OSHO NÓI VỀ MẤY NGƯỜI CỰC ĐOAN SỐ 7 (CÓ THÊM NHẠN XÉT CỦA NVT ):
[size=4]"Nhiều sannyasin đã bảo tôi rằng thầy không chấp thuận Thực dưỡng. Điều này có là như vậy không? Tôi tự hỏi liệu sự chỉ trích của thầy có nhắm vào thái độ ám ảnh hướng tới chế độ ăn kiêng thay vì nhắm vào các nguyên tắc của Thực dưỡng.
Thực dưỡng là Đạo giáo thuần khiết. Không có qui tắc và không có cấm đoán. Sự nhấn mạnh của nó là vào nhận biết, tự do, nhạy cảm và linh động. Nó chẳng liên quan gì hết cả với sở thích kì cục về thức ăn, chế độ kiêng khem cứng nhắc hay thái độ ám ảnh. Gạo lứt vẫn bị một số người xem lầm là cơ sở cho Thực dưỡng, nhưng đấy chỉ là một yếu tố và có thể được dùng hay loại bỏ, được thừa nhận hay bỏ qua. Xin thầy hãy bình luận?
Điều thứ nhất: tôi chống lại mọi sở thích kì cục. Bất luận sở thích kì cục là gì, tôi đều chống lại mọi sở thích kì cục, bởi vì sở thích kì cục hấp dẫn những người bị ám ảnh. Sở thích kì cục trở thành chỗ che giấu cho những người điên khùng.. Những người bình thường, họ che giấu mình đằng sau những sở thích kì cục, và họ tạo ra các hệ thống, các lí thuyết, học thuyết, để hợp lí hoá.
Tôi quen sống với một phụ nữ. Cô ấy là một phụ nữ rất đáng yêu, nhưng gần như quái đản về sạch sẽ. Cả ngày cô ấy lau nhà, cả ngày cô ấy trang trí - chẳng vì mục đích gì, bởi vì cô ấy chưa bao giờ cho phép bất kì ai vào nhà. Nếu khách tới thì cô ấy sẽ gặp họ ở bãi cỏ.
Tôi hỏi cô ấy, “Cô cứ liên tục trang hoàng và lau chùi nhà cửa, nhưng tôi thấy rằng chẳng ai được phép vào nhà cả.”
Cô ấy nói, “Những người đó, họ có thể làm cho mọi thứ bẩn thỉu.”
“Thế thì mục đích của việc đó là gì?”
Cô ấy nói, “Sạch sẽ là ở cạnh Thượng đế.”
Bây giờ, người phụ này điên. Tính sạch sẽ đã trở thành hệt như một chỗ che giấu. Nó đã trở thành một nghi lễ. Bây giờ, lau chùi cả ngày, cô ấy vẫn còn bận bịu. Lau chùi cả ngày đã trở thành toàn bộ cuộc sống cô ấy - đấy là sự lãng phí cực kì. Nhưng bạn không thể nói rằng sạch sẽ là xấu; sạch sẽ là tốt. Cho nên cô ấy có lí do. Cô ấy điên với cái hợp lí hoá hoàn hảo. Thậm chí chồng cô ấy cũng không được phép vào trong phòng khách. Và cô ấy chẳng bao giờ cho phép bản thân mình có con cái, bởi vì trẻ con bẩn thỉu và chúng có thể tạo ra rắc rối và chúng sẽ làm mọi thứ thành đống lộn xộn. Cả đời cô ấy bị hiến dâng cho bệ thờ tính sạch sẽ.
Tôi nói, “Tất nhiên, cô đã chứng tỏ rằng sạch sẽ là thứ hai sau Thượng đế. Cô đã làm cho nó thành bệ thờ Thượng đế và cô hi sinh cả đời mình cho nó.”
Nhưng cô ấy sẽ nói, “Tôi sai sao?”
