Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Osho - Ohsawa nói về việc dịch
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Thông điệp huy hoàng của con người mới
Diệu Minh
Tài liệu này do ông Ngô Trung Việt đưa cho Ngọc Trâm từ năm 1997, từ nguồn của trung tâm Ohso ở Puna – Ấn Độ.

Trung tâm này hướng dẫn anh Ngô Trung Việt dịch:

HƯỚNG DẪN DỊCH

Điều quan trọng nhất cần phải nhớ trong việc dịch Osho là ở chỗ Người không viết, Người nói. Điều này có nghĩa là trong dịch tiếng nói và nhịp điệu của Người phải được bảo toàn nhiều nhất có thể được.

Cách nói của Osho là duy nhất. Không cần phải thay đổi tính cách nói của Người, như lặp lại từ, câu không đầy đủ. Việc nói của Người đi theo luồng chảy, tràn đầy ngạc nhiên, đôi khi nã dồn dập, đôi khi như thơ, đôi khi tuyên bố, đôi khi hài hước.

Hãy nhận biết về những thay đổi tinh tế này, hãy hoà hợp với chúng và giữ giìn chúng! Nếu bạn biến tất cả những điều này vào sự gọn gàng ngăn nắp trong các mẩu văn bản thì nó sẽ mất hương vị. Osho không nói những điều thông thường, dự kiến được theo cách thông thường, dự kiến được theo cách thông thường, dự kiến được – cách tâm trí chúng ta muốn nghe chúng. Việc nói của Người là một vũ điệu. Bạn hãy chống lại sự cám dỗ để biến nó thành một cuốn sách viết hoàn chỉnh.

Nếu âm hưởng của Osho bất thường trong cả tiếng Anh thì tại sao lại cứ cố làm cho âm hưởng của người thành thông thường trong ngôn ngữ khác ?

Osho dùng thời hiện tại tiếp diễn khá nhiều, phản ánh rằng cuộc sống là một tiến trình sống động, một sự xảy ra. Và Người dùng cách nói bị động thường xuyên như một cách nói chủ động. Osho cũng dùng câu đơn giản, ngắn và diễn đạt ý tưởng của mình bằng những từ đơn giản, thông dụng.

Khi dịch, bạn hãy cố gắng giữ cũng những nét như cách nói của Osho. Đối với một số người điều đó dường như có hơi lạ khi dùng quá thường xuyên thời hiện tại tiếp diễn và thể bị động, khi nghe những từ đơn giản như vậy hay cùng những từ lặp đi lặp lại, khi nghe một ai đó nói cho bạn (ngôi thứ hai số ít , không hình thức ) vv… Chớ có điều chỉnh Osho xuống hay làm cho Người ” văn minh lên ” Người nói : “tôi không chỉ nói toạc móng heo mà còn đương nhiên nói trắng ra ” Đừng cố làm cho Người có vẻ như quí ông hay giống như một giáo sư đại học – Người là kì quặc và Người chưa bao giờ thoả hiệp.

Hãy nhận biết chớ có thêm diễn giải của bạn vào lời của Người. Điều này dễ xảy ra lắm. Đây là một trong những lí do tại sao lại tuyệt đối cần phải có ai đó kiểm tra lại bản dịch của bạn. Không chỉ có một cách dịch. CÓ thể những người khác nhau có phong cách dịch khác nhau cho cùng một ngôn ngữ và cả hai đều có thể hay nếu họ chảy theo đúng lời của Osho.

Osho nói:” Một người phiên dịch có thể không giỏi về văn phạm, nhưng anh ta nên có tình yêu với tôi để cho anh ta biết được điều bản chất và tình cảm – thế thì sẽ có luồng chảy tự nhiên và thanh thoát trong việc dịch.”

Osho nói

” Nếu bạn đang đọc một cuốn sách dựa trên lời tôi đã được thuật lại theo lời nói thì bạn sẽ quên mất rằng bạn đang đọc bởi vì bạn biết tôi. Sau một vài khoảnh khắc bạn cảm thấy rằng bạn không đọc – rằng bạn đang lắng nghe, Nhưng nếu cách nói bị thay đổi hay phong cách bị hơi thay đổi trong tường thuật thì nhịp điệu và sự hài hoà sẽ bị phá vỡ. Khi những người đã nghe tôi nói lại đọc sách tôi thì việc đọc sách trở thành hay như việc nghe vậy.

Osho, Chiều hướng đằng sau cái đã biết

Lời thầy hàm chứa cái yên lặng quan đó, lời thầy không phải là tiếng động. Lời thầy có giai điệu, có nhịp điệu và tại chính cốt lõi của lời thầy là sự yên lặng hoàn toàn. Nếu bạn có thể thấm nhuần lời thầy thì bạn sẽ đi xuyên vào cái yên lặng vô hạn này. Nhưng để thấm nhuần lời của Đức Phật thì cách thức không phải là phân tích, cách thức không phải là biện luận, cách thức không phải là tranh luận. Cách thức là chìm vào trong quan hệ với thầy, trở thành hoà hợp với thầy, đồng bộ với thầy. Trong sự hoà hợp đó, trong sự chuộc lỗi đó, người ta đi vào trong cái chính cốt lõi lời thầy. Và ở đó bạn sẽ không tìm thấy bất kì âm thanh nào, bất kì tiếng động nào, ở đó bạn sẽ thấy cái yên lặng tuyệt đối. Và việc nếm trải nó là việc hiểu thầy.

Osho, Kinh Pháp cú : Con đường của Đức Phật


OSHO NÓI VỀ VIỆC DỊCH

” Mới hôm nọ tôi nhận đc 1 bức thư ngắn từ Arup, rằng Sarjano đang dich sách của tôi sang tiếng Italia, nhưng ông thay đổi nhiều thứ. Ông ấy bỏ đi vài thứ, ông ấy thêm vào vài thứ từ hiểu biết của ông ấy”.

Tất nhiên ông ấy đang cố gằng làm một việc tốt nào đó, ý định của ông ta là tốt. Ông ta muốn làm cho nó logic hơn, trí tuệ hơn, tinh vi hơn. Còn tôi thì lại là người thuộc kiểu hơi hoang dã. Ông ta muỗn tỉa tót tôi chỗ này chỗ kia, Bạn hãy nhìn râu tôi đây. Nếu Sarjano được phép thì ông ta sẽ tỉa tót nó giống Nikolai Lenin, nhưng rồi nó sẽ không còn là râu tôi nữa. Ông ta đang cố gắng làm cho nó được hấp dẫn hơn, Không hoài nghi gì về ý định của ông ta cả, nhưng những việc này là những ý định bao giờ cũng mang tính chất phá huỷ.

Khi ông ta được nhắn về thông điệp của tôi rằng ông ta phải làm hệt như nó vốn thế :” Chớ có cố gắng cải tiến nó. Hãy để nó như nó hiện thế. Thô thiển hoang dã, phi logic, nghịch lí, mâu thuẫn, lặp lại, bất kì cái gì nó hiện là, hãy để nó hiện nguyên si như thế ” Thật là khó khăn cho ông ta. Ông ta nói: ” thế thì tôi sẽ không dịch nữa, tôi thà quét rác còn hơn.”
Diệu Minh
Ohsawa nói về việc dịch: muốn dịch một tác phẩm thì cần biết tiểu sử của người viết tác phẩm đó.

Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.