IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Nhà Thực dưỡng Hà Nội ngập nước nặng!
Diệu Minh
bài Jul 13 2010, 06:38 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 20,210
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5






Nắp bể nước ngầm, may quá suýt bị ngập!









Nước chảy chỗ trũng... hóa ra "nhà mình" trũng nhất khu vực? nhà nào cũng làm cao ráo sạch sẽ, "nhà mình" làm Thực dưỡng thì lại bị "thiếu duyên"... tôi nhớ thầy tôi bảo chúng tôi lần đi nhà hàng, tất cả đi vào một cái nhà hàng hơi có vẻ "lụp xụp" và phải cúi người để đi... thầy bảo: cái nhà hàng này không to đẹp nhưng thức ăn ngon!



Một mình lọ mọ vác những tải gạo, bún... lát sau chị giúp việc tới, rồi một người qua đường cho trú mưa nhờ cũng nhập cuộc giúp đỡ... cậu em trai cũng chạy sang... thế mà cũng "bở hơi tai" lần đâu tiên tôi mới hiểu thế nào là "bở hơi tai"... tai xuýt ù lên vì làm việc cật lực, cứ mang được mọi thứ lên cao chút thì bỗng đâu nước ập tới ngập cao hơn... thế là lại chạy tiếp... chj giúp việc không biết việc gì cần làm trước làm sau, tôi phải điều binh khiển tướng.... có những việc cần làm trước chứ không thể chúi mũi vào những việc không đáng làm để mất hết thời gian... lúc đó tôi mới nhớ tới câu: trí phán đoán và thực hành nhanh chóng... liếc qua, bao quát là biết ngay việc gì cần làm trước việc gì cần làm sau... và tự dưng dầu không muốn cũng phải "làm chỉ huy trưởng"... hi. Có lẽ vì thế chăng cho nên khi cầm máy chụp lại những bức hình lịch sử thì lại nhỏe hết cả... ngay chiều hôm nay chúng tôi đã xây tường chắn ngoài cổng cao 3 viên gạch...
Nếu đằng sau mà dọa ngập cũng lại xây tường chắn tiếp... như thế vẫn tạm ổn, có thể sắp xếp đi hành thiền ở Miến năm nay được.
Cả một cuộc đời là chuyện sắp đặt mọi thứ tốt đẹp rồi đi tu cho tốt đẹp và lại trở về tốt đẹp...sao nó tốt đoạn đầu, đoạn giữa, và đoạn cuối nữa thì hay nhỉ... rolleyes.gif

Tôi muốn chị Huyền làm việc đằng sau tôi ở đằng trước: phải tát nước hai đầu, nhưng thấy chị ấy muốn làm việc cạnh tôi ... hóa ra tôi mới hay là ăn một mình đau tức làm một mình cực thân... làm gì mà có hai người cùng làm thì đỡ khổ hơn hẳn ... thật là sung sướng nếu bạn làm gì cũng có hai người cùng làm trở lên... cơm có canh tu hành có bạn, tôi có một chiến hữu đắc lực tận tâm là chị Huyền, Hà... và ngày càng có nhiều người như thế hơn... nghĩ mình học được câu của phái thiền vô vi ngày tu theo phái đó, có câu nằm lòng: nuôi dưỡng tinh thần phục vụ tối đa... thế là mình có được người trợ thủ đắc lực có được tinh thần như vậy.


Xuýt ngập cả giường nằm.

Có biết bao nhiêu người còn khốn khổ hơn mình... mình vẫn còn sướng chán!

Có nhiều người nhìn tôi từ "phía của họ" và họ đều bảo tôi SƯỚNG, còn chính bản thân tôi thì lại thấy mình vất vả (nhưng vui). May có vui đền bù.
Có những người mà mỗi khi ta nhớ nghĩ tới họ thì đều cảm thấy phúc lạc dâng lên trong lòng: như Đức Phật, tiên sinh Ohsawa... và những bậc đàn anh Thực dưỡng... những người bạn lành cùng đồng tu...
Cuộc sống, bản thân nó là một người thầy, hoàn cảnh cũng là một người thầy... ai không nhận ra thế thì chưa biết cách tu tập để có thể tự hoàn thiện nhân cách.



