Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Sống và chết
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Sách Thực Dưỡng
Diệu Minh
Sống và chết
Nguyên tác Ohsawa

Phần I
Quan niệm của phương Tây và phương Đông về sự sống và cái chết là hoàn toàn trái ngược nhau, như đã được nêu trong tạp chí Đời sống (Life magazine- ngày 9/8/1965) và tạp chí Thời đại (Time magazine – ngày 24/9 và 12/11/1965):

“Con người chết từ từ qua từng ngày”

và được giải thích như sau:

“Mặc dù có sự phát triển của y học, cho tới nay tuổi thọ vẫn chưa được kéo dài chút nào. Việc giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã tạo ra ảo tưởng - về mặt thống kê, cho rằng tuổi thọ trung bình của người Mỹ đã được tăng lên ...

Chất dinh dưỡng dành cho trẻ con Mỹ đang mang tính độc hại ...

Các nhà lão khoa không tin vào việc dùng thuốc có thể kéo dài được tuổi thọ...

Khoa học đã làm tăng tuổi thọ một cách rất chậm chạp, nhưng lại không tăng cường được sinh khí của con người...

Qua con số thống kê, cho ta thấy rằng, nếu các bệnh về tim, thận được tạm xem như đã được hoàn toàn chữa khỏi – thì tuổi thọ nhìn chung cũng chỉ tăng được không quá 10 năm; việc chữa khỏi bệnh ung thư cũng chỉ có thể tăng lên chừng 1,8 năm mà thôi...

Các cuộc mổ tử thi trên xác các binh sĩ trẻ (độ tuổi 18-22) bị chết trong cuộc chiến tranh Triều tiên, cho thấy nhiều trường hợp chết vì một căn bệnh không ngờ tới, đó là bệnh sơ cứng động mạch. Chúng tôi buộc phải đi đến kết luận rằng lão khoa mới chỉ là công tác nghiên cứu ban đầu...

Điều này cũng lưu ý các chuyên gia về chăm sóc sức khoẻ trẻ em, cần phải xem xét lại ý kiến của họ về nguồn dinh dưỡng cho trẻ.

Người ta biết rằng, trong số những động vật, con nào có tỉ lệ phần đầu to nhất so với phần còn lại của thân thể chúng, thì có tuổi thọ dài nhất. Lấy con sóc làm thí dụ. Đem so sánh với thân, thì sóc có đầu lớn nhất, và nó sống lâu nhất. Điều tình cờ nữa là nó có trí thông minh vượt trội...(*)

Không có ai chết vì tuổi già; mọi người đều chết vì một căn bệnh nào đó, như bệnh tim mạch, đái đường, thấp khớp, đau dây thần kinh, ung thư...

Trọng lượng của đầu người chỉ chiếm 2% của trọng lượng toàn cơ thể - và tiêu thụ khoảng 25% lượng Oxy được chuyển hoá trong cơ thể...

Mỗi ngày có đến hàng triệu tế bào cơ thể bị huỷ diệt...

Theo lão khoa, nguyên nhân chính gây ra tuổi già là có sự đông cứng nhanh của chất collagen, hoặc tạm gọi là mô liên kết; một loại của protein đơn giản được thấy ở khắp nơi trong cơ thể - ở dưới da, trong xương sụn, lấp kín những khoảng trống của nội bào. Chất này chiếm khoảng 30% tổng lượng protein trong cơ thể. Sự mềm mại và tính đàn hồi của da trẻ thơ chính là sản phẩm trực tiếp của Collagen mới...

Khi chất collagen đông cứng, thì không còn hy vọng gì có thể phục hồi lại được sự mềm dẻo của cơ thể. Tuy nhiên, bác sĩ Corn, trong khi làm thí nghiệm trên chuột, bước đầu có nhận xét rằng protein trong đậu nành sẽ giúp loại bỏ được điều này...

Mỗi năm, Viện lão khoa đã nhận được trên 3 triệu đô-la tiền quyên góp; ngoài ra Bộ Y tế Mỹ cũng dành khoản tiền gấp ba lần số tiền trên để dành cho việc nghiên cứu về lĩnh vực này...

Một số người nghĩ rằng cần tập trung vào nghiên cứu về tương lai và cách điều trị sức khoẻ cho người già trong xã hội chúng ta, bởi vì nguyên nhân tuổi già sẽ phải được khám phá sớm trong tương lai. Cách đây 15 năm, những người khác (như bác sĩ M.C. , khoa Y trường đại học Boston) thì cho rằng nghiên cứu lão khoa không nên vượt quá mức độ dành cho nghiên cứu bệnh ung thư...
(Tạp chí Đời sống - Life Magazine).
Khi chúng ta nghiên cứu vật chất từ trong cuộc sống, thì dường như cái chết là sự phát hiện quan trọng nhất ở phương Tây trong nhiều thế kỷ qua, và là động lực đầu tiên. Ngược lại, ở phương Đông - lại tìm thấy sự sống.

ở phương Tây đã và sẽ còn bị kinh hoàng bởi sự phát hiện này. Trái lại, ở phương Đông người ta kêu lên trong sự sửng sốt đầy niềm tin vui. Đây thực sự là thí dụ điển hình về tính nhị nguyên.

Điều này giải thích tại sao phương Tây lại là nơi sản sinh ra khoa học, vật lý, nghiên cứu các vấn đề tồn tại... liên quan nhiều đến thế giới hữu hình. Ngược lại, ở phương Đông là nơi sản sinh ra tôn giáo, nghiên cứu về Đạo, nghiên cứu về tinh thần và thế giới vô hình.

Y học phương Tây tập trung sự quan tâm vào việc nghiên cứu xác chết, như mổ tử thi, soi kính hiển vi, làm giảm đau. Trái lại, y học phương Đông lại tập trung vào việc khám phá sự vĩ đại của vũ trụ và tinh thần (Xem sách “Hoàng Đế Nội Kinh”).

Trong một bài viết với tiêu đề : “Cái chết là bạn đồng hành vĩnh viễn của chúng ta”, tạp chí Thời đại đã nêu:
“Đối với con người, không còn tư tưởng gì dằn vặt hơn là điều này:
Chúng ta chắc chắn sẽ phải chết...
Nền văn minh là thành trì, nhưng nền móng của nó lại chìm trong thế giới của sự chết chóc...

Người Ai cập đã làm một nghĩa địa rất rộng và được xem như vườn ươm những linh hồn đã xuất khỏi thế giới của họ...

Sự tàn phá của chiến tranh, đã không phải là động lực để Aztecs chinh phục Mexico. Họ đã bị thúc giục bởi lòng ham muốn thoả mãn thú tính của thần ăn thịt...

Con người đã tạo dựng nên những thành quả to lớn của trí tuệ nhằm khắc phục những khổ đau và nỗi kinh hoàng của sự chết chóc:

Các triết gia từ thời Socrate, cách đây 2300 năm cho đến Karl Jasper ngày nay, không ngừng nỗ lực để chuẩn bị cho con người đi vào cõi chết. Nhiều người khác cũng đã cố gắng diễn giải rằng sự chết là điều không thể tránh, dù bằng phép thuật hoặc bằng mọi cách gì đi nữa...

Theo Epicurus, chết chẳng là gì đối với chúng ta, bởi lẽ cái gì bị phân huỷ thì không có khả năng cảm nhận, và cái gì không thể cảm nhận được là cái bỏ đi...

Montaigne cũng nhắc lại ý này trong công thức nổi tiếng:

“Chúng ta chẳng cần quan tâm đến cái chết, dù ta sống hay chết. Nếu chúng ta đang sống, tức là ta tồn tại, chẳng có gì phải bận tâm. Nếu chúng ta chết, cũng chẳng có vấn đề gì, bởi vì ta không còn nữa...

Ba số phận được trang bị bằng những chiếc kéo khổng lồ, trong khi Ông già thời gian lại đang cầm chắc lưỡi hái tử thần...

Nỗ lực lớn lao của thiên chúa giáo là vượt qua cái chết:

Hỡi cái chết, đâu là chiến công của ngươi?
Hỡi cái chết, đâu là sự đau đớn do ngươi gây ra?
Hãy khóc lên Paul the Apostle...

Đây là hình ảnh một bộ xương người, ngồi dạng chân trên lưng con ngựa màu xanh nhạt, với tiếng cười rên rỉ, rền vang... được mô tả trong tập cuối của Thánh Kinh Apocalypse (sự tiết lộ của Thánh John về ngày tận thế).

Đây là sự phán đoán tạo sức mạnh trên toàn trái đất; nó làm phiền lòng con người, gây áp lực lên họ, ép buộc họ tiến vào cả hai lĩnh vực siêu phàm, cao thượng và hành động bạo lực.

ở phương Tây và đặc biệt là ở Mỹ ngày nay, thái độ đối với sự bí ẩn của cái chết là hoàn toàn trái ngược lại với truyền thống xưa kia.

