QUAN SÁT

(trích trong Mật Tông Yoga Kriya), trang 120...



TRỤC CHUYỂN


Đằng sau các suy nghĩ nhận biết còn có một cơ cấu phi ngôn ngữ gọi là trục chuyển. Đó là một hiện tượng tâm sinh lý xuất hiện trước khi tư tưởng phát khởi. Nó chỉ cần một phần triệu giây để xuất hiện. Nó "Định Hướng" cho các cảm xúc, nhận thức hay hành động kế tiếp của ta. "Ta" không phải là phản ứng phi ngôn ngữ này vì ta có thể quan sát tiến trình hành động của phản ứng phi ngôn ngữ này. bao nhiêu sự kiện xảy ra trước khi một tư tưởng thực sự xuất hiện. Bản chất tâm lý của ta phải chuẩn bị sẵn sàng để có thể cung cấp phản ứng thích hợp cho các kích thích bên ngoài. Trục chuyển ngăn chặn không cho kích thích bên ngoài đi quá sâu vào bên trong điểm "Nòng cốt" của bạn bằng cách đón chặn nó lại và phát động một phản ứng thích hợp.

Nói theo lối nói của máy điện thoại, trước khi máy "Nghĩ" thì một chương trình nào đó phải chạy đã. Chương trình ngày càng phức tạp hơn. Dù là máy điện toán ngày càng nhanh. vẫn còn có khoảng cách giữa lúc một chương trình được phát động cho đến lúc nó thực sự chạy. Trong khoảnh khoắc này ta có thể nói rằng: Máy điện toán đang tự nó sắp xếp để có thể "Nghĩ" theo cách mà chương trình đã định đoạt. Trí thông minh sinh học của con người thì rõ ràng hoạt động nhanh hơn máy điện toán nhanh nhất hiện nay. Nói cụ thể là tất cả các máy điện toán hiện đang có không cách nào bắt kịp khả năng hoạt động của bộ óc con người.

Trong khoảng sát na giữa lúc ta nhận được sự kích thích bên ngoài đến khi một tư tưởng phát động từ kích thích đó, tâm ta sắp xếp cơ cấu con người ta theo một chương trình hay mô thức đặc biệt. Đó là cái mà chúng tôi gọi là trục chuyển. Cái trục "Nòng cốt" của ta không hề thay đổi, chỉ có sự chuyển đổi bao quanh cái trục để chuẩn bị sắp xếp cho sự đáp ứng mà thôi. Nhưng điều này diễn ra quá nhanh khiến bạn không thể nhận biết được. Nếu bạn có thể quan sát được thì có thể bạn thấy rằng có sự chuyển động năng lượng và các cảm giác cụ thể kèm theo ngay trước khi cảm xúc hay tư tưởng nổi lên. Tiến trình tư tưởng xuất hiện ngay sau đó có "Phong vị" ngầm đặc thù của cái "Trục" phản ứng và chuyển.

Có một bài tập đơn giản giúp ta tập luyện cách thức quan sát quan năng tiền nhận thức của trục chuyển. Bài tập này cần có hai người. Một người làm hướng dẫn, người kia đóng vai người quan sát. Người hướng dẫn điều động các kinh nghiệm qua các lời chỉ dẫn. Mục đích của người quan sát là nhận biết những cảm giác hay bất kỳ sự chuyển động năng lượng nào khởi lên trong cơ cấu Thân/Tâm. Tốt nhất là hai người đều nhắm mắt lại.

Lúc đầu người hướng dẫn đưa người kia vào sự thư ngãn ngắn, gồm các mệnh lệnh như: "Nhắm mắt lại. Hít hơi thở vào thật sâu và thở ra - nhưng nghe thấy tiếng thở. Lại hít vào và thở dài ra. Hít vào, thở dài".

