IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Lịch sử Trung quốc 4000 năm
Thelast
bài Jun 18 2007, 08:49 AM
Bài viết #1


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Sakurazawa Nyoichi

















LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 4000 NĂM

XÉT THEO VÔ SONG NGUYÊN LÝ

P.U
















1973
Nhà xuất bản Anh Minh
8 Lê Lai - BP, 27 Đà Nẵng


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
Thelast
bài Jun 19 2007, 08:57 AM
Bài viết #2


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Những việc như trên dạy cho ta thấy rõ nguyên lý Makoto Trật tự , vũ trụ như thế nào;

1) Chúng ta thường có tính oán thù kẻ can gián, rầy la hoặc phản đối mình, như thế rõ sai lầm
2) Dương thế nào cũng bị Âm thu hút (Định lý thứ 4 của vô song nguyên lý)

Nhưng có hai phần Âm; Đại Âm và Tiểu Âm. Nếu người hoà hợp với Đại Âm sẽ trở nên lớn mạnh, trái lại hoà hợp với Tiểu Âm sẽ bị nhỏ lại và diệt vong. Đại Âm tức là đại tinh thần, tinh thần càng cao lên. Tiểu Âm tức Âm tiểu nhục thể, cái nhục thể càng bé nhỏ. Đại Âm tức con đường đại hạnh phúc; Tiểu Âm tức con đường tiểu hạnh phúc(bất hạnh) là cảnh khổ cực. Đấy là hai con đường người ta thường lẫn lộn. Nếu lộn đường thành ra hỏng bét. Đi vào con đường tốt đẹp người ta càng ngày càng sung sướng. Sự lẫn lộn đường như thế đâu có phải một vài lần trong đời mình thôi đâu, mà thường lẫn lộn luôn luôn trong hàng năm, hàng tháng, hàng ngày, hàng giờ, nhất là hàng giây hàng phút, hoặc 7,8 lần trong một hơi thở

Đại Âm là con đường cao, con đường khó khăn nguy hiểm đi đến thế giới lớn; Tiểu Âm là con đường thấp, bình thản, đi vào thế giới nhỏ bé, có thể một vọt đến ngay

Đi vào thế giới đại Âm tức đến cõi thần, con đường Makoto, con đường đi lên. Con đường đi đến xứ Tiểu Âm tức một bộ phận của nhục thể(cảm giác vị tha, khoái lạc về tính dục), con đường toàn thân hưởng lạc.Con đường khoái lạc về thực dục và sắc dục, con đường này mỗi lần thả chân xuống, phải bị rơi xuống đáy sâu tức con đường truỵ lạc. Con đường đi lên đường dốc tức con đường tạo thành cõi tinh thần. Con đường dốc đi xuống tức con đường tham dục, nhục dục, con đường của nam nhi tửu sắc, con đường của nữ như tức ham muốn các thức ăn Âm tính, ham thích hư vinh. Hai con đường này, đi lên và đi xuống, chẳng hai con đường khác biệt, mà là một, tuy vậy khi thì lên khi thì xuống, tuỳ theo hướng đi hoặc thái độ tâm linh của mỗi người. Hướng đi xuống là tiểu Âm, con đường nhỏ, nhưng vì nhỏ nên nó là Dương. To lớn là Âm, nhỏ bé là Dương, đó là định lý thứ ba của vô song nguyên lý( tham chiếu cuốn”trật tự của vũ trũ”).

