ra cho rõ các phản ứng đó của mình, và rồi học cách ăn không có bột ngọt.
Những ai không chịu được bột ngọt mà có những phản ứng mạnh mẽ thường phải chịu khổ sở liên miên với các triệu chứng tâm lý và sinh lý. Biết né tránh không dùng bột ngọt có khả năng thay đổi cục diện rất tốt đẹp.
3.Hội chứng bột ngọt - đâu có phải chuyện đùa!
Thoạt tiên khi đọc bài của Bác sĩ Ho Man Kwok viết trên tạp chí Y học (TCYH) miền Tân Anh Cát Lợi (New England Journal of Medicine) vào năm 1968 tường thuật phản ứng cơ thể đối với bột ngọt, nhiều người tưởng lầm chuyện đùa mà thôi. Ông viết: “Hội chứng này thường bắt đầu sau khi dùng món ăn đầu tiên chừng 15 đến 20 phút, kéo dài 2 tiếng đồng hô và không để lại dư chứng gì. Những triệu chứng rõ nét nhất là cảm thấy tê tê sau gáy, và cảm giác đó lan dần xuống hai cánh tay rồi lan xuống lưng, mệt mỏi toàn thân và hồi hộp”. Qua thư bạn đọc gởi cho toà soạn, có độc giả yêu cầu: nếu là người thật việc thật thì Ho Man Kwok hãy ra mặt và thú nhận là ông đã đùa dai. Thế nhưng không những Bác sĩ Ho Man Kwok là con người bằng xương bằng thịt mà triệu chứng bệnh của ông cũng rất cụ thể và rõ ràng.
Vào năm 1969, Bác sĩ Herbert Schaumberg thuộc Đại học Y Albert Einstein bắt đầu một cuộc nghiên cứu khoa học tỉ mỉ về hậu quả của bột ngọt, và ông viết: “dù muốn làm bớt đi nỗi lo sợ khủng khiếp và ngăn chặn việc làm cho các chủ tiệm ăn của người Hoa khỏi bị sụp đổ, chúng tôi buộc phải trưng ra những điều cần thông bào về nguồn gốc của bệnh, tâm lý bệnh học và dược lý học lâm sàng về hội chứng do dùng món ăn của người Hoa (đúng là những món ăn nêm bột ngọt).
Và Bác sĩ Schaumberg cám ơn vô số nạn nhân đã gọi điện thoại cho ông vào những lúc khuya khoắt để tường thuật trường hợp lâm bệnh của mình.
Vào ngày mùng 1 tháng 8 năm 1969, Franz Ingel finger, Tổng biên tập của TCYH viết: “Dù được đặt tên gì cho hay nhất đi nữa thì phản ứng với bệnh nhân Kwok được miêu tả trong số báo ra ngày 16 tháng 5 của chúng tôi đã vén bức màn che khuất biết bao nạn nhân chịu khổ đau thầm lặng. Rõ ràng là rất nhiều người phải ngồi chịu đựng dằn vặt mà không dám hé môi, mỗi nạn nhân đều nghĩ chỉ có mình là bị đoạ đày chớ không bao giờ nghĩ rằng chính người bạn cùng mâm ra vẻ hồ hởi thưởng thức món súp yến sào cũng là người “đồng hội đồng thuyền” đang ngắc ngoải. Ngay cả vợ chống cũng muốn tránh cho nhau cái nghịch cảnh này”.
Thế nhưng thật là nực cười biết bao? Sau khi Bác sĩ Herberg Schaumberg và các cộng sự của ông điều tra kỹ hơn, họ đã nhận ra các triệu chứng do dùng bột ngọt như nóng bỏng, mặt nặng, đau ngực và nhức đầu. Họ khám phá ra rằng một chén súp (khoảng 20ml) cũng đủ làm cho những người nhạy cảm với bột ngọt có những triệu chứng bệnh đó rồi.
Khi 56 người bình thường có tuổi từ 21 đến 67 được thử nghiệm (30 đàn ông; 26 đàn bà), thì 55 người đều có triệu chứng của hội chứng bột ngọt xuất hiện ngoại trừ một người. Nhưng người này có triệu chứng khi có được tiêm bột ngọt vào tĩnh mạch.