Tạm nhưng một lát để người kia đi vào trạng thái chuẩn bị quan sát. Cứ cách khoảng mười lăm giây, người hướng dẫn sẽ đề cập đến một trong các tình trạng sau:

- Bạn đang ở trong căn phòng có đầy khỉ;
- Bạn đang ở trong căn phòng đầy con nít đang khóc;
- Bạn đang ở trong căn phòng đầy trẻ con;
- Bạn đang ở trong căn phòng với mẹ bạn;
- Bạn đang ở trong căn phòng với bố bạn;
- Bạn đang ở trong căn phòng với người yêu;
- Bạn đang ở trong căn phòng với một người đàn ông trần truồng;
- Bạn đang ở trong căn phòng với một người đàn bà trần truồng;
- Bạn đang ở trong căn phòng có đầy người da đen;
- Bạn đang ở trong căn phòng có đầy người Mỹ;
- Bạn đang ở trong căn phòng có đầy các bà lão;
- Bạn đang ở trong căn phòng với người đang hấp hối;
- Bạn đang ở trong căn phòng có đầy xác người chết;
- Bạn đang ở trong căn phòng tối đen như mực;
- Bạn đang ở trong căn phòng có thắp rất nhiều nến trắng.

15 giây là khoảng thời gian tạm đủ để bạn ghi nhận những gì xuất hiện trước khi bạn đắm mình vào căn phòng mới hay dựng lên một câu chuyện.
Hãy ghi nhận các phản ứng phi ngôn ngữ.

Hãy ghi nhận tất cả các cảm giác trên thân. Có nơi nào tự nhiên gồng cứng lên không? Có nơi nào bạn thấy trống rỗng không? Bạn có thấy nóng lên ở nơi nào không?
Một số trường hợp không tạo ra phản ứng nào rõ rệt nơi bạn cả, song có những trường hợp làm bạn phản ứng hết sức mạnh mẽ. Bạn có thể thấy những suy nghĩ lộ liễu hay tế nhị sinh khởi và tư tưởng tiếp nối theo cảm giác nhanh như thế nào. Điều này cũng giúp bạn nhận biết sự thay đổi từ trạng thái vui vẻ sang trạng thái khó chịu nhanh như thế nào.

Một khi bạn có thể quan sát được các phản ứng của bạn thì bạn hiểu ngay rằng bạn không phải là các phản ứng đó. Tham dự vào quá trình này giúp bạn chạm được cái mà trước đó chỉ là các phản ứng máy móc và lập trình sẵn. Dạng thức lập trình tiền ngôn ngữ này được tạo ra như thế nào là đề tài nghiên cứu của môn phân tâm học hiện đại. Thử thách trong bài tập là làm sao phá vỡ dạng thức này, nếu bạn thực sự muốn vượt qua nó để có được chứng nghiệm lớn hơn.

Quan sát giống như người xem phim chiếu bóng. Bạn dần dần tham dự vào cốt truyện, tình tiết và nhân vật. Rồi có một lúc bạn nhớ lại mình đang ngồi trong rạp chiếu bóng. Rồi bạn thấy có luồng ánh sáng chiếu rọi các hạt bụi bay trong không khí. Bạn quay đầu lại để thấy ánh sáng phát ra từ cánh cửa nhỏ trên vách tường phía sau. Bạn mơ hồ thấy có những cử động sau cánh cửa đó và biết rằng có người nào đó đang điều khiển máy chiếu phim. Cuốn phim tượng trưng cho các tư tưởng của bạn, luôn luôn phóng lên tấm màn phông của tâm não. Các tình tiết éo le được các cảm xúc của bạn đan dệt liên tục với nội dung của tâm não. Máy chiếu phim và ánh sáng tượng trưng cho phản ứng tiền ngôn ngữ, sắp xếp lại cấu trúc con người bạn trước khi tư tưởng và cảm xúc trồi lên. Người điều khiển máy chiếu phim là tác nhân kích thích sự phát khởi dạng thức phản ứng được lập trình này. Bạn không phải là cuộn phim dù đó là ý tưởng hay cảm xúc. Bạn không phải là máy chiếu phim, bạn cũng không phải là người chiếu phim. Bạn cũng chẳng ngồi trong rạp. Đó chỉ là nơi để quan sát trong thí nghiệm này. Muốn làm ngưng cuộn phim, bạn phải ngưng người điều khiển máy chiếu phim. Đó là thách thức trong nội tại của bạn.

"Mật Tông Yoga Kriya"- có bán tại Fanpage: "Thực Dưỡng Ngọc Trâm", nhắn tin vào phần "tin nhắn" của trang, để nhận được sự hồi đáp nhé.