Những lời trung cáo, can gián đều là đại Âm, bao giờ cũng chua chát và khó nghe. Tất thảy những điều khó chịu, bất khoái theo cảm giác, ví dụ như địch đối, công kích, phi nặng, nói sầu đều có một ý nghĩa thâm sâu, có vẻ đính chính và trung cáo cho, tức lời can gián.Nếu không có hàng địch do thái anh mỹ thì Nhật Bản đã nằm im ngủ ngon, không biết có đề kháng lực vĩ đại của mình. Thảy nhờ có địch thủ. Nếu quả thật hiểu thấu được như thế, người ta đã hiểu được vô song nguyên lý, chắc chắn sẽ tiến bước tới sứ Makoto dễ dàng. Dốc lòng bước mạnh tới con đường Makoto tức là con đường hạnh phúc.Chẳng phải khi đã đeo lên tận đỉnh đèo mới thấy được hạnh phúc; vì nên rõ rằng ở thế giới Makoto chẳng có cái đỉnh là gì, vì nó vô biên. Vì thế cảnh hạnh phúc trong khi leo lên đỉnh đèo ấy vẫn bất tuyệt. Giá phỏng không có cảnh bất tuyệt ấy và có một giới hạn thế chẳng phải là chân hạnh phúc. Dầu cho người ta có thể sống bằng 10,20,100 hoặc 1000 tuổi trong cõi hạnh phúc hữu hạn và ảo giác chẳng phải là chân hạnh phúc. Thường thường người ta cho cảnh hạnh phúc giả và có giới hạn ấy là chân hạnh phúc.Những kẻ lầm lẫn và dấn thân vào cảnh hạnh phúc có giới hạn ấy sẽ không tránh khỏi một chung cuộc bi thảm.Không có gì đáng chán nản cho bằng người ta yên trí rằng hạnh phúc là miệt mài trong cảnh thực dục và sắc dục trọn đời. Kỳ thật như thế là đã đi lộn chuyến xe này qua chuyến xe khác. Chẳng khác nào người ta lên xe lửa xuốt đi Tokyo, lại đi lầm qua chuyến Hyroshyma. Hạnh phúc tức một danh từ khác của cảnh tự do vô biên. Lắm kẻ sẽ phì cười khi nghe nói đến cảnh hạnh phúc không có tự do.Thì hãy tưởng tượng có một người tự cho rằng mình được sung sướng vì có trong tay một triệu quan.Người ấy trọn đời mơ mộng chắt lót một số tiền như thế, cho nên anh ta bo bo ôm giữ lấy tiền ấy, xem trong đời không gì hơn nữa. Nhưng số tiền ấy đem lại cho anh ta một niềm âu lo vô hạn. Anh ta đem gởi vào nhà băng và lo đêm lo ngày sợ nhà băng rủi có suy sụp chăng. Nhưng dầu nhà băng ấy không bị suy sụp đi nữa thì giá thị trường của hàng hoá lên cao làm cho số tiền của anh mất giá, đầu tóc anh ta quay cuồng với vấn đề sinh lợi.Cuối cùng anh ta phải tìm một kế lúc nào cũng là tích cực để cho số tư bản một triệu ấy nẩy nở thêm.Vậy mà cảnh nguy không làm sao tránh khỏi.Giá phỏng anh ta cất lên môt sở nhà cho thuê anh có thể bị cụt vốn vì bị tai hoạ hoặc giả gặp người thuê nhà xấu xa không chịu trả tiền nhà, anh ta phải dùng tới biện pháp tổn phí nhưng lắm lúc vô bổ. Rồi anh nghĩ tới việc đem số tiền ầy buôn bán thì cũng thế. Vì buôn bán vẫn có lời ấy, nhưng cũng không phải có lúc bị lỗ vốn (xem đấy, có Dương thì có Âm) cuối cùng anh ta đem tiền bỏ vào quỹ tiết kiệm của bưu điện có vẻ ít lo lắng âu sầu hơn, nhưng lại ít lời. Nhưng nếu anh ta ngã ra đau ốm một lần thế là hỏng cả. Thế là trung cuộc của kẻ ỷ vào cảnh hạnh phúc hữu hạn