Công trình nghiên cứu của Schaumberg phát hiện, một triệu chứng nặng là tức ngực lan khắp và có khi còn lan tới cánh tay hay cổ nữa. Cái cảm giác đáng ngại này đã khiến cho một người trong nhóm là một bác sĩ phải làm điện tâm đồ vì nghĩ rằng triệu chứng này là do cơn đau tim.
Qua bài viết đăng trong tạp chí Science (tạp chí khoa học) - tạp chí chính thức của Hàn lâm viện khoa học Hoa Kỳ - vào năm 1969, Bác sĩ Schaumberg trịnh trọng kết luận “bột ngọt gây ra các tác động bất lợi dù với lượng vẫn được nêm nếm các thức ăn thường dùng”.
Tám năm sau, Tiến sĩ Liane Reif-Lehrer, một nhà nghiên cứu danh tiếng trường Y thuộc Viện Đại học Harvard, thực hiện một cuộc thăm dò và nghiên cứu phản ứng đối với bột ngọt. Trong số 1529 người trả lời một loạt các câu hỏi thì 30% cho biết có những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, mờ mắt, mệt mỏi, hụt hơi và sức yếu (Federtation Proceeding, tháng 4/1977).
Trong nghiên cứu của Tiến sĩ Reif-Lehrer thì triệu chứng phổ biến nhất là nhức đầu và có cảm giác mặt căng. Một số đáng kể còn có triệu chứng chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn và bụng đau thắt. Có 50 người có triệu chứng về mắt: từ cảm giác nóng ở mắt và mờ mắt tới thấy có ánh sáng và thấy nhiều màu sắc khác nhau. Nhiều người có những phản ứng tình cảm: từ ủ dột, mất ngủ đến “cảm giác” căng thẳng. Tiến sĩ Reif-Lehrer còn thăm dò cả lứa tuổi học trò: 317 học sinh từ lớp 2 đến lớp 6 thuộc các thành phố và thị trấn khác nhau. Sau khi ăn các thức ăn khác nhau, các cháu được yêu cầu miêu tả cảm giác của mình. 19% trẻ con có phản ứng bất lợi với bột ngọt, mà phổ biến nhất là đau bụng và buồn nôn. Trong khi hầu hết những người tham gia cho biết triệu chứng trên chỉ kéo dài trong 3-4 giờ thì 10% cho biết chúng kéo dài nhiều hơn.
Tiến sĩ Arthur Colman, một thầy thuốc về tâm thần đáng kính ở San Francisco, bắt đầu thu nhập dữ kiện sau khi phát hiện hai ca đầy kịch tính do phản ứng của người bệnh chống lại bột ngọt. Một trường hợp đặc thù là Noah, do bản thân người cha – cũng là một bác sĩ – tường thuật: “Noah lên 9. Khi chúng tôi nhận ra rằng mõi lần cháu ăn những loại thức ăn thuộc nhóm “ăn liền” thì cháu bị nhức đầu và đau bụng. Cháu gặp khó khăn trong việc nín đi tiểu, đi tiêu. Có khi cháu đi ra quần. Với cậu bé lên 9 mà còn đái ra quần thì còn thể thống gì nữa. Cháu còn có những hoạt động quá mức, thậm chí quá quắt trong phong cách cư xử mà không rõ nguyên nhân nào khiêu phát ra nữa”.
“Vị bác sĩ khoa nhi trị cho cháu cũng chịu thua. Thường Noah là cậu bé dễ thương, dịu dàng, thông minh và đầy thiện cảm. Nhưng những lúc thay đổi tính khí thì cháu dễ hờn giận, lầm bầm, la hét và không còn biết phải trái gì nữa. Nhà trường cũng thấy rõ những thay đổi của cháu và chúng tôi có trao đổi với thầy, cô giáo: họ đều bảo cháu là một học sinh thường thì rất là hoạt bát và thân thiện, nhưng có những lúc cháu thay đổi đến mức tưởng như cháu là con người khác hẳn. Chúng tôi vô cùng lúng túng. Chưng tiêu chảy và không nín đi tiêu được của cháu có tác động khủng khiếp lên nhân cách của cháu, bởi cháu không còn vui đùa cùng bạn bè đồng trang lứa nữa. Cháu bắt đầu được một bác sĩ tâm thần chạy chữa vì bác sĩ khoa nhi không sao tìm được nguyên nhân gây ra tính cách kỳ cục của cháu.