--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
home
bài Jul 14 2010, 10:29 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 377
Gia nhập vào: 6-April 10
Thành viên thứ.: 11,098



Cháu nghĩ thêm được một chút , cháu vẫn phát triển từ ý tưởng nho nhỏ đó. Do lúc đó cháu chưa nghĩ ra được ý này.

Không biết nhà cô có dùng cái bình chứa nước ở trên tầng thượng không ví dụ như của Sơn Hà , hay Toàn Mỹ.
Thùng inox chứa nước hay để trên tầng thượng đó.

Các thùng nước inox này có thiết bị gọi là phao tự động. Khi hết nước trong bình thì phao tự động nhận biết và nó làm máy bơm khởi động , tự động bơm nước vào thùng chứa, và khi thùng chứa đầy nước phao nổi lên và tác động một lực vào rơ le làm ngắt điện cho máy bơm . Từ nguyên lý này ta cũng chế ra cho cái máy bơm nước mini của nhà mình để tự động bơm nước khi ngập và tự động ngắt khi cạn , theo nguyên lý gần giống với như vậy. Lúc này cô có thể yên tâm , không lo lắng gì nữa rồi. Cho dù nhà không có người hay nửa đêm đi nữa, chỉ có điều vẫn cần bao cát để be bờ đề phòng trường hợp mưa to thôi cô ạ




Hình minh họa


Cháu phát triển thêm một chút về các nguyên liêu: làm hố và phao, không nhất thiết phải giống hình vẽ, nhưng làm sao áp dụng được cái nguyên lý phao nổi lên sẽ chạm vào rơ le công tắc gạt công tắc bật và làm cho máy chạy, và ngược lại khi nước gần hết phao sẽ chìm xuống và gạt vào công tắc và tắt máy bơm.

Cái hố cô có thể đào, rồi tận dụng các vật liệu cũ ví dụ như chum hay vại, hay cái xô nhựa, chôn xuống đất. ( nhưng hố cũng cần vệ sinh sạch sẽ khi hết mưa, tránh để ứ động nước trong đó...

phao cô có thể lấy một miếng xốp , hoặc là cái chai nhụa rỗng cũng được v.v... để tiết kiệm chi phí vật liệu.


Để không cần dùng đến nhiều bao cát , theo cháu trước cổng phía ngoài đường , sát hai bên cổng , cô đục thêm hai lỗ nhỏ. Để có thể cắm cọc xuống. Lỗ cũng cần có lắp đậy để tránh đất cát rơi xuống lấp miệng lỗ, lỗ cũng cần sâu một chút đê cọc được vững chãi, que để làm cọc cũng cần cứng.

Khi có trời mưa cô chỉ cầm mở miệng lỗ cắm hai cọc hai bên, sau đó cô gác miếng cô có thành cao để làm đê chắn. chỗ nào hở thì cô chèn bao cát vào.






Cô ơi ngập như vậy không sạch đâu, mát thì cháu không biết. Vì ngập như vậy có nghĩa là hệ thống nước thải nhà mình không tiêu thoát được, có nghĩa là nhà vệ sinh của nhà mình cũng không sử dụng được, điều này rất là nguy hiểm.

Cô be bờ vậy mà nước vẫn ngập từ bên ngoài vào được. Cô cần be bờ cao lên để tránh nước ờ ngoài đường tràn vào. Vì nước ở ngoài đường cũng không sạch lắm, đó là nguy cơ tiềm bệnh về đường tiêu hóa

Hoặc cách khác có lẽ là cần tôn cao nền nhà lên.

Nhưng tôn cao nền nhà lên hình như trong dân gian người ta kiêng tôn cao nền nhà. Không biết cô có kiêng chuyện này không.

Chi phí dự toán có lẽ khoảng 200 nghìn, và một chút thời gian đầu tư xây dựng. Bù lại sẽ đỡ vất và và nước đỡ tràn vào nhà . Hôm nào sắp bão thì cô mới cắm điện , thỉnh thoảng cô cũng cần chạy thử nghiêm trước khi có bão , để đề phòng trục trặc. Giải quyết vấn đề với chi phí vừa phải , nhưng hiệu quả cũng vừa phải.





Chi phí dự toán cho biện pháp nâng nền chắc khoảng 1triệu trở nên tùy theo trang trí, nhưng bền vững hơn, tốn kém hơn nhưng hiệu quả cũng cao hơn. nhưng hơi vất vả chút ít.



Chúc cô thành công.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Fast ReplyReply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 19th July 2025 - 10:12 AM