IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Lịch sử Trung quốc 4000 năm
Thelast
bài Jun 18 2007, 08:49 AM
Bài viết #1


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Sakurazawa Nyoichi

















LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 4000 NĂM

XÉT THEO VÔ SONG NGUYÊN LÝ

P.U
















1973
Nhà xuất bản Anh Minh
8 Lê Lai - BP, 27 Đà Nẵng


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
Thelast
bài Jun 21 2007, 09:06 AM
Bài viết #2


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



CHƯƠNG XI
NGUYÊN LÝ VẠN CỔ BẤT DỊCH; DỊCH KINH
CẢNH AN HOÀ CỦA KẺ TUÂN THỦ VÔ SONG NGUYÊN LÝ


Những điều chúng ta cần phải học hỏi là thái độ và nguyên lý sinh hoạt chỉ đạo của người Hán (dân tộc Trung quốc) là dân tộc đã được un đúc từ lâu đời;

1) Dân tộc Hán rất nhẫn nại, (họ nói; “đợi 100 năm cho đến ngày nước sông Hoàng Hà trở nên trong” )
2) Dân tộc Hán là một dân tộc lấy nghề nông làm gốc (khi họ đến ở một nơi nào, trước tiên họ để ý lo cầy cấy làm ăn, nghĩa là trước nhất lo phần căn bản cho cảnh sinh hoạt
3) Hán dân rất cần cù siêng năng (“trời tạnh ta cày quốc, trời mưa ta đọc sách”,”mặt trời mọc ta làm lụng, mặt trời lặn ta nghỉ ngơi, đào giếng để uống, cày ruộng để ăn “, xem mấy câu ấy đủ rõ ). Tuy vậy căn tính họ Âm, lại trong xã hội gọi là thượng lưu thường gét sự lao nhọc
4) Hán dân có tinh thần gia đình chủ nghĩa và rất gắn bó với gia đình (họ chẳng phải tuyệt đối không có cá nhân chủ nghĩa )
5) Hán dân tôn trọng đạo Thống tức đạo Âm Dương, thiên lý ( thể đắc đạo chính tâm thành ý. Đối với bất cứ người nào giữ được đạo và theo đúng trật tự họ đều tỏ ra độ lượng và có lòng tôn kính, tùng thuận, tín ngưỡng, dầu cho kẻ dị tộc, hoặc hàng chỉ đạo, thống trị
6) Hán dân rất tôn trọng kẻ có học vấn ( tuy vậy kẻ học vấn ấy phải là kẻ thầu rõ lẽ Đạo, trật tự, chân lý tức là kẻ có một nền học vấn về nhân sinh thực dụng chứ chẳng bao giờ để ý đến hàng khư khư ôm vào mình cái học trí thức khái niệm vô dụng
7) Hán dân rất tôn trọng sinh mạng ( cái gọi là đạo sử thế tức đạo dưỡng sinh. Cái gọi là ‘dưỡng sinh’ tức tu thân nghĩâ là theo đúng với trật tự trong cảnh thực sinh hoạt- sinh mệnh tức là cái mệnh của trời, tức cái thể vóc vai mượn nơi trật tự của đại tự nhiên.
8) Hán dân có lòng tự tín mãnh liệt. Tinh thần của Hán dân căn cứ nơi sự thấu hiểu vô song nguyên lý “ một hữu pháp tử” là câu họ thường dùng bất cứ trong trường hợp nào đó chẳng phải là biểu thị tư tưởng bại vong mà là có ý nói rằng “ kẻ ấy chẳng hiểu biết gì chả có cách gì nữa ! sớm muộn gì họ cũng sẽ hiểu, vì trật tự vũ trụ vô biên là tuyệt đối. Chỉ có cách đợi chờ thôi !”
9) Hán dân là người phát kiến ra vô song nguyên lý đồng thời cũng là người thể đắc được vô song nguyên lý. Thái độ sinh hoạt của họ là một nguyên lý chỉ đạo sinh hoạt thấu triệt, tôi thật vô cùng kính phục, cần phải học hỏi cho thấu triệt tinh thần ấy.

