Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Ngọc Trâm bàn về chay mặn độc đáo nhì chăng?
Thực Dưỡng > Các phương pháp chữa bệnh tự nhiên > Thầy lang vũ trụ
Diệu Minh


Ngọc Trâm bàn về chay mặn độc đáo nhì chăng?



Ngọc Trâm bàn về CHAY hay MẶN?

Tất cả chỉ là ảo tưởng về cái không thực có: nhân đọc bài trên fb của bạn Trung Hữu Nguyễn:

Tất cả đều là ng ăn chay, kể cả Phật, Chúa... trong 1 bữa ăn tất cả đều là chay, chỉ có vài miếng thịt... nhưng vấn nạn là long móng lở miệng, cúm gà, dịch tả lợn... sán trong thịt... hạt đầu ruồi trong gạo lứt, gạo lứt đã “chết” vì để hôi trong bao, và lấy cả gạo lứt chết ngâm 22 tiếng chả thèm có tí não nào để nấu lên ăn??? Đòi khỏi bệnh và khoẻ mạnh...
.. lạc mốc... cháy thịt nướng, mốc flotoxin... đều là mầm bệnh! Người ta có thể bệnh hay chết bởi nhiều nguyên nhân... có những thứ là món nợ từ tiền kiếp nữa...

Đồng ý là tất cả đều là “BẤT TOẠI NGUYỆN” vì đều hễ có thuỷ thì có chung, có khởi đầu thì có kết thúc, có sinh thì có diệt... tư duy đúng vượt lên trên đối đãi chỉ thấy RA một nguyên lý bao trùm Vũ Trụ: sinh và diệt, không có gì giống nhau, biến dịch... ngày nay ai vẫn còn tranh luận chay mặn nghĩa là giống như điện thoại cùi bắp so với Iphone... chúng ta nên và phải tự động tiến hoá thôi... thời gian trôi, trái đất quay và con người tiến bước... các qui luật của Vũ Trụ mãi thường hằng là qui luật đổi thay! Ai không hạnh phúc lỗi bởi tại HỌ. Chuyện CHAY hay MẶN này người thầy bí mật bên trong dạy cô Trâm từ 20-30 năm trước và chưa thấy AI giảng dạy kiểu đó để đi tới nguyên lý THỐNG NHẤT toàn VŨ TRỤ: sinh diệt... ngay cái biết cũng sinh diệt, nó không phải là TÔI và CỦA TÔI... nhận ra mọi thứ đều đồng căn đồng cảnh sinh diệt trên cùng 1 căn là sự tiên hoá! Ai không hiểu thì cứ hỏi, tới sẽ vui lòng chỉ dẫn cho tới khi các bạn đạt trình VĂN TUỆ. Chỉ là ăn chay 100%, 90%, 80%... và 10% hoặc O% và mọi thứ đều luôn thay đổi: tỉ lệ này... tranh luận là tâm gì???

Đức Phật sinh ra dưới 1 cội cây, thành đạo dưới cội cây và nhập Niết Bàn dưới một cội cây! Pháp - Dhamma là các qui luật của tự nhiên: sinh diệt, nhân quả, xoáy trôn ốc...

Tự nhiên cứu chúng ta, tuyệt đối không tin những gì nhân tạo... chay hay mặn cũng tục đế khái niệm tâm đời, nhị nguyên, không thực có... đó là nguyên nhân CHÍNH vì sao Đức Phật không đồng ý cho chư tăng ăn chay trường (giới) - một loại giới nữa... vì sa đà vào cãi lý và tính toán so đo... lưỡng lự với điều đó để vọt hay vượt qua việc làm mạnh loại tâm thức đủ giúp hành giả vượt thoát được sự nguy hiểm của sinh tử luân hồi.
Trong một thời thiền, ngài Ajhan Mun - thầy của Ajhan Chah có được dạy là ngay trong khi đang ăn mà chỉ thấy có “ngon” hiện lên là đã bị sa đà vào việc nuôi dưỡng thân mà bỏ quên việc làm mạnh tâm mới là điều quan trọng.

Ngài có hẳn 1 quyển: Hãy dưỡng nuôi Phật giáo bằng Pháp niệm tâm.

Ăn gì là còn tuỳ vào duyên và nghiệp của bạn.

Nếu bạn là nữ mà có ria mép, lông chân, vai ngang, đã cắt a mi dan, đã ốm đau bệnh tật, nữ lớn tuổi, mặt bạnh, mặt tròn, mắt 1 mí, mắt bé... nam mà giọng nói oeo éo, mắt lồi, răng chìa... vai xuôi, đuôi mắt cụp... thì nên ăn chay là chính.

Vì mọi thứ đều biến dịch và kết quả ngược với khởi đầu!