Quan điểm y học cho rằng cái chết đang được ngăn cản, làm cho nó diễn biến ngày một chậm hơn. Các học giả như Norbert Wiener tin rằng chúng ta có thể kéo dài cuộc sống của con người đến mức có thể. Thực vậy, họ run sợ khi nghĩ đến lúc - không còn là quá lâu - khi con người đã hoàn tất việc gia tăng dân số quá tải trên trái đất này.

Về mặt xã hội, con người ngày một trở nên vô nhân đạo, thường được thể hiện trong các buổi tang lễ và việc để tang. Chỉ duy nhất có đám tang của Kennedy hoặc của Churchill mới làm chúng ta nghe thấy một lần nữa những âm thanh não nề của tiếng trống đưa tang.

Theo quan điểm tôn giáo, thì sự bảo đảm - thậm chí mới chỉ là ý tưởng - cho sự bất tử, đã trở nên thực sự mơ hồ, khó hiểu và thiếu chính xác. Kết quả cuối cùng của cái chết - một khi bị sự bí ẩn đầy đen tối và nỗi kinh hoàng thống trị - sẽ bị sao nhãng hoàn toàn. Điều này có ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Diệu Minh
Bàn về cái chết

Trong suy nghĩ của con người hiện đại thì cái chết được đặt ra trong những câu hỏi như sau:

Chúng ta là ai?
Chúng ta phải sống ra sao?

Trong tư tưởng, con người thường không gắn liền đời sống phù du, ngắn ngủi của mình với cuộc sống trong thần thoại - nguồn tài sản cha ông để lại cho họ - có được, chính là nhờ có niềm tin yêu hy vọng và sự ngạc nhiên.

Con người hiện đại thường sử dụng toàn bộ sức mạnh của mình để gạt bỏ đi sự kết thúc bất hạnh của mình... cái chết.

Theo Carl Jung, cái chết tạo cho cuộc đời lý do để tồn tại. Ông bác bỏ hoàn toàn việc bỏ đi cách xem xét truyền thống cho rằng cứ giữ mãi cách chờ đợi cái chết. Ông cảnh báo chúng ta rằng chúng ta phải dừng ngay suy nghĩ về cái chết, và xem nó như là sự kết thúc vô nghĩa.

Nhà tâm lý học R.May cũng phát biểu như vậy: việc xem cái chết như là điểm kết thúc là sự tước đoạt cuộc sống với mọi ý nghĩa; phải xem nó như sự ngớ ngẩn và đáng căm ghét. Coi cái chết như là kết quả cuối cùng của đời sống máy móc, bình thường - một tai nạn tự nhiên - là sự né tránh vấn đề.

Xưa kia, các bà mẹ và trẻ sơ sinh thường bị chết trong lúc sinh nở. Ngày nay trường hợp này ít xảy ra; con người ít phải thường xuyên đương đầu với sự chết chóc hơn. Sự đau đớn, đi khám bệnh, nỗi buồn riêng tư, những cuộc chia tay đau lòng... tất cả đều bị hạ thấp xuống cái bối cảnh. Khi trẻ con nhận biết rằng ông chúng đã chết, thì điều chúng quan tâm là “đi đâu?”.

Khi các bác sĩ thảo luận với các cố vấn y tế về cách xử lý cái chết, thì nội dung chỉ tập trung vào một điểm là... “làm thế nào để giảm bớt nỗi đau đớn cuối cùng cho con người?”. Vậy đây không phải là sự quan tâm của những người làm dịch vụ tang lễ ư?

Điểm thứ hai thu hút được nhiều sự quan tâm đó là:

Liệu có ai nói cho những thương binh rằng họ sắp chết? Hầu hết các bác sĩ đều phản đối việc làm này. Nhưng các nhà phân tích tâm lý thì cho rằng các bác sĩ này rất sợ cái chết; họ muốn thoát ra khỏi ý nghĩ đó, bởi vì cái chết chiến thắng, lại là kẻ thù đáng sợ nhất của họ - biểu hiện về sự thất bại của họ. Một cuộc điều tra đã cho thấy rằng, các bác sĩ - từ thời thơ ấu, thường là sợ chết hơn những người bình thường. Bác sĩ H.F ở Los Angeles đã suy luận rằng, chính sự sợ hãi này đã dẫn họ đến nghề bác sĩ.

Đã có một thời, người ta tìm cách né tránh cái chết đột ngột, dữ dằn.

Tuy nhiên, ngày nay hình như có sự lựa chọn tuỳ ý. Thí dụ, các vụ chết vì tai nạn ô-tô, máy bay, chết trong chiến tranh hoặc tội phạm - đều là chết đột ngột, dữ dội. Còn có trường hợp chết vì bệnh tim, xuất huyết não do huyết áp cao. Cái chết hiện đại rất bất ngờ và không đủ thời gian để nhận biết về cái gì đã xảy ra. Trước khi nhận ra điều gì xảy ra, thì người ta đã ở trong tình trạng hôn mê rồi.

Câu hỏi thứ ba - hiện đang là sự thôi thúc, đó là làm sao để có thể biết khi nào thì bệnh nhân có thể thoát được tử thần. Từ quan điểm nhân đạo hoặc tình cảm, liệu một người có quyền kết thúc tuỳ tiện sự thống khổ của người khác?

ở London, bác sĩ C. Saunders làm việc tại bệnh viện St. Joseph - bệnh viện dành riêng cho những bệnh nhân nặng, khó chữa - đã tiến hành công việc chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân sắp chết. Toàn bộ nỗ lực của các thầy thuốc là hướng vào các bệnh nhân sắp qua đời; họ cho bệnh nhân tận hưởng những ngày hoặc những tuần còn lại ở mức tối đa. Về mặt tâm lý, có thể nói rằng “đây là thời gian con người chấp nhận số phận - số phận tự nhiên của cuộc đời”.
Diệu Minh
Đơn giản hoá việc để tang

Thái độ trong xem xét Cái chết cũng tương tự như thái độ trong tình dục đã được đề cập trong văn học của kỷ nguyên Victoria (triều đại của nữ hoàng Anh Victoria).
Việc để tang người quá cố hiện không còn là một khuôn mẫu. Tang lễ đã trở nên ngày một giản đơn hơn trước. Tang lễ được tổ chức đơn giản để tránh những xúc động mạnh.

Theo giám đốc của trường “kỹ thuật an táng” tại Dallas - Texas, thì khoá đào tạo ở đây tập trung vào kỹ thuật ướp xác. Ngày nay, nhà trường dành 4 giờ cho học ướp xác- thời gian còn lại, 19 giờ dành cho học tập các môn lý thuyết và kỹ thuật khác; chủ yếu là “Làm thế nào để giữ được thái độ cần có trong tang lễ mà không bị tác động của tang lễ!”.

Tang phục như mạng che mặt, mũ đen, băng tang cần phải đầy đủ. Còn một tập tục, đó là việc ngăn cấm việc lấy chồng/vợ ngay sau thời gian người chồng/vợ của mình mới chết - thì nay chỉ còn là tập tục của quá khứ.

Tennyson nói: “Nếu không có đời sống vĩnh hằng thì ta đã tự lao mình xuống biển cả rồi!”

Bismark cũng nói: “Nếu không có đời sống khác sau cái chết, thì cuộc đời -bản thân nó - chẳng có giá trị gì. Thậm chí nó trở nên vô dụng khi xuất hiện và cả trong mặc tang phục”.

Freud cũng nói: “Niềm tin cổ xưa nhất và mạnh mẽ nhất của con người, đó là niềm tin rằng chết là đi vào một cuộc sống diệu kỳ”.

Hơn nữa, chết - ngày nay, chẳng khác gì một hàng rào ngăn cản, so với lối vào. Sợ chết là thuộc về chứng loạn thần kinh chức năng. Thiên chúa giáo dạy rằng con người hãy tin vào khả năng khắc phục nỗi sợ chết, với hàm ý rằng con người sẽ không bao giờ sợ nó. Con người hiện đại ngày nay, có thái độ trở nên thực dụng hơn trước cái chết. Ngày nay người ta gọi nó là “sự từ bỏ”.

Chúng ta hãy nghe:

“Đời sống thực sau chết” là ý tưởng trống rỗng, hoàn toàn vô nghĩa.

Chỉ có sự tự sát mới có ý nghĩa đối với chúng ta...

Sartre tuyên bố rằng đời sống chỉ tồn tại vì bản thân nó tồn tại và đó là ý nghĩa của chính nó. Tuy vậy, con người vẫn còn cho rằng sau chết là cõi hư vô - mà không có một giải pháp gì khác!

Tạp chí “Thời đại” kết luận:

Chết là điều không thể hiểu được. Chúng ta không có thể làm cái gì khác ngoài việc chấp nhận nó như là một người bạn đồng hành gắn bó của đời sống nhân loại...
Diệu Minh
Quan điểm của phương Đông về sự sống và cái chết

Quan điểm chung của người Mỹ về cái chết (như đã được nêu trong tạp chí Thời đại và Đời sống) được đúc kết từ nhiều tài liệu có chung một dòng tư tưởng (tạp chí Thời đại số 24/9/65):

“Chiến tranh là điều muôn thuở và không thể tránh khỏi được của cuộc sống”.

