Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: THỰC DƯỠNG HIỆN ĐẠI LÀ GÌ ?
Thực Dưỡng > Chữa bệnh bằng Thực Dưỡng > Kinh nghiệm chữa bệnh
Luong Trung Hung
[/size]CỰC ĐOAN GLMM SỐ 7 CÓ SÁNG MẮT CHƯA?

Chú Hưng,
Có lẽ còn quá sớm để cháu viết những dòng này, nhưng không hiểu sao cháu vẫn muốn viết email này gửi chú. Lời đầu tiên, cháu vô cùng cảm ơn chú đã khai ngộ cho cháu nhận ra những hạn chế của mình.
Là một người bị bệnh tật hành hạ, cháu đã từng bế tắc, tuyệt vọng, mệt mỏi, vật vờ trong một thời gian dài và có lẽ vì lý do đó mà cháu vô cùng trân quý sức khỏe. Và cháu đã đọc được trên mạng phương pháp thực dưỡng Ohsawa (4/2010). Khi bắt đầu cháu chỉ nghe băng của thầy Tuệ Hải và một người bạn nên tư tưởng hình thành trong đầu cháu là PP GLMM. Dù số 7 có rất nhiều hạn chế, nhưng thật tâm mà nói, chính nhờ số 7, cháu đã vượt qua được trạng thái tuyệt vọng cách đây hơn 7 năm.
Nhưng càng theo số 7, cháu càng phát hiện ra một số hạn chế mà cháu không sao hiểu nổi. Càng kiêng kem bao nhiêu, càng thèm khát bấy nhiêu, và càng phá giới nghiêm trọng. Trước khi biết số 7, cháu rất biếng ăn, vậy mà khi theo số 7 thấy gì cũng thèm. Vì từng bị bệnh tật hành hạ, cháu đã tự nhủ phải cố gắng vượt qua. Hoặc là thỏa mãn giác quan để bệnh tật hành hạ, hoặc là nhịn thèm để thân xác bình an. Nhưng lý trí cháu yếu quá, cháu đã thất bại n lần luôn, cứ ăn phá rồi lại ăn năn, kiêng khem sau đó thèm lại ăn phá. Cái vòng luẩn quẩn này đã diễn ra hơn 7 năm nay.
Qua những thất bại thảm hại của bản thân, cháu tự rút ra cho mình một bài học.
- Thử thách lớn nhất của cháu lúc đầu là bệnh tật (vì làm cháu mệt mỏi);
- Sau đó là lối ăn uống sai lầm: cà phê sữa, trái cây, bánh ngọt, thịt cá, trứng,mì gói, bột nêm, bột ngọt (vì theo thực dưỡng đây là những thứ mất quân bình);
- Tiếp theo là sự ăn uống quá độ cả về lượng và chất từ những lần ăn phá giới
- Tiếp theo là sự cực đoan, cao ngạo của mình, vì mong muốn được khỏe mạnh, vì mong muốn có trí phán đoán cao trong một thời gian ngắn nên đã cố ép mình vào số 7.
Kết quả là cao 1.60m từ 54kg, giờ cháu chỉ còn 40kg. Cháu đã từng bất chấp tất cả để theo số 7, xa lánh gia đình và bạn bè. Điểm cực độ là cách đây 1 tháng cháu có ý định từ bỏ gia đình và công việc để lên ở một xã vùng núi để có thể thực hành số 7 một cách triệt để trong 4 năm, cũng may là gia đình cản kịch liệt. Đau lòng vì giọt nước mắt của mẹ mà cháu ở lại.

Và rồi cháu gặp được những bài thuyết giảng của chú và chú Tài trên mạng. Cháu đã hiểu hơn về hai chữ THỰC DƯỠNG. Nhờ hai chú mà cháu hiểu mặt phải và trái của số 7. Đúng là bề mặt càng to thì bề lưng càng lớn. Số 7 càng thần kỳ thì càng nguy hiểm. Như chú Tài nói, số 7 là đóng cửa dọn dẹp nhà, còn ăn uống có thêm rau, đậu, chút cá là mở cửa kiếm tiền. Nếu không kiếm tiền thì làm sao mà sống. Nhưng chỉ lo kiếm tiền không lo dọn dẹp nhà cửa thì sự bề bộn cũng đâu làm cuộc sống chất lượng được. Thật sự mình đâu cần nhiều tiền, nhưng mình cũng không thể không có tiền. Vấn đề ở đây là đầu tư bao nhiêu thời gian vào kiếm tiền, bao nhiêu thời gian vào dọn dẹp nhà cửa. Khi đến với thực dưỡng, ai cũng bị bệnh có nghĩa là nhà ai cũng dơ bẩn và bề bộn. Nhưng khi đến với thực dưỡng ai cũng có sẵn một ít tiền (nhiều ít khác nhau - người nhiều tiền là người mập mạp cơ thể nhiều chất dự trữ, người ít tiền là người ốm yếu, không có chất dự trữ) do đó, thời gian đóng cửa dọn dẹp nhà cũng sẽ khác nhau. Người nhiều tiền (mập mạp) thì đóng cửa dọn lâu - ăn số 7 dài; người ít tiền (người ốm yếu) thì thời gian đóng cửa ngắn hơn - ăn số 7 ngắn hơn, có thể chỉ 1 ngày. Một điều quan trọng nữa là nhà muốn đẹp và bóng thì không thể chỉ lau một lần, hàng ngày bụi bặm vẫn bám nên phải lau thường xuyên. Do đó, việc thực hành số 7 và các các số khác phải được sắp xếp và tính một cách hài hòa. Vừa kiếm tiền để duy trì cuộc sống nhưng cũng phải vừa lo dọn dẹp nhà không để bụi bặm tích tụ. Nếu hiểu đến đây thì THỰC DƯỠNG ĐÚNG LÀ MỘT NGHỆ THUẬT SỐNG, MỘT SỰ HÀI HÒA GIỮA ĐỘNG VÀ TĨNH, MỘT SỰ BIẾN ĐỘNG KHÔNG NGỪNG ÂM VÀ DƯƠNG. Thực dưỡng không còn đơn thuần là GLMM, là ăn gì để trị bệnh, ăn gì để phát triển trí phán đoán. Về nguyên tắc thì giống nhau ở tất cả mọi người, nhưng về thực hành thì lại có thể khác nhau ở tất cả mọi người. Cháu cảm thấy rất hạnh phúc vì có thể học được bài học này sau bao nhiêu năm thất bại.
Và bài học thứ hai, đó là tầm quan trọng của Gạo lứt. Bài học này cháu học được từ chú. Cháu không muốn nói tầm quan trọng của gạo lứt vì nó chứa nhiều dinh dưỡng. Nếu chỉ dừng lại ở đó thì không có ý nghĩa gì với cháu hết. Điều quan trọng hơn là chất xơ và chất khoáng của gạo lứt liên quan đến sự thải độc và sự thèm khát. Chất xơ giúp thải độc (kết hợp với chất độc từ mật tiết ra), chất khoáng giúp giảm bớt sự thèm khát. Vì cơ thể thiếu khoáng nên mới cần bổ sung, và bổ sung sai lầm dẫn đến sự thèm khát cao độ và rồi thì rơi vào trạng thái cực đoan. THẢI ĐỘC VÀ THÈM KHÁT là 2 căn bệnh phổ biến của những người mới bắt đầu vào thực dưỡng. Tại sao không chọn cho mình con đường thải độc từ từ nhưng an toàn, mà lại chọn con đường thải độc nhanh chóng nhưng nguy hiểm, và rồi đã có một số người mất mạng hoặc suy kiệt vì sự lựa chọn này.
Bài học thứ ba cháu học từ chú là cách xử lý khi đi đám tiệc, hãy cứ ăn một ít rau trước, sau đó tại bàn tiệc tỉnh táo lựa chọn thức ăn nữa là được.
Bài học thứ tư là sự tương quan giữa gan, thận, lá lách và tiểu đường.
Bài học thứ năm là tại sao mì gói, cô ca lại nguy hiểm như vậy.
Và một điều nữa cháu rất ấn tượng về chú là sự trân tình trong giao tiếp. Dù không quen biết nhưng khi cháu email chú đã phản hồi rất cặn kẽ, khi cháu điện thoại chú đã giành rất nhiều thời gian để trả lời. Trước kia, cháu đã từng email, điện thoại một số người nhưng không nhận được sự phản hồi hoặc phản hồi một cách vội vã.
Hiện tại, cháu chưa thể khẳng định được gì từ những bài học mới này. Có điều cháu sẽ áp dụng, và sẽ báo cáo chú kết quả. Cháu rất hy vọng trong tương lai, khi chú về Việt Nam, nếu cháu khỏe mạnh, chú cháu mình lại có cơ hội trò chuyện về thực dưỡng. Tính đến thời điểm này, người thầy về thực dưỡng mà cháu kính trọng nhất là Chú. Cháu sẽ cố gắng để không phụ những gì đã nhận được từ chú (cả chú Tài và anh Hoàng Long nữa).
Cháu chúc chú luôn khỏe mạnh và hạnh phúc để lan tỏa THỰC DƯỠNG CHÂN CHÍNH đến nhiều người hơn.
Kính thư,

--
Bùi Anh Đào
Ban quản lý các Dự án ODA và NGO ngành NN&PTNT
Số 09 đường 01/5 Phường 5, Thành phố Cà Mau
Điện thoại: 07806.596.606 Fax: 07806.250.369.[size="4"]
Luong Trung Hung
Quân Bình Thực Dưỡng
22 July at 23:56 ·
NHAI "SỐ 7" 200 ĐẾN 500 LẦN LÀ QUÁ CỰC ĐOAN VÀ ĐI NGƯỢC VỚI QUI LUẬT TỰ NHIÊN

(Rất mong nhận được thiệt nhiều CỤC ĐÁ BỰ CHÀ BÁ cũng được nhưng mang tính tranh luận vì thực dưỡng VN phát triển)
Trên tường nhà của một nhà thực dưỡng có một câu hỏi rằng: cháu ăn số 7 lâu ngày và nhai mỗi miếng 200 lần nhưng bịnh vẫn không khỏi.
Nhà thực dưỡng nọ khuyên rằng: vậy thì nhai 500 lần.
Tui đọc lơi khuyên mà rụng rời tay chân. Vì lời khuyên đã thể hiện bế tắt trong lý luận về TRẬT TỰ VŨ TRỤ. lời khuyên này là một trong nguyên nhân khiến nền thực dưỡng lận đận mãi vì người vừa tìm hỉểu thực dưỡng thấy quá sợ và hồ nghi.
Tui nói nhà thực dưỡng nọ cực đoan nên mới khuyên như thế. Bất cứ tư tưởng, tôn giáo nào cực đoan đều dẫn đến diệt vong, tổ chức khủng bố IS là ví dụ. Diệt vong là điều dễ hiểu vì cực đoan là ngược lại với qui luật tự nhiên. Tự nhiên có bao giờ đứng yên đâu nó biến chuyển không ngừng.
Người cực đoan là nguyên do tin một cách mù quáng vào tôn giáo hoặc tư tưởng nào đó, và hoặc do hiểu sai ý nhà tư tưởng hoặc giáo chủ.
Tui nói nhà thực dưỡng nọ bế tắt trong lý luận vì trong thực tế tự nhiên không có động vật nào nhai đến 200 lần chứ đừng nói 500 lần. Ngay như các động vật nhai lại như bò, trâu, ngựa.... cũng không nhai nhi vậy. Nó nhai cả ngàn lần nhưng nhai nguyên một bụng cỏ chứ không phải một miếng.
Nếu mình muốn "chuyển biến" thiên chút ít thì cũng được nhưng ở mức tương đối. Ví dụ mình nấu đồ ăn thực dưỡng chín rồi tức là "cải biến" tự nhiên chút ít.
Lời khuyên cũng thể hiện sự bế tắc trong việc hướng dẫn ăn "số 7". Lẽ ra khi người ta ăn số 7 vài tuần nếu không thấy hiệu quả thì đặt ra hàng loạt câu hỏi để tìm nguyên nhân (có thể do người đó ăn số 7 sai nhưng giấu), đằng này nhà thực dưỡng lại khuyên tiếp tục ăn số 7 và nhai hơn gấp đôi. Nếu khuyên như thế thì ai cũng có thể thành nhà thực dưỡng tuốt.
Trong thực tế việc khuyên nhai một miếng số 7 bao nhiều lần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Quai hàm người ấy khỏe không, răng hàm người đó tiết diện có lớn không (vì trong thực tế có người răng hàm nhỏ tí), răng người đó có cứng hay lung lay.
Theo tui: nếu người bịnh nặng thì nhai đến khi số 7 thành nước rồi nuốt. khi đã khỏe rồi thì nhai thật nhuyễn rồi nuốt.
Còn khi đã khỏe mạnh hẳn thì nhai nhuyễn là được (khoảng 50-60 lần) vì còn để dạ dày làm chức năng của nó nữa.Trần Thế PhụcThực Dưỡng Xanh MacrobioticTin Tin HuỳnhTrung Luong
Luong Trung Hung
Quân Bình Thực Dưỡng added 2 new photos.
12 August at 22:31 ·
“SỐ 7” VÀ VẮC- XIN
Sau khi điều chế một loại vắc xin nào, các nhà khoa học đều thử nhiệm trên động vật rất nhiều lần trước khi khi chính thức tiêm cho con người. Thế nhưng, trong quá trình tiêm, thỉnh thoảng có những loại vắc- xin gây tai biến cho con người. Những người tai biến do vắc- xin- phần lớn là trẻ em bị thường có cơ địa “đặc biệt” so với trẻ em không tai biến. Tháng 4/2013, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới đã tiến hành đánh giá các trường hợp phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem tại Việt Nam. Kết qủa có 9 trường hợp phản ứng có liên quan đến vắc xin Quinvaxem trên tổng số 14 triệu mũi tiêm (tỷ lệ 0,64/1 triệu liều).
Nếu thử so sách tỷ lệ “tai biến” giữa vắc – xin và việc ăn “số 7” thì tui thấy nó… “giống ngược” nhau. Nảy ý so sánh như thế vì tui đã khá nhiều lần trò chuyện với nhà thực dưỡng có kinh nghiệm 50 năm và qua việc quan sát phong trào thực dưỡng và phỏng vấn nhiều người ăn số 7 dài ngày.
Các nhà thực dưỡng rất nhiều kinh nghiệm thực hành, dịch sách, giao du với nhiều nhà thực dưỡng nước ngoài , đã tiếp xúc với hàng chục ngàn lượt bệnh nhân như ông Lương Trùng Hưng và Trần Ngọc Tài đều khẳng định trong hàng chục ngàn người mới có một người “thích nghi” với “số 7” nên có thể ăn lâu dài được.
Nhận định của 2 ông, tui cho là đúng vì trong hàng chục năm theo thực dưỡng và phỏng vấn nhiều bệnh nhân, tui nhận thấy 99,9% người ăn số 7 dài ngày (khoảng 40 ngày trở lên) đều không “ổn” về sức khỏe, tinh thần. Về sức khỏe: họ bị dương hóa quá nhanh lên co quéo lại như trái cau khô, có trường hợp phải ngồi xe lăn vì ăn số 7. Về tinh thần: họ bất ổn, lo sợ, cảm nhận một điều mơ hồ không tốt phía trước. Khi ăn ra, họ gần như không bình phục được, rồi bỏ luôn cả thực dưỡng và rất sợ mỗi khi nhắc đến số 7. Tui cũng đã nghi nhận được một trường hợp đặc biệt hiếm hoi thích nghi với số 7 là ông Huỳnh Hữu Trân. Ông Trân “thích nghi” với số 7 vì ông có căn bệnh đặc biệt: tam bạch đản hạ (cụ thể trong bài tui viết bên dưới).
Như vậy, trong hàng chục triệu người chích vắc- xin mới có một người KHÔNG “thích nghi”; trong khi đó, trong hàng chục ngàn người ăn số “7” thì mới CÓ một người “thích nghi”.
Có lẽ đây là một trong nhiều lý do (tui sẽ lần lượt đề cập sau) sau khi ngài Osawa mất, các Đại đệ tử của ông, đã “loại” “số 7” trong các cuộc tọa đàm dành cho những người mới bước chân vào “đạo” thực dưỡng. Họ chỉ bàn luận về “số 7” trong “phòng kín” với những nhà thực dưỡng giỏi. Điều này cho thấy họ có tầm hiểu biết và trách nhiệm rất lớn với cộng đồng.
Thế nhưng nhiều người được gọi là nhà thực dưỡng VN hiện tại vẫn không ngừng “kêu gào” cộng đồng ăn số 7 càng lâu càng tốt. Việc phát động một phương pháp có tỉ lệ thành công SIÊU THẤP như thế ra cộng đồng có nhiều tầng lớp trình độ khác nhau sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của nhiều người. Một động thái ảnh hưởng xấu đến tính mạng và sức khỏe của nhiều người là động thái sai lầm đặc biệt nghiêm trọng. Tui mong quí ngài tín đồ số 7 cần thức tỉnh ngay “bây giờ và tại đây”.

THẦY GIÁO- “KỶ LỤC GIA” ĂN GẠO LỨT, CHỮA KHỎI BỆNH VÔ SINH VÀ HÓA GIẢI ĐỊNH MỆNH CHẾT “BẤT ĐẮC KỲ TỬ”