“Chúng tôi nhận ra rằng những triệu chứng của cháu trầm trọng thêm sau khi dùng món gà rán hiệu Kentucky, cuối cùng phát hiện ra rằng trong món gà rán hiệu này, bột ngọt được nêm rất nhiều để làm gia vị theo lối “bí truyền”. Họ còn nêm vào bột pha với trứng để làm áo gà lúc rán. Suốt hai tuần lễ sau, chúng tôi giữ không cho cháu đụng vào bất cứ thức ăn nào có nêm bột ngọt. Những triệu chứng bệnh của cháu mất đi như có phép lạ và cháu kiểm soát được việc đi tiểu, đi tiêu rất đàng hoàng.
“Một hôm gia đình cháu đi nhà hàng dùng món ăn của người Hoa. Noah ăn một to Hoàng thánh, chỉ năm phút sau cháu bị nặng mặt và sau đó bị đau thắt bụng phải chạy vội vào nhà vệ sinh. Suốt tuần lễ sau đó tất cả các triệu chứng cũ trở lại hết. Chúng tôi có cảm nhận rằng nguyên nhân gây bệnh của cháu là bột ngọt cho nên chúng tôi rất thận trọng trong việc ăn uống của cháu.
“Chúng tôi không kể cho vị bác sĩ tâm thần về phát hiện của mình mà vẫn để cho cháu được điều trị tiếp. Lúc gặp chúng tôi vào dịp khám cho cháu vào tháng sau, vị bác sĩ ấy hỏi chúng tôi đã làm gì mà nay cháu Noah trở thành một con người khác hẳn. Bác sĩ đề nghị ngưng điều trị nếu tình trạng tiếp tục được cải thiện như vậy. Khi gặp các thầy cô giáo của cháu, các thầy cô cũng đều nhận thấy nay cháu có sự thay đổi nhân cách vừa thuần hậu vừa ổn định.
“Nay thì tánh khí của cháu tự nhiên hơn và không còn cảm thấy bị bức bách nữa. Không có lời nào tả nổi sự vui sướng của chúng tôi - kể từ ngày gia đình không cháu Noah đụng tới thức ăn có bột ngọt nữa”.
Giá mà các triệu chứng nhẹ hơn hoặc không có những tác dụng lâu dài hay nguy hiểm, ta có thể dễ dàng bỏ qua cho bột ngọt. Nhưng phản ứng của Noah đối với bột ngọt lại trầm trọng cho mạng sống của cháu - về mặt thể xác cũng như xã hội. Tuy nhiên, còn có những trường hợp nặng hơn vậy, làm cho nạn nhân của bột ngọt lâm vào cảnh thập tử nhất sinh.
4. Phản ứng của mì chính đối với cơ thể
Vào những năm mở cửa, mì chính ồ ạt tràn vào nước ta. Thứ gia vị “quý như vàng” của thời bao cấp trở nên quá thông dụng đến thành lạm dụng, đến mức mà quãng năm 1991 – 1992 nhiều phương tiện thông tin đại chúng phải lên tiếng uốn nắn khi nhiều bà mẹ bán thịt, bán trứng gà mua mì chính quấy bột cho con. Đài báo ngày ấy chỉ nói rằng: mì chính cũng giống đường hóa học, ăn chỉ ngọt miệng dù không bổ dưỡng nhưng dễ ăn, không độc hại! Không sao. Vậy nhiều năm nay chúng ta cứ “vô tư” dùng mì chính văng mạng, thành thói quen. Nồi canh rau, xoong thịt kho, đĩa xào, bát nước rau, thậm chí bát nước mắm chấm thường được nêm cỡ 1 thìa cà phê mì chính.
