Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Trình độ tâm linh của con người căn cứ vào đâu?
Thực Dưỡng > Các phương pháp chữa bệnh tự nhiên > Thầy lang vũ trụ
Diệu Minh
Cô Phan Oanh - một nhà tâm linh nổi tiếng Hà Nội vào năm 1981, do cụ Thượng tọa Thích Tâm Cẩn dẫn tôi tới, nhà cô ở làng Xuân Đỉnh...

Cô nói: Trình độ tâm linh của một người là ở cách thức người ta tương giao với người khác.

Theo google: Tương giao được định nghĩa giao thiệp, kết thân.

Tuy nhiên nghĩa c nó còn hơn thế: giao cảm, tương đồng, giữa hai bên có một mối giao cảm qua lại, gần như là mở lòng v nhau thì mới có tương giao. Tình bạn chân thành, tình thầy trò, sư phụ đệ tử ruột... bạn thân, thú cưng... cách con ng chơi v thú cưng... chơi thân v nhau, hoặc là vừa gặp đã thấy ngay hoặc thiết lập ngay được mối quan hệ thân thiết sâu sắc... người nào tu tập giỏi còn có thể cảm ứng... "cảm ứng đạo giao nan tư nghì"... đại loại: cách cư xử hết sức tử tế... cái này dân bắc thiếu lắm... rất thiếu, dân bắc mất gốc đi theo cs, để giành chính q,
mất trật tự, không có trên dưới... bố láo... kiêu ngạo, hợm hĩnh... không có đạo đức: kính trên nhường dưới. Câu này nghe được từ 1982, thấy quá đúng. XH ta không được học hỏi về đức khiêm cung như người Nhật chẳng hạn. Ai chưa có loại đạo đức này NHỚ đến chùa Pháp Vân vào chủ nhật thứ 3 hàng tháng để học nhé.

Huỳnh Phong Ba tương giao với nhau không có điều kiện, quan hệ với nhau là có điều kiện.

vô google đâu coa được thông tin như này! ❤️🤗 Con vạn tạ cô đa cho biết 1 thông tin quý.

Tử tế hết mực là tương giao... là cách mà bạn làm gì cho thế giới này... là mở lòng với Vũ Trụ: với con người, với những người chống đối khinh bỉ ta, mà ta không hề căm ghét lại họ, là ta vẫn có thể tử tế với họ ...

Khi tôi học đạo với cụ Cẩn - trụ trì chùa Một Cột: cụ nói: dạo này mày và bố mày thế nào? là do tôi và cha tôi có mối quan hệ xung khắc kinh khủng... từ đó tôi biết cách tu tập... biết tu là để làm gì? tín hiệu tiến hóa?


Diệu Minh
Thiền là nghệ thuật nhìn tâm

Trau dồi tâm niệm là một phương thức làm phát khởi lên sự hay biết sắc bén...

NGỒI: Không niệm thầm, mà chỉ hay biết hoặc là ghi nhận từng đối tượng. Tất cả là đối tượng hay biết mà không đi vô chi tiết. Hãy mở cái tâm ra ghi nhận tất cả. Tâm hành giả rất là nhanh (dynamic). Khi phồng và xẹp, tất cả mỗi hiện tượng tới nó chạy khắp nơi. Hành giả ghi nhận ở 6 căn mà không vô chi tiết.
KINH HÀNH: Khi đi cũng giống như là khi ngồi. Không cần phải niệm thầm mà chỉ hay biết sự xúc chạm hoặc là cảm giác, hoặc cảm giác chuyển động ở chân. Khi suy nghĩ kịp thời ghi nhận sự suy nghĩ. Nếu cần tâm định, và nếu suy nghĩ quá nhiều hành giả có thể đi chậm. Khi định tốt hành giả có thể đi thong thả. Nếu hành giả đi quá chậm thì chỉ tốt ở khóa thiền mà thôi. Trong sinh hoạt hàng ngày hành giả phải tạo điều kiện áp dụng ở ngoài đời.
Từ sáng đến tối luôn luôn theo dõi tâm suy nghĩ hoặc là tư tưởng khởi lên. Đừng để tâm đi lạc ít nhất trong vòng 5 phút. Khi cảm thọ hoặc khổ, hoặc lạc, hoặc vô ký khởi lên thì có hai cách để chú niệm. Một là niệm xuyên thấu cho đến khi cái cảm xúc lên tới tột đỉnh rồi nó chấm dứt. Cách thứ hai là niệm tâm, thì hay biết trạng thái của tâm, diễn biến của cảm xúc và phản ứng của tâm cho tới khi cái đau biến mất thì tâm sẽ trở về đề mục. Cả hai cách niệm đều đi đến tâm xả.. Khi tâm sân nổi lên, hay biết cái lý do của sân. Khi ăn theo dõi vị xem tâm thích hay không thích. Chỉ theo dõi tâm liên tục vì tâm nó chạy nhiều nơi, hành giả sẽ thấy tác ý khởi lên tự nhiên. Cảm giác nào phát khởi thì tâm hay biết, không cần niệm tác ý. Tác ý tự nhiên nhảy cho mình thấy. Khi tâm suy nghĩ khởi lên cứ hay biết tâm suy nghĩ. Sau đó xem tâm sắp tới như thế nào cứ hay biết rồi theo dõi hay biết. Lúc đau có thể theo dõi đối tượng sau đó theo dõi tâm. Chánh niệm là chỉ hay biết thôi, chỉ còn có cái tâm biết, tâm không bám chỗ nào, nó luôn luôn thay đổi đó là thiền minh sát. Còn thấy dễ chịu hay không dễ chịu tức là còn bị dính mắc.
Lúc nào đau khổ, nhức, vui vẻ, buồn bực, bất toại nguyện là lúc càng nên hành thiền nhất.
Đức Phật dạy: Đừng tham, đừng sân, đừng si, mà chỉ hay biết thôi. Ví dụ như tâm bồn chồn, nóng nảy, bức rức, khó chịu là lúc hành giả phải tận lực chánh niệm. Tất cả đều do tâm tạo ra theo dõi tất cả các hiện tượng khởi trong tâm. Phải chấp nhận, học hỏi đến gần với tâm tham sân si để hiểu thực tướng của những tâm này. Phương cách để hay biết cảm xúc khi nó khởi lên: Hãy nhận diện nó, và chấp nhận nó, sau đó hay biết tỉnh thức đừng đồng hóa với mình. Thì cường độ cảm xúc sẽ giảm.

oOo

LÀM SAO ĐỂ BIẾT MÌNH TIẾN BỘ TRONG PHÁP HÀNH?
Theo ngài U Kundala có 3 cách:
• Thứ nhất là xem đức tin, lợi lạc có được tiến bộ hay không.
• Thứ hai là tinh tấn có thăng tiến hay không.
• Thứ ba là kiên nhẫn có được càng ngày càng tăng trưởng hay không.
Tuệ giác như khí hậu bên ngoài, nó luôn thay đổi.
oOo
Theo ngài Shwe Oo Min có 4 yếu tố để xét:
• Thứ nhất là hành giả càng thiền càng chân thật hơn.
• Thứ hai là cuộc sống càng đơn giản hơn.
• Thứ ba là càng ngày càng khiêm tốn hơn.
• Thứ tư là tâm xả rất mạnh.


Diệu Minh
- Phân hoa hậu + với học đạo với những người đã giác ngộ!
tusen
Ủa sao cô copy luôn cả đoạn bình luận của mọi người thế cô ạ?
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.