Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: CHỈ NÊN ĂN GẠO LỨT 2,3 NGÀY/ TUẦN???
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Thực phẩm & Nấu ăn
vantrung
CHỈ NÊN ĂN GẠO LỨT 2,3 NGÀY/ TUẦN???
Xem:
http://news.zing.vn/sai-lam-khi-an-gao-lut...post525018.html
SAI LẦM KHI ĂN GẠO LỨT THƯỜNG XUYÊN
• 11:38 08/04/2015
Gạo lứt được nhiều người tin dùng vì cho rằng giúp thanh lọc cơ thể, giảm cân, thậm chí chữa các bệnh nan y. Nhưng công dụng thực sự của gạo lứt đến đâu không phải ai cũng biết.
Với phong trào thực dưỡng, ăn kiêng, gạo lứt đã trở thành một loại ngũ cốc được nhiều người tin dùng. Nhiều người còn truyền tai nhau những tác dụng “kinh điển” của gạo lứt từ giúp giảm cân, trị mụn, chống tiêu chảy, táo bón, giúp cắt cơn hen suyễn, chống suy nhược, thậm chí trị được bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, ung thư,…
Trên thị trường, gạo lứt được bán khá phổ biến trong siêu thị, đại lý. Đặc biệt, trong các cửa hàng thực dưỡng, gạo lứt đang được tận dụng để chế biến thành nhiều loại thực phẩm.
Tại một cửa hàng thực dưỡng trên phố Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội), ngoài trà gạo lứt rang được gán khá nhiều công dụng như cải thiện chứng thoái hóa khớp, loãng xương, giảm cân, giảm cholesterol, hỗ trợ bệnh tiểu đường còn có rất nhiều sản phẩm khác như cốm nếp lứt, cơm gạo lứt huyết rồng sấy giòn, bột ngũ cốc, bánh tráng.
Kèm theo mỗi sản phẩm là hàng loạt công dụng được người bán phổ biến nên dù giá gạo lứt có phần đắt hơn gạo bình thường song rất nhiều người vẫn vui vẻ mua về sử dụng, thậm chí còn dùng để thay thế hoàn toàn gạo trắng truyền thống.
GẠO LỨT TỐT HƠN GẠO TRẮNG
ThS.BS.TTƯT Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện 198) cho biết bản chất gạo lứt là loại không đánh bóng. Trong quá trình xay xát, lớp vỏ lụa được giữ lại nên gạo lứt chứa rất nhiều vitamin nhóm B (B1, B3, B6), vitamin E, magiê, mangan, sắt và chất xơ. Trong đó, vitamin B1 và chất xơ có hàm lượng cao hơn rất nhiều trong gạo trắng thông thường. Nhờ vậy, gạo lứt rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.
“Chất xơ trong gạo lứt có tác dụng chống táo bón, nhuận tràng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Với người bị đái tháo đường, lúc này chất xơ giống như một tấm lưới lọc lượng đường có trong thức ăn, cản trở và giúp họ kiểm soát đường huyết tốt hơn, đặc biệt sau khi ăn”, BS Tường Vi nói.
Gạo lứt ăn rất cứng, cần phải nấu lâu mới chín, nhai kĩ. Bởi vậy, người sử dụng phải nhai từ từ, không thể ăn nhanh nên tiêu thụ ít hơn, cảm giác no lâu hơn. Loại ngũ cốc này cũng có một số thành phần giúp làm giảm cholesterol, giúp giảm cân.
BS Tường Vi đặc biệt chú ý, gạo lứt chỉ là lương thực có ích cho cơ thể nhưng với điều kiện là sạch, tức là không chứa tồn dư chất hóa học, chất bảo quản.
CHỈ NÊN DÙNG NHƯ THỰC PHẨM HỖ TRỢ CHỮA BỆNH
Vẫn theo BS Tường Vi, hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định tác dụng chữa bệnh của gạo lứt mà chỉ là lời truyền miệng. Nhiều người đã sử dụng và thu về lợi ích nhất định nhưng chúng cũng chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ phòng bệnh.
Nếu tách rời các thành phần của gạo lứt, rõ ràng chúng có rất nhiều tác dụng, thậm chí có thể chữa bệnh ung thư. Tuy nhiên, loại ngũ cốc này chỉ chứa hàm lượng vitamin B1 và chất xơ cao, còn lại đều không đáng kể. Nếu muốn tận dụng được tác dụng của những thành phần đó, chúng ta cần phải ăn với số lượng rất nhiều.
Bên cạnh đó, việc vitamin B1 dễ hòa tan trong nước, nên trong quá trình sử dụng nếu ngâm quá lâu hoặc vo gạo kỹ, lượng vitamin đó sẽ không còn. Trong quá trình nấu, nếu mở vung, vitamin sẽ bay hết.