Mới đây một công trình khảo nghiệm khoa học của nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Hàn Quốc Hwo Woong Zhong đăng trên tờ tạp chí Khoa học Mỹ số 7 – 1996 (Science No 7) với tên: “Hội chứng món ăn tài” (Chira Distres Symtoms) đã công bố những tác hại của việc dùng mì chính: Nếu dùng quá sẽ gây những tác hại cho các nơron thần kinh duy trì trí nhớ. Mặc dù muối Natri gốc Axít glutamic có tác dụng làm giảm lượng Amoniắc trong hệ tuần hoàn não nên phần nào có tác dụng làm giảm đau đầu (một thời có người đã chữa chứng đau đầu bằng... ăn nhiều mì chính). Nhưng sau đó, chính nó lại hạn chế khả năng trao đổi chất của các tế bào thần kinh, gây nên lão hoá. Đó chính là nguyên nhân làm suy giảm trí nhớ.
Từ công trình nghiên cứu khoa học trên đây, ngày nay, tổ chức WHO (Tổ chức vì sức khoẻ của thế giới) và tổ chức Nông lương thế giới FAO đã khuyến nghị: Không nên dùng mì chính trong chế biến cho trẻ em dưới 6 tuổi. Cũng tác giả bài báo này đã thống kê và chỉ ra rằng: Châu Âu và các nước phát triển hầu như không ăn mì chính. Các nước sản xuất nhiều mì chính chỉ đem....xuất khẩu (Mỹ tiêu thụ nội địa 0,7%; Pháp 0,9%; Braxin 1%). Ngay nước Nhật, nước phát minh ra mì chính cũng chỉ làm ra để bán chứ tiêu thụ nội địa có 1,5% lượng mì chính làm ra. Một số trắc nghiệm của các nhà hoá thực phẩm Anh - Mỹ còn chỉ ra rằng: Ăn nhiều mì chính trong thức ăn một lần có thể gây triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, ngứa dị ứng toàn thân hoặc từng phần; đặc biệt là phản ứng tăng nhanh nhịp tim... rất nguy hiểm cho người cao huyết áp.
Từ vài chục năm nay, mì chính, bột canh luôn là bạn đường thuỷ chung của các món ăn, nhà bếp Việt Nam. Bất kỳ món ăn nào của ta hiện nay cũng đều được nêm cỡ 1 thìa cà phê mì chính. Các món ăn hướng dẫn trên ti vi, trên báo, không món nào nêm dưới 2 thìa cà phê thứ muối a xít này. Ngay mì tôm, thứ đồ ăn rẻ tiền, dân dã cũng có tới 4 gr mì chính 1 gói. Chả thế mà hiện nay, hai nhà máy chuyên sản xuất mì chính ở Việt Trì và Vedan ở Đồng Nai và nhiều nhà máy bột canh ở Hà Nội, Sài Gòn cũng chưa cung cấp đủ nhu cầu nội địa. Hàng năm ta vẫn phải nhập mì chính từ Nhật, Đài Loan, Nam Triều Tiên, Braxin với rất nhiều tên thương phẩm như Ajinomoto, Aone...và cả mì chính Tàu nữa mới đủ cho nhu cầu thị trường. Thử làm một tính nhẩm nhỏ: trung bình một gia đinh 4 người 1 ngày dùng bình thường cỡ 7 thì cà phê cho các món ăn của 3 bữa, ước tính bình quân 4gr/thìa, tức là, bình thường 1 người dùng 7 gam: đã vượt quá giới hạn cho phép đến 15-20%. Nếu hiện tượng này không nhanh được uốn nắn liệu mai đây cái gì sẽ xảy ra?
Đặc biệt là các cửa hàng, nhà hàng lại càng lạm dung mì chính để hấp dẫn khách, nhất là các cửa hàng phở, bún, miến... Ngày xưa để bán được phở, bún trong các nồi nước dùng phải có thật nhiều xương và tôm nõn ninh lấy vị ngọt. Ngày ấy phở, bún không mọc như nấm như ngày này. Ngày nay vô tình chúng ta đang tự đầu độc hoặc bị đầu độc bằng chất độc ngọt ngào: Mì chính.