Qua đây, chúng ta thấy được nhận thức chung, mang tính hạn chế của người Mỹ - “Thượng đế” của thế giới hiện đại!

Khoa học hiện đại đã lừa gạt và làm chúng ta tin rằng ta đang sống trong sự phát triển liên tục, vô hạn, theo xu hướng toàn thể (trong mọi lĩnh vực). Trong thực tế, khoa học mới chỉ hướng về một thế giới vật chất, tương đối và không hiểu biết gì về những nguyên tắc ban đầu của thế giới siêu hình như: Hoà bình, Công lý, Đời sống, Tự do, Ký ức, Tinh thần, ý chí, Xét đoán, Sức khoẻ, Hạnh phúc, Chân lý... (Siêu hình học là môn học nghiên cứu về thế giới tuyệt đối, vô hạn).

Điều này thể hiện sự hạn chế trong tư duy, kiến thức, tư tưởng của người Mỹ. Bergson đã nhận xét rằng khoa học phương Tây hoàn toàn sao nhãng về thế giới tinh thần (tâm linh), niềm hạnh phúc, hoà bình và chỉ lao mạnh mẽ vào việc nghiên cứu vật chất. Hiển nhiên là việc phát triển vũ khí giết người hoặc vũ khí huỷ diệt ở phương Tây đã đạt tới đỉnh cao chưa bao giờ thấy ở khắp mọi nơi trên trái đất!

Trong quá trình phát triển nhận thức của con người về đời sống, ở phương Đông hoàn toàn trái ngược với những gì xảy ra ở phương Tây.

Sự phản ứng nguyên thủy của người phương Đông trước cuộc sống đó là sự ngạc nhiên. Người phương Đông nghiên cứu vũ trụ một cách toàn diện, cùng với các hiện tượng trên trái đất; họ luôn tự hỏi sâu sắc về những gì họ đã thấy: rừng núi, sông hồ, cỏ cây, côn trùng, gió tuyết, mưa bão. Thậm chí họ rất đỗi sửng sốt trước bản thân đời sống. Họ suy nghĩ, trầm tư và đi đến kết luận rằng thế giới vật chất nguyên thuỷ là cõi hư vô (void).

Người phương Tây không thể đạt tới quan niệm sâu sắc về sự chấp nhận và chấp nhận hoàn toàn: Nó dựa hoàn toàn ngay cả vào lúc kết thúc của cái gọi là vật chất tuyệt đối; nó được gắn liền với vật chất; tin tưởng vào vật chất - quyền hạn, vàng, kiến thức - như là tin vào chúa giám hộ.

Các nhà tư tưởng phương Đông, trải qua hàng ngàn năm qua đã hoàn toàn chìm đắm trong sự suy tư về một cơ chế mà ở đó thế giới là hư vô, là sự bao la vô tận - để từ đây đã sản sinh ra vô vàn hiện tượng có thể nhìn thấy được. Kết quả lao động của họ đã đưa đến sự khám phá ra Logic nhất thể của Kinh thánh (Genesis: mô tả về sự hình thành thế giới) và sự tồn tại. Logic này đã lan truyền trên toàn thế giới dưới hình thức thô thiển như 5 tôn giáo lớn ở phương Đông.

Người Trung quốc đã đưa siêu hình học và triết học vào lĩnh vực vật lý nhằm giải thích nguyên tắc và cơ chế của sự chuyển hoá trong vũ trụ. Họ đã đạt được kết quả thật kỳ diệu, đó là việc tìm ra kỹ thuật thủ công để chuyển hoá nguyên tử, trong việc chế tạo kim loại thời trung cổ. Người Trung quốc và người ấn độ đã biết đến nhôm và sắt từ hàng ngàn năm về trước; thậm chí họ hiểu việc luyện quặng và sản xuất ra thép.

Lời giáo huấn của đạo Lão, đạo Khổng và đạo Phật, cũng như triết học Vệ-đà đã dọi chiếu tia sáng long lanh vào bản chất của chu kỳ đời sống.

Không dừng lại ở những phát hiện của mình - người phương Đông tiếp tục quan tâm đồng thời vào triết học (thế giới tâm linh) và cả lĩnh vực vật lý (thế giới vật chất). Cuối cùng, họ từ bỏ việc nghiên cứu vật lý bởi vì họ cảm thấy thế giới vô tận và tuyệt đối là sâu sắc hơn và việc nghiên cứu khám phá thế giới này mang lại nhiều điều thích thú hơn - nó làm cho người ta quên hết mọi thứ.

Thế giới tương đối bị hạn chế và có giới hạn; họ cho rằng, nghiên cứu nó sẽ gặp một giới hạn, tiến tới sự kết thúc. Nếu theo đuổi việc nghiên cứu theo cách này, thì khi vượt quá giới hạn đó - ta sẽ rơi vào cõi vô tận, lọt sang một vùng đất hoàn toàn mới lạ, nơi mà các quy luật của thế giới tương đối không thể nào áp dụng được. Điều này đã xảy ra đối với vật lý hạt nhân hiện đại.

Người phương Tây gặp khó khăn lớn lao khi tìm hiểu về vũ trụ bao la, tuyệt đối và vĩnh hằng. Đối với họ thì nguyên tắc tương đối là bao chùm và hãy vượt qua nó!! Nhưng tiếc thay, cái tương đối lại có biên giới, có giới hạn; chúng ta gặp cái tận cùng mà ở đó chẳng có gì để mà tiến vào. Chúng ta tiến tới một điều hiển nhiên không hề nhầm lẫn đó là “sự vượt quá giới hạn”, là vô hạn và tuyệt đối; chúng ta tiếp cận với sự thất vọng, sự ngớ ngẩn, nản lòng và cô đơn đầy dẫy bất hạnh của cuộc đời vật chất.

ở phương Tây, các nhà toán học Tây phương mới đây đã phát hiện như sau:

Trước thời điểm 10-13 - về lý thuyết, từ điểm này chúng ta nằm trong cõi hư vô (void).

Khoa học phương Tây đã phát triển trải qua hàng trăm năm; 30 năm qua - kỷ nguyên của khoa học nguyên tử - có thể được xem như là giai đoạn phát triển cuối cùng của nguyên tử. Niềm vinh quang to lớn và kéo dài của nó là đã tạo ra vũ khí giết người, loại vũ khí không có sự bình đẳng: bom nguyên tử. Đây quả thực là điểm đối của năm tôn giáo lớn - con đường đi đến cuộc sống, công lý và hạnh phúc ở phương Đông.

Đó là những vận mệnh riêng rẽ của phương Đông và phương Tây.

Là một đứa trẻ ở phương Đông, tôi đã bị lôi cuốn bởi cái gì dường như là nguyên nhân của mọi thảm kịch trên thế giới... sự tồn tại không ổn định. Khi là nạn nhân của bệnh nan y - hình như chính bản thân mình đã nằm trong một định mệnh phải rời khỏi thế giới ở độ tuổi 18 - đã được thuốc đông y cứu chữa khỏi. Bằng thứ thuốc đó và cũng kể từ đó, việc học hành của tôi đã đi theo một con đường thẳng: từ phương pháp trường thọ, Kinh dịch, Đạo Lão - đỉnh cao của tư tưởng Đông phương.

Trên con đường đi tìm kiếm, tôi đã tiếp cận một nguyên tắc độc nhất- một nguyên tắc đồng thời kết hợp cả thể chất và triết học. Không thể chỉ áp dụng cái này, hoặc cái kia, mà là phải áp dụng cân bằng cả hai: đó là nguyên tắc của chính cuộc sống. Tôi đã dành 40 năm để nghiên cứu sâu và phát triển nó.

Nội dung kết quả nghiên cứu đã được xuất bản trong suốt 30 năm với 300 loại ấn phẩm các cỡ lớn, nhỏ khác nhau và các hình thức khác nhau như tạp chí định kỳ, tập san.

Nếu người ta áp dụng được điều hiểu biết sâu sắc của nguyên tắc này vào vấn đề tồn tại của đời sống và cái chết thì có thể đi đến kết luận sau:

Vũ trụ là sự không ngừng dãn nở theo hướng ly tâm (1), đang chuyển động với tốc độ vô chừng lớn, không thể đo đếm, tính toán được - ở mức độ vô hạn, tuyệt đối và không bao giờ ngừng. Sự dãn nở theo hướng ly tâm đã nhanh chóng tạo ra hai cực (2) : Âm và Dương. Hai cực này lại tạo ra vô vàn hiện tượng và từ đây, thế giới hữu hạn được hình thành. Thế giới này có sự kết thúc, bởi vì theo định nghĩa, đây là thế giới hữu hạn và có giới hạn. Chính tại điểm kết thúc này, hiện tượng hữu hạn mất đi và đồng thời xuất hiện sự vô hạn và tuyệt đối ngay từ sự khởi đầu. Chu kỳ này được lặp đi lặp lại không bao giờ ngừng. Quá trình lên xuống vô hạn mang tính phù du, ngắn ngủi, luôn luôn biến đổi không ngừng trong vũ trụ: đây là cuộc sống.