Tinh thân Hán dân đã tỏ rõ trong 9 điều trên đây và từ điều thứ 1 đến điều thứ 8 chuyên về chữ “ thành “, chỗ sinh sống về hình thể còn điều thứ 9 thuộc vô song nguyên lý. Ta nhìn thấy thái độ ấy trong các đại biến cố như Tần Thuỷ Hoàng tuy độc tài bạo tàn đã cho đốt hết tất cả sách vở, nhưng để lại các sách về nông nghiệp, y học và dịch kinh không thiêu huỷ. Ngay lão tử vẫn còn được tôn kính vô cùng. Bất kỳ trong các hình vẽ chạm của lối kiến trúc nào đều thấy có dấu hiệu Âm Dương. Dầu cho trên các khí cụ thường dùng trong nhà cửa như ghế ngồi, tủ bàn vv.. đều có khắc chạm như thế. Tất cả sách vở của các hiền triết Trung quốc đều là những chú thích giảng giải thấu đáo về vô song nguyên lý Âm Dương. Bởi thế, lịch sử Trung quốc đã có từ 5000 năm khởi sự từ bộ Kinh Dịch của Phục- Hy và cho đến ngày nay trên các loại bánh kẹo bán ngoài đường vẫn còn có hình vẽ Âm Dương

Làm cách nào bộ Kinh Dịch của Phục- Hy có thể được lưu truyền cho đến nay, mặc dầu trải qua biết bao cảnh biến cố ? Tại sao Dịch Kinh thành ra vĩnh viễn ? là vì bộ sách ấy thật là bao quát và thống nhất, vì đó là chân lý. Và nguyên do cảnh hùng vĩ của dân tộc Trung quốc chỉ tìm thấy trong thái độ sinh hoạt lấy đại nguyên- lý này làm căn bản. Tất thảy cảnh gì trong đời sống của họ đều xuất phát từ vô song nguyên lý, nào lòng nhẫn nại, bản tính cần củ, khả năng về nông nghiệp, tinh thần gia đình, lòng khao khát theo đuổi một cuộc đời tinh khiết. Mỗi lần chung kết một cuộc xâm nhập của ngoại tộc, họ đều tẩy quét hết tất cả những vết tích của địch nhân, lo bề canh tác, gieo cấy gặt hái trở lại, nhưng người ta còn có thể tự hỏi vậy thì tại sao trong quốc thể của họ lại nảy ra lắm cảnh loạn lạc như thế ? Là vì họ chất chứa đầy trong tâm não những tư tưởng “ một hữu pháp tử “, hoặc “chúng ta hãy đợi 100 năm nước sông Hoàng Hà sẽ trong “.

Vua khang Hy đã thốt ra lời ảo não; “người ta nhất tâm hiệp lực với người Hán tộc”. Thật ra thì không đúng. Chính thế, con người phía Bắc, như người Đức ở Âu Châu hoặc người Mông cổ ở Á Châu là người Dương tính, chân thực, cương kiệm, dũng cảm và rất trung thực. Nhưng về phương diện khác thì có thể nói họ rất đơn thuần và không có tư tưởng cá nhân sâu sắc, họ thích đồng phục và cảnh tran hoà. Còn dân Hán tộc thì trái lại, họ có đủ tất cả nguyên lý chỉ đạo về vô song nguyên lý với trình độ hiểu biết khác biệt, có chỗ tự tin và tin vào trật tự của vũ trụ. Nguyên nhân chính của sự đối lập giữa Nhật- Hoa ngày nay cũng là cảnh như đã nói trên. Không thể xác nhận rằng dân tộc Hán chẳng bao giờ có lòng quyết hợp lực nhất tâm để mưu cầu một mục đích gì. Chứng cơ rõ ràng là dân Hán có một lịch sử xưa ít nhất 5000 năm và trải qua bao cảnh gian nguy mới đến ngày nay. Sự hợp lực để thành tựu một mục đích gì, có nghĩa là những kẻ không có sáng ý, chỉ theo mù một không tưởng thuộc về Âm hoặc Dương như “lợi hại “ về kinh tế, chính trị. Tâm là một, là tuyệt đối, vô biên, tự do và duy nhất. Những kẻ không hiểu thấu hoặc phủ nhận tinh thần duy nhất và đồng nhất tính của tâm không thể nào thống nhất được tâm của một dân tộc

Chính Khang- Hy cũng tin một cách vô ý thức rằng tâm là đa nguyên và không hiểu thầu chỗ nhất nguyên tính của vũ trụ. Ông ta nhiệt tâm nghiên cứu về khoa học Âu Tây, nhất là thiên văn học và toán học, nhưng mãi cho đến ngày tráng niên cũng chẳng học được gì của Lão tử.