Đã đến lúc các nhà khoa học, các phương tiện thông tin đại chúng cần vào cuộc tuyên truyền, uốn nắn một thói quen có hại của việc lạm dụng mì chính trong chế biến thực phẩm. Đừng để đến lúc các tác hại của hội chứng lạm dụng mì chính phát tác thì sẽ là quá muộn.
5.Phương cách loại bỏ mì chính
Những năm qua chúng tôi đã đọc được lời cảnh báo về MGS (mì chính, hay bột ngọt): đầu tiên là từ các sách hướng dẫn phòng và trị bệnh bằng phương pháp thực dưỡng Ohsawa, mãi sau này là từ các sách báo như tạp chí “Thuốc và sức khoẻ”... Kể từ đó trong gia đình tôi “bỏ mì chính” một cách từ từ. Chúng tôi đã ăn chay trường tức là bỏ cá, thịt, trứng, rượu bia được hai năm rồi sau đó mới bỏ được mì chính, bỏ mì chính rất khó vì người thường không rõ tác hại ngay lập tức của nó. Bỏ nó khó như bỏ thuốc lá, có lẽ còn khó hơn nữa vì người ta dễ cho rằng mì chính cũng là thức ăn chay. Trước đây có thời nó được quảng cáo dùng để trị bệnh “nhức đầu” và suy nhược thần kinhh và làm dễ nuốt cơm.
Kỳ thực ăn mì chính rất có hại cho cơ thể vì nó đánh lừa cảm giác. Khi cơ thể có cảm giác chán ăn đó là do mỏi mệt hoặc đầy ứ chất độc cần được nghỉ ngơi bằng phép tiết thực hoặc thải bỏ chất độc ra ngoài thì người ta hay dùng lý trí và cảm tính lệch lạc để nhồi nhét những thức ăn đã được cho nhiều mì chính hơn để dễ nuốt!
Thực ra người ta cần có trực giác phát triển để cảm nhận chính xác về cơ thể, để ứng xử với “nó” cho phải. Nhưng phần đông dân chúng thay vì để cho cơ thể nghỉ ngơi một chút khi có cảm giác chán ăn (điều này giống như đèn hiệu đỏ báo tạm dừng xe cộ) thì thay vào đó người ta chế ra đủ thứ món ăn ngon vật lạ, đặc sản.... với cách nấu ăn cực kỳ phức tạp để đáp ứng một mục đích “dễ nuốt” mà bất cần xem cơ thể có thực sự cần những thức ăn đó hay không? Nếu người ta biết gốc của Đạo là Tự nhiên thì người ta dễ dàng nhận thức ngay được mì chính là một thứ hoá chất nhân tạo chế biến theo phương pháp hoá học phản tự nhiên hết sức.
Tôi có một anh bạn Việt kiều ở Mỹ về, da anh bóng lưỡng hồng hào béo tốt khoẻ, được biết anh ăn chay rất kỹ, anh không dùng trứng và đặc biệt anh không dùng mì chính, anh nói anh chỉ cần ăn chút thức ăn có mì chính là cái cổ anh nó rát liền, anh có cơ thể mẫn cảm. Tôi hỏi anh bí quyết để có làn da đẹp – anh bảo do anh biết kỹ thuật thở và thiền định. Tôi chợt giật mình vì thấy cách đây 5, 7 năm về trước mỗi bát phở người ta có cho chút mì chính (do trước đây mì chính phân phối và đắt đỏ), nay người ta cho gấp 2-3 lần. Không biết có phải do quảng cáo về mì chính trên các phương tiện thông tin đại chúng mà ra hay không?
Một người bạn nhắc tôi: Cứ để ý cái thìa họ thường xuyên múc mì chính mà xem! Nếu là thìa nhôm - loại thìa xúc bột trẻ con – thì thấy ngay nó gỉ két lại. Sở dĩ có hiện tượng dó vì thực chất mì chính là một loại có gốc axít (MSG Mono Sudium Glutamate).