Nói riêng, không có sự chết trong quá trình này. Đời sống trên trái đất chỉ là một nhịp nhỏ bé nằm trong sự biến đổi của vô hạn. “Đó chỉ là sự tồn tại phù du, một khoảnh khắc, nằm trong tỷ lệ cực kỳ nhỏ bé của vũ trụ bao la; nó chỉ ngắn ngủi như một khoảnh khắc của 10 -13 hoặc 10 -27 giây đồng hồ mà thôi. Đó là một điểm nhỏ bé đến nỗi không thể tưởng tượng được - một điểm không có kích thước, không trọng lượng và không có số lượng. Thật khó có ai có thể hiểu được rằng khoảng sâu vô tận lại chỉ tồn tại trong một khoảnh khắc như vậy!”.

Theo cơ lý thuyết (giải thích về nguồn gốc sự sống), thì khoa học phương Tây khảo sát một thời điểm vô cùng nhỏ, nhưng họ lại không thấy hết được sự sâu kín ẩn náu trong nó. Đây chính là sự sai lầm mắc phải ngay từ điểm xuất phát. Việc xem xét C.G.S (Centimeter, Gram, Second/giây) - một công thức tương đối - một thông số đo đếm tuyệt đối, thông dụng để tham khảo, để giả định đó là sự thống nhất tối thiểu về thời gian và không gian là một sai lầm nghiêm trọng. Đó chỉ là sự thống nhất tưởng tưởng, một sản phẩm của thế giới tương đối và vì thế nó trở nên vô dụng trong phạm vi vô hạn và tuyệt đối.

Nguồn gốc của nhược điểm này đã có cách đây trên hai ngàn năm, cho đến tận thời Hy lạp. Nó tồn tại mãi trong tác phẩm của Descarte, nhà toán học và triết học người Pháp ; ông chia thế giới thành “hữu hình” và “vô hình”, hay thế giới vật chất và thế giới siêu hình. Thực không may, ông bỏ quên mất vô hình mà chỉ đi vào khảo sát hữu hình thôi.

Việc nghiên cứu thế giới hữu hình đã được tiến hành từ rất lâu, ngày nay chúng ta cần phải trở về từ điểm xuất phát gốc và bắt đầu việc nghiên cứu mới về siêu hình học. W. Heitler, nhà vật lý đã từng được trao giải thưởng; ông đã khẩn thiết nêu vấn đề này trong tác phẩm Con người và khoa học (Man and Science). Tiếp theo đó sẽ nỗ lực để thống nhất cả hai - vật lý và siêu hình học - đây là một nỗ lực mà cũng phải mất hàng ngàn năm mới có thể làm được. Tuy nhiên, nếu có thể đưa Nguyên tắc độc nhất vào nền văn minh Châu Âu, vào khoa học, kỹ thuật ngay từ bây giờ, thì thời gian có thể rút ngắn lại. Dường như không có con đường nào khác, ngắn hơn thế.
Hãy tưởng tượng rằng, cuộc đời là một bài tập viết - một bài thơ, tiểu thuyết hay là một luận án. Dấu chấm phân tách các phần, và nhấn mạnh các điểm mà từ đây mở ra các chương mới của câu chuyện, có liên quan đến những điều có từ trước đó. Chính vì thế mà dấu ngắt quãng (chấm câu) là niềm vui thích đối với cá nhân muốn biết quan điểm và kết thúc của bài viết (của câu chuyện) ra sao - nó tạo ra cái khung cho sự phát triển. Những ai phụ thuộc vào từng từ, từng lời văn thì bám chặt vào mức độ đã chứng kiến; tuy nhiên dấu chấm xuất hiện, tạo rạ sự ngưng nghỉ hoặc chấm dứt hẳn hoạt động của điều gì đang viết.

Tác giả thường biết rõ chỗ kết thúc, ngay từ khi bắt đầu. Những độc giả thông thái phải dự đoán được sự kết thúc và đối với họ thì dấu chấm câu là chỗ thư dãn, chỗ tạm nghỉ đầy hứng thú.

Để so sánh với sự việc khác tương tự - ta hãy xem đời sống là một câu chuyện dài như tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió (Gone With The Wind).

Những lời văn, những câu, cứ lặp đi lặp lại một cách tự nhiên. Một dấu chấm xuống dòng, những khoảng trống và khoảng trống ở cuối mỗi câu, mỗi chương - trông chẳng khác gì việc hạ màn trên sân khấu nhà hát, hoặc giờ nghỉ giải lao giữa buổi diễn để chuẩn bị cho một cảnh mới trong câu chuyện.

Nếu không có chỗ dừng, giờ tạm nghỉ giữa buổi diễn hoặc khoảng trống, thì các sự kiện trong câu chuyện chẳng khác gì như keo dính, giống như một khối chất kết dính. Nếu chúng ta định làm một hỗn hợp, gồm hàng trăm, hàng ngàn từ như vậy và nếu người ta viết Cuốn theo chiều gió không hề có một dấu chấm câu hoặc khoảng trống giữa các từ, ngữ thì kết quả sẽ chỉ có thể là một mớ lộn xộn, hỗn tạp, vô nghĩa.

Cũng cách so sánh tương tự, nếu chúng ta in các nốt nhạc trong bản Giao hưởng số 9 của Beethoven, không chừa một khoảng trống (không có dấu ngưng nghỉ); hoặc nếu cùng một lúc, cho phát âm thanh của các nốt nhạc trong bản nhạc này, thì kết quả chẳng khác gì một thứ tiếng ồn lớn mà thôi.

Một thí dụ nữa - nếu chỉ trong một giây đồng hồ, chúng ta chiếu toàn bộ các hình ảnh trong một cuốn phim lên màn ảnh, với tốc độ cao, thì cuộc đời phiêu lưu đầy mạo hiểm của Laurence of Arabia, trông chẳng khác gì một bức tranh trừu tượng điên loạn.

Nếu như toàn bộ nguyên tử của người mình yêu được đem ép chặt lại, không chừa một khoảng trống nào giữa các hạt nhân và điện tử, thì kết quả chỉ còn là một vật to bằng đầu mũi kim, cân nặng 40-45 Kg; và như thế thì đâu còn khuôn mặt, đôi mắt đáng yêu nữa?

Toàn bộ các hoạt động có ở một người đàn ông khi yêu, ghét, khóc, giết người, chính là nhờ có khoảng trống và những ảo tưởng nằm bên trong.

ở phương Đông, đời sống và các hiện tượng liên quan đến đời sống chỉ là một thế giới ảo - tuy đẹp nhưng giống như chiếc bong bóng, mang tính phù du (ngắn ngủi, tạm thời); như đám sương mù màu hồng, đang bốc hơi dưới sức nóng mặt trời; là một thế giới mỏng manh, trôi nổi đáng thương. Người ta yêu quý cuộc sống và khát khao nó là vì người ta khát khao những kho báu - những thứ chỉ có trong giấc mơ mà thôi.

Sau thời kỳ trì trệ chừng vài ngàn năm, cuối cùng thì người phương Đông đã khám phá được rằng vật chất là “khoảng không gian chứa đựng những điều hết sức khác thường, mang tính toán học” (trích trong “Matter, (Lapp) Life Science Library”). Nhưng trong những năm nghiên cứu về vật chất, người ta xem đây như là điểm cuối cùng của mọi vật, và chính điều này đã để lại cho người phương Đông điều bất lợi. Với họ, vật chất đã từ lâu là của cải và là kho báu quý giá nhất của mình - để rồi cuối cùng, mặc dù họ phát hiện ra sự thực vĩ đại mà giáo sư Lapp đã bàn tới - thì ý nghĩa đầy đủ của nó (vật chất) đã né tránh họ. Hơn thế nữa, điều này đã làm họ bị đảo lộn, bối rối một cách nghiêm trọng... với lý do hợp lý.

Nếu thế giới của chúng ta quả là điều bí ẩn, không thể nhận thức được, thực sự là một nơi chứa đựng “những điều đặc biệt mang tính toán học”; Vậy cái mà người phương Tây đã mặc nhiên công nhận - bản chất của vật chất - thì thuật ngữ của người phương Đông gọi là ảo ảnh, bong bóng, là điều ngớ ngẩn đầy vô lý. Chiến tranh, sự phản bội, làm điều xấu, sát nhân và “tất cả cái gì của bản thân khoa học” đều là những cái hết sức vô lý. Điều này phản ảnh một cách chắc chắn sự đảo lộn trong tư tưởng. Điều không thể có thực.

Người phương Tây dường như đang đợi chờ sự cứu vớt của phép thần diệu, khi con tàu của họ bị mắc kẹt trong băng giá giữa đêm đen. “Nền văn minh khoa học” và những hành khách trên con tàu bị mắc cạn đang tuyệt vọng tìm kiếm con đường cũ với niềm hy vọng, lòng trung thành, lòng nhân ái và sự mê tín - những cái chỉ có thể đưa họ trở về một chốn: với nhận thức rằng thế giới vật chất chỉ là hư ảo.

