![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() The last... ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 1,324 Gia nhập vào: 10-February 07 Thành viên thứ.: 4 ![]() |
Sakurazawa Nyoichi
LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 4000 NĂM XÉT THEO VÔ SONG NGUYÊN LÝ P.U 1973 Nhà xuất bản Anh Minh 8 Lê Lai - BP, 27 Đà Nẵng -------------------- The last |
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() The last... ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 1,324 Gia nhập vào: 10-February 07 Thành viên thứ.: 4 ![]() |
Chẳng bao lâu trong thất hùng, có Tần (ở miền núi phía tây, là sứ Âm tính), chinh phục được 6 nước kia, Đại thống nhất đế quốc(2.200 năm trước) Nhà vua lúc ấy là chính, xưng đế hiệu Tam Hoàng, (nghĩa là vua đầu tiên) vì tự cho rằng mình đã tóm cả Tam Hoàng, Ngũ đế vào trong một tay… Chính ông đã cho xây Vạn lý trường thành (3000 cây số) để phòng ngự hàng man tộc phía Bắc khỏi xâm nhập. Ông là bậc vĩ đại chẳng khác nào Na- phá- luân và Hitler, một người rất Dương tính cho nên ông cho rằng hạng học giả là Âm và hạng nho giả (Âm) chỉ đưa nhân dân vào con đường mê muội chẳng ích gì. Vì thế ông cho chôn sống trên 460.chục người, lại cho thiêu tất cả sách vở, chỉ trừ loại sách về y học,Dịch học và Nông học không đốt, chẳng khác nào Hitler đã cho đốt tất cả sách vở của hạng học giả Do thái. Tuy vậy Dương tính trong thời ấy đã đến tột đỉnh, cho nên hàng man tộc Mông Cổ ở phía Bắc tràn vào đánh chiếm, ông phải xây đắp Vạn lý trường thành như một dãy núi nhân tạo chạy dài từ Đông sang Tây, như trường thành Adrien hoặc chiến luỹ Maginotvv…đều thế. Tại sao có chuyện kỳ dị như thế, đấy chính là vấn đề thú vị nêu ra cho những ai nghiên cứu về vô song nguyên lý
Tần Thuỷ Hoàng đóng đo ở Hàm Dương (đến cái tên cũng Dương) cho kiến trúc cung A- Phòng là một cung điện lớn nhất thời ấy. Mặc dầu người ta cho vi vua ấy là một vị vua cực kỳ tàn bạo, nhưng theo tôi thì ông ta là một bậc vĩ nhân. Một trường thành dài 3000 cây số, thế mà làm cách nào chỉ kiến trúc xong trong một thời gian ngắn? Chiến luỹ Maginot không làm gì sánh kịp. Ngoài ra ông còn thống nhất tiền tệ, chế định chế độ quân huyện và giai cấp, triệt phá chế độ phong kiến, khuyếch đại quốc thổ ( Bắc từ Vạn lý trường thành, Nam đến Việt Nam. Thời nhà Châu, lãnh thổ Trung quốc chỉ ở khoảng giữa phía Bắc Hoàng Hà và Dương tử giang) Chỗ phát triển ấy thật là một đại sự nghiệp vô tiền khoáng hậu, nếu kẻ tầm thường làm gì có được vĩ nghiệp như thế. Nhưng khốn thay, vì muốn cho đại nghiệp ấy và cuộc viễn chinh được hoàn thành, nên phải gia tăng sưu thuế, dân chúng khốn khổ, các học giả khởi lên phản đối. Tần Thuỷ Hoàng phải dùng tới hình phạt hà khốc, áp bức, đốt sách, chôn sống học giả. Đấy là hậu quả rất thường xảy ra của một nhà lãnh đạo cực Dương,vì người ấy sinh đẻ ở sứ Âm thuộc miền cao nguyên phía tây. Sự kiện đó do thực vật từ hoàn cảnh địa lý gây ra. (nói theo nghĩa rộng, nào quốc gia, thổ địa, xóm làng cũng là thực vật). Ngoài ra Tần Thuỷ Hoàng còn áp dụng lý thuyết của nhà học giả cực Dương là Hàm- Phi làm nguyên lý chỉ đạo, bài xích Khổng giáo Âm. Dương tính lên cực điểm, nên sau khi Tần Thuỷ Hoàng băng hà tức khắc các cuộc cách mạng nổi lên lung tung ở phía Đông nam là sứ cực Dương, một đại đế quốc không tiền, chỉ trong vòng 15 năm đã hoá ra tro bụi!Xem thấy,sinh mạng kẻ nào quá Dương bao giờ cũng ngắn ngủi. Khi người ta đã Dương tất có một cuộc đời ngắn ngủi. Vì thế người nào sau 40 tuổi mà còn giữ tính Dương mãi thật là nguy hiểm, mặc dầu phải Dương cho đến tuổi ấy. Cái gì quá Dương, tức phải suy sụp.Cảnh suy sụp ấy là Dương thật rõ ràng. Cũng như kẻ 40 hoặc 50 cũng có thể chết bất ngờ vì bệnh não dật huyết, tâm tạng, can tạng viêm. Kinh đô Tần ở Hàm- Dương (lạc thành ) bị lửa hồng thiêu mãi trong 3 tháng sau ngày hàng phục ngoại tộc. Tần thuỷ hoàng đốt sách, chôn sống các nhà học giả, làm cho xứ sở ông suy vong , chỉ vỉ nghe theo lời một học giả Dương, đó là luật nhân quả, báo ứng, chúng ta lắm lúc cũng có bước chân vào. Mỗi khi người