Mỗi lần tôi có việc phải đi ăn cơm khách hay nhà hàng, mặc dù họ nấu chay là trở về nhà tôi bị hỏng vị giác mất 2, 3 hôm. Sau đó vị giác tôi mới hồi lại, ăn những thức ăn mẹ tôi nấu mới thấy ngon. Tôi đã qua kinh nghiệm này hàng chục lần, đều cho một kết quả y như vậy. Có một người mà tôi biết có vị giác rất tinh nhạy – đó là bà Diệu Hạnh Ngô Thành Nhân ở 390 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh TP.Hồ Chí Minh. Xem cách phán đoán về thức ăn của bà, tôi rất lấy làm khâm phục về trực giác và vị giác của bà.
Theo sự học hiểu của chúng tôi, một người gọi là khoẻ mạnh là người đạt được 7 tiêu chuẩn:
1.Không mệt mỏi.
2.Ngon ăn.
3.Ngủ ngon giấc.
4. Trí nhớ tốt.
5.Sắc mặt vui tươi.
6.Phán đoán và thực hành nhanh nhạy
7.Công bằng.
Trong đó “ngon ăn” là một trong những tín hiệu của cơ thể khoẻ mạnh. Theo Ohsawa, nếu gặp bất cứ món ăn thiên nhiên nào các bạn cũng ăn một cách nhác nhớm không ngon lành, thế là các bạn không ngon ăn; nếu các bạn gặp một miếng bánh mì khô hẩm hoặc một nắm cơm, các bạn cũng ăn một cách ngon lành, thế là các bạn ăn ngon, dạ dày các bạn được tốt. Ăn ngon miệng tức là có sức khoẻ.
Vậy nếu các bạn ngon ăn rồi thì các bạn còn dùng mì chính làm chi nữa? Có phải mì chính được cho vào thức ăn để làm cho các bạn ngon ăn và ăn được nhiều lên không? Nếu nhờ mì chính mà bạn mới thấy ngon ằn thì đúng là bạn không còn ngon ăn nữa rồi và do vậy bạn đâu còn khoẻ mạnh. Thực sự con người ta rất tham ăn và luẩn quẩn – Vì không ngon ăn (tức là cơ thể không còn khoẻ mạnh, đáng lẽ phải tiết thực để lấy lại trạng thái ngon ăn) mà lại sử dụng mì chính để tự mình lừa cảm giác của mình. Cứ đưa thức ăn vào làm cho cơ thể muốn nghỉ ngơi một chút cũng không được, và cứ thế... trong vòng lẩn quẩn. Không còn lúc nào biết ngon ăn thật và ngon ăn giả (do thức ăn có mì chính...), kéo theo không còn biết tình trạng cơ thể mình lúc nào khoẻ mạnh thật sự lúc nào mệt mỏi cần nghỉ ngơi... cho đến lúc bệnh lộ ra, viêm họng, ung thư; các loại bệnh nặng lộ ra... lúc đấy bạn cũng không biết nguyên nhân do đâu mà lại phải nhờ đến các loại bác sĩ, thầy thuốc... Con đường của chúng tôi là con đường tự mình làm thầy của mình, tự mình làm bác sĩ cho mình.
Để kiểm chứng về tác hại của bột ngọt (mì chính) tôi đã đọc tài liệu về tác hại của mì chính cho một người quen của tôi - một người rất hay dùng mì chính. Bạn đó nói: Đúng, đúng tôi mắc một số bệnh đúng như báo nói. Không biết sau đó bà có chịu bỏ mì chính để đổi lấy một cơ thể lành mạnh hơn lên không?
Cách thức mà tôi bỏ thành công mì chính là: Bỏ từ từ, tìm chất ngọt từ thiên nhiên như cà rốt, củ đậu... nhất là từ tương cổ truyền và đặc biệt là Misô. Chúng tôi làm lấy gia vị: Muối đãi sạch, rang, giã nhỏ trộn với một chút đường hoa mai (đường vàng) cùng với cà rốt nhỏ sao khô, tán nhỏ trộn vào... thay bột canh trên thị trường (có trộn nhiều mì chính nội). Các bạn có thể sáng tạo những món bột canh thiên nhiên khác. Gần đây trên thị trường có bán một số bột canh thiên nhiên từ nấm hương... của Hồng Kông, Đài Loan... tuy nhiên chỉ nên dùng hạn chế, ở giai đoạn “chuyển tiếp” để sang giai đoạn không dùng bột ngọt trong bất cứ tình huống nào là tốt nhất.
