Trực giác

Trực giác là gì? Trực giác theo cách nào đó giống như bản năng, theo cách nào đó tuyệt đối không giống bản năng; theo cách nào đó giống trí tuệ, theo cách khác lại tuyệt đối ngược với trí tuệ. Cho nên bạn sẽ phải hiểu, bởi vì nó là điều tinh tế nhất trong bạn.

Trực giác giống như bản năng bời vì không thể làm gì về nó được. Nó là một phần của ý thức của bạn, cũng như bản năng là một phần của thân thể bạn. Bạn không thể làm gì được bản năng của mình và bạn không thể làm gì được về trực giác của mình. Nhưng cũng như bạn có thể cho phép bản năng của mình được hoàn thành, bạn có thể cho phép và trao toàn bộ tự do cho trực giác của mình được hoàn thành. Và bạn sẽ ngạc nhiên bạn đang từng mang loại quyền năng nào bên trong mình.

Trực giác có thể cho bạn câu trả lời về câu hỏi tối thượng – không bằng lời mà bằng sự tồn tại.

Bạn không cần hỏi, “chân lí là gì?” – bản năng sẽ không nghe đâu, nó điếc. Trí tuệ sẽ nghe, nhưng nó chỉ có thể triết lí hóa; nó mù, nó không thể thấy được. Trực giác là người thầy, nó có mắt. Nó thấy chân lí, không có vấn đề nghĩ về nó.

Bản năng và trực giác cả đều độc lập với bạn, Bản năng ở trong quyền lực của tự nhiên, của tự nhiên vô ý thực, còn trực giác là ở trong tay của vũ trụ siêu ý thực. Ý thức đó bao quanh toàn thể vũ trụ, là đại dương tâm thức mà chúng ta chỉ là những hòn đảo nhỏ - hay rõ hơn, những tảng băng, bởi vì chúng ta có thể tan chảy vào trong nó và trở thành một với nó.

Theo cách nào đó trực giác đích xác là cái đối lập với bản năng. Bản năng bao giờ cũng dẫn bạn tới người khác; sự hoàn thành của nó bao giờ cũng phụ thuộc vào cái gì đó khác bạn. Trực giác dẫn bạn chỉ tới bản thân mình. Nó không phụ thuộc, không cần người khác; do đó mới có cái đẹp của nó, tự do của nó và sự độc lập. Trực giác là trạng thái được tôn cao lên, không cần cái gì. Nó tràn đầy bản thân nó tới mức không có không gian cho bất kì cái gì khác.

Theo một cách nào đó trực giác cũng giống như trí tuệ bởi vì nó là thông minh. Trí tuệ và thông minh là tương tụ nhau ít nhất cũng ở dáng vẻ, nhưng chỉ ở dáng vẻ thôi. Người trí thức không nhất thiết là thông minh, và người thông minh không nhất thiết là trí thức. Bạn có thể thấy người nông dân thông minh tới mức ngay cả giáo sư lớn, nhà trí thức lớn, sẽ trông như người lùn pic mê trước người đó.

Chuyện xẩy ra ở nước Nga xô viết sau cách mạng là họ đổi tên thành phố Petrograd để làm cho nó thành thành phố mới mang tên Lenin, Lenigrad. Ngày trước cung điện cổ kính, đẹp và hùng vĩ của Petrograd có một tảng đá lớn, mà sa hoàng chưa bao giờ nghĩ tới việc dời nó đi – không có nhu cầu. Bây giờ ô tô đã đi vào sự tồn tại, và tảng đá đó lại chắn đường, nó phải dời đi.

Nhưng tảng đá lại đẹp tới mức họ muốn dời nó đi nhưng giữ nó như một đài kỉ niệm, cho nên họ không muốn phá hủy nó hay đánh thuốc nổ nó. Nhưng tất cả những kĩ sư lớn – tất cả những gì họ có thể nghĩ tới là cho nổ nó hay bắt đầu xẻ nó ra thành từng mảnh và sau đó gắn các mảnh đó lại.