Giá phỏng cho rằng tâm là đa nguyên ( mặc dầu nó vẫn là nhất nguyên ) trong thế giới vô biên và tuyệt đối, Nhất, thế là người ta đã quên hẳn hoặc chẳng hiểu gì về vô song nguyên lý. Nghĩalà người ta chẳng thấy chỗ tuyệt đối của thế giới vô biên và nhìn thấy nhục thể của cá nhân một cách cận thị hoặc mù mờ.

Những học giả Âu Mỹ xác nhận rằng chỗ thích ứng của dân tộc Hán là vĩ đại nhất trong thế giới. Đó chỉ là tiếng kêu la ngạc nhiên, vì họ chẳng hiểu gì đến chỗ hữu hiệu của vô song nguyên lý đối với dân tộc này. Tôi phải nhắc cho họ một lần nữa rằng dân tộc Hán bao giờ cũng sinh sống đúng theo nguyên lý chỉ đạo vô song nguyên lý của Dịch Kinh. Một ngày kia nguyên lý này sẽ thống nhất được tinh thần và vật chất, Đông và Tây, khoa học và tôn giáo, ngày ấy trong thế giới sẽ nảy ra một trật tự mới. Như thế người Ậu Mỹ sẽ ngạc nhiên đến nhường nào, và tâm trí của họ sẽ nghĩ như thế nào ? Chỗ thực hiện ấy có thành tựu được chăng là do sự đề huề của hai dân tộc Hoa- Nhật.

Thức ứng cực kỳ diệu này tức là tư tưởng toàn thắng của những kẻ chiến thắng. Tư tưởng vĩ đại và thâm thuý ấy bởi đâu sinh ra ? đó là một vấn đề rất thú vị chúng ta cần phải suy nghiệm để cho thấu triệt.

Tại sao dân tộc này phải trải qua lắm cuộc chinh chiến và cách mạng từ 3000 năm nay, mặc dầu họ xem vô song nguyên lý của Dịch Kinh là cái la bàn chỉ đạo sinh hoạt ? Lịch sử Trung quốc đã có từ 4000 năm, trải qua 14 triều vua. Những triều vua này đã thống nhất tất cả Trung quốc và những tiểu, đại quốc gồm thành Trung quốc kể có 12 nước. Thỉnh thoảng trong số người thống nhất và xâm lược Trung quốc cũng có hàng ngoại tộc. Tại sao xảy ra cảnh ấy ? Muốn giải quyết vấn đề này các bạn phải giở trở lại bản đồ thế giới một lần nữa Trung quốc chẳng phải là một nước như nước Âu Châu, tuy rằng một nước lớn rộng, nhưng ngày xưa là các đặc trưng của một nước, khác hẳn 12 nước nhỏ bé chen chúc trên một bán đảo nhỏ này. Đây là một sự thống nhất của một xứ có diện tích rộng xấp 10 lần diện tích Âu Châu và có một dân số gồm cả phân nửa số nhân loại. Thống nhất Trung quốc là một việc vĩ đại. Dầu cho Nã- Phá- Luân , Hiler cũng chẳng thành tựu được một sự nghiệp vĩ đại như thế. Việc thống nhất một nước như Trung quốc vào thông giao thông chưa mở mang là việc chẳng làm gì có thể thực hiện ở Âu Châu

Tính trung bình mỗi triều đại của Trung quốc thống ngự được 400 năm, thử hỏi tại Âu Châu có triều đại nào được cảnh lâu dài như thế.