Cần phải hiểu rằng gạo lứt cũng như gạo bình thường, chỉ là một chất tinh bột cung cấp một phần chất dinh dưỡng, chúng ta vẫn cần ăn bổ sung với các nhóm thực phẩm khác như đạm, chất khoáng. Mặc dù chất xơ là thành phần có hàm lượng cao trong gạo lứt, nhưng cũng không thể nào bằng rau xanh, trái cây.
“Gạo lứt có những thành phần bổ ích cho cơ thể nên có tác dụng phòng bệnh rất tốt. Nếu người bệnh phó thác hoàn toàn cho gạo lứt lại là một sự mạo hiểm. Tôi khẳng định ngũ cốc này không hề có tác dụng chữa bệnh như mọi người vẫn đồn thổi”, BS Tường Vi nói.
MỖI TUẦN CHỈ NÊN ĂN 2-3 LẦN
Theo BS Tường Vi, chúng ta chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần/tuần bởi dùng thường xuyên không mang nhiều lại lợi ích, thậm chí còn gây phản tác dụng. Khi ăn, bạn phải nhai thật kỹ cho đến khi ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.
Đặc biệt, trẻ em, người cao tuổi, thể trạng yếu, gầy gò, đang mang thai, cần bồi bổ sức khỏe không nên ăn gạo lứt thường xuyên, gây suy giảm sức khỏe, thiếu chất, vitamin.
Hà Quyên

Phương pháp giảm béo sau sinh bằng gạo lứt được khá nhiều người sử dụng vì tin rằng có thể giúp giảm trọng lượng, thanh lọc cơ thể, … Tuy nhiên tác dụng của gạo lứt có như mọi người nghĩ?
Tác dụng của gạo lứt
Bản chất gạo lứt là loại gạo không đánh bóng. Trong quá trình xay xát, lớp vỏ lụa được giữ lại lớp cám lụa bên ngoài nên hạt gạo lứt có màu nâu đỏ, và đặc biệt vẫn giữ được hơn 90% chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin nhóm B (B1, B3, B6), vitamin E, magiê, mangan, sắt và chất xơ. Trong đó, vitamin B1 và chất xơ có hàm lượng cao hơn rất nhiều trong gạo trắng thông thường. Nhờ vậy, gạo lứt rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.
Theo BS Thu Hoài, nguyên cán bộ BV Thanh Nhàn, trong gạo lứt có hàm lường chất xơ khá cao có tác dụng chống táo bón, nhuận tràng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Với người bị đái tháo đường, lúc này chất xơ giống như một tấm lưới lọc lượng đường có trong thức ăn, cản trở và giúp họ kiểm soát đường huyết tốt hơn, đặc biệt sau khi ăn.
Ngoài ra gạo lứt bổ và mát, thanh nhiệt, giải khát, chỉ thống, bổ thần và làm dịu những lo âu, buồn phiền. Ăn gạo lứt ngăn chặn sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột, bài tiết các chất độc trong thức ăn nên có hiệu quả cao trong điều trị rối loạn tiêu hóa, tả, lụ, trúng thực, chậm tiêu, ngộ độc thực phẩm. Gạo lứt là một loại thuốc bổ tỳ, phế, gan, thận, tâm. Đặc biệt trong phòng, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Anpha lipoic acid có nhiều trong tinh chất gạo lứt được gọi là chất chống oxy hóa có tác dụng chuyển hóa vì nó tham gia vào quá trình chuyển hóa hydratcarbon và chất béo. Chất này làm giảm mỡ dự trữ, giảm béo thông qua sự tăng tự nhiên lượng glutation - một sản phẩm trung gian của insulin và liprin (hormone điều hòa trọng lượng cơ thể và mỡ dự trữ).
Hàm lượng chất xơ có trong gạo lứt gấp 2 lần so với gạo thường, nên cơ thể bạn sẽ tiêu hóa chậm hơn và mang lại cảm giác no lâu. Đây chính là nguyên nhân quan trọng giúp bạn không có cảm giác thèm ăn vặt và giúp ích cho người béo phì và giảm cân. Bởi chất xơ từ gạo lứt khi đi qua đường ruột sẽ cuốn theo những chất độc bám cặn lâu ngày và thải độc theo đường bài tiết. Đó là lí do tại sao khi ăn cơm gạo lứt, bạn có cảm giác bụng rất nhẹ nhàng, dễ chịu.

Phương pháp giảm béo sau sinh bằng gạo lứt được khá nhiều người sử dụng, nhất là chị em phụ nữ vì tin rằng có thể giúp giảm cân, thanh lọc cơ thể,… (Ảnh minh họa)
CÓ NÊN GIẢM CÂN THANH LỌC CƠ THỂ BẰNG GẠO LỨT?
Theo BS Hoài, không thể phủ nhận được những lợi ích của gạo lứt, tuy nhiên chúng ta nên sử dụng gạo lứt ở việc hỗ trợ phòng bệnh. Cần phải hiểu rằng gạo lứt cũng như gạo bình thường, chỉ là một chất tinh bột cung cấp một phần chất dinh dưỡng. Nếu chúng ta chỉ ăn mỗi gạo lứt phục vụ cho nhu giảm cân sẽ không tốt.Vì chỉ ăn một loại thực phẩm trong thời gian dài sẽ rối loạn biến dưỡng và suy yếu sức đề kháng vì gạo lứt tuy giàu vitamin và khoáng chất nhưng không chứa chất đạm và chất béo.