“…. Khi ngồi gần người yêu, mặc dù yếu sinh lý nhưng vì còn quá trẻ nên tôi cũng có ham muốn chút chút. Lúc đó chỉ cần hun hít âu yếm là xuất tinh rồi và tinh trùng thì lõng loét như nước, thế là tôi biết mình bị vô sinh rồi. Sau 3 năm ăn “số 7”, tôi thấy tinh trùng đặc đến độ thành cục và mỗi khi gần bả là “hừng hực” khí thế “chiến đấu” khiến tôi biết chắc rằng mình sẽ có con nên mừng không tả nổi…”, tâm sự của ông Huỳnh Hữu Trân-hiện ở 463 Ông Ích Khiêm, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Số phận nghiệt ngã vì bệnh của quí tử con địa chủ
Ông Trân sinh năm 1941, trong một gia đình giàu có gần như địa chủ ở thành phố Đà Nẵng. Đến năm 6 tuổi, ông bị một trận sốt rét thập tử nhất sinh – hậu quả của những lần ông theo gia đình đi “tản cư” lên “rừng thiêng nước độc” của vùng miền núi Quảng Nam- Đà Nẵng để trốn tránh giặc Pháp. Và gần như cùng lúc, cha ông cũng bị bệnh sốt rét. Cả người cha và ông đã chạy chữa nhiều nơi nhưng không khỏi. Riêng ông, vì uống quá nhiều thuốc điều trị nên “lục phủ ngũ tạng” bị rệu rả, cụ thể là nảy sinh các bệnh loét dạ dày, sạn thận, yếu gan…
Năm 19 tuổi, tức sau 15 năm mang nhiều căn bệnh, ông Trân lại phải đón hung tin: người cha qua đời vì bệnh sốt rét biến chứng thành lao phổi. Cuộc đời ông càng khủng khiếp hơn khi bước qua tuổi 20. “Khoảng cuối năm 20 tuổi, tôi có người yêu thì nhận ra một điều khủng khiếp là tôi không thể cưới vợ vì yếu sinh lý và không thể có con vì tinh trùng quá loãng như nước vậy. Lúc đó tôi nghĩ một người không phải là tu sĩ mà lại không thể có vợ và có con thì rất bất hạnh”, ông hồi tưởng giây lát rồi nói về tháng ngày cay đắng.
“Lúc ấy ông đi khám bác sĩ mới biết yếu sinh lý và tinh trùng loãng phải không?”, chúng tôi tò mò hỏi. “Trước tiên tôi xin lỗi vì phải nói những từ ngữ không mấy hay ho nhưng vì muốn chia sẻ với nhiều người nên tôi phải nói rõ ràng là thế này: Mặc dù yếu sinh lý nhưng khi tôi ngồi gần người mình thương thì cũng có ham muốn chút chút và khi hun hít âu yếm là xuất tinh rồi và tinh trùng thì lõng loét như nước, vì thế tôi biết mình không thể cưới vợ được chứ không cần phải đến bác sĩ”, ông cho biết.
Thời điểm ấy ông Trân thấy cuộc đời quá khủng khiếp nên quyết tâm lao vào việc học hành với mong muốn có nhiều kiến thức để tìm cách thoát cảnh bệnh tật và có thể giúp ích cho người thân. Nhờ suy nghĩ mạnh mẽ như thế nên mặc dù trong bối cảnh tao loạn bởi giặc Pháp, ông Trân vẫn cố gắng học hành nên đậu tú tài năm 25 tuổi rồi tiếp tục học tại trường Sư phạm Qui Nhơn thuộc tỉnh Bình Định. Năm 27 tuổi, ông ra trường, trở thành giáo viên chuyên toán, lý, đồng thời làm hiệu trưởng một trường cấp 1 tại thị xã Tuy Hòa thuộc tỉnh Phú Yên.
Lúc này bệnh tật tiếp tục hành hạ, lại thêm cái chết của người cha thường xuyên ám ảnh, đồng thời người yêu hối thúc làm đám cưới khiến ông lại cầu cứu bác sĩ khắp nơi nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Vốn có tính kiên trì và mạnh mẽ, ông không chịu đầu hàng số phận nên quyết tâm tìm tòi sách y học phương Tây lẫn phương Đông để “nghiền ngẫm” với mong muốn tự chữa bệnh.
Trong quá trình “tầm sư học đạo”, ông Trân may mắn gặp “quí nhân” là ông Ngô Thành Nhân- một trong những người Việt Nam đầu tiên “thọ giáo” phương pháp dưỡng sinh khi “cha đẻ” của phương pháp này là Giáo sư Osawa từ Nhật sang Việt Nam diễn thuyết. Ông Nhân cũng là một trong những người Việt Nam đầu tiên truyền bá phương pháp “gạo lứt muối mè” đến với nhiều người miền Nam thời bấy giờ.
Được ông Nhân giảng giải, chia sẻ kinh nghiệm ăn gạo lứt muối mè đồng thời cung cấp một số sách của Giáo sư Osawa, ông Trân “vỡ lẽ” ra nhiều vấn đề sâu thẳm của triết lý phương Đông - nhất là triết lý “âm-dương” trong cơ thể con người. Vì thế khi về đến nhà, ông đọc ngấu nghiến những triết lý của vị Giáo sư người Nhật Bản. Khi đọc đến cuốn “Đời người qua tướng pháp”, ông liên hệ với bản thân thì biết mình bị “tam bạch đản”. “Khi biết mình mắc thêm bệnh này tôi rất lo sợ, tinh thần bấn loạn vì Tiên sinh Osawa cho rằng những người bị bệnh tam bạch đản đều phải chết bất đắc kỳ tử. Riêng số tôi phải chết năm 34 tuổi”, ông Trân cho biết.
Tinh thần rúng động mấy ngày thì ông Trân dần dần lấy lại bình tĩnh suy xét nhiều kiến thức về tâm linh, y học cổ truyền, Phật pháp và tri thức từ sách của Giáo sư Osawa …. thì nhận ra rằng: “nếu có nghiệp thì cũng có cách để hóa giải nghiệp”, và muối “cải nghiệp” chỉ còn cách ăn gạo lứt trường kỳ và thực hành niềm tin tâm linh Phật pháp thành tâm.
Người đàn ông “lột xác” thành… “đàn ông”
Thời điểm ông Trân nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm” cũng là lúc người yêu của ông lại hối thúc chuyện cưới xin. Sau nhiều đêm suy ngẫm, ông quyết định nói với người yêu rằng: “Nếu em thương anh thật lòng thì chờ anh thêm 3 năm nữa”.
Vốn là người hành động, ông Trân liền mua cả bao gạo lứt và rất nhiều mè đem về nhà trọ ở ngôi trường mà ông làm hiệu trưởng ở Tuy Hòa (Phú Yên). “Trước khi bắt đầu ăn gạo lứt muối mè tôi mình còn mang nhiều bệnh tật thời thơ ấu và trai trẻ cũng như bệnh mới phát hiện gồm: sốt rét 20 năm, loét dạ dày hàng chục năm, sạn thận cũng năm- bảy năm, thiếu máu, yếu gan, tam bạch đản thì mới biết …. Nhưng nguyên nhân để tôi rất quyết liệt ăn phương pháp dưỡng sinh Osawa bằng mọi giá là muốn chữa cái bệnh không có con và cũng không thể có vợ được. Tôi giải thích chỗ này chút nhiều người không có con nhưng vẫn có vợ được vì sinh ly họ mạnh, còn tôi vừa yếu vừa tinh trùng loãng nên không thể có cả 2”.
Vào thời điểm ấy rất ít nngười ăn gạo lứt muối mè, cả tỉnh chỉ có bốn- năm người ăn, vì vậy ông Trân đã bị nhiều người phản đối. Vốn là người hành động, cộng với việc “hết thuốc chữa”, ông Trân bỏ ngoài tai những lời bàn ra. Mới đầu, vì đã ăn những thức ăn bình thường từ khi sinh ra và lớn lên, nên khi ăn ròng gạo lứt muối mè chừng 20 ngày, ông rất thèm đồ ăn thường ngày trước đây. Nhưng vì đã hạ quyết tâm, ông tiếp tục nhai cơm. Vì đọc tài liệu ông biết cơ thể mình rất âm nên ngoài việc ăn số 7, ông thường xuyên lây gạo lứt rang lên rồi nhai thật nhuyễn trước khi nuốt. Dẫu ăn cơm hoặc gạo rang, dần dần ông mới quen dần và cảm nhận rằng càng nhai kỹ chừng nào thì càng ngọt chừng nấy.
Sau khoảng 4 tháng nhai cơm lứt và gạo lứt rang thành “nước”, người ông vốn “thấp bé nhẹ cân” đã trở nên “tong teo” đến nỗi ông rất hạn chế ra ngoài vì sợ bạn bè “quở”. Khi “chiến đấu” được 6 tháng, ông cảm thấy người mỏi mệt vì cơ thể thải độc, đôi khi bực bội vô cớ vì tâm sinh lý đang “chuyển hóa”. Để vượt qua những cơn mệt mỏi và những lúc “sân si” vô lối, ông thường niệm Phật.
Khoảng 1 năm ăn “số 7” ông nhận thấy mỗi lần ngồi gần người tình thì người “nóng” hơn trước và “súng ống” không còn “bắn”ngoài ý muốn nữa. Dần dần, ông cảm nhận rõ nét “chất lượng” của ham muốn “yêu” cũng như tinh trùng. Đến hết năm thứ 2 ăn “số 7” nghiêm ngặt, ông nhận thấy các bệnh như sốt rét, loét dã dày, gan, sỏi thận đã “biến” đi lúc nào không biết. Và sau 3 năm ròng rã nhai cả tạ gạo lứt vừa nấu cơm vừa rang, mặc dù trọng lượng cơ thể chỉ khoảng 40kg nhưng ông thấy tinh trùng đặc đến độ “thành cục” và mỗi khi gần người tình thì người ông “hừng hực” khí thế “chiến đấu”. “Lúc này tôi biết chắc rằng mình sẽ thừ khả năng có vợ và có thể có con nên mừng không tả nổi”, ông cho biết .
“Tôi cho rằng rằng, đến thời điểm hiện tai, ở Việt Nam, tôi là một trong rất ít người ăn “số 7” suốt 3 năm trời như thế”, ông cho biết thêm.
Nhận thấy mình đã là “đàn ông” thực sự, ông quyết định “ăn ra” dần dần, lần lượt: “số 6” (gạo lứt muối mè thêm rất ít rau), “số 5” (lượng rau nhiều hơn chút ít so với “số 6”), và “số 4”. Cũng trong lúc này, người đàn ông tròn 30 tuổi quyết định “lên xe bông” cùng cô y tá sau 10 năm yêu nhau. Một năm sau, hạnh phúc của ông nhân lên gấp bội khi vợ ông sinh người con trai đầu lòng. Mặc dù đã có con nhưng vì quá tin tưởng phương pháp dưỡng sinh Osawa, ông vẫn tiếp tục “giữ giới” ăn “số 5” và “số 4” khoảng 2 năm thì người vợ “nhân đôi” hạnh phúc cho ông bằng việc sinh ra một bé gái kháu khỉnh.
Can trường “cải nghiệp” chết “bất đắc kỳ tử”
Năm ông Trân có thêm con thứ 2, cũng là năm ông 33 tuổi nên ngoài những lúc vui tột đỉnh với hai con, đầu óc ông luôn ám ảnh bởi cái chết “bất đắc kỳ tử” năm 34 tuổi- tức chỉ còn sống khoảng 1 năm. “Mặc dù, tính đến thời điểm con gái tôi ra đời, tôi đã có 3 năm ăn “số 7” gần 2 năm ăn từ “số 6” đến “số 4”, và tôi đã đẩy lui tất cả các loại bệnh, thế nhưng tam bạch đản chỉ giảm một phần nào chứ không khỏi khiến tôi lo mình có mệnh hệ gì thì 2 con sẽ khổ”, ông Trân tâm sự.
“Thưa ông, vốn là một trí thức đọc rất nhiều sách đông tây kim cổ như ông đã nói. Vậy, ông có thể cho biết bệnh tam bạch đản là gì?”, chúng tôi hỏi.
“Giải thích thì dài dòng lắm, chỉ nói chung tế này bệnh tam bạch đản là bệnh hư hoại cả thân và tâm. Những người tam bạch đản thượng tức là hai bên và phía trên con ngươi là màu trắng- là những người quá dương nên rất khỏe mạnh ví dụ như nhân vật Trương Phi ai cũng biết. Những người bị tam bạch đản hạ là hai bên và phía dưới con ngươi toàn màu trắng là những người quá âm, thường có cơ thể đầy bệnh tật như tôi đây nè”.
Giải thích xong ông Trân tỏ ra nghiên cứu kỹ về bệnh tam bạch đản: “Nếu nghiên cứu sâu về tướng học và theo Giáo sư Osawa thì những người bị bệnh này có niềm đam mê rất lớn, nếu họ theo đuổi lĩnh vực nào như chính trị, âm nhạc, văn học… đều rất thành công. Các nhân vật nổi tiếng thế giới như Kennedy, Lincoln, Hemingway…v…v…. đều là những người có con mắt tam bạch đản. Nói chung ai mà có con mắt tam bạch đản nếu mà hướng thượng thì có thể trở thành vĩ nhân thế giới, nhưng nếu hướng đến tầm thường thì có thể trở thành một tay giết người hàng loạt. Đặc biệt, những người bị bệnh này đều phải chết bất đắc kỳ tử”, ông .
Vì lo 2 con có thể mất cha bất cứ lúc nào, ông Trân tiếp tục can trường ăn gạo lức muối mè “giữ giới” từ “số 7” đến “số 5”. Đến năm thứ 7, kể từ ngày đầu tiên ăn cơn lứt, bệnh tam bạch đản lúc thì hết lúc thì lên trở lại. Chính vì sự thất thường như vậy, nên ông bị tai nạn giao thông nứt sọ não, lỗ tai ra máu, miệng ra máu cả lít, tay phải bị gãy. Khi được chở đến bệnh viện, ông nằng nặc xin về nhà. “Lúc đó tôi làm giấy cam đoan là chịu trách nhiệm hoàn toàn chứ không chịu tiêm và uống một giọt thuốc nào. Tôi cương quyết phản đối vì biết rằng đã theo phương pháp dưỡng sinh gần 7 năm trời mà cho thuốc Tây vào người thì rất nguy hiểm”, ông nói.
Khi về nhà ông Trân không chịu “bồi bổ” mà tiếp tục ăn gạo lứt muối mè đồng thời áp dụng các phương pháp trợ phương như dùng thêm tương tamari lâu năm, áp nước gừng và đắp cao khoai sọ… vào chỗ sưng tấy. Một tháng sau, ông hoàn toàn bình phục.
Trận “thập tử nhất sinh” khiến cho ông Trân “nghiệm” lại những gì đã qua thì nhận ra rằng vụ tai nạn đã xảy ra đúng năm 34 tuổi và nếu trước đó không kiên trì dùng gạo lứt và trì chí học theo Phật Pháp thì chắc chắc sẽ chết. “Lúc đó tôi chưa dám nói gì vì không biết phần đời còn lại ra sao nhưng đến nay đã 74 tuổi rồi tôi khẳng định rằng tôi đã hóa giải được định mệnh chết bất đắc kỳ tử bằng phương pháp dưỡng sinh Osawa và trì tâm thực hành Phật Pháp. Và tôi cho rằng tôi là người hiếm hoi trị được bệnh tam bạch đản. Sỡ dĩ nói như thế vì tôi đượng biết có một người phương Tây bị tam bạch đản đã theo giáo sư Osawa suốt nhiều năm với hi vọng cải nghiệp nhưng cuối cùng đã chết”, ông Trân cho biết.
Sau lần “chết hụt”, ông Trân “nguyện” sẽ lấy gạo lứt muối mè làm “chủ đạo” suốt đời. Thực hành điều tâm nguyện đến năm thứ 10 thì một điều kỳ diệu xảy với ông: bệnh tam bạch đản đã lành hoàn toàn- có nghĩa là đôi mắt của ông như mắt người bình thường. Và ông đã thực hiện lời nguyện đến nay,có nghĩa là ông đã ăn phương pháp thực dưỡng Osawa đã gần 50 năm. Nếu đúng như những gì ông Trân nói, chúng tôi cho rằng có thể ông đoạt “kỷ lục” Việt Nam trong việc ăn phương pháp thực dưỡng Osawa. Có lẽ nhờ ăn đúng phương pháp và kiên trì, ông Trân hiện nay đã ngoài “thất thập” nhưng vẫn khỏe mạnh, chạy xe gắn máy “ào ào”.
“Trải qua gần 50 năm ăn gạo lứt, ông rút ra điều tâm đắc gì không?”
“Không cần phải trải gần 50 năm ăn gạo lứt, mà sau khi chữa được bệnh vô sinh, nghĩa là sau 3 năm ăn cơm lứt, tôi đã rất thấm thía lời khẳng định của Tiên sinh Osawa rằng: “Nếu tôi truyền phương pháp này mà bạn chữa lành các bệnh vật chất mà bạn không cải tiến về mặt nhân sinh quan- tức là quan niệm sống- thì phương pháp này bỏ đi”. Đúng như thế, sau khi lành nhiều bệnh, tôi thấy tâm tính thay đổi rất tích cực, rất tuyệt vời”, ông Trân cho biết.
Bệnh rất khó trị là tam bạch đản thế nhưng ông đã tự chữa khỏi. Theo ông ăn gạo lứt muối mè có thể giúp cơ thể tự chữa lành bệnh ung thư không?
Tôi được biết có nhiều người bị bệnh ung thư, sau khi ăn “số 7” chừng 3-4 tháng thì khối u tự nhiên biến mất. Nếu người nào mà không khỏi thì nên ăn dài ngày, có thể 1 năm hoặc 2 năm. Nhưng những người già quá hoặc bị bệnh nặng quá – đã gần chết rồi mà dùng “số 7” lâu ngày cũng khó hết bệnh lắm. Mặc dù không chữa khỏi bệnh nhưng người này tôi biết chắc chắc rằng khi họ “ra đi” sẽ rất nhẹ nhàng.
Từ khi chữa lành nhiều bệnh đến nay, ông có chia sẻ kinh nghiệm với ai không?
Trước đây tôi cũng đã chia se kinh nghiệm với nhiều người, có người đã áp dụng chữa được bệnh khó trị. Hiện nay, thì tôi khá thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm tại chùa và những cửa hàng bán đồ thực dưỡng hoặc với tất cả những ai muốn ăn gạo lứt muối mè.
Cám ơn ông đã chia sẻ câu chuyện tự chữa bệnh thật thú vị
NGUYỄN ĐĂNG KHOA
Ông Trân bên phải, 1971 Trần Thế PhụcTin Tin Huỳnh
See Translation
Image may contain: 2 people, people standing, beard and text
Image may contain: 1 person, suit, close-up and outdoor
LikeShow More ReactionsCommentShare
Luong Trung Hung
Quân Bình Thực Dưỡng
23 August at 19:03

“SỐ 7” LÀ….. “SIÊU” THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
TẠI SAO OSAWA ĐÃ CHẾ RA “THỰC PHẨM CHỨC NĂNG” TRÀ MU?

Có một “tín đồ” đặc biệt thành kính số 7, khi tranh luận với tui, đã đuối lý nên chơi trò “gắp lửa bỏ tay người”, rằng tui đi bán thực phẩm chức năng nên mới bảo ăn số 7 dài ngày là sai lầm. Tui nói anh ta chơi trò ấy vì trong thực tế, tui không biết bán môt viên TPCN mà đang làm biên tập- cái nghề mà tui nghĩ vui là “chặt chém, kho, xào, nấu…. chữ nghĩa”. Tui buộc phải làm cái nghề ít chiền này vì hổng biết làm gì khác. Sau cuộc tranh luận với một người cực dương vì ăn số 7 dài ngày, tui nhận ra rằng: khi đầu óc con người cực dương thì nhìn đâu cũng thấy toàn màu xám.
Nhớ hổng lầm, trong lúc tranh luận, tui nói rằng: Với tui, số 7 cũng là TPCN. hôm nào rảnh tui tung ra một tút chứng minh “số 7” là thực phẩm chức năng cho xem. Vì vậy hôm nay tui “mần” để giữ lời hứa.
Thưa bà con và các tín đồ số 7.
Bộ y tế Việt Nam định nghĩa thực phẩm chức năng như sau: là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dưỡng y học…
Từ định nghĩa này thấy rõ ràng “số 7” không chỉ đáp ứng các tiêu chí trong định nghĩa của Bộ y tế mà còn hơn thế nữa vì “số 7” giúp cơ thể con người quân bình âm dương- điều mà khoa học không nhìn thấy hoặc không chịu nhìn thấy. Từ đây có thể nói “số 7” là “siêu” thực phẩm chức năng cũng đúng. Thế nhưng tại sao tui khuyên dùng thường xuyên một siêu thực phẩm chức năng như số 7?. Tại vì, đã là “TPCN” thì chỉ có vai trò “hỗ trợ” chứ không phải là chính. Cụ thể, vai trò của số 7 có “chức năng” trợ giúp cho cơ thể nhanh lập lại quân bình. Nói cách khác là số 7 giúp cơ thể nhanh thoát ra tình trạng bịnh tật (thường là từ 3-10 ngày, tùy theo cơ địa và bịnh) thôi. Lúc này thì cần phải lấy việc ăn quân bình làm chính chứ không phải lấy số 7 làm chính….
Từ định nghĩa của Bộ Y tế về TPCN, có thể cho rằng trong cuộc sống có rất nhiều thực phẩm chức năng: Các lọai rau, củ, trái cây, thịt, cá….. đều là thực phẩm chức năng tuy nhiên nó ở dạng thô mà thôi và đặc tính, công dụng cũng “thường” lắm. Các loại thuốc bắc, thuốc nam đã lưu truyền trong dân gian nhiều ngàn năm qua, cũng là một dạng “thực phẩm chức năng” nhưng ở dạng thô và công dụng tương đối “mạnh”.
Và từ định nghĩa của Bộ y tế, có thể nói rằng, món Trà Mu mà Tiên sinh Osawa đã rất dày công nghiên cứu và chế ra, là thực phẩn chức năng đặc biệt tốt. Theo Bếp Thực Dưỡng: Trà Mu do tiên sinh Ohsawa sáng chế trên nền tảng y học dược thảo cổ truyền Đông phương, dành cho các bệnh của phụ nữ; gồm 16 cây cỏ hoang phối hợp như nhân sâm, vỏ quít, quế, gừng, phục linh…Thức uống này phối hợp cả 2 thành phần Âm và Dương, tổng quát toàn bộ là 1 chế phẩm Dương. Chữ Mu có nhiều nghĩa, là “không”, là “trống rỗng” và là “đồng nhất”.
Theo các đệ tử của Tiên sinh Osawa: Vì muốn dùng chính cơ thể mình thử nghiệm tác dụng của số 7 nên Ngài đã nhiều lần ăn số 7. Vì lẽ đó, cuối đời, cơ thể Ngài đã suy kiệt. vì vậy Ngài đã cố gắng chế ra món trà mu nhằm phục hồi cơ thể và để lại cho hậu thế”.
Và nếu nhìn từ định nghĩa của Bộ Y tế và động thái tạo ra món trà mu của Tiên Sinh, thì thấy việc hiện nay xuất vô số TPCN thì nên mừng nếu là TPCN tốt, chứ không lo. Mừng vì Tây y đã nhận sai lầm chuyên “đối chứng trị liệu” chỉ biết tống thuốc tây nguy hại vào người bịnh nhân, nên mới chế ra nhiều TPCN để phòng bệnh.
Như vậy nếu sau này lỡ thất nghiệp, hổng có chiền nuôi con, biết đâu tui đi bán TPCN tốt nhứt cho bà con nhà kha khá (còn ai nghèo thì ăn quân binh lâu dài là ok rồi) Tui bán TPCN mà lòng vui chứ không thấy tội lỗi gì nếu biết chắc rằng đó là TPCN rất tốt.
Người xưa, hàng ngàn năm về trước, mặc dù ăn uống tự nhiên nhưng vẫn bịnh tật mới điều chế “thực phẩm chức năng” thuốc bắc và thuốc Nam. Đến thời Tiên sinh, cũng cố gắng làm ra một món thực TPCN. Tại sao ngày nay chúng ta không có quyền dùng thực phẩm chức năng, nếu nó thật sự tốt.
Ảnh 2: Từ rất xa xưa, người phương Đông đã nghiên cứu bào chế "TPCN"
Ảnh 1: Tiên Sinh Osawa đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu sau đó cho ra một loại TPCN Trà Mu rất tốt cho chị em phụ nữ Trần Thế Phục Tin Tin Huỳnh
See Translation
No automatic alt text available.
Image may contain: food
LikeShow More ReactionsCommentShare
29 29
1 share
7 comments
Comments
Tin Tin Huỳnh
Tin Tin Huỳnh E đã tiếp xúc và để ý để học hỏi và rút kinh nghiệm, thì e nhận thấy là Đặc điểm chung của mấy người nếu đã thật sự có ăn số 7 lâu dài họ đều ngạo mạng và hoang tưởng khả năng của họ,hoặc nếu không thì u mê cố chấp.
Luong Trung Hung
Quân Bình Thực Dưỡng
30 August at 22:28 ·
THỰC DƯỠNG THEO SỐ TỪ 1-10 LÀ “PHÁP TẠM” CỦA OSAWA ,
DÙNG ĐỂ “PHÁ MÊ KHAI NGỘ” NHẤT THỜI