Khi người Hy Lạp, Democritus phân chia vũ trụ thành hai phần - nguyên tử và khoảng không - ông đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho thuyết Nhị nguyên. Khi ông say mê nghiên cứu nguyên tử, thì bỏ quên mất việc nghiên cứu không gian và khoa học ra đời.

Khoa học phương Tây, vật lý, khoa học tự nhiên (trước đây gọi là triết học tự nhiên) đã sản sinh ra nền văn minh khoa học. Nó phát triển trải qua thời kỳ dài 2500 năm, từ Bán Nhị nguyên của Democritus, tương tự như Nhị nguyên của phương Tây - vờ chấp nhận nó như là một điều có thực (monism).
Nền văn minh khoa học giống như đứa trẻ sơ sinh, bị dị dạng vì thuốc giảm đau (thalidomide); như đứa trẻ hoang thai, được sinh ra từ mê tín dị đoan. Nó là con đẻ của sự sai lầm do quá tin vào điều mà ta cho rằng cần phải nắm bắt và giải thích về cuộc sống, về không gian và vũ trụ bao la - kết quả của nhận thức sai lầm về vật chất - về thực chất, đây là một dạng trong ngõ cụt của thuyết Nhị nguyên.

Điều thật lạ lùng là ở phương Tây đã có những con mắt chỉ có thể nhìn thấy vật chất - con mắt thiển cận, mà qua nó “thế giới hữu hình không thể tồn tại”. Những con mắt chấp nhận sự mù loà về tinh thần như những con mắt bình thường - những con mắt không nhận thấy sự mù loà của bản thân nó trong thế giới siêu hình.
Thậm chí, mặc dù khoa học phương Tây (về bản chất chỉ là vật lý) đã được phương Đông chấp nhận ở vào thời điểm được xem là cùng trình độ và cùng chất lượng (nếu không phải là có sự ưu việt) như các nhà hiền triết phương Đông đã giảng dạy môn siêu hình trong hàng thiên niên kỷ. Tuy nhiên, cũng có những nhà tư tuởng phương Đông lại chỉ có những con mắt về thế giới siêu hình thôi.

Ghi chú:
Trên cơ sở hiểu biết về Âm-Dương, bạn hãy trả lời những câu hỏi sau đây của Giáo sư Ohsawa:
1. Tại sao những nhận xét về con sóc (thí dụ nêu trong sách) là đúng?
2. Quy luật chung chi phối kích thước của đầu người là gì?
Diệu Minh
Phần II

Điều khó có thể tin được, lại nằm trong niềm tin rằng con người có thể hiểu được vũ trụ bao la, chỉ bằng cách khám phá nguyên tử và đã đi đến đích trong niềm vinh quang của vật lý hạt nhân. Chính nó đã đẩy nhân loại đền bờ vực thẳm của sự tự sát tập thể. Những người không nhận thức được toàn bộ sự bế tắc đang đối mặt với con người hiện nay, thì không thể nhìn thấy được khả năng thiết lập hoà bình thế giới bằng cách chuyển sang chiến tranh hạt nhân.

Đã có bằng chứng thực tiễn về sự sai lầm to lớn của thuyết bán Nhị nguyên như sau:

Chúng ta hãy quan sát một hình lục giác. Về mặt hình học, hình lục giác được vẽ, bao gồm một số đoạn thẳng có cùng độ dài như nhau.

“Qua con mắt của những nhà vật lý” thì nó là một hình được tạo nên bằng 6 đoạn thẳng có độ dài bằng nhau. Đã có hàng ngàn cách định nghĩa mang tính khoa học theo cách khác nhau:

ã Một hạt gạo gồm có 16 loại nguyên tử.
ã Con người gồm có 800 tỉ tế bào.
ã Nhà nước bao gồm nhiều yếu tố: chủ quyền, lãnh thổ và dân cư.
ã Enzym là protein
ã Trọng lực là lực hấp dẫn.
ã Sự bành trướng tăng dần dần cho đến tận cùng của vũ trụ và lúc đó thế giới tan biến vào cái chết vĩnh hằng.
ã Tốc độ của ánh sáng là cao nhất và liên tục.
ã Sinh vật phát triển tuần tự, tự nhiên từ trình độ thấp lên cao.
ã Bí mật của di truyền nằm trong Gen, v.v...

Điều này cũng giống như việc chơi cờ, mà không nhận biết rằng các quân cờ tự nó không thể di chuyển được - nó hoàn toàn phụ thuộc vào người chơi! Quan điểm máy móc như vậy đã hoàn toàn bỏ qua sức mạnh của cuộc sống.

Một hình lục giác chỉ là một phần nhỏ bé trong không gian, được giới hạn bởi 6 đoạn thẳng. Những đoạn thẳng mà ta xác định độ dài và vị trí sẽ không tồn tại mà không có không gian vô tận (chỉ tồn tại trong không gian hữu hạn). Những đoạn thẳng này, thậm chỉ không thể sinh ra mà không có chính nó, bởi vì độ dài và vị trí của nó chỉ được sinh ra khi có một khuôn mẫu được gọi là “không gian”. Ta nói “Sáu đoạn thẳng tạo ra một hình lục giác” là sai lầm lớn - chẳng khác nào nói “sáu con sinh ra mẹ chúng”.

Thực ra, khi một người được gọi là “cha”, hoặc “mẹ” chỉ khi nào họ có con; tên gọi chỉ phục vụ cho việc xác nhận một thực tế. Cha mẹ, thực ra chẳng khác gì người mang tên được gọi là “cha”, là “mẹ”. Những đứa con của họ hoàn toàn là con của vũ trụ bao la. Không gian vô tận, thực chất là nguồn gốc khởi đầu “ý nguyện của Đấng sáng tạo”. Không có cái gì nảy sinh mà không có điều này.

Không gian vô tận này, ở phương Đông được gọi là “Cõi hư vô, Chốn thiên đường, Ko-Kuu, Cõi vĩnh hằng, Nhất thể, Brahman, Atama, Thượng đế...”. Một số người như Schopenhauer và Spinoza đã lừa dối; tuy vậy cả hai đã không nhận thức được thực tế rằng đó là cõi hư vô, là thế giới tinh thần , ý chí - là mẹ đẻ của tất cả sự tồn tại tương đối, hữu hạn; và cõi hư vô là Đấng tối cao, sự công bằng và thiêng liêng - biểu hiện tương đối về sự cao cả.

Schopenhauer đã cho đó là “ý chí mù quáng”!!

Giáo sư Heitler, trong buổi lễ tưởng niệm một nhà vật lý hạt nhân, đã tuyên bố rằng khoa học đã vượt quá giới hạn của nó; nó đã quá mạo hiểm trong cõi mê cung, nơi mà nó không thể khám phá được - và đây là điều ngu xuẩn mang tính điên loạn. Chỉ có một con đường ra, đó là trở về với siêu hình học.

Heitler cũng nêu lên những rủi ro đối với sự an bình trong những năm cuối của đời mình; sự bình an mà tất cả chúng ta đang tìm kiếm sau tuổi 60. Ông đã phải chịu đựng những sự ngược đãi của những học giả bè phái, do vậy đã đặt chúng ta vào bổn phận của những sinh viên triết học của phương Đông. Chúng ta phải phản ảnh một cách sâu sắc. Giáo sư Louis Kervran, một nhân vật quan trọng trong ngành sinh học và sinh hoá của Pháp, cũng ở trong trường hợp như vậy. Những phát hiện của ông về sự tác dụng của “chuyển hoá sinh học; chuyển hoá tự nhiên và sự chuyển hoá trong trường hợp năng lượng thấp”- trong tương lai, sẽ đưa ông đến niềm vinh quang của hoá học còn lớn hơn kết quả nghiên cứu của Lavoisier.

Cả hai ông Heitler và Kervran đã thừa nhận tầm quan trọng của siêu hình học của phương Đông. Hai học giả này đã dành cho tôi niềm vinh dự được biên tập và viết lời giới thiệu trên ấn phẩm của họ (lần thứ nhất bằng tiếng Nhật, lần thứ hai bằng tiếng Pháp). Lúc đó tôi chỉ mới là một người ngoại quốc không có học hàm, học vị gì! Sự khiêm tốn, cùng với sự nhận thức về công lý và lòng vị kỷ của các ông là hình ảnh lý tưởng của người phương Đông.

Alexis Carrel, Kervrean và Heitler là những nhà tư tuởng lớn mà tôi đã phải đương đầu ở phương Tây trong vòng 50 năm. Cả ba con người làm khoa học này đã bứt khỏi lĩnh vực vật lý, tiến sâu vào khoa học theo lĩnh vực siêu hình và triết học. Họ là những người chuyển hướng đầu tiên từ nền văn minh phương Tây.

Không có điều gì làm tôi hài lòng hơn là khai mở cho họ về không gian vô tận, về cõi hư vô, về thế giới tuyệt đối - nó đan chéo nhau và bao gồm cả siêu hình và lĩnh vực vật lý - nhằm thuyết phục họ hiểu về trật tự vĩnh cửu, vô hạn của vũ trụ, thường biểu hiện ở khắp mọi nơi một cách tự do và không bao giờ ngừng.