Theo sử gia thì trong 150 năm sau đây tại Âu Tây có đến 300 cuộc hội nghị về Hoà bình. Trong khi so sánh lịch sử xưa 4000 năm của Trung quốc với lịch sử hỗn loạn của Âu Châu, thấy rắng lịch sử Trung quốc là một lịch sử hoà bình, con lịch sử các nước là một lich sử chinh chiến. Càng lạ hơn nữa là những cuộc loạn lạc và chiến tranh ở Trung quốc có vẻ kỳ dị, lạ thường, khiến cho Lâm ngữ Đường nói; Ở Trung quốc có người nghe nơi chiến tranh, nhưng kẻ thấy chiến tranh thì không có.

Còn một vấn đề cuối cùng quan trọng nữa; Trung quốc là một nước nhờ Dịch Kinh, Vô song nguyên lý thành ra có được một quan niệm vĩ đại về thế giới, thế giới mà tại sao Trung quốc chưa thực hiện được lý tưởng rực rỡ “ Trung ngoại nhất thế, vạn quốc nhất gia ? “

Tôi chỉ trả lời đơn sơ rằng chỉ vì các nhà học giả ngày xưa đã biến hoá cái nguyên lý đơn giản mọi người đều có thể thông hiểu kia thành ra một nguyên lý nầy xa lìa cách biệt hẳn cảnh sinh hoạt thực tế.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này
Thelast   Lịch sử Trung quốc 4000 năm   Jun 18 2007, 08:49 AM
Thelast   [size=4][b]Lời nhà xuất bản Đây là quy...   Jun 18 2007, 09:01 AM
Thelast   [size=4][b]Lời nói đầu Từ mấy năm nay ...   Jun 18 2007, 09:02 AM
Thelast   [size=4]Chương I [b]Chỗ phức tạp do Khổn...   Jun 18 2007, 09:12 AM
Thelast   Vận mạng khác biệt của mỗi người và...   Jun 18 2007, 09:14 AM
Thelast   Hiện nay học vấn và khoa học chỉ chuyê...   Jun 18 2007, 09:19 AM
Thelast   [indent][b]Nhìn qua bản đồ thế giới ch...   Jun 19 2007, 08:47 AM
Thelast   Những việc như trên dạy cho ta thấy rõ ...   Jun 19 2007, 08:57 AM
Thelast   [size=4]Chương III [b]Kẻ tàn huỷ một qu...   Jun 19 2007, 09:05 AM
Thelast   Bình vương nhà Chu bỏ quốc đô di chuyể...   Jun 19 2007, 09:06 AM
Thelast   Chẳng bao lâu trong thất hùng, có Tần (...   Jun 19 2007, 09:06 AM
Thelast   Hàn Phi là người Dương tính (xem cái tên...   Jun 19 2007, 09:07 AM
Thelast   [size=4]CHƯƠNG V [b]CÓ DƯƠNG THÌ CÓ ÂM DƯ...   Jun 20 2007, 09:14 AM
Thelast   [size=4]CHƯƠNG VI [b]CẬU THIẾU NIÊN THIẾT...   Jun 20 2007, 09:16 AM
Thelast   [size=4]CHƯƠNG VII [b]QUÂN ĐỘI DU MỤC MÔN...   Jun 20 2007, 09:18 AM
Thelast   [size=4]CHƯƠNG VIII [b]TẠI SAO NHÀ NGUYÊN B...   Jun 20 2007, 09:36 AM
Thelast   [size=4]CHƯƠNG IX [b]CẢNH SUY VONG CỦA Đ...   Jun 21 2007, 08:58 AM
Thelast   [size=4]CHƯƠNG X [b]PHƯƠNG PHÁP CHINH PHỤC ...   Jun 21 2007, 09:00 AM
Thelast   CHƯƠNG XI [size=4][b]NGUYÊN LÝ VẠN CỔ B...   Jun 21 2007, 09:06 AM
Thelast   [size=4]CHƯƠNG XII [b]KẺ NHU HOÀ ĐƯỢC H...   Jun 21 2007, 09:09 AM
Thelast   CHƯƠNG XIII [size=4][b]SỨ MẠNG VÀ HẠNH PH...   Jun 21 2007, 09:31 AM
songr00   Xin chào. Mình đọc không thấy chương 2 v...   Dec 1 2011, 04:43 PM


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 6th July 2025 - 10:45 PM