Bạn không thể nói cô ấy sai được. Sạch sẽ là tốt, vệ sinh - nhưng có giới hạn cho nó. Người sở thích kì cục bao giờ cũng vượt ra ngoài giới hạn này. Người đó chìm sâu vào rất rắc rối. Tôi bảo người phụ nữ này, “Cô hãy làm một việc: trong ba ngày đừng lau chùi nhà cửa gì cả. Nếu cô có thể vẫn còn lành mạnh trong ba ngày mà không lau nhà, thì tôi cũng sẽ tham gia cùng cô và tôi cũng sẽ lau nhà cô cả ngày.”
Cô ấy nói, “Những ba ngày không lau chùi sao? Điều đó không thể được - tôi sẽ phát điên mất.” Cô ấy đã điên rồi!
Cho nên bất kì khi nào có ai đó đang ẩn nấp đằng sau sở thích kì cục, dù sở thích kì cục đó là gì - nó có thể là thực dưỡng hay cái gì đó khác - thì tôi đều chống lại nó. Tôi chống lại thái độ bị ám ảnh.
Hãy để tôi kể cho bạn một giai thoại: Một người về nhà sau một trận đấu. Vợ người đó ngẩng đầu lên khỏi tờ báo và nói, “Trông đây, Fred, có một báo cáo trong tờ báo này về một người vừa mới trao vợ mình cho người bạn để đền đáp lại một cái vé xem đá bóng cả mùa. Anh là người hâm mộ bóng đá nhưng anh sẽ không làm điều giống như thế chứ?”
Fred nói, “Tất nhiên anh không làm đâu. Thật là kì cục và tội phạm - mùa bóng qua quá nửa rồi còn đâu!”
Đây là tâm trí của tay hâm mộ bóng đá, của người mang sở thích kì cục. Nhưng những người này có thể cứ ẩn nấp đằng sau những lí do đẹp đẽ.
Mahatma Gandhi liên tục bận tâm về phân của mình. Ông ấy gần như bị ám ảnh về cái đó. Đôi khi dạ dầy bạn bị rối loạn, bạn có thể nghĩ về nó, nhưng liên tục cân nhắc và suy tư và nghiềm ngẫm về nó thì vô nghĩa. Nhưng ông ấy thì liên tục nghiền ngẫm - dường như đấy là chủ đề lớn nhất trên thế giới để nghĩ. Ông ấy sẽ thực hiện lời cầu nguyện của mình, hay ông ấy sẽ tới gặp vị phó vương, hay ông ấy đến tham dự cuộc hội nghị bàn tròn để quyết định vận mệnh của Ấn Độ và tự do của nó, nhưng trước hết ông ấy phải thụt đã. Bạn sẽ ngạc nhiên: trong nhật kí của ông ấy, việc thụt được nói tới nhiều như Thượng đế. Việc thụt dường như là thượng đế thứ hai.
Nhưng nếu bạn tranh cãi với ông ấy, thì ông ấy có vẻ hoàn toàn rõ ràng về điều đó: dạ dầy phải được dọn sạch đầy đủ, bởi vì không có dạ dầy sạch sẽ thì toàn bộ thân thể sẽ nhiễm độc tố, thế này thế nọ, và chỉ với dạ dầy sạch sẽ thì tâm trí mới có thể sạch sẽ. Làm sao tâm trí có thể mạnh khoẻ mà lại không có thân thể mạnh khoẻ? Thế rồi ông ấy cứ tiếp tục mãi, tranh biện về nó, nghĩ về nó. Nhưng trong thực tế đấy là sở thích kì cục và là một loại ốm bệnh. Và điều đó cũng chẳng chứng tỏ một tâm trí mạnh khoẻ, nó chứng tỏ một tâm trí không mạnh khoẻ.