Bằng cách đưa quan niệm về trật tự của vũ trụ vào trong khoa học, họ có thể đi qua được chiếc cửa lớn để tiến vào thế giới của tự do vô hạn, nơi ngự trị của hoà bình thế giới mà nhân loại đang kiên trì mong đợi.

Mọi vi phạm của khoa học tự nhiên tác động vào lý luận siêu hình, đến các lý thuyết của vật lý, là thảm kịch của sự ham muốn tình dục vô ý thức (Oedipus) - dẫn đến việc con trai sát hại cha và hãm hiếp mẹ đẻ.

Bỏ ngoài tai sự kiện về “Oedipus” - Prô-mê-tê đã ngu xuẩn chống lại luật trời bằng cách ăn cắp lửa đem cho loài người, do vậy đã bị sử tội bằng cách đem làm mồi cho đại bàng dữ. Ngay cả đến mức ấy mà Prô-mê-tê vẫn không chịu hối cải về những việc mình đã làm.

Một thực trạng như vậy, một thực trạng đầy bi thảm và tàn nhẫn của thế giới ngày nay. “Oedipus" đang dồn ép toàn nhân loại vào một thảm kịch, mà tương lai sẽ là sự kết thúc toàn bộ nền văn minh khoa học.

Bạn có tin rằng đây là một tai nạn rủi ro gây tử vong của loài người không? Tôi sẽ phân tích tình hình để bạn thấy - về mặt lý thuyết thì nó không nằm trong nội dung đang bàn.

Những sự kiện thay đổi, hay là “nghiệp” là một trở lực; đó là những chiếc xiềng xích, trói buộc người nô lệ. ‘‘Một trở lực đối với tiềm năng chỉ tồn tại khi nào được khắc phục” (Đây là lời phát biểu của bà Bouquet, giáo sư trường đại học Sorbonne và là một sinh viên triết học phương Đông tại trại hè của chúng tôi ở Pháp). Sự thăng trầm của cuộc đời, hay “nghiệp” chỉ là một trở lực trong tưởng tượng mà thôi; nó làm cho con người được tự do bằng cách khích lệ, để họ biết cách khắc phục chúng. Vậy con người phải biết tri ân nó.

ở phương Tây, việc chạy trốn của những tên tội phạm và tù nhân chiến tranh thường xảy ra hàng ngày, phải không?

Tự do chỉ có thể tìm thấy trong đáy sâu thẳm của niềm bất hạnh và nô lệ. Trong thế giới tự do thì sự tự do chẳng đáng giá một xu. Chỉ khi nào gặp hiểm nguy thì sự an ninh mới tồn tại. Nếu không có khó khăn thì sẽ chỉ có sự an nhàn đơn điệu thôi. Trong thế giới đầy khó khăn, ta tìm thấy tình thương.

Điều đáng tiếc rằng, hầu hết những người được gọi là tự do nhất (tôi muốn nói đến những người tự do) đã tự mình phá hoại sự nghiệp vì tự do của mình, sau khi họ chỉ mới đạt được sự tự do ở giai đoạn đầu mà thôi: Galieo, Giordano, Bruno, Pasteur, Lenin, Gandhi. Không thiếu gì những thí dụ có liên quan như Okakura, Lafcadio Hern, Itsue, Takamura, Lawrence of Arabia, Erasmus de Perse...

Trái lại, những người hiểu biết Nguyên tắc độc đáo của Thực dưỡng, thì trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không chạy theo những rủi ro có thể dẫn đến sự kết thúc bi thảm.

Nếu không có cái chết, thì những câu chuyện kể về cuộc sống anh hùng sẽ chẳng còn tồn tại. Nếu không có những chỗ ngừng, nghỉ - những giây phút im lặng, thì toàn bộ nhạc phẩm , kể cả của Bach, Beethoven, Chopin và Wagener sẽ chẳng còn là nó nữa. Nếu tất cả nghệ thuật, kỹ thuật và các cử động đều được vẽ trên tấm vải bạt rộng vô biên được gọi là không gian. Cái Chết không tồn tại trên màn hình này; trong quãng thời gian ngắn ngủi này - khoảng không gian này, chính là sự sáng tạo vĩ đại của sự vô tận. Do vậy vũ trụ không chết. Không gian vô tận - chính sự vô tận này là mẹ đẻ của tự do. Vũ trụ, không gian bao la và vĩnh hằng.

Một khi chúng ta nhận ra rằng trong khoảng không gian trống rỗng này có chứa một khối lượng vô hạn - đó chính là sự khởi nguồn của chúng ta, khởi nguồn của sự sáng tạo và đời sống; chúng ta cũng sẽ hiểu biết về mình, hiểu biết rằng chúng ta là Cuộc sống, là Tự do, Hiện diện ở khắp nơi, Có quyền lực lớn và chúng ta có khả năng chứng minh được điều đó!

Con người là tự do, có thể làm mọi thứ họ muốn. Bằng cách bỏ ra hàng triệu đô-la mỗi ngày, người ta có thể giết chết năm mươi hoặc một trăm phụ nữ nghèo và trẻ em chân đất đang làm việc trên đồng ruộng. Để làm được điều này, mỗi tuần người ta có thể giết hàng trăm trẻ em - những người đồng bào bị bắt cóc khỏi tay mẹ chúng, ngay chính tại đất nước họ (Chỉ tính riêng trong Cuộc Đại chiến thế giới thứ hai, đã làm cho 25 triệu người cha trẻ tuổi, hoặc những người thân thích bị chết). Mỗi ngày, có hàng chục ngàn người đã bị xoá tên trong sổ y tế. Giáo dục học đã làm mất đi khả năng xét đoán, bản năng và trực giác của hàng triệu thanh niên mỗi năm. Chính trị là con quỷ dữ đã hút máu của ba tỉ người.

Con người là tự do - nó có thể phạm bất cứ tội lỗi gì nó muốn. Đã có 3,5 tỉ người không còn có khả năng sáng tạo ra sự tự do này nữa. Họ là những tên tội phạm, tù nhân của cuộc sống. Đối với những người đã mất đi sự sáng tạo, thì cuộc sống hàng ngày chỉ là sự huỷ diệt, lãng phí, tự sát, chết chóc - tóm lại là tội phạm.
Thậm chí những người là tù nhân của cuộc sống, họ cũng đang thể hiện Trật tự của vũ trụ. Cách thể hiện cuộc sống của họ là không thừa nhận hoặc không lợi dụng tự do của mình.

Nếu một người muốn lợi dụng tự do để hưởng thụ niềm vui thích trong lúc vẽ những bức tranh đẹp về hoa, bướm; hoặc tự hoạ chân dung mình hay chân dung người yêu trên vải - được gọi là “Khoảng không, hoặc không gian vô tận” - thì anh ta chỉ có thể sử dụng được cái vĩ mô của trật tự trong không gian vô tận mà thôi. Nhưng, với chỉ một người thuộc dạng này trong thế giới thôi, thì chúng ta có thể tiến tới Hoà bình. Bất cứ ai có nguyện vọng như vậy, đều có cơ hội trở thành cá nhân độc nhất này.Tất cả những ai có lòng tri ân sự tự do vô hạn - họ đều có thể được tự do.

Thế giới là chiếc phông cảnh của một nhà hát khổng lồ. Chúng ta có quyền chọn vai diễn: Ân nhân, kẻ bất lương, kẻ sát nhân, nạn nhân hay tự sát. Phần đông là những kẻ tự sát... về nguyên tắc, những tín đồ tôn giáo, các học giả và đặc biệt là các bác sĩ và nhân viên y tế - đều là những kẻ giết người hoặc những kẻ tự sát. Ta hãy xem xét trường hợp người đứng đầu của một trung tâm nghiên cứu ung thư... bản thân ông ta lại là nạn nhân của bệnh ung thư!

Những người không có niềm hạnh phúc lâu dài, tự do bất tận và công lý tuyệt đối, đều là những kẻ giết người và là kẻ tự sát - không có trường hợp loại trừ. Đem so sánh những người này với những người không biết rõ tội lỗi của mình gây ra như lái xe đâm người rồi bỏ chạy - kẻ chạy trốn sau khi cán xe lại là ân nhân, bởi vì anh ta biết mình là kẻ phạm tội.

Nếu hiểu con người là tự do - thứ tự do không giới hạn , thì anh ta chỉ có thể làm những gì anh ta thích. Không trừ ai cả.

Cuộc đời thì quá ngắn ngủi, thậm thí người ta làm tất cả mọi thứ ở mức độ cao nhất đi nữa, thì cũng vẫn chưa phải là nhiều. Hãy xem xét âm nhạc của Beethoven và Wagner, tác phẩm của Goethe và của Shakespear, Lo-gic của Hegel, các lý thuyết khoa học của Newton và Einstein, triết học của Kant và Descarte, hoạ phẩm của Delacroix và Picasso... chúng chẳng khác gì hàng núi giấy và vải vấy mực màu?