ta đã lên đến đỉnh tuyệt Âm hay tuyệt Dương thường cho rằng đó là chỗ đặc trưng độc đắc của mình, và nếu trở nên đắc ý, thế nào cũng đi vào cảnh tối hậu bi thảm. Về phương diện học thuyết cũng thế, kẻ nào tự cho rằng mình đặc sáng tân kỳ (nói kẻ chỉ tin vào những học thuyết tân kỳ) thế là họ dọn sẵn con đường ảo diệt thất vọng hoặc ít hoặc nhiều, chẳng khác nào Tần Thuỷ Hoàng. Tất cả các học thuyết, dầu khoa học hay triết học vv…đều là phản động, mặc dầu các nhà học giả đem ra áp dụng chẳng bao giờ nghĩ như thế. Vì nếu các nhà sáng lập ra học thuyết không công kích và chà đạp học thuyết của kẻ khác thì học thuyết đó không được tôn trọng Claude Bernard, khi sáng lập ra y học thử nghiệm nói; “Những bậc danh nhân chính là những kẻ đã đem lại những tư tưởng tân kỳ và đả phá những chỗ sai lầm. Họ chẳng bao giờ tôn trong uy tín tiền nhân của họ, và chẳng bao giờ thừa nhận những chỗ sai biệt với ý nghĩ của họ. Trong y học thực nghiệm, các bậc danh nhân chẳng bao giờ là kẻ chủ sướng những chân lý tuyệt đối và bất dịch”. Trong cái mới lạ người ta lấy làm trân quý, vui mừng tức là cái gọi là nguyên lý “Âm biến ra Dương, Dương bị Âm thu hút”(Định lý 4 của vô song nguyên lý). Cho nên tất cả thẩy cái gì mới lạ (không những học thuyết mà thôi) đều có ít nhiều phản động và sớm muộn gì cũng bị biến ra cái mới. Hiện tại trong học giới, tư tưởng tây phương từ các học thuyết cao xa cho đến sự nghiệp giới, xã hội, chính giới các thuyết, chia ra làm nhiều ngả, chẳng rõ nơi nào là nơi quy tụ, thảy là tân thuyết, trân thuyết, tân tân thuyết. Dầu cho các cuộc phát minh, phát kiến mới cũng thế. Trong khi những tư tưởng mới này đang cảnh phồn thịnh thì lại có các học thuyết nguy hiểm khác rồi. Có đôi học thuyết là kết quả của sự hỗn hợp xảo diệu giữa hai học thuyết đối lập chẳng có một mối manh thoả hiệp, và mục đích của kẻ chủ sướng ra học thuyết ấy cốt làm sao cho phương tiện thành tựu được chóng. Tất cả những học thuyết này đều là lầm lẫn và đưa tới một ngõ bí thường thường tới trước cảnh tai hại. Thật không làm gì cho kích thích bằng khi ngắm đến những tư tưởng mới có vẻ khoa trương và ồn ào này. Đến thuyết 3 động tử lại càng xảo diệu hơn nữa. Tất thảy những thuyết này thế nào rồi cũng bị thời gian xoá nhoà, và đối với tất cả các thuyết mới khác về tương lai cũng thấy rõ sự thật như thế, vì rằng thuyết trung dung chẳng phải là một thuyết liên lạc tương đối và tạm thời của hai thái cực tương phản. Nếu chúng ta lấy thuyết bài thay công kích hoặc theo mù, thối bộ cùng nguyên lý chỉ đạo bằng tư tưởng thì dầu có thành công chăng nữa cũng chỉ cảnh hoa quỳnh một chốc, vừa nở ra lại tan ngay. Tần Thuỷ Hoàng ở Trung quốc là một cái gương sáng về thái độ “công kích”(Dương tính), còn Hoàng Công của Tống phải cảnh đại thất bại là cái gương thối bộ (Âm) vì đã nổi danh “là nhân đức”. Nguyên lý sinh hoạt chỉ đạo của chúng ta chính là nguyên lý thống nhất, nguyên lý vĩnh viễn bất dịch Vô song nguyên lý là một thuyết Âm Dương tối cổ, nhưng tổng hợp và thống nhất tất cả các thuyết tân kỳ,bất kỳ học thuyết nào; tất thảy các thuyết mỗi khi đã thống nhất đều bổ khuyết cho nhau. Vì thế, tất thảy tâm thuyết đối lập nhau, hoặc quá thiên về Âm, hoặc quá thiên về Dương, mỗi khi đã thống nhất, nếu thiếu phần Âm hay thiếu phần Dương đều có tương bổ cho nhau. Xem lại trong các tác phẩm cũ của tôi, có lắm chỗ có vẻ bài tha, thế đủ chứng tỏ tôi cũng có chỗ ấu trĩ vậy và chăng, tôi cũng phải nói lớn lên rằng, chỗ trọng đại của vô song nguyên lý đã bị chôn vùi từ 3000 năm hơn thế mà chỉ một mình tôi đích thân vạch rõ cho mọi người thấy biết. Nhưng thời thanh niên là thời Dương, và cho đến ngày nay các bạn thấy trong tác phẩm của tôi con có lắm chỗ bài tha, thế nghĩa là bản chất của tôi vẫn còn một ít thanh niên tính, hoặc giả tôi viết một cách vụng về. Theo tôi thì con người khi đến 50 tuổi, mình có thể điều khiển lấy mình, cho nên từ nay về sau tôi ít còn thiên lệch phía nào được. -------------------- The last |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 6th July 2025 - 11:11 PM |