Điều tối thượng của thực dưỡng là thuận theo qui luật của đất trời. Vì vậy, nghệ thuật thực dưỡng của Osawa phải uyển chuyển ma mị như thiên nhiên kia. Thế tại sao Người lại đặt ra một “công thức” ăn theo số từ 1-10 khô cứng- không thuận theo tự nhiên nếu nhìn ở góc độ triết lý? Bản thân các con số là “chết”. Mấy ngàn năm nay, số 1 vẫn là số 1. “Số 7” thời Osawa vẫn là “số 7” thời nay. Cái chết của thực dưỡng nằm ở chỗ này.
Biết bản thân co số là “chết” về mặt triết ly, tại sao Osawa đặt ra cách ăn thực dưỡng từ 1- 10? Xin thưa, đây chỉ là pháp tạm Ngài đặt ra, với dụng ý dung hòa quan niệm duy vật của phương Tây và quan niệm siêu hình của Phương Đông, nhằm mục đích phát triển phong trào thực dưỡng rộng khắp thế giới.
Theo tui, do những ngày đầu truyền “đạo”, Ngài nhận nhận thấy quá nhiều con người, đặc biệt là não trạng của mấy tay phương Tây chặt chẽ đến máy móc, đã không hiểu cách ăn ước lượng “siêu hình” uyển chuyển của Ngài. Vì lẽ này, Ngài đã quyết định tung ra “pháp tạm” để “phá mê khai ngộ” cho nhiều cái đầu.
Pháp tạm này, đã có tác dụng rất rõ rệt, bằng chứng: Ngài Osawa đến nước nào, từ Á, Phi, Mỹ, Âu… đều được đón nhận nồng nhiệt. Phong trào thực dưỡng rầm rộ khắp thế giới, đến nỗi chính quyền của nhiều nước đã vào cuộc khuyến khích dân chúng.
Tuy nhiên, Pháp tạm ấy khi vào VN lại có vấn đề. Người Việt bị “kẹt” cứng trong Pháp ấy. Nếu bị kẹt trong “nguyên” Pháp ấy thì có thể chấp nhận được. Đáng thương thay, người Việt kẹt trong một phần rất nhỏ của Pháp tạm này- đó là “số 7”. Một người thực dưỡng gần 80 tuổi, nói với tui: “Trước năm 1975, ở Sài Gòn đi đâu cũng thấy người ta trưng bảng hiệu “gạo lứt muối mè chữa bá bịnh””.
Nguyên do bị kẹt trong số 7 là vì người Việt quá cảm tính, thấy số 7 quá tốt trong những ngày đầu nên bị mê hoặc.
Hiện tại, ở VN chỉ có một vài người không kẹt trong Pháp tạm của Osawa. Đó là ông Trần Ngọc Tài. Trong các bài giảng của ông, tui thấy bất cứ lời nào ông khuyến khích ăn theo số. Ông chỉ khuyên mọi người ăn thực dưỡng liên hoàn. Đây là cách ăn thực dưỡng trí tuệ, vừa khỏi bệnh nhưng an toàn và không bị kiệt sức.
Nếu người Việt làm được điều này, ở dưới suối Vàng, ngài Osawa rất vui vì nghĩ: hậu thế đã ngầm hiểu ý ta. Như Đức Phật có lẽ rất vui vì… hậu thế đã hiểu câu nói của Ngài rằng “Đừng tin theo lời ta”.
Mục đích cao cả nhất của thực dưỡng không phải giúp người khỏi bịnh mà là “nâng” con người “thăng hoa” trở thành hạnh phúc, ung dung, tự do, và công bằng….. như thiên nhiên kia. Điều này muốn có được thì tự người thực dưỡng phải bỏ pháp tạm của Tiên sinh đi và chuyển thành “nghệ thuật” thực dưỡng. Khi có trong tay nghệ thuật thực dưỡng rồi thì một ngày nào nó người thực dưỡng đạt đến chữ “không”. Lúc này ta ăn thực dưỡng mà như không ăn, hoặc ăn món kiên kỵ nhưng vẫn đang “thực dưỡng”. Giống như một thiền sư vậy, không thiền mà như thiền, thiền như không thiền. Lúc này mới tự do thật sự.
Ảnh minh họa. Thự dưỡng thuận theo qui luật thiên nhiên. Trong khi thiên nhiên biển chuyển khôn lường kia, tại sao chúng ta phải ăn thực dưỡng theo số? Trần Thế PhụcTin Tin Huỳnh
See Translation
Image may contain: cloud, sky, outdoor and nature
LikeShow More ReactionsCommentShare
24 Trần Thế Phục and 23 others
2 shares
2 comments
Comments
Han Nguyen
Han Nguyen Tại vì mình quá tinh dẫn đến mù quáng,
Tinh thời hiện đại là phải tìm hiểu
Mình thấy ở cửa hàng thực dưỡng nào cũng bán sách và dại miễn phí
Nhưng mấy ai tìm hiểu và chịu đọc
Nên bị người ta dắt đi mà ko biết đi đâu về đâu
Nước ngoài thì người ta nghe và tìm hiểu nên mới ko cực đoan
Còn nhiều người bị mất sai là vì họ..
Có sách ko đọc, đâu phải đọc là đủ mà còn do chính bản thân nữa..
See translation
LikeShow More Reactions · Reply · 1 · 31 August at 18:12
Manage
An Nguyen Van
An Nguyen Van Bài viết rất hay ạ. Cảm ơn a nhiều nhiều!!!
Luong Trung Hung
Quân Bình Thực Dưỡng
31 August at 11:16 ·
LỜI TÂM TÌNH THIỆT LÒNG CỦA MỘT "CỰU" TÍN ĐỒ SỐ 7
See Translation
Image may contain: plant and food
Trần Hương Lan added a new photo to the album Mặt trái Thực Dưỡng.
30 August at 22:48 ·
[Kinh nghiệm Thực Dưỡng cá nhân - mặt trái Thực Dưỡng]

CÁCH ĂN SỐ 7 VÀ NHỮNG BỨC XÚC CÁ NHÂN


(Cảnh báo: những suy nghĩ, tư tưởng trong bài viết dưới đây không được đẹp đẽ gì sẽ được trưng bày trần trụi. Ngôn ngữ dễ nghe thông thường sẽ được thay bằng thứ ngôn ngữ đanh đá hơn. Bởi vì thời đại này, con người có vẻ ưa chuộng loại ngôn ngữ sâu bi và sợ hãi?)

Tập Thực Dưỡng Ohsawa bấy lâu, chừng 6 năm gì đó, ngoài những chia sẻ bề nổi sướng khoái long lanh thì những ưu tư bề chìm khiến tôi vật vã ra trò; nhất là cách ăn số 7 trong Thực Dưỡng Ohsawa. Cách ăn số 7 trong Thực Dưỡng khiến tôi sung sướng tột cùng và cũng làm tôi đau khổ vô tận. Nhiều người nghe nói cách ăn số 7 trong Thực Dưỡng Ohsawa là kỳ diệu, là thiêng liêng và màu nhiệm? Ngược lại, có đầy người cho rằng cách ăn số 7 là cực đoan, khổ hạnh và bệnh hoạn? Tô thấy tất cả đều đúng. Bởi vì tôi cũng có cả 2 loại suy nghĩ ấy vào giai đoạn trước, trong và sau khi tập cách ăn số 7 bí ẩn đấy.

Tôi đã có bài viết ca ngợi cách ăn số 7 chưa nhỉ? Hình như là có, nhưng chưa rõ ràng. Chưa rõ ràng trong việc ca ngợi số 7 vì tôi chưa có ăn cách số 7 đàng hoàng và tử tế. Chưa ăn cách số 7 cho đàng hoàng và tử tế đâu mà đòi viết hay nói về cách ăn số 7 cho rõ ràng. Thôi thì bài viết ca ngợi cách ăn số 7 nên để sau. Để khi nào tôi ăn số 7 cho đàng hoàng và tử tế thì mới viết ca ngợi được.

Bây giờ, chuyện dễ làm trước, đó là viết bài dìm hàng cách ăn số 7 trong Thực Dưỡng cho thỏa bao nhiêu nỗi lòng bức xúc bấy lâu nay.

Sau đây là những bức xúc về cách ăn số 7 trong Thực Dưỡng Ohsawa. Tôi viết ra đây để vơi đi nỗi lòng của mình là chính. Vì viết lách là cách tôi thư giãn và giảm xì trét. Viết ra nỗi lòng của mình một cách công cộng như vậy liệu có thật sự trung thực và vô hại? (Nhất là viết về những điều không tốt đẹp) Thôi thì cho phép tôi góp một chút rác thải trong tư duy ra một số ít các bài viết; để các bạn còn biết tôi cũng là con người.

Hy vọng mỗi bài viết của tôi dù là ca ngợi hay chưởi rủa thì cũng xin thắm thiết lòng biết ơn về tất cả. Và cũng mạo phép nhắc lại rằng, những bài viết thể hiện tư tưởng cá nhân. Nghĩa là các bài viết có thể giống hay khác bạn. Vậy nên, nếu bài viết có đồng cảm hay không thì cũng xin nhận được chia sẻ thêm về quan điểm của bạn.

Thôi, tôi xin phép vô đề:

BỨC XÚC 1: CÁCH ĂN SỐ 7 TRONG THỰC DƯỠNG LÀ CÁCH ĂN CHÁN NGẮT NHẤT TRÊN ĐỜI!


Tôi đã đọc tầm 50 quyển sách Thực Dưỡng Ohsawa hay nhiều hơn gì đấy không nhớ. Đại khái là tôi đã đọc hơn 50 quyển sách Thực Dưỡng liên quan Ohsawa cùng rất nhiều sách báo dinh dưỡng; để biết thực hư chuyện cách ăn số 7 có thật sự tốt như người sáng lập chia sẻ.

Vì đầu óc tôi không được nhanh nhạy cho nên phải tự đọc rất nhiều sách khi tôi muốn khám phá vấn đề gì đó. Có người nhanh nhạy, họ chỉ cần đọc vài quyển là hiểu rốt ráo. Thậm chí, có người không cần đọc sách, họ chỉ cần quan sát cuộc sống là đã thông thạo mọi thứ rồi. Nhưng buồn tủi cho tôi vì đã rơi vào nhóm người tư duy kém nhạy bén. Không chỉ có tư duy kém nhạy bén, tôi còn phản ứng với cuộc sống vô cùng chậm chạp.

Để khám phá một vấn đề nào đấy, sau chuyện đọc sách, tôi phải ứng dụng, thưuc hành và trải nghiệm rồi thì mới hiểu được. Rốt cuộc, hơn 6 năm qua, tôi đã làm tất cả mọi chuyện để khám phá cách ăn số 7, để mà tự trả lời câu hỏi “liệu cách ăn số 7 có thật sự tốt?”
(Mặc dù nhiều người nói tốt nhưng tôi không thể tin được, chẳng thể tin những gù mình không trải nghiệm hoặc cảm nhận được. Bạn thấy đấy, tôi chẳng những tư duy thiếu nhạy bén, phản ứng chậm mà còn đa nghi nữa.)

Và sau đây là tất cả những việc tôi đã làm để kiểm chứng cách ăn số 7 theo cá nhân mình:
1. Đọc hơn 50 quyển sách Thực Dưỡng Ohsawa.
2. Đọc nhiều sách báo, tư liệu liên quan Thực Dưỡng Ohsawa
3. Học hỏi những người trong giới Thực Dưỡng Ohsawa.
4. Ứng dụng lý thuyết trên thực tế cá nhân

Rồi, tôi phải chua cay, đau xót mà công nhận cách ăn số 7 trong Thực Dưỡng quả thật đúng y như những gì người sáng lập chia sẻ.

Tại sao tôi chua cay và đau xót khi tìm ra câu trả lời trung thực?

Bởi vì với một người tham ăn như tôi thì cách ăn số 7 là cách ăn chán ngắt, cho dù nó có tốt như thế nào.

Này nhé, nếu bạn thực tập cách ăn số 7 thì căn bếp với đầy đủ dụng cụ nấu nướng của các chị em nội trợ đảm đang coi như vứt đi. Tại sao?

Còn sao với trăng gì nữa?!! Hãy nhìn xem, cách ăn số 7 đàng hoàng và tử tế thì chỉ có món cơm lứt mà thôi. Tất cả những gì bạn cho cách ăn số 7 đàng hoàng và tử tế cần chỉ là một cái nồi đất, một cái lò than, các loại hạt cốc nguyên cám và muối. Chấm hết. À, còn phải kể đến nước nữa nhỉ. Nếu bạn muốn cách số 7 được thực hành tử tế hơn nữa thì nên chú ý tới nguồn nước; tránh xa loại nước tinh tẩy hóa chất. Chỉ vậy thôi. Quá chán!!!

Cách ăn số 7 đàng hoàng và tử tế nhất chỉ là món cơm lứt mà thôi. Cơm lứt có thể chỉ có gạo lứt, hoặc, độn thêm vài loại hạt cốc nguyên cám khác như kê, bo bo, bắp,...

Đã vậy, cách ăn số 7 tốt nhất lại không hề có đậu hay hạt gì cả. Thế lại càng chán hơn. Nghe đâu, đậu (đỏ, đen, nành,...) hay hạt béo dầu (mè, lạc, hạnh nhân,.. ) không nằm trong cách ăn số 7 ấy. Nghe mà phát nản!

Cách ăn số 7 ấy chỉ gói gọn trong các loại cây lương thực dạng thân lúa. Rõ đơn điệu!
Cái căn bếp đa dạng thực phẩm và đủ loại dụng cụ chế biến của phụ nữ chúng tôi vứt đi đâu?!!
Suốt ngày chỉ đơn độc mỗi món cơm lứt thế á? Lậy hồn!

Cho dù có tốt có hay đến đâu thì cách ăn số 7 thật sự quá chán, quá đơn điệu!

Là một người phụ nữ tuy là không thích nấu nướng cho lắm nhưng tôi vẫn kịch liệt chống đối cách ăn số 7 trước nhất về phương diện chán ngán và đơn điệu.

Tôi là phụ nữ thế kỷ 21, tuy công việc của tôi không gắn bó căn bếp như phụ nữ thế kỷ xưa. Tôi thích việc nấu nướng phải thật đơn giản và gọn nhẹ nhất có thể nhưng tôi vẫn thích trong bàn ăn có đa dạng và phong phú các món. Để giải quyết vấn đề này, tôi đã tập cách Thực Dưỡng số 7 ở nhà; còn khi ra đường thì thả phanh.

Nói thẳng là tôi không thích vào bếp đâu vì công việc bếp núc chế tạo món này món kia tốn nhiều thời gian quá. Xác định ngay và luôn, rằng tôi không phải đầu bếp 5 sao nên việc vô bếp cực kỳ mất thời gian; hơn nữa lại không ngon bằng người có tay nghề. Dù cách ăn số 7 thật sự phục vụ cho sở thích nấu nướng đơn giản nhưng tôi vẫn phải phản bác cách ăn siêu đơn giản như vậy.

Thế đấy, tuy tôi không phải là người thích nấu nướng, nhưng tôi cũng nhất quyết không chấp nhận cách ăn số 7 . Vì sở thích ăn uống đa dạng và phong phú nên tôi phấn đấu sao cho có người phục vụ vấn đề này.

Tóm lại, cách ăn số 7 trong Thực Dưỡng là cách ăn chán ngắt nhất thế giới.

Phù, ngồi ngậm nhấm những ngôn từ chỉ trích, phê phán mà mệt vãi linh hồn.

Tôi sẽ chia sẻ nhiều vấn đề bức xúc khác nữa về số 7 ở những bài sau.
---
BỨC XÚC 2: CÁCH ĂN SỐ 7 TRONG THỰC DƯỠNG LÀM NGƯỜI TA KHÔNG UỐNG NHIỀU NƯỚC NHƯ Ý THÍCH.
BỨC XÚC 3: CÁCH ĂN SỐ 7 TRONG TD THẬT PHIỀN PHỨC KHI HÒA NHẬP ĐỜI SỐNG.
BỨC XÚC 4: CÁCH ĂN SỐ 7 TRONG TD KHIẾN CƠ THỂ KHÔNG CHỊU ĐƯỢC KHÔNG KHÍ Ô NHIỄM.
BỨC XÚC 5: CÁCH ĂN SỐ 7 KHÔNG CHO TƯ TƯỞNG ĐƯỢC BÌNH YÊN
BỨC XÚC 6: CAS7 KHIẾN TA KHÔNG CÒN LÀ TA NỮA
BỨC XÚC 7: CAS7 KHIẾN MỌI THỨ CHẤM DỨT

---
Sẵn đà bức xúc chỉ trích và phê phán thì tôi chia sẻ thêm về vấn đề Tiếng Anh mà tôi đang rèn luyện.
Học tiếng Anh mà gặp phải người hướng dẫn chưa chuẩn thì phải sửa hơi bị mệt:
https://m.facebook.com/story.php…
---
#thucduonglantho
#cachthucduongso7
Luong Trung Hung
Quân Bình Thực Dưỡng
1 September at 22:12 ·

CÁC TÍN ĐỒ “SỐ 7” ĐÃ “HẠI ĐỜI” NHIỀU NGƯỜI UNG THƯ NHƯ THẾ NÀO?