Nếu bạn muốn trở thành một nghệ sĩ, nhà tư tưởng hoặc nhà khoa học như những người tôi đã nêu trên, thì hãy là những sinh viên kém nhất của trường học Âm-Dương và Nguyên tắc độc nhất. Nếu bạn muốn là nhà giáo, bác sĩ, chính trị gia, người sáng lập hay nhà kỹ nghệ... giết người, thì hãy tố cáo nhà trường Âm-Dương, hãy thiêu huỷ nó, đập phá nó đi. Bạn có thể làm điều đó, tuy nhiên để có cuộc sống tươi đẹp, tràn đầy niềm vui - mặc dù còn có sự nghèo khổ và tăm tối; bạn vẫn có thể sống trong sự tồn tại độc lập tươi đẹp, không màng danh vọng : chỉ bằng cách áp dụng Âm-Dương trong đời sống thường ngày và đặc biệt là trong lúc bên bàn ăn.

Bạn đi theo con đường của mình, dù bạn là người đầu tiên hay là người cuối cùng - phân tích đến cùng, bạn sẽ thể hiện trong đời mình sự vĩ đại của không gian vũ trụ bao la (Sự tự do) - một cuộc sống, trong đó bạn sẽ cảm nhận được niềm vui trong tự do, như niềm hạnh phúc của riêng mình. Bạn sẽ thấy niềm vui khi bị cuốn hút vào mọi vấn đề bằng cách tiếp nhận năng lượng vô hạn từ nguồn nguyên thuỷ, đó là Trật tự của vô hạn (The Order of Infinity) - Âm và Dương.

Tôi không đòi hỏi bạn phải đi theo một con đường nhất định nào; bạn có quyền tự do lựa chọn. Tôi chỉ giúp hướng dẫn bạn như chiếc bản đồ cuộc sống trong vũ trụ bao la. Tôi xin nói đơn giản như sau:

Chết không phải là điểm kết thúc, cũng không phải là lối tiến vào thế giới tiếp theo. Chết, thực chất chỉ là một quãng ngưng nghỉ ở cuối mỗi bài luận văn và cuối mỗi câu văn trong câu chuyện sống động về cuộc sống vĩ đại và vĩnh hằng (bất diệt). Điểm ngưng này chỉ là một khoảng thời gian rất ngắn ngủi trong âm nhạc, một góc nhỏ của tấm vải lớn (dùng để vẽ tranh) trống không - khoảng không vô tận. Nếu không có tấm vải này thì sẽ không có sự tồn tại của thế giới. Không gian bao la, sự tuyệt đối, sự vĩnh hằng... là nhà máy điện cực kỳ to lớn với công xuất vô hạn, bất tận, có thể cung cấp năng lượng để thắp lên ngọn lửa hồng cho cuộc sống.
Ta hãy từ bỏ ý nghĩ độc nhất cho rằng “cuộc sống của ta” là của ta và do ta làm nên. Đôi lúc ta cần nhớ lại rằng chiếc máy phát điện khổng lồ vượt kích cỡ tới mức không thể đo đếm được này, chính là cuộc sống thực của chúng ta; đó là nguồn gốc của ý chí và tinh thần của chúng ta.

Cái chết mà người phương Tây hình dung, không thể tồn tại. Chết - giống như cái cửa đóng mở ánh sáng của chiếc máy quay phim, hoạt động 16 - 32 lần trong một giây (trong khi chiếu phim), tạo ra hàng triệu hình ảnh. Bằng cách lặp đi lặp lại việc tắt các hình ảnh tới mắt chúng ta - chính bộ phận cơ khí này đã giúp ta nhìn thấy sự chuyển động và sự thay đổi. Thực ra là ta nhìn những hình ảnh tĩnh (bất động). Bóng tối trên mành ảnh, ta gọi là sự chết - sự gián đoạn ánh sáng - lại đích thực là nguồn gốc của ánh sáng đó. Vậy, phải chăng trong ánh sáng , nhìn thấy bóng tối...
Diệu Minh
Lời bàn thêm

Không quan trọng đối với những hình ảnh tôi sử dụng, dù nó không đáp ứng yêu cầu của tôi và cũng chưa cho những giải thích hay, về những điều tôi đang cố gắng trình bày. Thực vậy, tôi cần phải làm thế nào để rọi sáng vào vấn đề sự sống và cái chết cho toàn thế giới. Tôi hy vọng bạn cho tôi những lời phê bình, những câu hỏi và những nhận xét đối với những suy nghĩ của tôi. Điều đó sẽ rất hữu ích cho tôi trong việc cải tiến cách diễn đạt còn vụng về của mình.

Dưới đây là một số những suy nghĩ bổ sung, mang tính gợi ý về Sự sống và cái chết:

1. Giấc ngủ là điều cần thiết mà ta không thể thực hiện được, nếu không có... sự co kéo của hoạt động đời sống, thì hoàn toàn phụ thuộc vào nó.

Trong khi ngủ, mọi sự sáng tạo, hành động và tư tuởng đều ngừng nghỉ. Sự so sánh này cũng gần giống với cái chết. Điều hiển nhiên, ta thường nói rằng mỗi khi ta ngủ, ta cảm nhận chút nào đó của cái chết! Hãy ngủ đi, để rồi thấy nó có chút ít sự khác biệt với cái chúng ta thường xem xét. Cũng bằng cách đó, cho dù cái chết không phải là cái gì khác với cái chúng ta tưởng tượng đầy sợ hãi như vậy?

2. Những ai hàng ngày không có cuộc sống vui tươi, phấn khởi, thích thú thì không có niềm vui của cuộc sống; mặc dù họ đi nhưng họ như còn đang trong giấc ngủ; họ không hiểu biết; họ không nhìn thấy cơ chế của vũ trụ. Họ chẳng bao giờ tỉnh giấc, họ chỉ là người chết trong sự sống (chết chưa chôn).

Những người gặp bất hạnh trong cuộc sống và kết thúc cuộc đời đầy nuối tiếc bi thương như nô lệ - những người không thức tỉnh, người giống thú, người chết chưa chôn... họ đang ngủ.

3. Trong nhiều chuyến đi xa của tôi tới những nơi lạ, tôi thường hay tắm nước ấm. Đối với tôi, chiếc bồn tắm theo kiểu phương Tây trông rất giống chiếc quan tài lớn. Mỗi lần tôi nằm thư dãn trong đó, tôi thấy rất thích thú và tưởng tượng một ngày nào đó tôi được mai táng, nằm duỗi dài trong một quan tài có hình dạng tương tự.

Người phương Tây còn tưởng tượng rằng, cứ mỗi lần tắm - mang lại cho họ niềm vui vẻ trong ngày và khi ngủ sẽ có giấc ngủ dài, hoàn toàn thư dãn và nằm duỗi dài trong chiếc quan tài? Ngày nghỉ chờ đợi từ lâu sau năm mươi hoặc sáu mươi năm của cuộc đời - dù là cuộc đời đẹp đẽ hay không, hạnh phúc hay đầy những trở ngại. Nằm trong bồn tắm, khoả thân hoàn toàn; không áo quần, rũ bỏ hết mọi chức quyền! Một sự thư thái, thoải mái tuyệt diệu! Còn gì thích thú hơn sự thư thái này, sau một ngày làm việc mệt nhọc. Người phương Tây cũng cũng thế, họ nghĩ về những thứ ngớ ngẩn trên đời chăng? Đôi lúc, liệu họ có nghĩ về một ngày, khi họ ở trong cùng một vị trí, nhưng là nằm trong quan tài, khi họ nằm duỗi dài trong bồn tắm thiên đường?

Những người đã từng sử dụng bồn tắm, có cách đâyhàng trăm năm cho đến bây giờ - có đủ bằng chứng về sự thích thú trong bồn tắm kiểu quan tài, với đầy lòng tri ân và niềm vui. Nếu không, thì cũng chẳng hơn gì chiếc bồn tắm cho chim mà thôi!

4. Ngày nay, ở phương Đông, đặc biệt là ở Đức, người ta có thể tìm thấy cách tắm của người Nhật. Bồn tắm trông như chiếc quan tài kiểu cổ hình hộp vuông của Nhật. Trong chiếc bồn tắm hình vuông, thậm chí còn nguyên thuỷ hơn chiếc quan tài tắm của phương Tây. Bạn nằm ép lại như vị trí của bào thai, do vậy, nếu bạn nằm yên tĩnh trong đó, bạn sẽ cảm thấy rất dễ chịu; bạn sẽ có cảm giác như đứa trẻ sắp ra đời. Qua đây ta thấy, một lần nữa có sự khác biệt giữa
Phương Đông và phương Tây... chẳng những trong quan niệm về cuộc sống, mà ngay cả trong một số thứ thực sự giản đơn và thực tế - như hình dáng của chiếc bồn tắm mà họ sử dụng. Đó là sự khác nhau giữa nơi sinh và chiếc quan tài, giữa sống và chết.

5. Mối quan hệ giữa chết và sống, cũng có thể so sánh với mối quan hệ giữa giấc ngủ mỗi đêm và sự thức tỉnh mỗi buổi sáng sớm. Tuy nhiên, sự chết là giấc ngủ hoàn hảo, không có mộng mị.