Hai nhà vua Kiệt và Trụ vẫn là bậc vĩ nhân đấy, thê nhưng họ tự hoại lấy thân họ, lại huỷ hoại luôn cả sứ sở của họ, vì họ đắm say hai nàng hầu muội hỷ và đắc kỷ(người ta kể chuyện rằng các nhà vua Trung Quốc thường có 7000 cung nữ hầu hạ, đấy là những cái tiểu Âm). Họ nghe theo lời ngon ngọt của tỳ thiếp, lại gét bỏ những lời can gián ngay thẳng và chua chát của hiền thân như quan Long Phùng và Cơ tử.Nền văn minh Tây phương dựng lên chỉ vì để hưởng những khoái lạc cho nhục thể, khoái lạc cho vị giác.Nền văn minh ấy tuy rất Dương phía ngoài thật thì vô cùng Âm ở bên trong như cái sắc của đắc kỷ. Nền văn minh Dương tính không có vẻ gì là xấu xa, nhưng nó khuyến rũ người say mê đắm đuối. Vận mạng vinh hoa của hai vị vua Kiệt và Trụ dạy cho chúng ta thấy rằng hàng vua Dương tàn bạo thế nào cuối cùng cũng bị Âm tính thu hút.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này
Thelast   Lịch sử Trung quốc 4000 năm   Jun 18 2007, 08:49 AM
Thelast   [size=4][b]Lời nhà xuất bản Đây là quy...   Jun 18 2007, 09:01 AM
Thelast   [size=4][b]Lời nói đầu Từ mấy năm nay ...   Jun 18 2007, 09:02 AM
Thelast   [size=4]Chương I [b]Chỗ phức tạp do Khổn...   Jun 18 2007, 09:12 AM
Thelast   Vận mạng khác biệt của mỗi người và...   Jun 18 2007, 09:14 AM
Thelast   Hiện nay học vấn và khoa học chỉ chuyê...   Jun 18 2007, 09:19 AM
Thelast   [indent][b]Nhìn qua bản đồ thế giới ch...   Jun 19 2007, 08:47 AM
Thelast   Những việc như trên dạy cho ta thấy rõ ...   Jun 19 2007, 08:57 AM
Thelast   [size=4]Chương III [b]Kẻ tàn huỷ một qu...   Jun 19 2007, 09:05 AM
Thelast   Bình vương nhà Chu bỏ quốc đô di chuyể...   Jun 19 2007, 09:06 AM
Thelast   Chẳng bao lâu trong thất hùng, có Tần (...   Jun 19 2007, 09:06 AM
Thelast   Hàn Phi là người Dương tính (xem cái tên...   Jun 19 2007, 09:07 AM
Thelast   [size=4]CHƯƠNG V [b]CÓ DƯƠNG THÌ CÓ ÂM DƯ...   Jun 20 2007, 09:14 AM
Thelast   [size=4]CHƯƠNG VI [b]CẬU THIẾU NIÊN THIẾT...   Jun 20 2007, 09:16 AM
Thelast   [size=4]CHƯƠNG VII [b]QUÂN ĐỘI DU MỤC MÔN...   Jun 20 2007, 09:18 AM
Thelast   [size=4]CHƯƠNG VIII [b]TẠI SAO NHÀ NGUYÊN B...   Jun 20 2007, 09:36 AM
Thelast   [size=4]CHƯƠNG IX [b]CẢNH SUY VONG CỦA Đ...   Jun 21 2007, 08:58 AM
Thelast   [size=4]CHƯƠNG X [b]PHƯƠNG PHÁP CHINH PHỤC ...   Jun 21 2007, 09:00 AM
Thelast   CHƯƠNG XI [size=4][b]NGUYÊN LÝ VẠN CỔ B...   Jun 21 2007, 09:06 AM
Thelast   [size=4]CHƯƠNG XII [b]KẺ NHU HOÀ ĐƯỢC H...   Jun 21 2007, 09:09 AM
Thelast   CHƯƠNG XIII [size=4][b]SỨ MẠNG VÀ HẠNH PH...   Jun 21 2007, 09:31 AM
songr00   Xin chào. Mình đọc không thấy chương 2 v...   Dec 1 2011, 04:43 PM


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 6th July 2025 - 11:01 PM