“Hơn 50 năm thực hành và hướng dẫn nhiều người ăn thực dưỡng, tui chứng kiến không biết bao nhiêu người tiều tụy, có người ngồi xe lăn suốt đời vì ăn số 7 dài ngày”, một nhà thực dưỡng nổi tiếng cho biết.
Trong gần 10 năm quan sát, thực hành và làm phóng viên thực dưỡng, tui cũng chứng kiến không biết bao nhiêu người trả giá rất đắt- cỡ… tánh mạng của mình… vì ăn số 7 dài ngày. Nạn nhân của các tín đồ “số 7”, thường mắc nhiều bệnh khác nhau nên cách “ôm hận” cũng khác nhau. “ôm hận” ê chề nhất là những người bị bịnh ung thư. Các căn bệnh khác, nếu người bệnh còn trẻ thì có thể sửa sai được nhưng bịnh ung thư khi đã “dính” số 7 dài ngày rồi thì rất khó cứu vãn.
Khi bịnh nhân ung thư đến gặp tín đồ số 7. Anh ta, vì thiếu kiến thức thực dưỡng và kinh nghiệm nên khuyên người bịnh: về nhà ăn số 7 càng lâu càng tốt. Thế là người bịnh cứ thế về nhà “quất” gạo lứt muối mè. Ăn được khoảng 10 ngày, người bịnh thấy khỏe vì nhiều bịnh vặt đã khỏi vì lúc này cơ thể đã tái lập lại quân bình. Thấy vậy, người bịnh ung thứ hí hửng ăn số 7 không ngơi nghỉ. Một tháng sau, thấy khỏe nhiều hơn nên đi chụp phim, soi rọi khối u. Người bịnh vô cùng mừng vì khối u nhỏ lại. Thế là tiếp tục xơi “số 7”. Khoảng 3 tháng ăn số 7, cơ thể dần hết chất dự trữ và thiếu chất, biểu hiện: gầy trơ xương, tóc lơ xơ, đi muốn té, da "xỉn màu" là do lượng muối trong mè thải ra không kịp….. Họ lo ngại nên “ăn ra”. Khi ăn ra chút rau, thì họ thấy đau bụng vì mao trạng ruột và dạ dày không tiếp nhận thức ăn “lạ” nữa. Lúc này cọ ĐT cho tin đồ số 7 thì được trả lời: “Ai bảo ăn ra chi, sai rồi, tiếp tục ăn số 7 đi”. Người bịnh tiếp tục ăn một thời gian nữa thì thấy đau đớn dần trở lại như xưa (trước khi ăn số 7) vì khối u vẫn còn đó. Điều đặc biệt nguy hiểm là lúc này khối u đã chai như đá nên khi ăn thực dưỡng đúng cách để “trục” nó ra mất rất nhiều thơi gian và công sức.
Vì sao khối u chai, co rút lại? Tại vì: (1) mè chứa rất nhiều đạm nêu khi ăn khối u khó tan, (2) số 7, nếu không biết cách trộn tỷ lệ mè thì khá dương nên khi ăn nhiều làm cơ thể và cả khối u co rút lại (3) mè chứa omega 6 và omega 9 là 2 chất làm viêm sưng, nếu bị khối u mà ăn mè nhiều thì rất khó tan. Cả 3 “bí quyết” này gần như ở VN chỉ có ông Trần Ngọc Tài nắm rõ nhất, phần lớn tín đồ số 7 đều mù tịt 3 bí quyết ấy nên đụng người nào cũng khuyên ăn số 7 dài ngày. Lời khuyên này đã khiến nhiều người bịnh ung thư về chầu ông bà mà không hề biết vì sao nên nỗi. Vì vậy, tui khuyên người bịnh, nếu gặp người nào khuyên ăn số 7 dài ngày thì mạnh dạn cho rằng: anh (chị) ta, kể cả thầy chùa, thầy mo… đều không biết gì về thực dưỡng.
Tui đã khẳng định như thế thì phải nói rõ luôn cách ăn thực dưỡng đối với bịnh ung thư, cơ bản là: tiết thực quân bình (không muối mè, hoặc ít muối mè- tùy loại ung thư) nhưng để cơ thể “thiếu đói” một chút. Khi cơ thể “đói”, nó vốn rất “thông minh” nên “lấy” khối u “ăn” trước (điều này tui nhìn thấy rất rõ khi tuyệt thực 24 ngày). Cứ thế, cơ thể sẽ dần dần “ăn” khối u đến hết. …
Cách ăn quân bình cụ thể nói ra đây dài dòng, bà con có thể tham khảo trên mạng, bằng cách vào google gõ cụm từng “thực dưỡng liên hoàn”, hoặc “nhà thực dưỡng Trần Ngọc Tài”. Sở dĩ tui khuyên bà con nghe ông Tài chia sẻ vì sau khi tuyệt thực một thời gian tui bịnh lại. Từ đó tui đi tìm hiểu rất nhiều nhà thực dưỡng, thấy rằng cách ăn quân bình của ông Tài quá thuyết phục. Thuyết phục vì mục đích của thực dưỡng là làm cho cơ thể quân bình. Muốn cơ thể quân bình thì phải ăn quân bình, trong khi số 7 chỉ giúp cơ thể quân bình trong thời gian ngắn – có nghĩa là không bền vững.
Nhân đây, tui cũng trưng ra một bài viết của tui, về một nạn nhân của tín đồ “số 7”. Chị ta trả giá phải nói là siêu đắt sau khi ăn số 7 dài ngày, cho đến khi gặp ông Trần Ngọc Tài. Tui phải khẳng định rằng, nếu không có ông Tài “sửa sai” chi thì không biết giờ này chị còn trên cõi đời này nữa không (?)
Mong bà con chia sẻ rộng rãi tut này để hạn chế số người sai lầm khi ăn số 7 dài ngày.Trần Thế PhụcTin Tin Huỳnh
Ảnh internet: Khối u ung thư vú nếu ăn số 7 có thể nhỏ lại nhưng tiềm ẩn họa lớn
Đường dẫn đến bài viết về một nạn nhân của tín đồ số 7 http://tamsugiadinh.vn/…/nguoi-dan-ba-kh...thu-tu-cung-…
See Translation
Luong Trung Hung
[quote name='Luong Trung Hung' date='Sep 3 2017, 11:00 AM' post='30394']
Quân Bình Thực Dưỡng
8 September at 22:12 ·

TẮT KINH NGHUYỆT KHI ĂN SỐ 7 DÀI NGÀY PHẢN ÁNH SỰ... KINH HOÀNG
XIN ĐỪNG LÀM QUÉO “CUNG ĐIỆN” THIÊNG LIÊNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ

Tui nhớ không lầm, có lần nghe Thiền sư Thích Nhất Hạnh giải thích về tên gọi “Tử cung” của người phụ nữ như sau: Tử là con, cung là cung điện- nơi ở của bậc đế vương; tóm lại: tử cung là cung điện của người con. Rồi Ngài bình luận: Ông bà ta rất tinh tế nên mới ví von như thế. Sở dĩ ông bà mình ví von thế vì nhận ra thiên chức rất thiêng liêng của tử cung. Nó thiêng liêng vì bao bọc, che chở, nuôi dưỡng…. phôi thai nhỏ tí thành em bé- duy trì nòi giống của một gia đình- góp phần di trì nòi giống cho một dân tộc, có thể sau này trở thành một Đại bồ tát cứu độ chúng sanh.
Và tui được biết, người Việt từ rất xưa, đã gọi việc “ra máu” hằng tháng của người phụ nữ là “KINH NGUYỆT”. Từ điển Hán Nôm và Tiếng Việt giải thích kinh nguyệt như sau: Là hiện tượng ra máu mỗi tháng một lần ở người phụ nữ. Từ cách gọi của người xưa và định nghĩa của các nhà nghiên cứu, có thể khẳng định rằng kinh nguyệt là một hiện tượng CHU KỲ rất tự nhiên vô cùng quan trọng ở “tiểu hành tinh” người phụ nữ. Chu kỳ tự nhiên và quan trọng này như “chu kỳ” trăng tròn- khuyết, “chu kỳ” mặt trời lặn- mọc, “chu kỳ” con nước lớn nước ròng... đối với trái đất vậy.
Thế nhưng, điều tự nhiên vô cùng quan trọng ấy ở phụ nữ bị hủy diệt khi ăn số 7 dài ngày. Gần như hầu hết phụ nữ khi ăn số 7 từ một tháng trở lên đều tắt kinh. Có người tắt kinh đến 6 tháng! Có thể ví von, việc tắt kinh ở “tiểu hành tinh” phụ nữ giống như môt thời điểm nào đó trái đất không còn mặt trời và mặt trăng, biển kia sẽ không còn con nước lớn nước ròng. Trái đất diệt vọng!
Việc ăn số 7 dài ngày tắt kinh chứng tỏ nó trái với qui luật tự nhiên. Không trái với tự nhiên sao được khi trong tự nhiên không có bất cứ động vật trung hoặc cao cấp nào ăn thuần (độc nhất) một loại cây cỏ hoặc thịt... Việc gì trái với tự nhiên đều hủy hoại thiên nhiên. Ví dụ: Con người thải ra quá nhiều chất độc là trái với tự nhiên sẽ khiến trái đất nóng lên khiến nhiều tảng băng khổng lồ ở bắc cự tan chảy và gây ra nhiều vấn nạn khác (Vấn nạn môi trường sống bị hủy hoại là điều mà Liên hợp quốc đau đầu nhất chứ không phải là chiến tranh hay suy thoái kinh tế). Túm lại: số 7 dài ngày là trái với qui luật tự nhiên nên mới hủy hoại “CHU KỲ” kinh nguyệt tự nhiên của tiểu hành tư phụ nữ.
Hiện tượng phụ nữ ăn số 7 dài ngày tắt kinh là điều bất thường khủng khiếp. Thế nhưng tui chưa thấy nhà thực dưỡng nào giải thích thấu đáo! Trong khi các tín đồ số 7 cho rằng, đó là điều bình thường, rồi kinh nguyệt sẽ có lại. Trời ơi! Các ông ca ngợi số 7 dài ngày là tạo quân bình tốt cho cơ thể thì cơ thể người phụ nữ ăn số 7 dài ngày lẽ ra kinh nguyệt phải điều hòa, tháng nào cũng “có” đúng vào ngày đó, mới đúng chứ. Đằng này nó tắt lịm luôn! Thưa các tín đồ số 7, tui biết các ngài có lòng tốt với phong trào thực dưỡng, với người bệnh nên mới khuyên như thế. Thế nhưng, thưa các ngài, điều tốt mà thể hiện trong vô minh thì sẽ biến thành tội ác.
Thưa Ngài Osawa, nếu Ngài khuyên cộng đồng ăn số 7 khoảng 10 ngày trở lại thì Ngài đúng. Còn nếu Ngài khuyên cộng đồng ăn số 7 càng lâu càng tốt là Ngài đã thiếu sót rồi (Tui dùng chữ “nếu” có nghĩa là chưa khẳng định vì tui chưa đọc hết 300 cuốn sách của Osawa) . Thưa Ngài, con rất tri ân Ngài đã có công rất lớn trong việc tổng hợp, chi tiết hóa triết lý vi diệu của cổ nhân. Vì lẽ đó, mỗi khi đến ngày giỗ ngài, con đều thắp nén hương tri ân. Con tri ân Ngài, không đồng nghĩa với việc tui nhắm mắt làm theo 100% lời Ngài dặn. Đơn giản thôi, vì con không phải là CON CỪU thực dưỡng. Vì con là con người nên sẽ làm theo Ngài trong tĩnh thức. Thấy cái nào hay sẽ học, thấy hột sạn thì lượm ra. Con có động thái đó, vì nhận ra dân tộc con đã quá đau thương vì làm nô lệ cho tư tưởng ngoại bang. Và con có động thái đó vì con xem Ngài là con người, mà đã là con người thì việc thiếu sót là điều bình thường.
Có lẽ, việc phụ nữ tắt kinh nguyệt khi ăn số 7 dài ngày, là một trong nhiều nguyên nhân đã khiến các nhà thực dưỡng thế giới đã “bỏ” số 7 trong lúc nói chuyện thực dưỡng với đại chúng. Thế giới đã “bỏ” rồi, sao chúng ta lại dùng? Thế giới đã bỏ cộng sản rồi, sao chúng ta lại dùng? Phải chăng dân tộc này nghiệp nặng quá!
Kính thưa tất cả chị em phụ nữ! Bản thân chị em từ khi còn là phôi thai nằm trong CUNG ĐIỆN, đã là một tiểu hành tinh tự nhiên quí giá rồi chứ không phải là khi sanh ra đời hoặc trưởng thành. Vì vậy, tui mong “cái tôi” của chị em phải biết trân quí tiểu hành tinh của mình, có nghĩa là trân quí những cơ quan tự nhiên, những hiện tượng tự nhiên như chu kỳ kinh nguyệt. Khi trân quí tất cả những gì tự nhiên của mình thì ra sức bảo vệ, đừng để cái gì mất đi đột biến như trong khi ăn số 7 dài ngày đột biến mất kinh nguyệt. Nếu quí chị em ăn số 7 dài ngày sẽ không những tắt kinh nguyệt mà còn “khô quéo” CUNG ĐIỆN vì quá dương. Điều này có thể dẫn đến vô sinh.
Nếu chị em nào muốn làm người bình thường, muốn học hành, muốn có thiên chức làm mẹ sinh con đẻ cái, muốn vui cái vui đời thương thì đừng ăn số 7 dài ngày. Còn nếu ai không muốn có con, muốn làm triết gia, thiền sư thì cứ việc thỏa sức....
LỰA CHỌN CÁCH CHỮA BỊNH: (1) Tuyệt thực: có thể khỏi bịnh nhưng để lại di chứng nặng nề. Như tui đây, TT 24 ngày, lành 5 bịnh, nhưng 8 năm sau cơ thể còn “biến dạng”. (2) ăn số 7 dài ngày, có thể khỏi bịnh hoặc nặng thêm vì không hiểu biết, cũng để lại di chứng nặng nề còn hơn tuyệt thực vì dạ dày k tiêu hóa thức ăn khác ngoài gạo lứt muối mè và cơ thể cũng biến dạng. (3) Ăn quân bình: khả năng khỏi bịnh rất cao, an toàn, không để lại di chứng, vừa có vóc dáng đẹp.....
Ảnh 1: Tui thường dâng hương Tiên sinh vào ngày giỗ của Ngài.
Ảnh 2: Tiên sinh và phu nhân.Trần Thế PhụcTin Tin Huỳnh
Luong Trung Hung
Quân Bình Thực Dưỡng shared a link to the group: Cộng Đồng Thực Dưỡng Việt Nam.
11 August at 17:07 ·
HIỂU SAI MỘT TỪ PHÁ NÁT NGHỆ THUẬT THỰC DƯỠNG VI DIỆU
NHẬN ĐỊNH SAI MỘT TỪ PHÁ NÁT MIỀN TÂY

Cách đây khoảng 20 năm, chính quyền nhiều tỉnh ở miền Tây “bỗng dưng” đổi cụm từ “mùa nước nổi” thành “mùa nước lũ”. Khi thay đổi cách nhìn này, thì chính quyền phải tìm cách “chống lũ” hay “chế ngự lũ”. Thế là hàng loạt các bờ bao xuất hiện quanh các cánh đồng, làng mạc. Vì bờ bao này nên khi đến mùa nước nổi, nước không vào các cánh đồng nằm trong đê bao. Thế là nảy sinh bao hệ lụy: lúa không tốt vì ruộng không có phù sa, lượng chuột và nhiều loại sâu rầy tăng lên gấp bội vì có “lãnh địa” là các cánh đồng không ngập nước để sinh sôi, sản lượng cá giảm sút nghiêm trọng, môi trường môi sinh ở miền Tây ảnh hưởng nặng nề….. Các nguyên nhân này đã khiến nhiều nông dân điêu đứng. Từ đây đẻ thêm các tệ nạn….
Nhận thấy chính quyền sai lầm nghiêm trọng, trong khoảng 5 năm trở lại đây, người dân Miền Tây đã mạnh mẽ “đòi” chữ “nổi” cho mình. Họ đòi lại qui luật của tự nhiên vì cho rằng, từ xa xưa, tổ tiên của họ và trong thời gian gần đây là họ, đã sống yên ổn và trù phú với mùa nước nổi hơn nhiều so với “mùa nước lũ”.
Tính ra chính quyền chỉ thay đổi một từ “nổi” thành “lũ” thôi, đã ảnh hưởng khủng khiếp đến nhiều vấn đề: kinh tế, môi trường, tập tục, văn hóa, trật tự xã hội…. ở miền Tây.
Trong việc ăn “số 7” hay thực dưỡng cũng vậy, lâu nay nhiều nhà thực dưỡng đã hiểu sai càng khủng khiếp hơn các chính quyền địa phương ở miền Tây. Họ hiểu “không” thành “có”, hai từ đối ngược nhau hoàn toàn. Cụ thể: Phần lớn não trạng của các nhà thực dưỡng nghĩ rằng số “7 chữa bá bịnh” (cụm từ này khẳng định, tương đương với từ “có”); trong khi “số 7” hoàn toàn “không” có chức năng chữa bệnh như tui đã chứng minh qua việc tuyệt thực khỏi 5 căn bệnh. Nhìn nhận sai lầm nghiêm trọng như thế nên đã “đẻ” ra bao hệ lụy mà có lẽ tui và các nhà thực dưỡng chưa thể hình dung trong tương lai (có thể thực dưỡng “biến mất”).
Hệ lụy hiện tại mà tui và một số nhà thực dưỡng kinh nghiệm 50 năm đã nhận thấy nhiều vì đã tiếp cận với hàng ngàn người ăn số 7 dài ngày. Đáng kể nhất là hệ lụy khiến nhiều người “chết dở sống dở” (đây là hệ lụy liên quan đến tánh mạng và cuộc sống nhiều người- tức là hệ lụy đặc biệt nghiêm trọng). Khi người bệnh nghĩ rằng số 7 huyền diệu hơn thuốc nên cố sống cố chết để ăn.
Khi ăn số 7 một thời gian ngắn, cơ thể tạm lập lại quân bình, thì bệnh tật thuyên giảm. Thế là họ thần thánh hóa số 7, thần thánh hóa Tiên sinh, nên tiếp tục ăn đến suy kiệt. Nhận ra mình suy kiệt, họ ăn ra. Vì dạ dày quen với “số 7” rồi nên khi ăn món lạ vào là đau bụng, thế là “ăn vào”. Lúc này họ càng tin “số 7” là thuốc vì bỏ “thuốc” là đau bụng. Thế là cuộc đời của họ “sống chung” với “thuốc” số 7 như những người tiểu đường và huyết áp sống chung với thuốc phòng ngừa. Như vậy cuộc đời họ chết dở sống tệ với “thuốc” số 7 chẳng khác nào nhưng người bị bệnh mãn tính.

Ngoài hệ lụy đặc biệt nghiêm trọng như vừa kể, quan niệm cho rằng số 7 chữa bách bệnh còn đẻ ra nhiều hệ lụy khác mà tui và nhiều nhà thực dưỡng kinh nghiệm lâu năm đã ghi nhận rõ rang.
Khi nhà thực dưỡng cho rằng số 7 chữa bách bệnh. Điều này được lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bác sĩ nổi khùng trưng ra các bằng chứng để tố các. Thấy vậy, “người ngoài” rất sợ đến với thực dưỡng. Thế là nghệ thuật vi diệu thực dưỡng tổn thương nghiêm trọng.
Khi nhiều được cho là nhà thực dưỡng bảo rằng gạo lứt chữa bách bệnh thì những người bán gạo lứt có dịp nổ vang trời với người mua rằng đây là gạo “dược liệu” (gạo thuốc) tuyệt hay. Người không ăn thực dưỡng nghe thấy liền la làng: bọn thực dưỡng ba xạo. Vô tình người truyền “đạo” thực dưỡng vốn lương thiện (chỉ tội là sai lầm) đã tạo nghiệp nói láo phá hoại phong trào thực dưỡng.
Khi nhà thực dưỡng cho rằng số 7 chữa bệnh thì những người bệnh kiên quyết ăn “số 7”. Gia đình người bệnh thấy điều quá “bất thường” này nên phản đối kịch liệt (trường hợp này tui ghi nhận rất nhiều). Như vậy người hướng dẫn đã vô tình làm xào xáo gia đình người bệnh. Đây là nguyên do có nhiều người ác cảm với thực dưỡng.
Khi những người hướng dẫn hiểu biết sơ sài về nghệ thuật thực dưỡng, họ chỉ biết khuyên người bệnh ăn số 7. Vì số 7 quá rẻ và quá đơn giản, không cần phải suy nghĩ nhiều nên người bệnh ăn. Ăn xong bệnh giảm như đã kể trên…. Chính điều này làm phong trào gạo lứt muối mè bùng phát rất nhanh như thời điểm trước 1975. Nhưng khi nhận ra rằng ăn số 7 càng nhiều càng suy kiệt, nước da xanh lè, thì người bệnh ăn ra. Kết quả ăn ra là đau bụng… rồi lại ăn vào… (như nêu trên). Lúc này người hướng dẫn vì thiếu kiến thức nên “ngó trời”. Với họ, đằng sau số 7 là gì nữa thì …. “chấm hết” vì họ không biết gì nữa. Vì thế, phong trào thực dưỡng nổ đùng như bóng bóng.
Túm lại một cục chà bá thế này: Bất cứ một triết lý nào, kể cả triết lý tuyệt diệu như nghệ thuật dưỡng sinh, muốn tồn tại lâu bền, trước tiên phải thuận theo qui luật tự nhiên và phải được con người hiểu đúng “định lý” căn cơ của triết lý ấy.
Luong Trung Hung

