MẠN-ĐÀ-LA CÁT TÂY TẠNG

Macrobiotic Today, tháng 5-6 năm 2001
Julie Fured



Mạn-đà-la cát Tây Tạng là loại tranh tâm linh. Chúng có nhiều loại khác nhau, mỗi loại lại mang tính lịch sử riêng và có mục đích khác nhau; một số mang tính chất cầu nguyện, một số khác mang tính chất thiền định. Quá trình hình thành và phá huỷ mạn-đà-la được bao phủ bởi các nghi lễ tôn giáo.

Mỗi loại mạn-đà-la đều có một ý nghĩa riêng. Giữa mạn-đà-la có những biểu tượng khác nhau, như các vòng tròn đồng tâm hoặc những trang trí hình học. Những ý nghĩa này biểu hiện ở các chất pha màu khác nhau của cát. Cát được đổ vào từ từ, gạt và gõ nhẹ để tạo ra bức tranh màu sắc sống động. Có những mạn-đà-la được đắp nổi, để tạo thành bức tranh nghệ thuật không gian ba chiều.







Tôi cảm thấy xúc động khi quan sát quá trình làm mạn-đà-la. Mặc dù chỉ có một nửa công việc được hoàn thành trong ngày, nhưng tôi cũng cảm nhận được sự toàn bộ về tổng thể bức tranh mạn-đà-la. Mạn-đà-la còn có mục đích làm tăng trưởng lòng từ bi của con người. Nó gợi lại cho ta trắc ẩn và nó đã khiến tôi xúc động trong khi quan sát quá trình hình thành mạn-đà-la.


Tôi đã không quay lại để xem tiếp khi hoàn thành mạn-đà-la vì tôi không muốn khóc lần nữa ở nơi đông người. Sau khi làm xong, mạn-đà-la bị phá huỷ cùng với những lời cầu nguyện và lòng sùng kính, cát bị quét cùng với sự chăm chú và chủ tâm. Tất cả các màu sắc của cát hoà lẫn với nhau và sau đó được chia cho người xem. Mọi người đem phần cát được chia của mình về nhà để trải ra một nơi đặc biệt nào đó.
https://www.google.com/search?
q=mandala&rlz=1C1JZAP_viVN840VN840&sxsrf=ALeKk03NG2wssQonaAJgS9bm5Y1gViJB3Q:1592794432033&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=2ahUKEwi38sjStZTqAhWWOnAKHdMnCvwQ_AUoAXoECBIQAw&biw=1280&bih=578

Vâng, mạn-đà-la đã không còn đó, nhưng hình ảnh đầy màu sắc của nó vẫn còn đọng lại tâm trí tôi.

Nếu bạn chưa từng có cơ hội nhìn thấy mạn-đà-la Tây Tạng thì hãy đến đó. Nó sẽ khắc sâu trong tâm khảm bạn, như Lobsang Samten từng nói: “Mạn-đà-la giống như một tấm gương. Nó chỉ phản ảnh cái vốn có trong bạn”.




Hoàng Long dịch