Ăn thịt dương trước âm sau và ngược lại... tri ân ông Ando nhắc câu này!

Chúng ta đều mong muốn có được thân thể tráng kiện để có thể SỐNG VUI hay là đi sâu được vào định hoặc tuệ.
Tất cả đều ăn chay là điều tâm tư sâu thẳm tự ngộ từ mấy chục năm! Đó là lý do vì sao tôi không bị dính mắc vào chuyện này mấy chục năm nay... cái gì cũng có lý... nhất lý thông vạn lý minh...

Tôi rất tâm đắc với câu:
Hệ tiêu hoá là bộ não thứ 2 của con người, và số 7 giờ không còn là số tối ưu nhất cho con người hiện đại đã bị rụng hết lông mao trên thành ruột!

Phải là số 7 vài bữa cộng với việc giúp đường ruột làm việc tốt ngay và luôn bằng cách cho ruột nghỉ ngơi và giúp nó tái tạo lại NHUNG MAO!?
Làm được việc này đòi hỏi phải chánh niệm tỉnh giác.

Nếu bạn ăn số 7 mà bị kiệt? Hoàn toàn là do ruột bị hỏng, hệ vi sinh vật không tốt trong đại tràng... lúc này phải sử lý tình huống... cho nên bạn cần phải có kiến thức đông tây y kết hợp để sử lý tình huống thực tế!

Không phải gặp ai cũng “chém” đẹp: số 7!

Tôi chưa từng khuyên ai ăn số 7 quá 10 ngày bởi chính bản thân tôi chưa từng ăn số 7 được 10 ngày trong đời!
Bạn chỉ nên khuyên người khác cái gì bạn đã trải qua thực tế, nếu không bạn là kẻ nói dối, vi phạm luật của Vũ Trụ... và bạn và bệnh nhân là hoàn toàn khác nhau...

Tôi thích con đường uyển chuyển TRUNG ĐẠO.

Y học Tây Tạng là một nền y học toàn diện về con người mà chúng ta nên ngưỡng mộ, nếu bạn đúng là con người:

9 nguyên nhân của bệnh
theo quan niệm của Y học Tây Tạng
(Nguồn: Y Học Tây Tạng, NXB Tổng hợp TP HCM, 2005. Tr: 33; Macrobiotic)

1. Tham - căn bệnh ham muốn (tham lam, khao khát, mong mỏi quyền lực và của cải…)
2. Sân - căn bệnh công kích (thù ghét và ganh tỵ, ước muốn không được thoả mãn…)
3. Si - bệnh khổ từ vô minh (ngu muội, khước từ bản chất của sự việc, từ chối thực tế để đeo đuổi những ảo tưởng và tham vọng, ích kỷ, trì trệ, cứng ngắc, thiếu uyển chuyển, không hoà hợp với cuộc sống chung quanh mình…)
4. Sự suy nghĩ sai lầm gây ra bệnh: tà kiến do tam độc (tham sân si) ở trên được coi là nguyên nhân của mọi căn bệnh. Quan điểm tâm linh của chúng ta đối với cuộc sống là nhân tố quyết định cho sức khoẻ và bệnh tật. “ăn đúng sẽ suy nghĩ đúng và hành động đúng” - Ohsawa. Suy nghĩ đúng (từ, bi, hỷ, xả) sinh ra nhiều năng lượng. Một bệnh nhân Phật tử lẽ dĩ nhiên sẽ cố vượt qua thói quen suy nghĩ sai lầm của mình bằng cách tu học Phật Pháp. Dhamma (Pháp) là liệu pháp đầu tiên đối với sự suy nghĩ sai lầm, nguyên nhân đầu tiên của bệnh tật.

Những nguyên nhân khác:
5.Chế độ ăn uống sai lạc. Đây là nguyên nhân quan trọng hạng nhì của bệnh tật. Bệnh nhân cần phải thay đổi cách ăn uống: thức ăn đúng, cách nấu ăn đúng, thái độ ăn đúng.
6. Thời tiết xấu
7. Nghiệp quả xấu.
8. Ảnh hưởng bất lợi của các vì sao
9. Ma quỉ quấy phá.
Diệu Minh

Bên Miến có những trung tâm họ ăn chay trường khá kỹ là dòng Mogok, họ coi ăn thịt đồng nghĩa sát sinh và thức ăn của họ, sư Thư dẫn chúng tôi tới đó, sư nói món ăn của họ được sư đánh giá gần như thức ăn Thực dưỡng,
Quả thực là hầu như họ không sử dụng cả bột nêm nên nó ngon dịu nhẹ hệ thần kinh dễ tu tập... chỉ còn là chưa có gạo lứt để công phu nhai đếm? mà cô Thet Lin rất ca ngợi cách ăn trong khoá tu của chúng tôi tổ chức.
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.