Quân Bình Thực Dưỡng
14 August at 19:40 ·
“SỐ 7” TRONG MẮT CỦA NHÀ THỰC DƯỠNG PHƯƠNG TÂY
Khoảng 2 năm nay, trên Internet xuất hiện một bài phỏng vấn Nhà thực dưỡng Lương Trùng Hưng- người đã tiếp xúc với nhiều Đại để tử của Osawa và nhiều nhà thực dưỡng trên thế Giới. Bài phỏng vấn do tui thực hiện, có 2 tựa khác nhau: (1) “Các nhà thực dưỡng phương Tây không ăn số 7 vì biết bí mật của Osawa, (2) “Số 7 quá tuyệt vời nên nhà thực dưỡng phương Tây không ăn”.
Quí bà con nên đọc bài phỏng vấn này để có cái nhìn toàn diện hơn về số 7. Sau đó, bà con tùy thích chọn lựa “trường phái” của những người rất “từng trải” với “số 7” như ông Hưng hoặc “trường phái” của những người như “ếch ngồi đáy giếng” chỉ nhìn thấy “số 7”.Trần Thế PhụcTin Tin Huỳnh
Ảnh: tui đang phỏng vấn ông Lương Trùng Hưng
Luong Trung Hung
Quân Bình Thực Dưỡng
9 August ·
DÙNG NHIỀU LĂNG KÍNH “SOI RỌI”, THẤY ĐỘNG THÁI ĂN “SỐ 7” DÀI NGÀY SAI TRÁI TOÀN DIỆN

Đăng lại vì có người mắc vốn là đọa k được
Trong các tút trước tui chỉ dùng một vài “lăng kính” để chứng minh việc ăn “số 7” dài ngày thì sẽ suy kiệt nghiêm trọng dẫn đến tử vong. Trong khi muốn nhìn nhận và đánh giá một sự việc, động thái….. một cách toàn diện, phải dùng rất nhiều “lăng kính” khác nhau. Trường hợp “số 7” cũng vậy, phải có cái nhìn đa chiều, tổng thể để đánh giá. Vì vậy hôm nay, tôi sẽ dùng nhiều “lăng kính” khác nhau để “soi” động thái ăn số 7 dài ngày để cộng đồng có cách nhìn đa chiều hơn.
1. Dùng lăng kính Thuyết âm dương soi vào người ăn số 7 dài ngày, thấy rằng: Khi ăn số 7 dài ngày, cơ thể dương hóa nên co rút lại còn tí tẹo- chứng tỏ lệch dương, nếu tiếp tục sẽ dẫn đến dương vô cực- lúc này chỉ có xuống mồ thì cơ thể mới âm hóa trở lại được.
2. Dùng lăng kính qui luật tự nhiên soi vào việc ăn số 7 dài ngày, thấy rằng: Ăn số 7 dài ngày là trái với tự nhiên vì thực tế trong thiên nhiên không có bất cứ động vật trung và cao cấp nào ăn thuần (duy nhất) một loại thực hoặc động vật.
3. Dùng kinh nghiệm của Đức Phật- một người siêu trí huệ có khả năng nhìn tỏ tường không gian rộng vô biên – rộng cả triệu năm ánh sáng- thấy rằng: Ăn số 7 dài ngày chỉ nhận lấy thân tàn ma dại và có thể cản trở đường đến giác ngộ. (Tại sao tui dùng trải nghiệm thực hành tiết thực của Đức Phật so sánh với việc ăn số 7 dài ngày? Vì xét về tổng thể nhiều mặt như: nền văn minh Ấn Độ, thức ăn thời Đức Phật trong lành, cách tu tập của Ngài….v..v thì tui thấy việc Đức Phật tiết thực dài có khi “cao cấp” hơn ăn “số 7” dài ngày. Có thể hình dung thế này nếu tuyệt thực là điểm 10, cách tiết thực của Đức Phật có thể điểm 9, còn cách ăn “số 7” là điểm 8). Hãy nghe Ngài nói “Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo (….); vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột một nhà sàn hư nát; vì Ta ăn quá ít, nên con ngươi long lanh của Ta nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu; vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nhiu khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nhíu khô cằn…. Này Aggivessana, trong khi Ta xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta… da của Ta vốn thanh tịnh, trong sáng bị hư hoại vì Ta ăn quá ít." Không đạt giải thoát với cách tu khổ hạnh, Đức Phật đã từ bỏ phép tu này. Quả quyết rằng mình đã đi đến chỗ cùng cực của công phu tu khổ hạnh và khổ hạnh không dẫn đến giác ngộ.
4. Dùng lăng kính Luật nhân quả soi vài động thái ăn số 7 dài ngày, thấy rằng: Ăn số 7 một thời gian ngắn thì bệnh tật giảm nhanh (điều này tôi thừa nhận) sẽ tiềm ẩn tai họa nếu không tỉnh thức (dừng lại đúng lúc) thì chết có ngày thôi.
5. Dùng lăng kính Triết lý Osawa soi vào việc ăn “số 7” dài ngày, thấy rằng: Khi còn sống, Ngài Osawa cho rằng “Ăn số 7 kết hợp với cầu nguyện thành tâm thì tương đương tuyệt thực”. Từ câu nói này, có thể kết luận: nếu ăn số 7 dài ngày có thể suy kiệt rất nghiêm trọng hoặc chết. Vì sao? Vì trung bình, một người bình thường có thể nhịn ăn khoảng 50 ngày- nếu kéo dài thêm thì có thể chết- nên số ngày ăn số 7 trung bình khoảng 60- 70 ngày. Nếu kéo dài thì nguy hiểm nếu không chết thì biến dạng cơ thể nghiêm trọng.
6. Dùng lăng kính tuyệt thực dài ngày soi vào việc ăn số 7 dài ngày, thấy rằng: số 7 không có chức năng chữa bệnh, chỉ là thức ăn dùng để tiết thực tương đồng với nhiều món ăn khác như khoai lang, khoai tây, bột ngũ cốc, cháo gạo trắng, cơm gạo trắng, nước chanh… Một thức ăn dùng để tiết thực, kể cả “số 7” thì không thể dùng dài ngày được. (trên mạng có nhiều người dùng cách tiết thực này để giảm cân và chữa bịnh. Bằng chứng trong đường dẫn tiêu biểu này: http://ngoisao.net/…/cach-detox-12-ngay-...-kg-cua-tran…
7. Dùng lăng kính nền văn minh lúa nước của Việt Nam, thấy rằng: Việc ăn số 7 dài ngày là hoàn toàn sai vì trong nhiều ngàn năm, người Việt ăn cơm lứt với nhiều món ăn khác nhau “mùa nào thức ấy” chứ không ăn thuần một loại thực vật hay động vật nào. Nếu ăn số 7 “càng lâu càng tốt” như những người tự xưng là nhà thực dưỡng thì cơ thể sẽ phá vỡ cấu trúc của cơ thể “truyền thống” của người Việt, điều này rất nguy hiểm.
8. Dùng lăng kính khoa học soi vào việc ăn số 7 dài ngày, thấy rằng: rất nhiều nhà khoa học khuyên không nên ăn số 7 dài ngày. Tiêu biểu như bài viêt trong đường dẫn, đọc hết bài sẽ thấy lời khuyên của nhà khoa học cũng chí lý lắm http://thanhnien.vn/…/duong-suc-khoe-ban...ut-muoi-me-4…
9. Cái bao tử của người ăn số 7 dài ngày cũng cho thấy: nếu ăn ra một món nào “lạ” là đau bụng, thế là “ăn vào” (vòng luẩn quẩn này khiến người bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào số 7). Đau bụng vì lúc này bao tử chỉ quen tiêu hóa một món số 7 hoặc mao trạng ruột và bao tử đã “chết” nên không “dung nạp” thức ăn khác. Như vậy cái dạ dày góp phần chứng minh người ăn số 7 dài ngày là sai lầm nghiêm trọng.
Luong Trung Hung

Quân Bình Thực Dưỡng
18 August at 19:30 ·
“THÂM CUNG BÍ SỬ” CỦA NHỮNG NGƯỜI NHỜ THỰC DƯỠNG ĐÃ TRỞ VỀ TỪ CÕI CHẾT
CHIA SẺ VIỆC ĂN THỰC DƯỠNG KHỎI BỆNH CÒN HƠN XÂY CHÙA

Có lẽ ở VN, tui là một trong những phóng viên “đá” qua mảng “gạo lứt” nhiều nhứt vì do nhiều nguyên nhân: (1)nhiều phóng viên khác “không thèm” theo mãng này (nếu theo thì loáng thoáng thui) vì …. rất ít chiền, (2) tui nhờ thực dưỡng mà thoát chết (3) tui là người thực hành thực dưỡng, (4) duyên tiền định…
Tui đã tiếp cận với rất nhiều người “từ cõi chết trở về”. Nghĩa là những người đã bị bệnh viện chê rồi nhưng nhờ thực dưỡng đã khỏi bệnh. Thành phần gồm: quan chức cỡ bự chà bá, “đại gia”, “chân dài”, nghệ sĩ, bác sĩ, giáo sư, nông dân, chạy xe ôm, công nhân vệ sinh…. Nói chung là đủ hạng người trong xã hội.
Rất nhiều người được “sinh ra lần thứ 2” như thế nhưng chỉ rất ít người chịu chia sẻ về quá trình lành bệnh nhờ thực dưỡng, mặc dù tui trấn an họ là khi đăng báo làm mờ mặt, ẩn danh, đổi tên… Họ e ngại vì nhiều nguyên nhân: quan chức thì sợ ảnh hưởng đến việc thăng quan, giáo sư thì lo sinh viên biết về bí mật của mình, bác sĩ càng ngại hơn vì sợ người bịnh xầm xì “ông không chữa được cho ông thì làm sao chữa bệnh được cho tui”, mấy ẻm chân dài thì càng kiên kỵ hơn cả bác sĩ, mấy em chân không dài mấy mà chưa chồng thì sợ …. tùm lum. Mặc dù họ không chia sẻ trên báo nhưng lại trò chuyện với tui. Nhờ đó là mà tui biết những chuyện “thâm cung bí sử” zui ơi là zui. Khi nào rảnh kể cho mọi người nghe chơi.
Còn những người chia sẻ và đồng ý cho đăng báo phần lớn họ ít có địa vị trong xã hội, có tấm lòng vì mọi người, muốn chia sẻ sự thật để cứu nhiều người…. Hơn ai hết, họ thấm thía với nỗi đau bệnh tật khiến thân xác đau đớn và tiền của đất đai nhà cửa đội nón ra đi…. Trong số này có người còn cho rằng chia sẻ quá trình khỏi bệnh nhờ thực dưỡng còn hơn xây chùa, vì biết đâu cứu được nhiều mạng người- đặc biệt là người nghèo. Ngẫm ra thấy đúng quá, tui học theo họ nên vừa rồi tui có “cởi truồng” bộ xương 33 ký để chia sẻ với cộng đồng.
Qua tút này, tui mong những người đã khỏi bệnh nan y, khó trị nhưng đã khỏi nhờ thực dưỡng thì đừng ngần ngại chia sẻ dưới bất cứ hình thức nào: FB, báo chí, tuyên truyền miệng, viết thư trao đổi với những người bệnh đang kêu cứu trên internet, điện thoại …. Nếu ai chia sẻ có nghĩa là mở lòng cho nhân gian, biết ơn các tiền bối thực dưỡng từ xa xưa đến nay, tri ân uốc sống… sẽ nhận lại công đức vô lượng còn hơn…. Xây chùa.
Và nếu ai đọc tút này xong, nhấn nút chia sẻ, cũng là một nghĩa cử thiện nguyện thầm lặng rất trân quí.
Ảnh: một bệnh nhân rất đẹp, đã khỏi bệnh nan y nhờ thực dưỡng, đang chia sẻ với tui với điều kiện ẩn mặt.Trần Thế PhụcTin Tin Huỳnh
See Translation
Luong Trung Hung
Quân Bình Thực Dưỡng added 2 new photos.
4 September at 22:36 ·
THỰC DƯỠNG LIÊN HOÀN HIỆN ĐẠI ĐÃ LEN LỎI VÀO NGÓC NGÁCH SÀI GÒN
15h chiều hôm nay (04/9/2017), tại chung cư 1050 Phan Chu Trinh, Bình Thạnh, Sài Gòn, đã diễn ra tọa đàm thực dưỡng liên hoàn hiện đại. Diễn giả chánh là Lương y- dịch giả- nhà bào chế thuốc Tây- nhà thực dưỡng Trần Ngọc Tài. Ông Tài cho biết vì thực dưỡng quá tuyệt vời, đã giúp ông thoát chết nên ông đã “bỏ” các nghề khác để chuyên tâm chia sẻ thực dưỡng.
Tham dự buổi tọa đàm có khoảng 35 bà con sinh sống tại chung cư 1050. Chị Trúc, đại diện bà con mời ông Tài đến Tọa đàm, cho biết: “Tui mời thầy Tài vì cách chia sẻ của thầy hiện đại. Ăn theo cách của thầy nếu phụ nữ không chỉ hết bịnh mà giữ dáng rất chuẩn. Rất tiếc là hôm nay bà con đi chơi lễ chưa kịp về nên số người tham dự hơi ít. Tui sẽ mời thầy Tài một lần nữa. Tuy nhiên lần sau, tui sẽ lựa chọn thời điểm bà con rảnh rỗi để Tọa đàm thực dưỡng hiện xôm tụ hơn.
Nhìn quang cảnh buổi Tọa đàm diễn ra trong một “ngóc ngách” xa khuất của Sài Gòn, Quân bình Thực dưỡng rất lấy làm ưng cái bụng vì nhận thấy thực dưỡng đã đi vào “sâu” vào cuộc sống đời thường của người dân.
Trần Thế PhụcTin Tin Huỳnh
Luong Trung Hung
Quân Bình Thực Dưỡng added 2 new photos.
5 September at 22:31 ·
NHÀ KHOA HỌC VÀ BÁC SĨ ĐÃ “ÂM THẦM” CHÁT VỚI TUI NHỮNG GÌ
Sau loạt tút bút ký tuyệt thực 24 ngày khỏi 5 bịnh, để chứng minh cho cộng đồng thực dưỡng thấy rằng: cơ thể ta là “thần y” chứ không phải số 7 hay thực dưỡng. Vì sao? Vì nhịn ăn hoàn toàn, chỉ uống nước, mà khỏi 5 bịnh, chứng tỏ cơ thể tự chữa tất cả bịnh tật. Như vậy, số 7 nói riêng và thực dưỡng nói chung chỉ là “tha lực” tốt trong rất nhiều “tha lực” giúp cơ thể tự chữa bệnh chứ thực chất sô 7 hay thực dưỡng không có chức năng chữa bịnh gì.
Có lẽ thấy tui chứng minh quá thuyết phục nên có 6 bác sĩ và một nhà Sinh vật học và Di truyền học đã “nhảy” vào chat với tui. Hành động của họ tui hiểu rằng, họ cần ẩn danh để không ảnh hưởng đến sự nghiệp. Vì vậy tui tôn trọng quyên riêng tư nên không nêu tên ai.
6 bác sĩ đều khẳng định, lập luận của tui quá thuyết thục, đặc biệt là tút: “DÙNG NHIỀU LĂNG KÍNH SOI, THẤY VIỆC ĂN SỐ 7 DÀI NGÀY LÀ SAI LẦM TOÀN DIỆN”. Trong số 7 nhà khoa học chát với tui, ấn tượng nhứt là nhà Di truyền học. Tui trích nguyên văn lời của chị để mọi người đọc cho zui.
Nhà sinh vật học và di truyền học: Cám ơn em viết loạt bài về ăn số 7 rất hay và ích lợi cho mọi người. Cá nhân chị cũng là fun của Thực dưỡng nhưng không ăn số 7 bao giờ chỉ cảm nhận rằng không ổn lắm và chị gặp vài người đã từng "thần tượng" số 7, thấy họ "dương" quá ai nói gì cũng bỏ ngoài tai và căn bản là họ có niềm tin quá chắc thật rằng số 7 chữa khỏi mọi bệnh tật. Chị cũng thấy nguy hiểm nhưng chả biết nói sao giờ em phân tích trong loạt bài chị thấy rất hợp lý. Nói cám ơn thôi sẽ là không đủ cho những bài viết này. ( sorry em chị sinh năm 62 nên tự xưng chị luôn).
Quân bình thực dưỡng (QBTD): Phong trào thực dưỡng VN không lớn mạnh và đi vào lòng người một cách tự nhiên là do nguyên nhân mấy người được cho là nhà thực dưỡng cho rằng số 7 chữa bách bệnh. Khi hiểu như thế thì họ mê tín. Khi mê tín thì dẫn đến mê muội nên không còn biết gì nữa. Nếu hiểu rằng, cơ thể chúng ta có khả năng chữa bất cứ bệnh gì, "số 7" là một trong nhiều thức ăn tốt nhất (chứ không phải duy nhất) để "trợ giúp" cơ thể chữa bệnh. Khi hiểu thế thì mọi người sẽ lắng nghe cơ thể của mình để tự lựa chọn cách ăn phùng hợp. Có như vậy thực dưỡng mới đi vào lòng người nhẹ nhàng, thế là phong trào thực dưỡng phát triển
Nhà sinh vật học và di truyền học: Chị rất đồng tình lập luận của em. Phải biết lắng nghe cơ thể. Có ý thức trong việc ăn và lựa chọn thức ăn cho mình. Bản thân chị đã từng là nhà khoa học và giờ cũng là phật tử.
QBTD: Vai trò của chị lớn như vậy thì mong chị góp tiếng nói phát động phong trào thực dưởng để cứu nhiều người. Theo em đây là Pháp tốt nhất để "độ" nhiều "người thường" và phật tử. Chiến thắng nghiệp ăn thì các nghiệp khác sẽ "thắng" dễ hơn. Em cũng mong muốn các bác sĩ nhìn chân xác rằng, cơ thể có khả năng tự chữa bách bệnh, bác sĩ chỉ là "tác nhân" trợ giúp. Nếu nhìn góc độ ấy thì thì khoa học mới thuận theo tự nhiên. Khi khoa học thuận theo tự nhiên thì mới tiến xa được.
Nhà sinh vật học và di truyền học: Học sinh vật học và di truyền học, nên chị cũng có chút hiểu biết về sự trao đổi chất theo khoa học thực nghiệm. Tuy nhiên chị thấy kh (khoa học- QBTD) hiểu sai về cơ thể và con người khá nhiều. Giờ theo Phật dạy thôi.
QBTD: Chị theo con đường Phật pháp là quá sáng suốt, sẽ phát triển trí huệ không điểm dùng. Trí huệ Phật pháp đi trước khoa học 2.500 năm. Hồi đó, Đức Phật đã thấy vô số tiểu hành tinh như trái đất rồi. Điều này các nhà khoa học thời hiện đại mới thấy. Chỉ việc dùng trí huệ thôi, Đức Phật đã nhìn tỏ tường cả không gian vô biên- rộng cả ngàn triệu năm ánh sáng.
Ảnh Internet. Rừng bị phá rồi có khả năng tự phục hồi như ảnh 2 nếu chúng ta không tiếp tục phá hoại nó. Cơ thể cũng vậy, có khả năng tự chữa bệnh như cánh rừng kia, thực dưỡng hay số 7 chỉ là trợ giúp nó thôi.
See Translation
Luong Trung Hung
Song Thu shared Quân Bình Thực Dưỡng's photo.
21 August at 21:58 ·
Tối hôm qua vừa đọc phần chăm sóc ngoại khoa tắm cát biển, trong quyền cốt tủy thực dưỡng của trần Ngọc tài, cứ đọc đi đọc lại mãi để hình dung cách làm thì sáng nay thấy ảnh và bài viết của bạn Quân Bình Thực Dưỡng, thật là dễ hiểu.
Mình share cách tắm cát biển để tiện thực hành:
🏊‍♀️🏊‍♀️🏊‍♀️🏊‍♀️🏊‍♀️🏊‍♀️
‍♀️🏊‍♀️🏊‍♀️
"Chuẩn bị : không ăn uống gì trước khi tắm nhiều giờ;
Mang theo một ít nước, một cái xẻng, một cái dù và một cái mũ rộng vành;
Chọn nơi cát ở gần sát mép nước càng tốt; Đào một cái hố có chiều dài khoảng 1m hay hơn(tuỳ theo người cao thấp),chiều sâu khoảng 5 tấc,đào hố hơi nghiêng 20 độ.Chất đống cất đã đào cho vừa với tay khi nằm xuống hố; Trải một ít cát khô nóng xuống cái hố đã đào; Lựa chọn để dù sao đưa bóng dù chế đầu và mặt; Nằm chôn mình xuống hố sao cho đầu,cổ và một cánh tay ở ngoài cát,sao cho vừa bóng mát của dù cho đầu và vai; Dùng tay đắp cát lên người khoảng 1 đến 2 tấc. Tuỳ theo thể trạng mà nằm chôn trong cát tù 20p đến nhiều giờ,khi thấy hơi khó thở thì với cát ra ko tắm nữa; Sau 15p mới đc tắm trong nước biển và rồi tắm lại trong nước ấm để giữ độ ấm cơ thể".
Trích cốt tủy thực dưỡng .
Luong Trung Hung