Những người có những giấc mơ đầy ảo mộng và vô nghĩa là những người có cuộc sống không hạnh phúc, vô nghĩa. Họ không được tự do. Những người có những ác mộng kinh hoàng là những kẻ giết người đầy ngạo mạn, ích kỷ, độc đáo. Chúng là kẻ bất lương, đã vi phạm vào Trật tự của vũ trụ một cách có ý thức hay vô tình. Nếu chúng không phải là những cá thể bất hạnh trong từng giây phút của cuộc đời, thì sớm hay muộn chúng cũng sẽ gặp điều chẳng lành. Những người thường có những giấc mơ vặt hoặc giấc mơ đầy hãi hùng là những người có một cuộc sống vô nghĩa, không có tự do – một lần nữa, bắt đầu một đời sống tương tự như đời sống sau cái chết của sự đầu thai mới. Những người có cuộc sống đẹp, tràn đầy tri ân, tươi vui trong một thế giới thực sự thì chẳng bao giờ mơ về cuộc sống trước đây của họ - và họ đã hoàn tất điều kiện thứ ba, trong bảy điều kiện của sức khoẻ.

Không mộng mị, không hoạt động, ngủ sâu.

Để có một đời sống tươi đẹp trong thế giới tiếp theo, thì mọi cái cần thiết - đó là phải thực hiện hoàn hảo “Bảy Điều Kiện Của Sức khoẻ” được mô tả đầy đủ trong ấn phẩm Macrobiotics: An Invitation to Health and Happiness (Hãy đến với sức khoẻ và hạnh phúc). Tôi xin bảo đảm điều này, dựa trên một thí dụ sống, đó là : trong suốt 50 năm đi giảng dạy, tôi đã gặp gỡ hàng triệu người. Những người nào hiểu và hoàn thành được Bảy điều kiện của sức khoẻ thì đều có phong cách tri ân, vui tươi, phấn chấn từ ngay trong cuộc sống hiện tại, mà không phải đợi chờ đến thế giới tiếp sau. Đã có vô số người áp dụng Bảy điều kiện này, ngay sau khi nghe tôi nói chuyện, hoặc đọc những sách của tôi viết. Trong số họ, đã có hàng chục ngàn người nhận thức được sự lợi ích của Bảy điều kiện; tự họ thay đổi rất nhanh chóng và hoàn hảo.

Những người có thể làm chủ được giấc mơ, đạt được giấc ngủ sâu trong sự an lành theo Macrobiotics, đều có thể làm chủ được vận mệnh và cuộc sống của mình trong thế giới tiếp theo. Do vậy chúng ta có thể nói rằng cuộc sống hạnh phúc hay bất hạnh chỉ là sự lặp lại của cuộc sống trước đó. Tôi đảm bảo rằng, ta có thể thực hiện được cuộc sống hạnh phúc trong thế giới hiện tại. Trên cơ sở Sinh lý học và Sinh vật học - bằng phương pháp Macrobiotics (thực dưỡng), tôi đảm bảo rằng có thể kéo dài tuổi thọ (trường thọ).

Trong năm mươi năm trời hoạt động truyền bá Macrobiotics, tôi đã có một đời sống đầy mạo hiểm và thích thú. Bất kỳ ở đâu và bất cứ lúc nào trong thế giới này- và ngay từ bây giờ, không phải chờ đợi gì lâu cho cuộc sống tiếp theo - Macrobiotics luôn giúp cho con người có được cuộc sống tri ân, tràn đầy hạnh phúc. Tôi cũng sẽ đi tiếp trong màn tiếp theo, trong sự mạo hiểm đầy niềm vui - đó là trò tiêu khiển mà người ta không thể từ bỏ, thậm chí sau khi đã bắt đầu lại, một ngàn lần nữa.
Những tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Khổng tử, Thiên chúa giáo đã dạy chúng ta làm điều tốt, trau dồi đạo đức, lương thiện, không giết người, không ăn cắp, không ngoại tình để đảm bảo cho ta có hạnh phúc trong cuộc sống tiếp theo.

Đáng tiếc thay, chúng ta buộc phải tuyên bố rằng những điều nêu trên lại không có tác dụng và bất hợp lý. Khái quát hoá, nó mang tính thực dụng. Nó nô lệ hoá con người.

Tại sao lại “không hợp lý”?

- Bởi vì cơ chế của nó không thể giải thích được.

Tại sao lại “không có tác dụng”?

- Bởi vì mỗi người đều mang theo mình chút ít hoạt động “chợ đen” ở phía sau màn ảnh, trong khi ở phía trước màn hình thì rõ ràng là họ đang tuân thủ các quy định. Những gì mà người ta tuân theo các quy định một cách mù quáng và hy vọng sự kết thúc trong sự bất hạnh? Bằng chứng là phần đông trong số những người tự thấy mình ốm đau hay bất hạnh, sau khi đã tận tuỵ suốt cả cuộc đời cho kỷ cương của tôn giáo.

Tại sao lại “Thực dụng”?

Điều này chẳng cần phải giải thích, bởi lẽ, về cơ bản nó liên quan đến tư tuởng của việc trao đổi hàng hoá.

Chủ nghĩa Thực dụng là một cách đi câu để lấy hạnh phúc trong cuộc sống tiếp theo, mà hạnh phúc của cuộc sống thực tế này lại là con mồi. Có thể đem so sánh nó với việc chơi sổ số; trong đó bạn không để mất đi đồng xu cuối cùng của mình, mà chỉ mất đi hạnh phúc vô nghĩa, nhỏ nhoi của thế giới thực như vậy.

Phương pháp giữ sức khoẻ theo Thực dưỡng là trái ngược hẳn. Trong trường hợp này, người ta đi câu tôm bằng mồi là cá voi! Đó là môn thể thao bất tận, kể cho mọi người nghe về Macrobiotics - chiếc chìa khoá bí mật làm thay đổi kiếp luân hồi và sự biến hoá của vũ trụ (hãy tưởng tượng như kẻ đang bị chết trong chiếc ống khói nóng bỏng) vào một chiếc thảm bay.

Nó cũng giống như chiếc máy bật bóng, không có kính che ở chỗ mà bạn có thể đưa bóng vào theo ý muốn. Mỗi trái bóng là mỗi cuộc đời, và trên trái đất này có ba triệu rưỡi sinh linh. Mục tiêu của chúng ta là đưa bóng vào chiếc túi được gọi là “hạnh phúc”, và vì thế ai ai cũng quyết tâm và hào hứng tham gia cuộc chơi này.
Nhưng, điều hiển nhiên là người chủ chiếc máy bắn bóng này và nhân viên phục vụ (những kẻ xâm lược, được gọi là “chính phủ”, các nhà tư bản, những nhân viên làm thuê, những công chức, các nhà giáo dục, các bác sĩ, v.v...) đều bị đảo lộn vì mục tiêu của chúng ta. Họ đợi chờ chúng ta trên con đường vào giữa nửa đêm, ở trước cửa nhà... Họ tấn công bắng tất cả sức mạnh của mình để đẩy chúng ta ra khỏi đường đi...

Bầu không khí bao quanh làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên đầy mạo hiểm và đầy sống động. Về lâu dài, chúng ta không bao giờ kết thúc như những nhân vật quan trọng trong lịch sử và trong tưởng tưởng. Cái gọi là con người tự do, những người cách mạng - bởi vì Macrobiotics là phương pháp khiêm tốn, nhờ đó con người sẽ dành được thắng lợi, cho dù bị đánh bại và chạy trốn: đó là chiến thắng không cần vũ khí.

Chừng nào ta còn tiếp tục phụ thuộc vào cách xem xét đã có từ hàng ngàn năm trước, để phát hiện ra rằng nguyên tử là “hữu hạn”, để rồi tuyên bố ngược đời rằng “không gian vô tận trong vũ trụ hữu hạn” mà không thừa nhận rằng vũ trụ là vô tận, thì chúng ta không có khả năng hiểu biết phương pháp sức khoẻ tuyệt đối của Macrobiotics - phương pháp nhằm đạt tới sự xét đoán ưu việt. Do vậy, các học viên tốt nghiệp “Trường học về Nguyên tắc Nhất nguyên” là không nhiều. Vậy tại sao hầu hết trong số họ là những người thực dụng, kẻ nhại lại, những tên nô lệ...

Quyền tự do lựa chọn thuộc về chúng ta...


Phương pháp ăn uống dưỡng sinh để có sức khoẻ hoàn hảo… giống như chiếc máy bắn bóng, không có kính che ở chỗ bạn có thể đẩy bóng theo ý muốn. Mỗi trái bóng là mỗi cuộc đời, và trên trái đất này có ba tỉ rưỡi trái bóng. Mục tiêu của chúng ta là đưa bóng vào chiếc túi được gọi là “hạnh phúc”, do vậy ai ai cũng muốn hào hứng tham gia vào trò chơi này.
George Ohsawa

Hà thành, mùa Phượng nở (Dịch xong 27/7/2002)
Phạm Đức Cẩn dịch
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.