6. Lời kêu gọi
Từ tháng 7 năm 1987 cuộc họp của 15 tổ chức thuộc 5 nước: Indonesia, Nhật, Nam Triều Tiên, Thái Lan, Mã Lai ở Bangkok đã quyết định hình thành “Tổ chứ hành động chống Bột ngọt” đưa ra tuyên bố Bangkok kêu gọi: “Cấm dùng bột ngọt trong thực phẩm cho trẻ em, thiếu niên và phụ nữ có thai”.
Hội nghị lần thứ 12, “Hội bảo vệ người tiêu dùng thế giới” họp ở Ma drit (Tây Ban Nha) với 13 nước thành viên cũng lập lại một lần nữa các đề nghị của tuyên bố Bangkok. Tổ chức hành động chống bột ngọt “No MSG please day” (MSG: Mono Sodium Glutamate) ra đời.
Tầm lan rộng bột ngọt nguy hại hơn thuốc lá và rượu! Vì rượu và thuốc lá chỉ có một số thanh niên và người lớn dùng có giới hạn; còn bột ngọt thì pha trộn trong thức ăn cho mọi lứa tuổi dùng thường xuyên hàng ngày, mà chính người dùng hoàn toàn không biết hậu quả về lâu về dài rất nguy hiểm.
Một điều khẳng định rằng: “Bột ngọt chỉ tạo ảo giác ngon miệng sự thực không phải là chất bổ dưỡng cần thiết, mà trái lại gây hậu quả thật là vô cúng”. Nhiều tài liệu các nước Đông Âu, Mỹ, Pháp, Nhật, Hồng Kông... đã yêu cầu không nên sử dụng bột ngọt trong thức ăn trẻ nhỏ và khuyên người lớn cần tránh!
Nhiều cán bộ, Tiến sĩ, Dược sĩ, Bác sĩ, các nhà chuyên môn giữ nhiều chức vụ then chốt trong ngành dinh dưỡng, Y khoa tại Việt nam đều nhất trí cao lên tiếng cảnh báo về tầm nguy hại sức khoẻ trầm trọng lâu dài trong việc ăn bột ngọt. Giáo sư Tiến sĩ Hà Huy Khôi (Viện trưởng Viện dinh dưỡng Việt nam - Bộ y tế), đồng chí Lê Văn Thiệu (Tổng thư ký Hội bảo vệ tiêu chuẩn và Người tiêu dùng Việt Nam), Tiến sĩ Dược khoa Phạm Văn Tất (Chuyên viên Viện vệ sinh Y tế công cộng), Dược sĩ Diệu Phương (Tổng Hội Y dược học – Hội dược học Việt Nam), Bác sĩ Nguyễn Lân Đính... và nhiều nhà nghiên cứu khác đã ra thông báo, đăng bài khắp các báo: Tạp chí Thuốc và Sức khoẻ (sô 8-9/92 và số 18/93), Thông báo của Viện dinh dưỡng Bộ Y tế, công văn số 266/VSTP (ngày 22/9/93), Nhật báo Sài Gòn Giải Phóng (1/1193), Báo Khoa học Phổ Thông (số 407, số 561)...
Do đó không nên chấp nhận việc sản xuất và nhập khẩu vào Việt Nam một lượng mì chính với những con số khủng khiếp như hiện nay.
Điều đớn đau nhất là một dân tộc vừa chập chững đứng lên sau nhiều năm chiến tranh liên miên, hiện nay bị đầu độc gây bệnh thấp khớp, đái đường, teo não, bại não, mất trí nhớ dần dần. Thần kinh là cơ quan trung ương của con người mà bị huỷ hoại thì cả thế hệ phải tự triệt tiêu nòi giống.