Quân Bình Thực Dưỡng
21 August at 18:59 ·
ĂN THỰC DƯỠNG THÔI BÀ CON ƠI, GIÁM ĐỐC BV CÒN ĐỘT TỬ KÌA

lâu nay tui tiếp xúc với giơi bác sĩ và lương y cũng hơi bị nhiều. Tui chưa thấy vị lương y nào bịnh tật, trong khi đó bs bịnh từ lưa. Điều này nói lên nhiều lắm. Vậy mà cả xã hội nhắm mắt chui vào bv. Hôm ni, một giám đốc trong tay phương tiện chữa bịnh tối tân và có đồng nghiệp giỏi có thừa, thế mà cũng đột tử. Điều đáng nói là đột tử tại BV của mình! Cảnh tỉnh đi bà con ơi!
See Translation

Giám đốc Bệnh viện C Thái Nguyên đột tử tại phòng làm việc - Tuổi Trẻ Online
TTO - Giám đốc Bệnh viện C Thái Nguyên Đào Văn Soạn được phát hiện đã đột tử tại phòng làm việc, khoảng 7h10 sáng nay 21-8.
TUOITRE.VN|BY TUỔI TRẺ

Luong Trung Hung

Quân Bình Thực Dưỡng added 2 new photos.
20 August at 19:25 ·
CÁT BIỂN LÀ “THẦN Y” HÚT KHỐI U UNG THƯ VÀ CHẤT ĐỘC
QUÍ BÀ TẮM CÁT “LÁC MẮT” QUÍ ÔNG

Cá nóc có thịt đặc biệt ngon nhưng cũng có cực độc chết người đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau loài ếch độc Phi tiên vàng.
Hầu hết các ngư phủ Việt Nam khi ngộ độc cá nóc đều tử vong.
Thế nhưng, có một làng chài Nhựt Bổn, cứ 5-7 ngày là có người trúng độc cá nóc nhưng vẫn sống khỏe re vì được … đem đi chôn ở bãi biển gần mép nước. Dĩ nhiên là cát chỉ lấp tới cổ thui, còn phải để anh ta thở nữa. Sau nhiều giờ, người ngộ độc sẽ khỏe lại và tiếp tục … nhậu cá nóc.
Nhận thấy điều kỳ diệu ấy, các đệ tử rất giỏi của Osawa, đã nhận định: cát biển đã rút chất cực độc ra khỏi con người qua lỗ chân lông một cách kỳ diệu. Từ đây, họ đã thử nghiệm thành công, sau đó khuyên nhiều người bịnh “tắm cát”.
“Trợ phương tắm cát rất kỳ diệu; tuy nhiên tui không thấy sách của Tiên sinh đề cập, mà chỉ thấy trong sách của Đại để tử của Ngài. Có lần tui trực tiếp nghe Đại đệ tử Herman Aihara kể về ngôi làng ăn cá nóc kỳ lạ”.
Tại Việt Nam, tui chỉ thấy ông Tài là người siêng năng nhắc người bịnh đi tắm cát kết hợp với ăn quân bình. Không chỉ có nói bằng lời, Ông đã hướng dẫn nhiều người ung thư tắm cát. Kết quả ngoài sức tưởng tượng! Ông nói, ăn quân bình là trong đánh ra, sẽ tống độc ra; còn tắm cát là ngoài đánh vào, sẽ lôi cổ chất độc ra; đánh tổng lực như thế thì khối u nhanh tan hơn.
Nhờ hướng dẫn nhiều người, ông cũng thu thập nhiều kinh nghiệm như nhận ra “phản ứng phụ” tùy theo cơ địa từng người. Vì vậy, ai muốn tắm cát thì tìm hiểu thiệt kỷ trong sách “cốt tủy thực dưỡng”, hoặc hỏi ông Tài.
Có lần tui thấy tui phỏng vấn một người đẹp bị ung thư vú. Mới đầu gặp, tui hết hồn, hỏi: ủa nghe nói chị ăn số 7 sao bảnh bao quá vậy? Chị cười, nếu k có chú Tài thì chết vì số 7 rồi. Còn em được như ngày hôm nay là nhờ ăn quân bình và tắm cát đó. Lúc đó tui chợt nghĩ, nếu phụ nữ ai cũng tắm các, chắc đàn ông lác mắt hết trơn.
Thưa bà con. Càng tìm hiểu nghệ thuật dưỡng sinh của người nền triết học Phương Đông xưa để lại, tui càng thấy rất nhiều điều kỳ diệu. Khi thấy nhiều điều diệu kỳ thì sẽ không còn lệ thuộc, dính mắc vào số 7 nữa. Đơn giản thôi, vì số 7 là một phần rất nhỏ của nghệ thuật dưỡng sinh.Trần Thế PhụcTin Tin Huỳnh
Ảnh: một người thực dưỡng đang tắm cát theo hướng dẫn của ông Tài
See Translation
Luong Trung Hung
Quân Bình Thực Dưỡng
7 August ·
ĂN SỐ 7 VÀ TUYỆT THỰC DÀI NGÀY LÀ ĐỐI XỬ THÔ BẠO VỚI “THẦN Y” CƠ THỂ, NGOẠI LỆ BỆNH ĐẶC BIỆT VÀ NGƯỜI ĐẶC BIỆT

Sau bút ký tuyệt thực 24 ngày của tui, có lẽ cộng đồng thực dưỡng thấy rất rõ ràng bất cứ cơ thể ai và nhiều loài động vật cũng có khả năng chữa gần như tất cả các bệnh tật. Nói một cách đầy hình ảnh là chính cơ thể của con người là “Thần Y”.
Không những thế, trong quá trình thực hành thực dưỡng và tiếp xúc với nhiều bệnh nhân, tui nhận thấy cơ thể con người là một người thầy rất nghiêm khắc nhưng vị tha. Người thầy này, thấy “cái tôi” sống (bao gồm: ăn, ngủ, hít thở, và nhiều hoạt động…) sai ít thì nhẹ nhàng nhắc nhở chúng ta bằng một trận cảm cúm xoàng, gắn lên mặt chúng ta những mụn nhọt khó coi, hay khiến cơ thể đau nhức khó chịu…. Người thầy cơ thể vì bao dung nên “nhắc nhở” chúng ta một lần không được thì nhắc nhỡ lần 2, lần 3, lần 4…. Khi thầy nhắc nhở đến … n lần mà chúng ta không nghe thì phạt rất nặng bằng những trận đòn chí tử như: ung thư, tiểu đường, gút, banh tim ra cho hở chơi, viêm gan, viêm túi mật… Lúc này thì con người mới nhìn lại, nếu ai thấy mình có lỗi và thành tâm sửa lỗi thì người thầy cơ thể không chỉ “tha thứ” mà còn tận tình giúp đỡ…
Và nếu ai làm cuộc thám hiểm thật sâu vào bên trong chính mình, thường xuyên “phượt” vào cơ thể mình thì sẽ nhận ra rằng có nhiều thú vị bên trong “tiểu hành tinh” của chúng ta. Đôi khi chúng ta cảm thấy chính cơ thể mình đã “ban tặng” cho não bộ mình nhiều kiến thức vô giá mà không có bậc thầy vĩ đại nào có thể truyền dạy được. Có lẽ vì thấu triệt điều này mà Đức Phật khuyên “đừng nghe lời ta, hãy nghe phật tánh trong ngươi”. Và có lẽ nhận ra điều “lạc thú” ấy nên nhiều hành giả, thiền sư, triết gia… không ngừng “thám hiểm” vào bên trong cơ thể mặc cho thế sự vần vũ xoay tít.
Vậy, khi cơ thể con người là tiểu hành tinh tự nhiên như thế, quá đặc biệt, quá tinh vi như vậy, thì chúng ta phải trân quí nó và phải đối xử với nó thuận theo tự nhiên, phải tế nhị với nó bằng hành động ăn uống, luyện tập, tu luyện… trong sự hiểu biết.
Còn nếu quí vị nào đã mắc sai lầm trong quá khứ khiến bịnh tật nhiều như tui trước đây thì cũng đối xử với cơ thể thật nhẹ nhàng chứ không “nhắm mắt” ăn “số 7” hoặc tuyệt thực dài ngày. Hành động này là đối xử thô bạo với “thần y” và “người thầy vĩ đại” và nguy hiểm vì môi trường cơ thể trong con người hiện đại khác rất nhiều so với thời tiên sinh Osawa. Trường hợp ăn “số 7” và tuyệt thực dài ngày chỉ dành cho những người mắc bệnh nan y đặc biệt (không phải ung thư) như tam bạch đản hạ rất âm có thể khiến đàn ông tinh trùng loãng như nước hoặc những người đã trở thành thiền sư và triết gia. Nhưng những người mắc bịnh đặc biệt muốn ăn số 7 hoặc tuyệt thực dài ngày thì trước tiên phải “thăm dò” cơ thể từng bước như tui. Để tuyệt thực 24 ngày, tui phải mất hơn 3 năm “chuẩn bị”.
Còn nếu ai muốn ăn số 7 và tuyệt thực dài ngày để cơ thể chữa bệnh hay để khám phá cơ thể thì tui cũng không thể cản được. Nhưng tui nó rằng điều ấy có thể uổng công. (Điều này Đức Phật đã “kết luận” rồi).
Vì khi mới bắt đầu ăn số 7 hoặc tuyệt thực thì cơ thể dần lấy lại quân bình nếu tiếp tục kéo dài ngày thì cơ thể mất quân bình (thường là quá dương- cơ thể co rút lại). Trong khi cơ thể quá dương mà xảy ra điều “kỳ diệu” thì điều kỳ diệu ấy cũng mất “quân bình” (hay tạm gọi là điều kỳ diệu không tốt), thường gây ảo tưởng và ảo giác khiến người đó tưởng sắp trở thành triết gia (như tui đây) nên tiếp tục ăn số 7 hoặc nhịn tiếp đưa đến “Thân tàn ma dại” (đọc lời tự sự của Đức Phật sẽ rõ như ban ngày).
Vậy một người siêu trí huệ có khả năng nhìn thấu không gian nhiều triệu năm ánh sáng, đã tuyên bố như thế thì chúng ta dại gì tiếp bước sai lầm. Thế thì chúng ta dại gì mà không chọn cách tốt nhất là ăn quân bình. Ăn tinh tế, thuận tự nhiên, hay nói theo cách nói của thực dưỡng là ăn quân bình đồng thời không ngừng khám phá cơ thể thì chúng ta vẫn nhận ra bao điều kỳ diệu. Đôi khi điều kỳ diệu này còn diệu kỳ hơn điều kỳ diệu trong lúc khám phá cơ thể bằng phương pháp cực đoan. Đơn giản thôi, khi chúng ta có động thái quân bình thì sẽ dẫn đến Điều kỳ diệu quân bình. Đây là điều cốt lõi đưa đến giác ngộ.Trần Thế Phục Tin Tin Huỳnh
Ảnh minh họa: Ăn quá dương như số 7 hoặc quá âm đều phá tan cơ thể bạn như cô gái trong ảnh
See Translation
Luong Trung Hung

Quân Bình Thực Dưỡng
23 hrs ·
KHÔ NƯỚC MẮT VÌ TẮT KINH 9 THÁNG DO ĂN SỐ 7 DÀI NGÀY
Sau tút “TẮT KINH NGHUYỆT KHI ĂN SỐ 7 DÀI NGÀY PHẢN ÁNH SỰ... KINH HOÀNG” được đăng lên tối qua, chiều nay (09/9), một cô bé “nhảy” và chát với tui. Sau khi đề nghị giấu thân phận, cô bé 26 tuổi, ở Đồng Nai cho biết: Cháu bị bệnh viêm xoang rất nặng nên không làm gì được bằng đầu óc. Vì nghe lời người bạn, cháu đến nhờ ông thầy chùa hướng dẫn ăn số 7. Cháu về nhà ăn số 7 được 5 tháng thì ăn ra. Lúc đó cháu chỉ còn 35 ký. Khi cháu ăn được 2 tháng thì bị tắt kinh nguyệt cho đến nay đã 9 tháng rồi. Mỗi lần nghĩ đến chuyện không thể có gia đình và có con là cháu khóc. Cháu khóc nhiều lắm chú à. Giá như cháu đọc lời cảnh báo của chú trước khi ăn số 7, có lẽ cháu không lâm vào tình cảnh này. Cháu mong mọi người đừng mắc sai lầm giống cháu. Cháu cảm ơn chú.
Tui cho rằng, còn nhiều người như cô bé kia nhưng vì phụ nữ vn cho đó là chuyện thầm kín nên không nói ra.Trần Thế PhụcTin Tin Huỳnh
Ảnh Minh họa
Luong Trung Hung

Trần Thế Phục
DI CHỨNG : HẬU QUẢ THÊ THẢM CỦA GLMM SỐ 7 LÂU NGÀY :
Trần Thế Phục Các bạn có thấy tận mặt những người di chứng số 7 chưa? Mỗi ngày tôi đều gặp những người đến nhờ hỗ trợ giải quyết di chứng của số 7, mỗi người một kiểu nhưng đều hết sức nặng nề! Mới đây có chị Hiền ở Mỹ Tho lặn lội qua Cần Thơ gặp cám ơn và tâm sự với Bác Hưng tại Ẩm Thực Lành "nhờ xem clip Bác nói về THỰC DƯỠNG HIỆN ĐẠI mà con thoát ra được bế tắc và lấy lại quân bình trong cuộc sống, hiện tại có khoảng hơn 20-30 người tại Mỹ Tho đang lâm vào cảnh k lối thoát vì gạo lứt muối mè, người thì bỏ việc ngân hàng vì k thấy ý nghĩa gì khi làm, người thì k muốn giao tiếp với ai, người thì chỉ còn bộ xương, người thì gia đình rắc rối...có thể bạn may mắn chưa gặp di chứng khi áp dụng số 7 nhưng nếu chưa hiểu rõ và tường tận thì đừng khuyên người ta và cũng đừng cổ vũ vì như thế là hại người ta!
Luong Trung Hung
Quân Bình Thực Dưỡng
23 hrs ·
CÁCH ĂN THỰC DƯỠNG DỄ, AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG NHẤT

Trong nhiều tuần qua, tui rất hân hoan vì có nhiều tín đồ tương lai của thực dưỡng liên tục hỏi về thức ăn quân bình nhưng bận nhiều việc tui chưa trả lời. Hôm nay tui cố gắng “tốc ký” một tút về thức ăn quân bình để bà con cô bác anh chị em tham khảo. (Tút không thể hiện kiến thức của tác giả. Tui chỉ là người nhận thấy cách ăn này quá tốt và an toàn cho đại chúng nên chọn lọc kiến thức của những nhà thực dưỡng rất nhiều năm kinh nghiệm rồi biên tập cho bà con dễ hiểu)
Thưa cộng đồng!Mục đích tối thượng của thực dưỡng là lập lại quân bình cho cơ thể, từ đó cơ thể phát huy khả năng tự chữa bịnh. Muốn cho cơ thể quân bình thì phải ăn thức ăn quân bình vào. Thế nào là thức ăn quân bình thì các nhà thực dưỡng rất nhiều năm kinh nghiệp đã “sưu tập” rồi. Nghĩa là họ đã đào giếng sẵn rồi, cứ thế chúng ta múc nước lên uống. “Uống” một thời gian, bà con sẽ thấy điều kỳ diệu của cơ thể, thế nào cũng tự mình thân chinh đi tìm “đạo” thực dưỡng thôi. Nhưng trước mắt thì cứ “uống nước” đi thôi.
TRONG LÚC BỊNH, KHÔNG NÊN DÙNG các thức ăn sau vì dễ gây mất quân bình: Tất cả các loại thịt động vật (trừ một số loại, sẽ liệt kê bên dưới), cà (các loại), măng, nấm, giá, nước cốt dừa, khoai tây, mướp, bầu, củ sắn (củ đậu), đồ gia vị các loại, đường, cà phê, kem, tất cả trá cây, nước đá; nước ngọt, mì gói … (nói chung là tất cả đồ ăn công nghiệp)….;
TRONG LÚC BỊNH, NÊN ĂN các loại thức ăn dễ tạo điều kiện cho cơ thể lập lại quân bình như: (1) THỨC ĂN CHÍNH: cơm lứt; cơm lứt nấu với xích tiểu đậu hoặc kê lứt, bạch quả, hột sen, cháo gạo lứt, váng cháo gạo lứt, kem gạo lứt; yến mạch (không dung thường xuyên); kiều mạch rất tốt cho các bịnh: ung thư yết hầu, phổi, bao tử, đại tràng (bịnh ung thư da không được ăn)…. (2) THỨC ĂN PHỤ: xà lách xon, rau tần ô, rau má, rau cần tây, rau đắng, rau diếp quắn, bí đỏ (bí ngô), bí đao chanh, bông cải xanh, bông cải trắng, bắp cải (cải nồi), cải bó xôi, cà rốt, củ cải trắng, đậu hòa lan, hành tây, su hào, củ sen, ngưu bang, sắn dây, bù ngót, củ hành ta, boa rô, hẹ, ngò rí (rau mùi), tía tô… (3) THỨC ĂN THÊM: Rong phổ tai (kombu), rong hiziki, tảo xoắn; các loại rong màu xanh mỗi ngày ăn một loại, khoảng 5 gram đối với người ăn mặn và 10gr đối với người ăn chay; đối với người ăn mặn thì ăn: cá chép, cá cơm, cá bống dậm, cá bống trứng, tép nhỏ, cá lóc nhỏ, con hàu; cá sông thịt trắng, trứng gà ta với tương tamari…. (4) ĐỒ UỐNG: nước trà bancha, trà già thường phơi khô, trà bình minh, nước sôi nguội…
CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĂN: (1)Nấu nước trà già bancha để sẵn, nếu khó khăn hoặc không mua được trà bancha chì dùng lá trà già bình thường để nấu nước. (2) nấu cơm lứt hoặc cơm lứt với các loại hạt “nên ăn” kể trên. Nếu người bịnh quá nặng không thể ăn cơm, hoặc người già không còn răng hoặc em bé thì: xay cơm, nấu cháo gạo lứt, nấu váng cháo gạo lứt, kem gạo lứt (xem cách làm trong cuốn “cốt tủy thực dưỡng”). (3) luộc hoặc hấp một loại rau “nên ăn”, sau luộc còn khoảng 1/3- 1/2 chén (một ngày 3 bữa nên ăn 3 loại rau khác nhau để đủ chất). (4) chuẩn bị một trong số các nước chấm: nước tương tamari, miso, teka, muối mè. (5) nếu người ăn mặn thì kho rục xương một trong số các loại cá “NÊN ĂN” với nghệ, mỗi bửa ăn với lượng ¼ hoặc 1/5 lượng rau.
CÁCH ĂN 1: Vì người đến với thực dưỡng lần đâu hơi khó ăn, vì thế nên uống vài ngụm nước trà bancha hoặc trà già khoảng 10- 15 phút trước ăn để kích thích miệng ăn ngon. Khi ăn nhai cơm, hoặc hỗn hợp cơm- rau- cá (hoặc không đối với người ăn chay)- nước tương…. thật kỹ, thành nước rồi mới nuốt. Nếu người già không còn răng, người bịnh quá nặng, em bé… không thể nhai cơm, thì cho cơm và rau vào máy xay sinh tố xay nát rồi cho vào miệng “nhép” khoảng 70-100 lần trước khi nuốt.
Vì cơ thể có khả năng tự chữa bịnh nên bà con không cần biết bịnh gì, cứ thế ăn kết hợp với tập thể dục, ngồi thiền đúng cách… thì khoảng 7 – 10 ngày thì chắc chắc sẽ nhận ra điều kỳ diệu: bịnh tật nhẹ dần dần rồi đến ngày nào đó biến mất tiêu.
Trên đây là cách ăn khôn ngoan nhất, dễ ăn nhất, bền vững nhất vì đa dạng thức ăn. Ăn như thế không bị gia đình phản đối, cơ thể không bị sốc, người huyết áp cao thì không nguy hiểm… Nói chung là rất lợi ích… Tui khuyên bà con ăn như thế vì kinh nghiệm cho thấy điều quan trọng nhất là ăn thực dưỡng lâu bền chứ không phải ăn số này số nọ.
CÁCH ĂN 2 (THƯỜNG DÀNH CHO NGƯỜI BÉO PHÌ): Người béo phì thường đi kèm huyết áp cao, tim mạch thì ăn 1-3 ngày cơm lứt ròng (số 7) với nước tương hoặc miso hay teka. Nhưng nếu ăn một hoặc 1 ngày mà thấy choáng, huyết áp thất thường, mệt vì cơ thể sốc thì hãy ăn ngay cơm lứt- nước tương hoặc muối mè với 1/3 chén rau. Ăn như thế một vài ngày, nếu thấy cơ thể tiếp tục bất ổn thì ăn thêm ít cá cơm hoặc cá chép kho nghệ. (Nếu người ăn chay thì ăn thêm ít rong biển hoặc các món chay “ăn thêm” kể trên). Khi thấy cơ thể ổn, nhưng số ký còn dư thì lại ăn cơm lứt ròng- nước tương hoặc muối mè một vài ngày rồi ăn cơm- nước tương hoặc muối mè- ít rau …. Lúc này nếu thấy cơ thể không phảN ứng – đồng thời số ký còn dư thì kéo dài thêm 3-5 ngày ăn cơm lứt- nước tương hoặc muối mè- ít rau nên ăn. Cứ thế ăn cho đến khi bệnh tật giảm hẳn và cơ thể cân nặng tương xứng với chiều cao…. Ăn như thế là kiểu ăn “liên hoàn” mà ông Tài thường chia sẻ.
ĐẶC BIỆT CHÚ Ý: có khá nhiều bênh không được ăn muối mè (tham khảo cuốn “Cốt tủy thực dưỡng”).
Ảnh: Sức khỏe con người phải nhờ vào nhiều yếu tố chứ không chỉ mỗi ăn uống.
Luong Trung Hung
[/size]PHẢN BIỆN NGHỆ THUẬT THỰC DƯỠNG VI DIỆU, TẠI SAO KHÔNG?
NHỜ CÓ ÓC PHẢN BIỆN, NGƯỜI PHƯƠNG TÂY ĐÃ “VỨT” SỐ 7[size="5"]

