Mạnh khoẻ, Điều hổ trợ cần thiết cho tâm linh |
Mạnh khoẻ, Điều hổ trợ cần thiết cho tâm linh |
May 21 2009, 06:32 PM
Bài viết
#1
|
|
Advanced Member Nhóm: Members Bài viết: 591 Gia nhập vào: 22-March 09 Thành viên thứ.: 2,444 |
Khi bệnh hoạn từ giã bạn, thì Mạnh Khoẻ xuất hiện mà không cần phải mời gọi ; đây là sự tương quan mật thiết trong quan niệm về tương đối của con người; Mạnh khoẻ là ước mơ của những người có bệnh hoạn; Vì nó mà biết bao học thuyết ra đời, các bệnh viện cũng vì nó mà mọc lên như nấm; nó nằm trong những chương trình chiến lược vi mô cả vĩ mô của nền Y học đương đại khổng lồ mà nhân loại đang được phục vụ; Xem ra để được có nó không là điều đơn giản...
Chẳng có ai nói : Lục fủ ngũ tạng của tôi đều mạnh khoẻ cả, chỉ trừ xương chân tôi bị ung thư thôi -> Chỉ cần 1 tế bào trong cơ thể bạn là ác tính; thì tất cả tế bào còn lại sẽ không mạnh khoẻ Như vậy MẠNH KHOẺ là gì ? một mưu cầu gần gủi, nhưng lại rất ... bao la |
|
|
Mar 2 2010, 10:54 AM
Bài viết
#2
|
|
Bạn của mọi người Nhóm: Administrators Bài viết: 18,464 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 |
Nếu chỉ nói mạnh khoẻ về thân xác, thì ta hổng cần phải học từ ngài Ohsawa mần chi cho mệt, hãy học từ voi, cọp, trâu, bò ...thiết thực và rõ ràng hơn; chẳng có ai nói: Yếu như voi, yếu như hổ, yếu như trâu và yếu như bò cả. Thế nên thân xác chỉ là 1 phần nhỏ trong mục tiêu của PPDS ?
Dùng thuốc đông y, Tây y có là pháp môn không thì chưa nghe ai nói; Nhưng GLMM là một pháp môn, cân bằng với các pháp môn khác. Điều này tổ sư nói ; sai hay đúng là do thẩm định của từng người ... áp đặt nhau mà làm gì ... bởi ( cũng bởi ) chắc gì suy nghĩ của ta đã là chân lý ( đó là chưa nói đến hành thâm ) Mạnh khoẻ thực sự là phải biết yêu thương và tha thứ cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào , lòng vị tha và bao dung phải là không biên giới Những điều này quí lắm, may có VL nói ra được. Nhìn theo khía cạnh này thì các bậc thầy tổ đều là những người cực kỳ khỏe mạnh; tiên sinh Ohsawa kể là ông chưa biết hờn giận ai, ông có tình yêu thương vô bờ bến; nhận ra chỗ này (tâm từ) có người gọi tiên sinh là Bồ Tát, cũng không sai. Có câu chuyện: Nhà kia có hai vợ chồng, khi ăn đĩa chim rán; vợ nói đó là con sáo đực; chồng nói đó là con sáo cái và hai bên tranh cãi nhau; được một hồi không phân thắng bại nhưng cả hai chợt nhận ra là điều đó làm giảm hòa khí giữa hai người và họ không còn thấy dễ chịu khi sống cạnh nhau... và họ để chuyện đó qua một bên tiếp tục sống an vui; một ngày kia chuyện cũ lại được xới lên và chồng lại bảo đó là con sáo cái vợ lại sáo đực... và câu chuyện lại được bới lên... và lại tranh cãi... cuối cùng anh chồng chợt nhận ra là bà vợ đã cáu rồi, anh chàng làm lành: em đúng rồi và bà vợ khoái quá hết giận hờn...rồi cả hai nhận ra cái gì là quan trọng trên trái đất này? Vừa rồi tôi nghe Tâm dịch lại câu chuyện do ngài thiền sư nổi tiếng của Úc: Achaan Bramvanso, có cải chính nội dung chút nhưng cùng một cái lõi câu chuyện mà tôi đã đọc trong quyển "Hạnh phúc ở tại bản thân các bạn"... Kết luận lại ngài thiền sư đương đại có thêm một chi tiết rất là buồn cười: là biết đâu con chim đó nó đã bị đột biến gien? Cho nên cuối cùng: trong cuộc tranh luận ai nhiều tâm từ và sự minh triết người đó THẮNG. Đức Phật có cả minh và hạnh; đôi khi chúng ta sa đà vào Minh và quên HẠNH, tức là hạnh kiểm; cãi bằng được tới chỗ đúng sai rõ ràng là cách thức của người trí thức, của tư duy logic, của thông minh và hiểu biết... nhưng thực tế cuộc sống có cả trực giác, tâm linh, thơ ca và đặc biệt là TÌNH YÊU - cái mà nhà Phật gọi là TÂM TỪ. Tôi đọc và nghe nhiều câu chuyện về Đức Phật, nhất là cách Đức Phật cư xử với mọi người, thật là tuyệt diệu. Bao giờ Đức Phật cũng chỉ ra một cách thức khác hay hơn cách thức mà người kia đưa ra... và họ chợt nhận ra chỗ chấp thủ và khó khăn của họ. Nhờ điều đó biết bao nhiêu người chỉ trích ngài câu trước, câu sau đã bị qui phục và trở thành đệ tử của ngài. Vì ngài vốn không bị yêu ghét chi phối trong động thái của ngài. Yêu và ghét đã nhường chỗ cho tâm từ rộng mở và sự minh triết tột đỉnh của ngài. Thế mà rất tiếc cho số đông người học Phật ngày nay, họ biết rất ít về Đức Phật Thích Ca và cách ứng xử tuyệt vời của ngài. Ngài nhẫn nại vô bờ bến, thay đổi cách nói và phương pháp nói để sao cho người kia hiểu được ý của ngài và chuyển hóa. Tuy nhiên ngài cũng chỉ có thể chuyển hóa được những người có duyên với ngài. Mỗi khi có VL gõ bài tôi đều hoan hỉ vì diễn đàn có một người bạn tâm linh có duyên với Thực dưỡng thật là sâu sắc và là người đã nắm được cái lõi cái tinh hoa của Thực dưỡng cũng như Phật Pháp. Đôi khi để cho người kia mắc sai lầm cũng là tâm từ, vì mình nói không được. Mọi người đều muốn thử nghiệm, tự mình thử nghiệm (trực nghiệm) đời sống. Sadhu! Lành thay! -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 1st November 2024 - 08:03 AM |