Kiểu thái độ này tôi chống lại. Tôi đã nói với nhiều sannyasin ... bởi vì họ tới tôi với những sở thích kì cục của họ. Có lần một thanh niên đến và anh ta nói anh ta đã tới tôi để học cách sống chỉ bằng nước! Tôi bảo anh ta, “Anh sẽ làm cho tôi thành kẻ tội phạm đấy. Nếu tôi bảo anh cách sống bằng nước, thì anh sẽ chết!” Anh ta gầy còm và khẳng khiu, gần trên bờ vực sụp đổ, nhưng anh ta lại có một sở thích kì cục rằng việc làm thuần khiết chỉ có thể làm được qua nước. Chỉ nước mới thuần khiết còn mọi thứ khác đều không thuần khiết. Mắt anh ta trở nên vàng, ốm yếu. Anh ta không ăn ngon, thân thể anh ta thiếu đói, và dần dần bộ não anh ta bắt đầu sốt. Và anh ta càng trở nên sốt nhiều thì anh ta lại càng thêm nhiều nỗ lực để làm thuần khiết mình. Tôi phải bảo những người như vậy rằng họ đang đi theo hướng rất, rất nguy hiểm.
Những người nghiện thực dưỡng tới tôi... Tôi không chống lại điều gì nói riêng, bởi vì tôi không ủng hộ điều gì nói riêng. Tôi chỉ ủng hộ cho cuộc sống, cuộc sống trong sự giầu có cực kì của nó...
Bạn nói: “Thực dưỡng là Đạo giáo thuần khiết.” Không nguyên tắc, không lí thuyết nào có thể là Đạo giáo thuần khiết cả. Ngay cả Đạo giáo cũng không phải là Đạo giáo thuần khiết. Lão Tử cứ chống lại trong cả đời mình... ngài phủ nhận đệ tử, ngài bác bỏ tất cả những lời kêu gọi ngài để làm ra lí thuyết về nguyên tắc toàn thể, bởi vì ngài đã nói “Đạo khả đạo phi thường đạo - Danh khả danh phi thường danh” - “một khi Đạo được nói ra, đấy không còn là Đạo nữa. Chân lí không thể được nói ra, không thể được lí thuyết hoá.” Chỉ đến cuối cùng ngài mới viết ra điều gì đó, và điều đó nữa cũng là dưới sức ép. Ngài đã rời bỏ Trung quốc. Dường như là ngài sang Ấn Độ. Mọi người cuối cùng đều phải tới Ấn Độ. Ấn Độ không phải là một điểm địa lí, nó là chính cội nguồn của mọi tâm thức con người. Mọi người muốn được định hướng lại đều phải tới phương đông. Phương đông đơn giản có nghĩa là sự định hướng.
Lão Tử... tất nhiên, các học giả Trung quốc chẳng bao giờ nói rằng ngài sang Ấn Độ cả; điều đó làm tổn thương tới bản ngã của họ. Họ nói ngài đi về phương nam, nhưng Ấn Độ là phương nam. Họ nói ngài đi về phương nam, nhưng Ấn Độ ở phía nam của Trung quốc. Và tất nhiên, điều đó dường như là có nghĩa - Lão Tử quay trở lại Ấn Độ. Điều đó hoàn toàn có liên quan. Mọi người đều phải tới. Ấn Độ là nhà của mọi người.
Ngài bị quan biên ải của triều đình bắt lại tại biên giới Trung quốc và họ nói, “Chúng tôi sẽ không cho ông ra khỏi đất nước cùng với kho báu của ông. Ông phải để lại kho báu.”
Ngài hỏi, “Các ngài ngụ ý gì?”
Họ nói, “Ông phải viết một cuốn sách trước khi ông rời khỏi đất nước chúng tôi. Ông biết điều gì đó: ông phải viết chúng ra và trao nó cho triều đình. Thế thì ông có thể ra đi được.”
Thế là ngài bị các quan biên ải buộc ở trong biên giới. Trong ba ngày ngài đi lại và viết nhanh chóng trọn bộ Đạo Đức Kinh. Nhưng ngay dòng đầu tiên ngài nói, “Đạo khả Đạo phi thường Đạo - Danh khả danh phi thường danh.” Cho nên thậm chí Đạo giáo cũng chẳng phải là Đạo thuần khiết - cái ‘giáo’ làm cho nó thành không thuần khiết. Cho nên hãy quên thực dưỡng đi - rằng nó có thể là Đạo giáo. Nó là lí thuyết, một giả thuyết.