Nền văn hóa VN từ xa xưa đến nay răn dạy: thần dân phải tuyệt đối trung thành với vua, con phải tuyệt đối nghe lời cha me, trò phải làm theo thầy, em phải nghe lời anh (quyền huynh thế phụ).... Cách giáo dục đó đã hảnh hưởng nhiều đến tư tưởng người Việt ngày nay, là nguyên nhân chính làm “tê liệt” sự phản biện. Đây là một trong những lý do chính khiến người Việt làm nô lê tư tưởng nước ngoài. Hễ tiếp tu tư tưởng nước ngoài, người Việt thường cúi đầu làm theo. Tiêu biểu như việc tiếp thu tư tưởng của Osawa. Khi tiếp nhận tư tưởng Ngài, nhiều người được cho là nhà thực dưỡng liền tôn Ngài lên thánh ngang với Đức Phật, Chúa, Thánh Gandi.... Suy tôn như thế, đồng nghĩa với quí vị đã cuồng tín. Cuồng tín thì dẫn đến vô minh.... nên dễ đưa đến việc hướng dẫn và thực hành sai. Đây là nguyên nhân khiến nền thực dưỡng VN khó phát triển ra đại chúng.
Thưa quí vị, bất cứ phương pháp nào, môn nghệ thuật nào, nền chính trị nào... cũng đòi hỏi sự phản biện mới phát triển được. Như vậy, có thể nói phản biện rất quan quan trọng để thúc đẩy sự phát triển.... Điều này, quí vị có thể tham khảo bài viết trên báo Thanh Niên hôm nay. Mong quí vị tham khảo và góp tiếng nói phản biện phương pháp thực dưỡng trên tinh thần xây dựng để nền thực dưỡng VN phát triển mạnh mẽ hơn.
Ảnh minh họa: Mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, chánh trị.... đều cần có phản biện để tìm ra cách thực hiện đúng nhất có thể.Trần Thế PhụcTin Tin Huỳnh
http://thanhnien.vn/doi-song/day-tre-em-vi...ong-872638.html
Luong Trung Hung
Quân Bình Thực Dưỡng --> Cộng Đồng Thực Dưỡng Việt Nam
13.9.17. Wed at 10.56pm
[/size]7 BỢM NHẬU ĂN THỰC DƯỠNG
(Chuyện zui thực dưỡng)[size="5"]

Mấy ngày qua ní với nuận hoài, có lẽ đầu óc mệt rồi, dễ mất quân bình. Hôm nay tui mần tút cà rỡn cho zui. Bà con à, người thực dưỡng phải cà rỡn nhiều hơn cho zui đời để thâu hút thêm nhiều người “ngoại đạo”.
Chuyện thế này: Cho 7 tay bợm nhậu chưa biết gì về thực dưỡng, bụng bự, viêm gan, tiểu đường nhẹ... Bợm nhậu 1, cho ăn số 7 khoảng 7 ngày, rồi hỏi “thấy thế nào”, anh ta sẽ bảo: số 7 rất thần thánh nên bịnh của anh giảm 6-70 phần trăm rồi. Bợm nhậu 2, cho ăn số 6 khoảng 9 ngày rồi hỏi, anh tà sẽ trả lời: số 6 rất tuyệt không thể tưởng tượng nổi, bịnh của tui giảm đến 70% rồi. Bợm nhậu 3 cho ăn số 5, khoảng 11 ngày rồi hỏi thế nào? Anh ta sẽ trả lời số 5 đã cứu đời tui, quá tuyệt luôn. Bợm nhậu 4 cho ăn số 4, khoảng nửa tháng, rồi hỏi, anh ta sẽ nói: Trời ơi, số 4 sao ma hay quá vậy trời, bịnh tui nó giảm đến sáu- bảy chục phần trăm luôn đó, bái lạy số 4!. Bợm nhậu 5 cho ăn số 3, khoảng 17 ngày, rồi hỏi, anh ta sẽ nói: vạn tuế số 3! Mi đã cứu đời ta, ta gần hết bịnh rồi!. Bợm nhận 6 cho ăn số 2 khoảng 20 ngày, rồi hỏi, anh ta sẽ nói số 2 rất cao cả, ai mà bài số 2 là phản thầy. Bợm nhậu 7 cho ăn số 1 khoảng 23 ngày rồi hỏi, anh ta sẽ trả lời: Trên cả tuyệt vời, sau khi ăn số 1 khoảng 15 ngày thì bả khen hoài, hồi xưa tui nhậu thường nói câu “ông uống bà khen”, bây h phải đổi lại mới được, “ông ăn số 1, bà khen”.
Tại sao 7 bợm nhậu giảm bịnh? Tại vì cơ địa họ đầy độc tố rồi nên khi ăn tuống kiên như thế thì nó sẽ tự thải độc dần dần (lâu- mau tùy “số”). Như tui đây, hồi cưa ăn nhậu ngút trời, nên bịnh tật nhiều, liền thử ăn chay. Ăn được khoảng một tháng thì bệnh giảm, ăn 2 tháng thì 5 căn bệnh giảm nhiều hơn. Thế là tui thần thánh an chay nên quất chay luôn 3 năm.... Đến khi tuyệt thực, 5 bịnh khỏi hẳn, tui liền tung hô tuyệt thực lên tận mây xanh, cho rằng tuyệt thực là thần thánh nên đụng ai cũng khuyên tuyệt thực. Bây h bình tâm suy xét nhiều khía cạnh, tui mới thấy tuyệt thực là một giải pháp nhất thời thôi vì hết bịnh nhưng sau đó bịnh sẽ trở lại lâu – mau tùy người giữ gìn hay không. Vì lẽ này, tui mới cho rằng số 7 hay số 6, 5, 4... đều nhất thời. Còn ăn quân bình mới là giải pháp căn cơ, lâu bền.
Thông qua câu chuyện zui, tui muốn gởi gắm đến quí vị góc nhìn rằng: bất cứ một người nào cơ thể đầy chất độc do ăn uống vô tội vạ, nhưng khi bắt đầu ăn thực dưỡng (đồng nghĩa với bỏ tất cả bia rượu, thuốc lá, tất cả thức ăn công nghiệp...) bất cứ “số” nào trong 7 số thì bệnh tật đều giảm dần. Tuy nhiên, thời gian giảm bệnh đối với mỗi “số” khác nhau thôi. Đây là môt trong nhiều lý do tui nhìn số 7 “bình đẳng” như các số khác.
Tui cũng muốn nói rằng, điều quan trọng nhứt là chúng ta thay đổi lối sống từ ăn uống vô tội vạ sang cách ăn uống thuận với đất trời chứ không phải điểu quan trọng nằm ở số nọ hay số kia.
Thế nhưng điều đáng tiếc là gần như hầu hết những người đầu tiên đến với thực dưỡng đều “nhảy” và số 7. Thế là mắc kẹt trong đó luôn. Tại sao người Việt bị kẹt trong cách ăn theo số? Dễ hiểu thôi, vì người Việt nói riêng và Á Đông nói chung thường nặng cảm tính (không phải là đức tính xấu hoàn toàn) nên khi ăn một “số” nào “cảm” thấy tốt liền “trung thành” với nó luôn. Trong khi người phương Tây lí trí hơn (không phải là đức tính tốt hoàn toàn) nên không bị mắc kẹt vào số nào, họ ăn thực dưỡng theo số nhưng mà “xoay vòng”. Ví du: ngày 1 số 7, ngày 2 số 6, ngày 3 số 5.... đến số 1 hoặc số -3 rồi thì quay trở lại số 7.
Anh minh hoa
Luong Trung Hung
Quân Bình Thực Dưỡng
18 Sept 17, 22.12pm
[/size]U42 ĐẸP RẠNG NGỜI NHỜ BỎ “SỐ 7”, ĂN THỰC DƯỠNG ĐÚNG CÁCH[size="5"]
Chị Nguyễn Thị Ngọc Phượng (ĐT: 01685897243- 01276886901), ở gần thị trấn Thủ Thừa , huyện Thủ Thừa , tỉnh Long An. Trước đây chị bị bịnh cột sống và viêm xoang khá nặng nên làm việc gì cũng khó khăn. Vì quyết tâm trị bịnh nên chị uống đủ loại thuốc đông- tây y nhưng không khỏi. Khoảng 4 năm trước tình cờ chị lên mạng tìm hiểu cách trị bịnh cho mình thì biết ở Đồng Nai có ông thầy chùa giảng về cách ăn gạo lứt muối mè (glmm). Chị nghe ổng giảng nhiều lần rồi quyết định ăn “số 7” suốt 7 tháng sụt 11kg. “Lúc đó nước da tui xám xịt, thấy người âm u lắm, buồn khủng khiếp luôn. Đi đâu ai cũng quở giữ lắm. Tui liền nghĩ, mình ăn uống như thế cho khỏi bịnh để mọi người thấy đó làm theo. Nhưng người ngợm mình thấy gớm thì ai mà theo”. Vì suy nghĩ như thế nên chị quyết định bỏ công sức học hỏi nhiều người chia sẻ trên mạng. Khi hiểu ra vấn đề, chị quyết định từ biệt glmm. Dần dần chị ăn rộng ra nhưng chuẩn với thực dưỡng đúng nghĩa. Hiện tại, mặc dù đã gần 45 tuổi nhưng trông chị đẹp rạng ngời vì nước da trắng hồng và chiều cao cân nặng đều chuẩn. Điều quan trọng nhất là chị đã khỏi bịnh. Vì vậy tinh thần của chị rất phấn chấn. Chị nói: “Từ khi ăn thực dưỡng đúng cách, không hiểu sao vận hên đến nhiều lắm. Ví du như khi tết gia đình của tui trước đây khó khăn, bây giờ rất ổn định, không phải lo nghĩ gì về tiền nong nữa”.
Vì tin cách ăn thực dưỡng theo cách của ông Trần Ngọc Tài. Vì vậy, mỗi thứ 7 hằng tuần, chị thường lặn lội từ Long An lên sài gòn để nghe ông Tài chia sẻ. Chị bảo: “Tui muốn đi học cách ăn thực dưỡng vừa khỏi bịnh vừa giữ dáng cân đối để mai kia chia sẻ cho nhiều người hơn. Trước mắt tui chia sẻ cách ăn thực dưỡng với bà con hàng xóm”. Chị ước mong biến ngôi nhà của chị thành “trung tâm” chia sẻ thực dưỡng để giúp bà con thoát khỏi tình bịnh tật. Chị sẵn sàng chia sẻ thực dưỡng với nhiều người nên đã đồng ý để tui công bố số điện thoại ở đầu tút.
Ảnh: Chi Phượng đang trả lời những câu hỏi của tuiTin Tin Huỳnh
Luong Trung Hung
Quân Bình Thực Dưỡng
21 Sept at 10.33pm
[/font]LOẠT TÚT KÝ SỰ NHIỂU NHÂN VẬT TUYỆT THỰC CHỮA “BÁ BỊNH”,CẢNH BÁO KHÔNG NÊN ĂN GLMM VÀ TUYỆT THỰC DÀI NGÀY
[/size] “… Ngày thứ 7 nhịn ăn, em ói hơn 10 lần, toàn nước vàng. Sang ngày thứ 8, tiếp tục ói ra nước vàng nhưng ít hơn ngày trước. Đến ngày thứ 9, tuy không ói nhưng cơ thể mệt kinh khủng, kéo dài đến ngày thứ 12. Ngày 13, cơ thể bỗng dưng sốt cao độ và ói ra máu bầm 3 lần. Lúc đó em gần như hôn mê, nhưng cố gắng niệm Phật thầm trong bụng. Và tai em nghe loáng thoáng tiếng niệm Phật cầu nguyện cho em của hơn 20 người đứng xung quanh giường. Có lẽ họ nghĩ em đang nguy kịch...”, tâm sự của một nhân vật trong một ký sự trong số nhiều ký sự sắp đăng.
Loạt tút dự kiến có 6- 7 ký sự đã được đăng trên tờ báo giấy nổi tiếng nhờ trang “Vượt lên bệnh tật” nên có lượng phát hành hàng đầu VN. Mỗi ks thể hiện một nhân vật tuyệt thực để chữa một hoặc nhiều bệnh khác nhau. Dự kiến mỗi tối đăng một ký sự lúc 19h30.
Thưa bà con! Sở dĩ tui đăng loạt ký sự này vì lý do sau:
Cách nay khoảng 3 tuần, tui đăng bút ký tuyệt thực 24 ngày chữa lành 5 bịnh để chứng minh glmm (“số 7” trong ý nghĩ của nhiều người VN) không có chức năng chữa bịnh, mà chỉ có vai trò hỗ trợ tạm thời cho cơ thể lập lại quân bình mà thôi. Khi cơ thể quân bình thì bịnh tật sẽ dần “biến mất”. Có nghĩa là cơ thể có khả năng tự chữa bịnh. Qua bút ký, tui cũng báo động mọi người đừng nên tuyệt thực và ăn “số 7” dài ngày vì đây chỉ là các giải pháp nhất thời (vì sau tuyệt thực nếu ăn uống không hiểu biết thì bịnh cũng trở lại), có tính chất cực đoan, nguy hiểm, “đày ải” thân xác khiến người thân và bạn bè ái ngại- xa lánh... Tui khuyến cáo như thế vì “ngộ” ra lợi ích quá tuyệt vời của việc ăn quân bình: dễ ăn, ăn bao lâu cũng không ngán, rất an toàn, hiệu quả hơn “số 7” và tuyệt thực dài ngày. Nói ngắn gọn là ăn quân bình là giải pháp căn cơ – bền vững – chứng tỏ là giải pháp quân bình.
Mặc dù bút ký chứng minh thuyết phục như vậy, nhưng trong những ngày qua, không ít người vẫn tiếp tục đăng lên FB những clip rao giảng cho rằng “số 7” chữa bệnh này nọ và khuyến khích bà con ăn “số 7” và tuyệt thực dài ngày để chữa bệnh. Điều đáng nói là, trong số những người rao giảng chưa hề tuyệt thực ngày nào, thậm chí chưa thử ăn số 7 một ngày nào nhưng khuyên người bịnh tuyện thực 49 ngày. Họ chỉ lý thuyết suông nhưng có năng khiếu nói khiến bà con “mũi lòng”, những người đã từng tuyệt thực thì dễ dàng nhận ra sai lầm cốt tử của họ.Họ sai vì đã nhận định vấn đề sai là “số 7” có khả năng chữa bệnh. Nhận định sai vấn đề làm sao giải quyêt được vấn đề?. Vì lẽ ngày, bà con hãy cận thận.
LÝ DO CHÍNH để tui đăng loạt tút này vì trong thời gian qua tui “theo dõi” các nhân vật tuyệt thực của tui – nhận thấy rằng: sau khi tuyệt thực chữa khỏi bệnh nhưng một thơi gian sau họ lại bệnh trở lại- chứng tỏ đây là giải pháp không bền vững tương tương tự như ăn số 7 dài ngày.
Trong tay tui có trải nghiệm tuyệt thực đồng thời tìm hiểu nhiều nhân vật như thế, tức là tui đã có “số liệu thống kê” hẳn hoi mới khuyến cáo bà con. Còn những tay không trải nghiệm và đầu óc nông cạn chỉ thấy “lợi trước mắt” như một vài người tuyệt thực hoặc ăn số 7 dài ngày khỏi bệnh là tung hô lên ngay lập tức mà không cần theo dõi tình trạng của người ấy trong thời gian dài, thì không xứng đáng để chia sẻ cho đại chúng.
Ảnh minh họa: Mục đích tối thượng của nghệ thuật thực dưỡng là giúp cơ thể quân bình bền như biểu tượng cân công lý kia. Muốn thế phải đưa vào cơ thể thức ăn quân bình chức không phải cực đoan.Tin Tin Huỳnh[font="Arial Black"]
[size="4"]
Luong Trung Hung
Quân Bình Thực Dưỡng
01/10/17 at 5pm
[/size]NGUỒN TIN CHẮC CHẮN KẾT LUẬN: “PHÁP” SỐ 7 RẤT KHÔNG “HẠP” VỚI ĐẠI CHÚNG

(Những người hô hào ăn số 7 dài ngày có cái nhìn rất cá nhân và ngắn hạn nên khi thấy một vài trường hợp ăn số 7 khỏi bệnh là hô hào lên rằng: số 7 tuyệt vời lắm bà con ơi, ăn đi, ăn nữa vào, ăn cang lâu càng tốt... Còn những người có kinh nghiệm sâu sắc về thực dưỡng và làm việc bài bản thì không có động thái đó)
Lâu nay tui tổ chức hoặc tham dự khoảng 50 cuộc tọa đàm thực dưỡng lớn nhỏ, có cuộc tọa đàm gần 500 người. Mỗi cuộc tọa đàm tui đều phát “Phiếu thông tin người ăn thực dưỡng”. Nhờ đó tui đã thu thập hàng ngàn Phiếu thông tin người ăn thực dưỡng, trong đó có nhiều thành phần: Người mới ăn thực dưỡng, người chưa ăn, người ăn thực dưỡng đã hết bịnh, người ăn “số 7” dài ngày suy kiệt....
Vì nhận thấy số người ăn số 7 suy kiệt rất nhiều nên tui mới khuyến cáo bà con. Có nghĩa là tui nắm một nguồn tin quá chắc như thế tui mới khuyên cáo. Khi có nhiều người suy kiệt vì số 7 TRONG CUỘC SỐNG THỰC TẾ HIỆN TẠI, có nghĩa là “PHÁP” này có thể “hạp” được với một nhóm người rất nhỏ chứ không “hạp” với đại chúng; hoặc “PHÁP” số 7 chỉ hạp với cơ địa người thời xưa nhưng không còn phù hợp với cơ địa của người hiện đại- có quá nhiều thay đổi cho thức ăn, môi trường...
Một “Pháp” cho đại chúng mà gây hại cho nhiều người thì không nên rao giảng. Vì khi các nhà thực dưỡng rao giảng thì các người ở vùng sâu vùng xa vốn ít thông tin hoặc vì hạn chế trình độ, nên cứ nhắm mắt ăn gạo lứt muối mè không có điểm dừng sẽ rất nguy hiểm. Đây là một trong nhiều lí do khiến các nhà thực dưỡng phương Tây đã “vứt” số 7 vào trong ngăn tủ của họ rồi đóng kín. Tại sao người ta “vứt” số 7? Tại vì người ta còn có quá nhiều “số” đễ lựa chọn như 6, 5, 4, 3... Các số này đều có chức năng hỗ trợ cơ thể chữa bệnh mà tại sao người Việt không dùng? Phải chăng, người Việt mới đầu đến với thực dưỡng thấy số 7 dễ nấu, không mất công phải suy nghĩ cho hại não nên nhảy bổ vào nó. Luật nhân quả mà Ohsawa nhắc đi nhắc lại nhiều lần, có thể áp dụng vào các cụm từ sau: Cái gì dễ vào thì khó ra, số 7 tài thật nhưng đi kèm là chữ “tai” một “vần”, ngọt mật thì chết ruồi....
Với số liệu thống kê có trong tay như thế, tui khẳng định: ai còn khuyến khích cộng đồng ăn số 7 dài ngày là đồng nghĩa với việc gây tội ác (nhưng không hay biết) “hại người hàng loạt”. Vì lợi ích của cộng đồng, tui phải nói thẳng ra mà không ngại mất lòng người nào.
Ảnh 1,: Vì tổ chức nhiều tọa đàm thực dưỡng, trong tay tui có rất nhiều “Phiếu thông tin người ăn thực dưỡng”
Ảnh 2: Bà Kiều Nguyệt Tám ăn số 7 suốt 2 năm nên chỉ còn 34 kg trong khi bà cao 1,6m.Tin Tin Huỳnh.

