Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Tác dụng tuyệt vời của nước bọt?
Thực Dưỡng > Các phương pháp chữa bệnh tự nhiên > Thầy lang vũ trụ
Diệu Minh
hồi hè năm ngoái em có tìm đọc vài tư liệu về ''Thuật trường sinh'' của Đạo giáo Trung Quốc xưa có nói rất nhiều về tầm quan trọng của nước bọt biggrin.gif đọc lại thấy hay hay, có động lực nhai nhiều hơn.
1. Huỳnh đình kinh
kinh văn, phần khẩu vi:
“Khẩu vi Ngọc trì, Thái hòa quan,
Thấu yết linh dịch, tai bất can.
Thể sinh quang hoa, khí hương lan,
Khước diệt bách tà, ngọc luyện nhan.
Thẩm năng tu chi đăng Quảng Hàn.
Trú dạ bất mị nãi thành chân,
Lôi minh, điện kích, thần mang mang.”

lược dịch
“Miệng là Ngọc trì, Thái hòa quan,
Biết nuốt linh dịch, bệnh tai an,
Thân thể quang hoa, hơi thơm phức,
Trừ diệt bách tà, đẹp dung nhan.
Biết tu phép này, lên Quảng Hàn,
Đêm ngày tỉnh táo, thành Chân tiên,
Dẫu nghe sấm sét, thần vẫn yên...”

2.Theo Tính Mệnh Khuê Chỉ, nước bọt nuốt vào có công hiệu:
- Thông quan, đãng uế 通 關 蕩 穢
- Nhuận thân 潤 身
- Thông quan, thấu tiết 通 關 透 節
- Khí huyết lưu thông 氣 血 流 通
- Bách mạch hòa sướng 百 脈 和 暢, v.v.
Doãn chân nhân cho rằng người xưa khi nuốt nước bọt từ cổ họng vào, sẽ dùng thần trí dẫn nó đi quán khái châu thân, cho đủ vòng rồi lại trở về cổ họng (huyền ưng 玄 膺). Chu kỳ như sau:
Huyền ưng 玄 膺 (cổ họng), Trùng lâu 重 樓 (thực quản), Chiên trung 膻 中, Cưu vĩ 尻 尾, Trung uyển中 脘, Thần khuyết 神 闕, Khí hải 氣 海. Từ đó phân làm hai đường, dẫn xuống hai đùi, đầu gối, tới Tam Lý三 里, mu bàn chân, ngón chân cái, Dũng Tuyền 涌 泉, trở lên theo phía sau hai vế, hai đùi, đến Vĩ lư 尾 閭hợp thành một, qua Thận đường 腎 堂, Giáp tích 夾 脊, đến Song quan 雙 關 thì lại phân ra hai vai, hai tay hai mu bàn tay, đến đầu ngón giữa, trở về lòng bàn tay, lên khuỷu tay, rồi lên má, lên đầu đến đỉnh đầu, trở xuống Minh đường 明 堂, đến cúa trên, lấy đầu lưỡi đón lại đến Huyền ưng là đủ một vòng ... Ngừng một chút lại vận động lại như trên, sẽ hết mọi ứng trệ, và châu thân sẽ thư sướng, các kinh các khiếu trong người do đó đều thông. [8]

3.Mà lạ thay chẳng những Đạo gia trọng phép yết tân, mà Phật gia cũng trọng nó, Pháp Hoa Kinh tụng có thơ:
“Bạch ngọc xỉ biên lưu xá lợi,
Hồng liên thiệt thượng, phóng hào quang,
Hầu trung cam lộ quyên quyên nhuận,
Tâm nội đề hồ, trích trích lương.”
Tạm dịch:
"Bên răng bạch ngọc, Xá lợi phun,
Trên lưỡi, sen hồng, phóng hào quang,
Hầu trung, cam lộ lung linh tiết,
Tâm nội đề hồ róc rách tuôn.

4.Công pháp thai tức
Trong “Hậu Hán thư - Vương Chân truyện” chép rằng: Ðời Hán Vũ Ðế có Vương Chân, tự là Thúc Kinh, người Thượng Ðảng, luyện thuật bế khí mà nuốt, gọi là thai tức; luyện cuốn lưỡi lên vòm họng cho ra tân dịch mà nuốt, gọi là thai thực. Vương Chân chuyên cần luyện, có thể nhịn ăn hơn 200 ngày, gương mặt bóng mịn như trẻ con, thân thể tráng kiện, sức mạnh hơn chục người”. Có thể thấy thai tức xuất hiện từ thời xa xưa, thông qua rèn luyện thai tức có thể trở về trạng thái thai nhi trong bào thai, không ăn ngũ cốc, da dẻ sáng đẹp, khỏe mạnh, từ đó mà được trường thỗ “Hứa Tinh Dương trong “Túy tâm tiên ca” viết rằng “Chân khí vận hành bên trong, tự nhiên phản lão hoàn đồng”.
5. Mộc dục (tắm mặt)
Xoa xát mặt hàng sáng, thả tóc lấy tay cào đầu. Giống diện chẩn chú Ba hay post
Diệu Minh
Nguồn FB của Ly Nhi
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.