Cách ăn? Ăn thế nào? Ăn gì? Phương pháp Ăn?
Trâm Phạm


Cách ăn?
Ăn thế nào? Ăn gì? Phương pháp ăn?
Đức Phật dạy ăn như thế nào?
Ohsawa dạy ăn như thế nào? Giống và khác?
Ohsawa hướng dẫn trước khi ăn cần nên đọc Kinh hay tri ân... (Giống) khuyên bỏ đũa thìa xuống rồi mới nhai tiếp (khác) nhưng xin nhớ xưa Đức Phật đi khất thực và ăn bốc (truyền thống Ấn Độ ăn bốc) cho nên điểm "bỏ đũa" cũng gần tương tự,
khuyên ăn chậm nhai kỹ (giống) nhai từ 50 -100 lần thậm chí lâu hơn cho những bệnh nặng (khác) nhưng khi nhai mà đếm miếng nhai là thuộc thiền chỉ tạo ra định... Loại định đặc biệt này ( vừa đếm và nhai) rất tốt để làm nền tảng cho thiền quán mau đắc đạo, dễ đắc đạo... Có những trung tâm thiền hiểu rõ điều này nên khi ăn họ cho các vị sư nhìn tận mặt thiền sinh khi ăn giúp trực tiếp duy trì chánh niệm bền vững ngay cả trong khi ăn! Tôi cũng được thầy tôi đứng nhìn cả nửa tiếng khi tôi ngồi ăn ở SOM mà tôi không hề hay biết vì "mải" theo dõi tâm khi nhai... Một sư cô ngồi cùng bàn (lúc đó tôi cũng là sư cô - xuất gia gieo duyên) thấy thế hôm
Sau không dám ngồi cùng bàn vì sợ! Bị người khác nhòm từng động thái trong khi ăn mà người đó lại là thiền sư - là thầy tổ của mình nữa... Không dễ mà đủ đảm lực!
Nhưng vì có lựa chọn được thức ăn lý tưởng cho việc nhai (gạo lứt muối vừng) cho nên tạo đức tin cho người ăn mạnh mẽ hơn và nhờ sự cân bằng năng lượng âm và dương do thức ăn mang lại nên người biết ăn cơm
Lứt trong chánh niệm hiểu ra con đường TRUNG ĐẠO của Đức Phật một cách dễ dàng hơn, thực tế hơn khi ăn nhiều các món ăn khác nhau dễ làm "lạc" mất tâm chánh niệm, lạc mất sự định tâm... Lạc mục đích CHÍNH của việc ăn là để làm gì?
Nếu khi ăn mà biết thiền trong khi ăn là mau đắc đạo quả nhất :
Trong Kinh Phật dạy khi nhai tâm để ở đâu ? Mình là "người ăn" mình phải biết rõ chuyện này nếu không AI Sẽ biết đây? Hay nhờ ông thầy bói biết hộ (để làm gì?), để biết rõ chi tiết tìm đọc quyển "Thiền Ăn" và lưu ý: tâm để ở đâu trong khi nhai và "nó" thấy gì?
Nếu ngay từ đầu chúng ta không thống nhất được định nghĩa về con người theo đường lối của Đức Phật thì vấn đề ăn để có thể tăng hiểu và thương cộng (đính kèm) với sự tự do vô biên là điều không có "giấy bảo hành" nhưng khi nhai một miếng cơm hay thức ăn mà thấy được: đất, nước, gió, lửa, nóng, lạnh, chuyển động, cứng, mềm là đi vào đạo lộ giải thoát!
Nếu thấy ngon và ngọt ... Thì nó lại trượt vào tục đế khái niệm chưa thấy được thực tánh Pháp và như thế là ta lại phải nhai miếng khác ... Chúng ta sẽ chuẩn bị thức ăn cho đầy đủ dưỡng chất để các bạn ăn với sự tin tường tuyệt đối vào Pháp... Và các bạn sẽ đi đúng con đường trung đạo để giải thoát cái tâm của mình...
Chúng tôi sẽ tìm Chùa nào ủng hộ để triển khai chương trình Thiền Ăn!
Mời các bạn đến tham dự nhé?
Hàng năm chúng tôi sẽ mời những vị thầy, những vị thiền sư rất giỏi mà chính chúng tôi đã được học với các ngai tới dạy dỗ cho chúng ta và chắc chẮn các bạn sẽ hiểu thêm thế nào là chánh niệm giẢi thoát, thế nào là hiểu, thương và tự do vô biên...
Ngay từ đầu cần phải thống nhất định nghĩa về con người theo Đức Phật chỉ là danh và sắc, danh là gì? Sắc là gì? Nếu tò mò có thể tra trên mạng để khớp thông tin: sắc là thân thể; danh là: thọ, tưởng, hành, thức! Nhóm "danh" nôm na gọi là TÂM! Vậy tâm gồm: thọ, tưởng, hành, thức. Thân tâm gồm 5 thứ: sắc (thân gồm 32 thể trược), thọ, tưởng, hành, thức.! Như thế CON NGƯỜI cao quí được gọi là ngũ uẩn! Không cần nhớ ngay lập tức một loạt khái niệm mới này! Chúng ta khônh thể 1 ngày mà học được đánh đàn trừ thần đồng, trừ những người như ở thời Đức Phật chỉ nghe một bài Kinh ngắn là đã nhập tâm và đắc đạo quả rồi...
Đặt lá lốt tươi ở dưới! Trong bữa ăn nhà mình có món gì thì đặt vào giữa chút, như bày đồ chơi... Gói gọn lại rồi đưa vào miệng! Nhai kỹ ngẫm nghĩ thấy gì?
Có nhiều thứ xảy ra... Sáng nay, 1 sư cô cho tôi nhiều thứ, trong đó có lá lốt cô ấy hái trong thiền viện Phước Sơn, nó mọc đầy! Thế là sáng kiến ra thêm 1 cách ăn lá lốt (nguồn: học kiểu của ng Miến "cổ" ở một nơi trường thiền ở nơi có đồng bào dân tộc ? Của Miến):
Cái gùi đan nuột hơn gùi Ở Đắc Lắc, cái cối gỗ rất hay...
Những thức ăn trong bữa ăn? Cho mỗi thứ chút vào gói lại và đưa gọn vào miệng, nhai? Cũng thấy hay hay!
Thấy được bất cứ gì khởi lên trên thân và tâm đều luôn sinh và diệt cũng như cái thấy cái biết cũng cùng chung qui luật ấy, mới hiểu ra: thân và tâm là chỉ để sử dụng mà thôi. Mới hiểu ra được nguyên lý thứ nhất mà Ohsawa hệ thống lại là "cái gì có thuỷ thì có chung" (nguyên lý thứ nhất của TTVT - Trật Tự Vũ Trụ) tưc là hễ có sinh thì có diệt... Chúng ta phải công tâm khi nhìn mọi sự vật và hiện tượng một cách khách quan nhất, không để cho loại tình cảm Atula chen vào! Nếu "không phải" cái này của "thầy ta" dạy thì ta "không thèm học", trí phán đoán về tôn giáo của loài người mới đang chỉ ở giai đoạn 2, vì thế mới có chiến tranh tôn giáo! Đáng lẽ chân lý sinh diệt phải là NHẤT , thì lại "tôn giáo của ta", "thầy của ta", "môn phái của ta" là NHẤT! "Ăn chay là nhất", "gạo lứt là nhất"... Thế là mọi thứ phát sinh...cái thấy sinh và diệt lại bỏ qua một bên để mãi trầm luân trong bể khổ rồi phàn nàn từ sáng tới tối...