Kinh nghiệm của tôi là:

Tôi đã gặp và đã hướng dẫn hàng ngàn người suy kiệt vì GLMM số 7, có hàng trăm người không qua khỏi và quy tiên, có người mất hàng chục năm để hồi phục, nhưng đã không ghi chép để làm bằng chứng cụ thể như QBTD, nhưng bạn càng chứng minh bằng người thật việc thật, Cực đoan càng Hoang tưởng, càng lồng lộn, càng ném đá, càng lãi nhãi..... Suy cho cùng thì đây cũng là hiện tượng tự nhiên như âm và dương: có người Tốt thì có người Xấu, có người Xây dựng thì có kẻ Phá hoại, có người có tâm Thánh thì có kẻ có tâm Quỷ, Và tâm Quỷ hay tâm Thánh cũng phát nguyên cùng một Nguồn (Thực Dưỡng) nhưng do hoàn cảnh, nguồn gốc, môi trường, trình độ tạo ra Tâm Tính, tâm tính sinh ra Tài Đức và Cực đoan. Vậy thì chúng ta hết lòng để làm những gì chúng ta làm, kết quả tốt xấu của đông đảo đồng bào còn tuỳ Duyên và Phước mà họ gặp TDHĐ hay Cực đoan GLMM số 7.
Chúng ta cũng đừng quên là người Cực đoan cũng có lòng nhiệt huyết NHƯNG như nhiều người biết: Nhiệt huyết + Ngu dốt = Phá hoại.
Trong Thực Dưỡng Nhiệt huyết + Cực đoan = Giết người thì nhiều trong lúc người được Cứu thì quá ít ỏi.
Ngu dốt của người Cực đoan chính là đầu óc chai cứng, hoang tưởng cao độ, không có lòng bi mẩn chứ không phải đốt đặc 100% và ngoại lệ như Đông y sĩ như Đặng Ngọc Viễn, mà Viễn còn nguy hại hơn Nguyễn Văn Trung vì Viễn biết viết bài đăng báo sai sự thật, cướp công TDHĐ như trường hợp Huynhhoanghuy.2016@gmail.com. Trong khi Nguyễn Văn Trung chỉ ăn cắp bài của Viễn để tâng bốc GLMM số 7, để rồi khi bị VẠCH MẶT, CHỈ TÊN, hắn CHỐI TỘI và ĐỔ LỐI cho Viễn.
L.T.Hưng.[size="4"]
Luong Trung Hung
[/size]NGUYỄN VĂN TRUNG :

LTH NHẬP TPCN TỪ ÚC VÀO BÁN CHO CỘNG ĐỒNG TD Ở VN. LÀM CHO TD TRỞ NÊN TỐN KÉM KINH KHỦNG TRÁI VỚI TINH THẦN TD LÀ VÔ CÙNG TIẾT KIỆM. TPCN TRỊ TRIỆU CHỨNG NHƯNG NÓ CÓ CHẤT BẢO QUẢN. CÓ THỂ GÂY DỊ ỨNG, GÂY HẠI TẾ BÀO, GÂY CÁC BỆNH KHÁC.

TRẦN THẾ PHỤC: Bác Van Trung Nguyen hay quá! Bác thật đúng là nhân tài xuất chúng vì Bác có thể nhìn và đoán được mọi thứ mà không cần phải kiểm chứng gì. Ai Bác cũng chê, cái gì người khác làm Bác cũng cho là độc hại, là lường gạt, là kiếm tiền, là không đúng với trật tự vũ trụ. Xin Bác xem lại bản thân mình và Bác tự suy xét lại nhé chứ cộng đồng ai cũng có mắt nhìn và đủ trí khôn để nhận định đâu là đúng đâu là sai và ai mới là người đáng tin, đáng nhờ. Với những gì Lương Trùng Hưng Trung Luong và Bác Trần Ngọc Tài đã làm cho Thực Dưỡng Việt Nam và kiều bào trên Thế Giới thì mọi người ai cũng thấy rõ. Hơn 20-30 năm trước Bác Hưng đã có một cuộc sống giàu có và sung túc tại Úc, con cái Bác đã thành công trong sự nghiệp và có thể nói là đứng vào hàng "quý tộc" của nước Úc, được chính phủ Úc công nhận. Bác đã dành rất nhiều công sức, tiền của để giúp cho THực Dưỡng Hiên Đại Việt Nam có được như ngày hôm nay, thậm chí Bác đã phải bán đi một căn nhà của Bác. Gần chục năm nay Bác Hưng đã phải bù lỗ cho công việc duy trì hoạt động Thực Dưỡng tại VN không biết bao nhiêu tiền mà giờ vẫn phải bù lỗ. Xin hỏi Bác Trung là Bác đã làm được gì cho Thực Dưỡng VN? Cái mà cháu thấy được ở Bác đó là khuyến khích mọi người ăn số 7 tuyệt đối dài ngày, chê khen và bình phẩm về người này người nọ, đâm thọt công việc của người khác...Bác có biết việc Bác cổ vũ cho số 7 và hướng dẫn ngta là hại người ta không? Có thể đối với Bác số 7 phù hợp (cũng chưa chắc Bác ăn số 7 dài ngày được!!!???) nhưng đừng khuyên ngta như vậy Bác vì là hại ngta đi đến con đường không có lối thoát đó. Việc theo Thực Dưỡng là tiết kiệm là quan điểm của Bác hoặc là quan điểm của những người không có điều kiện kinh tế thối chứ không phải là quan điểm chung của mọi người THực Dưỡng đâu Bác. Ai có tiền và thích xài tiền như thế nào là chuyện của người ta, Bác cũng không nên đưa ra lời khuyên vì đồ tốt thì ngta xài, xứng đáng với đồng tiền của ngta và ngta cũng đâu có ngu đâu để mà Bác phải dạy! Nói tóm lại, mỗi người đến với Thực Dưỡng đêu có tấm lòng muốn đóng góp cho cộng đồng mình khỏe mạnh, hạnh phúc. Nếu Bác làm được thì tốt, cộng đồng sẽ nhớ ơn Bác. Nếu không được thì Bác cũng đừng nên nói bậy làm ảnh hưởng đến tấm lòng người khác và cũng làm ảnh hưởng đến cộng đồng nữa! Ngoc QuyenTin Tin HuỳnhTrần Nhựt TrườngQuân Bình Thực Dưỡng Lan Vũ Dang CuongAnh VuHoàng LiênHoàng Bùi Celia Tran HoangAnh Nguyễn.

TRẦN NHẬT TRƯỜNG :
Ngoc Quyen Em xem đêm qua rồi, e cũng chẳn biết nói sao, chắc Bác chưa trãi nghiệm hết những điều tuyệt vời cửa Thực Dưỡng Hiện Đại mang lại á!!!!!, chứ em là Giới trẻ tìm hiểu thực dưỡng cũng đọc sách và cũng được những người đi trước chia sẽ,.... cũng biết số 7 không tốt cho lâu dài cũng như là tương lai của người ăn số 7 @@!
Mặt khác bác nói kinh doanh sẽ nói tốt về Thực dưỡng hiện đại là bắc quá sai rồi bác à, vì những sản phẩm đó là để cho mọi người thuận tiên để mua sử dụng thôi, chứ một trong số thứ đó có thể làm tại nhà mà. con sinh viên, hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn phải đi làm thêm con cũng có thể theo ăn thực dưỡng hiện đại được, thì tại sao bác lại k thử tìm hiểu mặt tốt và sử dụng thữ và đặt xem tụi nó đang làm gì?, có đúng là như tụi nó tung thô những sản phẩm đó như vậy không?
Nói về 1 mặt khác nữa là bác không ủng hộ thì bác im lặng và làm những việc bác đang và bác cho là đúng!, chứ mọi người chỉ chia share cho nhau về kiến thức thực dưỡng hiện đại thôi, ai tin thì có thể tìm hiểu và đi theo, còn ai không tin thì không tham gia và theo con đường mình cho là đúng và im lặng!, chứ đừng nói xấu người khác như thế. Đừng để những người chưa biết gì về thực dưỡng đọc được những cmt của bác thì họ sẽ mất cơ duyên theo thực dưỡng hiện đại trị bệnh or là ăn tốt cho sức khỏe chẳn hạn. Như vậy bác đã gieo 1 hạt giống không tốt rồi đấy!!!!!!!!!!! Cuối lời chúc bác luôn thành công với con đường mình chọn!! <3
Cmt nếu có những lời không hay đối với những người lớn tuổi hơn mình thì cho con xin lỗi vì là những suy nghĩ của 1 bạn trẻ theo thực dưỡng!!!!!!!!!!!![size="4"]
Luong Trung Hung
[/size]GIẢI THÍCH SỰ ĐỘT TỬ CỦA TIÊN SINH OHSAWA và TẠI SAO CÁC NGƯỜI TD GLMM SỐ 7 CỰC ĐOAN

Năm 1966 Tiên Sinh Ohsawa đột tử, những năm tháng trước khi mất Tiên sinh dùng Gạo lứt muối mè số 7, Bác sĩ của ace TD sau khi khám hậu tử, kết luận Tiên Sinh mất vì bệnh liên quan đến tim mạch.
Tất cả đồng môn, môn đệ cùng toàn thể ace TD khắp thế giới sững sờ vì Tiên Sinh là người lão luyện Âm Dương, có thành tích và kinh nghiệm vô địch để ứng dụng TD cho nhân loại trong mọi tình huống, giải đáp mọi nan đề về sức khỏe có kết quả tối ưu theo Thực Dưỡng vào thời điểm đó (1966).
Mọi người đều đau đầu tìm câu giải đáp, tất cả đều là suy luận, đoán mò, đặt giả thuyết để rồi mỗi người đều có một kết luận khác nhau theo quan điểm tình cãm của mình.
Sau đó với các nghiên cứu Khoa học mọi người mới vở lẽ ra là :
Nếu trong máu huyết của chúng ta thiếu B12 (loại B12 tích cực có nguồn gốc động vật) lâu ngày, huyết dịch sẽ xuất hiện một chất tên là Homocystein (C4H9NO2S) - chính nó gây ra Ung thư, Loãng xương và Đột qụy...... nó còn gây ra một loạt bệnh tật bắt nguồn từ sự suy thoái hệ miễn dịch, hệ nội tiết...... tóm tắt là gây toàn bộ bệnh mãn tính bất trị ngày hôm nay kể cả bệnh hoang tưởng, cuồng tín hiện đang có trong số người TD Cực Đoan của chúng ta.
Thiếu B12 trực tiếp từ thức ăn có nguồn gốc động vật nhưng cũng có thể thay thế bằng vi khuẩn cộng sinh trong đất cát, từ ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời.
Nó cũng giải thích một phần tại sao các tu sĩ trường chay mắc đủ bệnh mãn tính, suy thoái ngày hôm nay.
Bạn dùng Google tìm bài viết :
Âm Dương, Khoa học và Ung thư trong Thực Dưỡng - bepthucduong.com
Sẽ đọc được bài viết đầy đủ chi tiết của Tuấn Kiuti Di, dịch thuật của tác giả Carl Guglielmo.
Sẽ có đủ 100% điều bạn có thể thắc mắc và muốn tìm hiểu cho thật đầy đủ.
Như vậy nếu chúng ta áp dụng GLMM số 7 dài hạn, máu huyết của chúng ta thiếu B12 tích cực có nguồn gốc động vật, chúng ta sẽ cực đoan, hoang tưởng, cuồng tín ..... ngoại trừ chúng ta sống hoà mình cùng thiên nhiên :
1) Không quá sạch sẽ (thức ăn có chút ít cát, đất) để có vi khuẩn cộng sinh tạo B12 có nguồn gốc động vật.
2) Có đủ ánh nắng mặt trời để tạo sinh tố D và tiền sinh tố D, hầu cho thận sẽ trả khoáng về dòng máu (không bị loãng xương).
Ánh nắng mặt trời còn làm Cholesterol chuyển hoá thành Testosterone cho nam và Progesterone cho nữ để duy trì sự trẻ trung, giảm lão hoá.
Ánh nắng mặt trời còn ngăn ngừa và chế ngự Ung thư.......
Lương Trùng Hưng [size="4"]
Luong Trung Hung
[/size]“ĐÁNH PHỦ ĐẦU” UNG THƯ, NAN Y, TÂM BỆNH BẰNG NHIỀU PHÁP,
KHÔNG DÍNH MẮC VÀO THỰC DƯỠNG HAY SỐ 7

(Tút chỉ mang tính “tham luận”, ghi nhận thực tế. Mong nhận được tranh luận thẳng thắn, trí tuệ, có tính xây dựng...).
Lâu nay nhiều người trong giới thực dưỡng cho rằng: “thực dưỡng là số 1”, “chỉ cần ăn thực dưỡng là khỏi bệnh”; thậm chí có một số người cho rằng “không cần phải dùng pháp gì cho phức tạp, chỉ cần ăn số 7 thôi là bệnh gì cũng khỏi”.
Quan niệm như thế là quí vị đã sai rất cơ bản vì trái với nền y triết Phương Đông vốn rất xem trọng “tinh, khí, thần, luyện hình”, tiêu biểu như câu thơ của Đại danh y Tuệ Tĩnh là: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần/Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”. Lời người xưa dạy vẫn còn rất đúng với trong thực tế ngày nay. Bằng chứng là đã có rất nhiều người không biết gì về thực dưỡng và số 7 ráo trọi nhưng chỉ cần thành tâm và trì chú niệm Phật là đã khỏi bệnh nan y (tiêu biểu như phép màu niệm Phật trong đường dẫn bên dưới), chỉ cần cầu nguyện Chúa hoặc Thánh cũng hết bệnh ung thư; hoặc có rất nhiều người kiên cường tập khí công cũng đánh gục bệnh khó trị ...v....v.... Nói các sách, mách có chứng, tui thử hỏi bác google rằng “Niệm Phật đã chữa khỏi bệnh ung thư” thì nhận được 233.000 kết quả trong 0,75 giây, “khỏi ung thư nhờ cầu nguyện chúa” thì được 126.000 kết quả trong 0,49 giây, và “khỏi ung thư nhờ tập khí công” thì có 230.000 kết quả trong 0,61 giây.
Qua việc thu thập “số liệu” kể trên, một lần nữa, tui khẳng định là cơ thể chúng ta có khả năng chữa bất cứ bệnh gì miễn là chúng ta tạo điều kiện tốt nhất cho nó tái lập quân bình. Và muốn cơ thể quân bình thì có nhiều phương pháp tuyệt vời kể trên chứ không chỉ mỗi thực dưỡng nói chung hoặc số 7 nói riêng.
Và qua việc thu thập “vật chứng”, đồng thời phỏng vấn nhiều người đã thoát khỏi ung thư và nhiều bịnh nan y, tui khẳng định rằng vai trò của “tinh, khí, thần” quan trọng không kém việc ăn thực dưỡng là bao nhiêu. Vì lẽ đó, tui mong những ai bị bệnh ung thư hoặc nan y thì nên ăn thực dưỡng kết hợp với ngồi thiền, niệm Phật, cầu nguyện Chúa, yoga... thì kết quả rất tuyệt vời cho cả thân và tâm bệnh. Nói một cách khác là bà con hãy “đánh phủ đầu” thân và tâm bệnh bằng nhiều pháp khác nhau chứ không nên phụ thuộc vào số 7 hay thực dưỡng...
Điều đáng tiếc là lâu nay, trong giới thực dưỡng chỉ có một số rất ít người chia sẻ phương cách chữa thân và tâm bệnh bằng nhiều pháp: thực dưỡng, thiền, yoga, niệm Phật.... kết hợp. Việc thiếu vắng cách chia sẻ này khiến cộng đồng “thiệt thòi”.
Một trong những người chia sẻ phương pháp “tổng lực” này là ông Trần Ngọc Tài. Tui nhận thấy buổi chia sẻ nào ông cũng đem theo sơ đồ hình “Lư hương sức khỏe” (ảnh dưới) để minh họa cho bà con thấy. Có động thái này, có lẽ vì ông là Lương y nên nhận thấy rất rõ tầm quan trọng giữa việc kết hợp ăn thực dưỡng với nuôi dưỡng tâm linh và luyện tập cơ thể.... Nhưng tiếc thay, có một số người lại chỉ trích cách làm bổ ích của ông Tài và cho rằng “Lư hương sức khỏe” 3 chân của ông Tài đã phá sản”. Những ai đã chỉ trích như thế, tui mong hãy bình tâm suy nghĩ lại và hãy thay đổi cách chia sẻ để bà con được nhờ....
Ảnh minh họa: “Lư hương” tượng trưng cho sức khỏe bền vững trên ba chân thực dưỡng, luyện hình, tinh thần bình an.
QUÂN BÌNH THỰC DƯỠNG [size="4"]
Luong Trung Hung
Linh Doan
23 October at 09:23

[/size] Cãm ơn a về bài viết rất hay, nhất là triết lý của danh y Tuệ Tĩnh (giờ e mới biết 2 câu thơ đầy đủ của ông). Mọi pp chữa bệnh đúng đắn đều phải đầy đủ tinh-khí-thần, đó cũng là triết lý của môn khí công y đạo của thầy Đỗ Đức Ngọc là môn rất có ích cho những người theo thực dưỡng, bổ sung về mặt luyện khí+thần. Quan điểm chỉ ăn số 7 là chữa dc mọi bệnh trích dẫn y chang trong sách là 1 thứ tư duy cảm tính, chỉ dựa vào cái đầu ng khác mà ko chịu suy xét tính đúng sai của nó. mỗi ng viết sách đều có chủ trương, quan điểm của mình. Ohsawa viết như vậy với mục đích truyền bá thực dưỡng (tinh) là chủ yếu, còn khí và thần thì ko dc nhắc đến nhiều. Ng có trí phải suy xét đầy đủ Ohsawa viết như vậy đã đúng chưa, để có 1 cơ thể khỏe mạnh thì phải có những yếu tố nào. khi đã nhận trách nhiệm với sức khỏe của mình thì phải xem xét trung thực biện pháp ăn uống hay luyện tập thể chất, tinh thần nào là phù hợp với sức khỏe và tài chính hiện tại. ko chịu xem xét mà bắt chước ng khác, cố chấp vào 1 biện pháp nào đó ko hiệu quả... rồi đổ lỗi là thói quen xấu, là sự vô trách nhiệm, vô minh do kiến chấp của ng VN. vì vậy theo e điều kiện tiên quyết đầu tiên mà mọi ng cần có để giữ sức khỏe, để hết bệnh ko phải là hiểu biết về thực dưỡng, khí công, thiền định... mà là nhận trách nhiệm với sức khỏe của mình. Đó cũng là quan điểm của thầy Ngô Đức Vượng trong cuốn "Minh triết trong ăn uống của phương Đông" (e ko nhớ cụ thể là trang nào). nếu mọi ng đều hiểu rõ điều này thì khỏe cho bản thân mình và những ng thầy hướng dẫn mình. mà ng VN đa số đều vô trách nhiệm, ko có thói quen có trách nhiệm như ng phương Tây nên trc khi chia sẻ, tư vấn gì cũng phải nói qua về trách nhiệm để họ bắt đầu có ý thức trách nhiệm về việc đó, sau đó mới đi vào chi tiết cụ thể thì việc chia sẻ sẽ hiệu quả hơn, đỡ mất thời gian của nhau. Gíac ngộ = con đường sức khỏe là quá trình phá vỡ nhiều tầng vô minh, vô trách nhiệm với sức khỏe bản thân trg tiềm thức, thực nghiệm những quan điểm, niềm tin từ gia đình, sách vở, nhiều trường phái khác nhau...xem cái nào là đúng với mình nhất thay vì đi tranh cãi đúng sai với ng khác. Mong có thêm những bài viết mới từ các anh chị cô chú có kinh nghiệm về chủ đề này: làm sao để nâng cao ý thức trách nhiệm với sức khỏe của ng VN? Quân Bình Thực Dưỡng Đặng Ngọc Viễn Trung Luong Nguyen Dinh Minh Tri[size="4"]
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.