Trong khi đó, dinh dưỡng hợp lý trong giảm cân là phải đầy đủ các nhóm bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Thiếu hụt dưỡng chất sẽ khiến rối loạn chuyển hóa, rối loạn chức năng của cơ quan trong cơ thể. Chính về thế gạo lứt hỗ trợ về mặt nào đó trong việc giảm cân chứ chúng ta không nên hoàn toàn dùng thực phẩm này để ăn hàng.

Nhưng không có nghĩa là chỉ ăn gạo lứt mà vẫn phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết kết hợp phương pháp tập luyện hợp lý (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, giảm cân phải có quá trình tập luyện, ăn uống khoa học hợp lý về nguyên tắc chúng ta phải giảm được lượng mỡ thừa trong cơ thể và tăng được khối cơ.
LƯU Ý NHẤT ĐỊNH KHI DÙNG GẠO LỨT
Để sử dụng gạo lứt hiệu quả chúng ta chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần/tuần. Khi ăn, bạn phải nhai thật kỹ cho đến khi ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.
Đặc biệt, trẻ em, người cao tuổi, thể trạng yếu, gầy gò, đang mang thai, cần bồi bổ sức khỏe không nên ăn gạo lứt thường xuyên, gây suy giảm sức khỏe, thiếu chất, vitamin.
Giống như các loại thực phẩm khác, việc dùng gạo lứt chỉ tốt khi gạo sạch, tức là không chứa tồn dư chất hóa học.
Vì vậy, chỉ nên ăn gạo còn mới bán nơi có địa chỉ uy tín, nên chọn loại được bảo quản trong bao bì hút chân không hoặc giấy bạc, tránh để gạo tiếp xúc trực tiếp với nắng, môi trường. Vitamin B1 dễ hòa tan trong nước, nên trong quá trình sử dụng nếu ngâm quá lâu hoặc vo gạo kỹ, lượng vitamin đó sẽ không còn. Trong quá trình nấu, nếu mở vung, vitamin sẽ bay hết.
Vì nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào trong gạo lứt mà nó đã trở thành phương pháp giảm béo sau sinh an toàn, yêu thích của nhiều chị em không thể không có nó. Ngay cả ngọc nữ Tăng Thanh Hà cũng đã từng chia sẻ bí quyết nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh của mình chính là ăn gạo lứt thường xuyên. Vì thế mà bạn đã thấy chỉ chưa đầy 1 tháng sau sinh Hà Tăng đã liên tục tung ra những hình ảnh vóc dáng mảnh dẻ thon gọn như chưa từng sinh con của mình đã khiến người hâm mộ ngỡ ngàng. Vì thế, để giảm cân sau sinh hiệu quả với gạo lứt chị em cần phải lưu ý những lời khuyên trên nhé.
Chúc chị em giảm cân thành công!
(Theo Trí thức trẻ)
NHẬN XÉT:
Theo PPTD Ohsawa thì gạo lứt gần sát quân bình nên nó là thực phẩm chính.Tất cả các thực phẩm còn lại: thịt cá, rau củ, trái cây ...đều là phụ. Tỉ lệ gạo lứt ăn càng cao càng tốt. Thường thì ăn từ 60% tới 100% cơm lứt Khi bệnh thì 100% cơm lứt với muối mè hay tương thiên nhiên.Già trẻ, lớn bé, nam nữ, có bệnh hay không bệnh ....đều nên ăn gạo lứt thường xuyên. Nó đem lại sức khỏe và trí tuệ mà rất nhiều người không hiểu .Phần lưu ý của bài này nói hạn chế ăn gạo lứt ...là sai lầm kinh khủng của ngưới chưa hề ăn gạo lứt hay của một số thầy TD biến chất như; TNT, LTH.....Họ nói ăn gạo lứt muối mè dễ đạt quân bình rồi chính họ lại nói ăn gạo lứt muối mè thường xuyên làm suy kiệt, thiếu chất....Câu này có 2 ý chửi nhau.Quân bình thì thân tâm an lạc. Rồi lại nói ăn quân bình lâu dài thì thiếu chất, suy dinh dưỡng....TNT, LTH nói rất bậy..Hãy suy nghĩ để tìm ra sự thật. không nên nói theo mà không trải nghiệm..
20/9/16 nvt
Diệu Minh
Tôi mà ăn cơm gạo trắng vài ngày là đã thấy không ổn rồi... vì ăn cơm gạo trắng mà ăn chay là thiếu chất... khi ăn đủ chất và khi ăn thiếu chất? hai cái đó ai trải nghiệm mới thấy đ và người đó cũng phải nhạy cảm nữa!
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.