Không có qui tắc cũng chẳng có cấm đoán. Nếu không có qui tắc và không cấm đoán, thế thì sao lại phải lo nghĩ không cần thiết về thực dưỡng? Thế thì phỏng có ích gì gọi mình là tín đồ của thực dưỡng nếu không có qui tắc và không có điều lệ? Có...
“Thực dưỡng chẳng liên quan gì với gạo lứt cả.” Họ đang điên lên vì gạo lứt đấy! Họ nghĩ gạo lứt là Thượng đế, và chừng nào bạn còn chưa sống bằng gạo lứt thì bạn sẽ lỡ. Nhưng bạn nói: “Gạo lứt vẫn bị một số người xem lầm là cơ sở cho thực dưỡng, nhưng đấy chỉ là một yếu tố và có thể được dùng hay loại bỏ, được thừa nhận hay bỏ qua.” Nhưng thế thì cái gì còn lại? Nếu thậm chí gạo lứt cũng bị bỏ đi, bỏ qua, và không có nguyên tắc và không có điều lệ và nó là Đạo giáo thuần khiết, thế thì cái gì còn lại? Chẳng cái gì còn lại cả. Thế thì tôi có thể hạnh phúc mà nói, “Vâng, hãy là một tín đồ thực dưỡng đi - không có vấn đề gì!”
Tôi chống lại sở thích kì cục. Tôi chống lại cuộc sống theo kỉ luật. Tôi không chống lại kỉ luật; tôi chống lại cuộc sống theo kỉ luật. Kỉ luật nên tới từ khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia từ bản thể bên trong của bạn. Nó nên là ánh sáng bên trong, không bị áp đặt từ bên ngoài. Người ta nên di chuyển trong sự đáp ứng sâu sắc cho cuộc sống. Người ta không nên tuân theo bất kì học thuyết nào, bởi vì nếu bạn tuân theo học thuyết thế thì bạn đã có kết luận với mình rồi. Bạn sống thông qua kết luận đó. Bạn sống từ một trung tâm đã cố định. Thế thì bạn không tự do. Bạn không thể linh động được; nguyên tắc của bạn, lí tưởng của bạn, trung tâm của bạn, kết luận của bạn, sẽ không cho phép bạn linh động. Bạn sẽ phản ứng theo kết luận của bạn. Nhưng nếu bạn được tự do và mỗi khoảnh khắc lại quyết định kết luận của riêng nó, nó không được mang tới từ quá khứ, thế thì nó hoàn toàn tốt. Thế thì bạn có một kỉ luật - kỉ luật thực - nhưng bạn không có một cuộc sống theo kỉ luật.
Bất kì người nào thực sự sống động thì đều không có cá tính, không thể có cá tính được. Cá tính bao giờ cũng chết - một cấu trúc chết quanh bạn, được mang từ quá khứ, là kinh nghiệm quá khứ. Nếu bạn hành động từ cá tính của mình, thì bạn chẳng hành động chút nào: bạn đơn giản phản ứng. Bạn không đáp ứng. Đáp ứng là tức khắc: cuộc sống tạo ra tình huống, thách thức, và bạn đáp ứng. Bạn đáp ứng từ bản thể mình, không có trung tâm, không có kết luận. Không thông qua quá khứ; đáp ứng tới ở đây và bây giờ - thuần khiết, trong trắng.
Kỉ luật đó tôi đánh giá cao. Kỉ luật đó tôi yêu mến. Nhưng bất kì kỉ luật nào khác bạn ép buộc mình vào, bạn thực hành, thì đều nguy hiểm cả. Điều đó sẽ giết chết bạn. Đó là lí do tại sao nhiều người lại đã chết - kỉ luật của họ đã giết chết họ."
Trích "Từ thuốc đến Thiền" - một quyển sách mà mỗi người Thực Dưỡng hay tu Thiền đều nên đọc.
Hay loang rộng tin này cho mọi ng nhé?
Ngô Trung Việt dịch.