![]() |
![]() |
![]() ![]()
Bài viết
#1
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 36 Gia nhập vào: 26-April 12 Thành viên thứ.: 93,941 ![]() |
Các cô bác nào am hiểu về Phật Pháp, cho cháu hỏi 1 câu (chỉ là thắc mắc trong quá trình đọc sách về Phật): Đó là những đạo sư, chân tu khi đạt đến giác ngộ giải thoát thì sẽ thoát khỏi luân hồi sinh tử. Vậy sao những vị tu cao tăng (ví dụ những cao tăng Tây Tạng mà phong chức Rinpoche chẳng hạn, hoặc những vị tu chứng quả hay Đạt La Lạt Ma) khi qua đời, người ta vẫn đi tìm tái sinh của những vị này (thoát khỏi luân hồi thì đâu còn tái sinh), có gì vô lý ở đây chắng? Đức Phật sẽ không tái sinh, và các vị A La Hán cũng sẽ không tái sinh, đúng không?
Còn nữa, ngoài Đức Phật và các vị La Hán/ Phật có trong sách kinh, thì ngoài đời thật (thời điểm hiện tại) có ai đạt đến giác ngộ giải thoát không? Hay những điều này chỉ có trên lý thuyết? Một vài điều mạo muội xin hỏi vì cháu không phải là phật tử, cũng chưa theo đạo Phật. Nếu có gì sai sót, xin các cô bác chỉ dạy Xin cám ơn |
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
Member ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 22 Gia nhập vào: 19-October 11 Thành viên thứ.: 93,860 ![]() |
Giải thích thường sai lầm, cái đó gọi là kiến giải. Chỉ những bậc giác ngộ mới thấy rõ được chân lý và họ thường không dùng ngôn ngữ để mô tả chân lý, thế nên mới có lời nói chỗ không lời (đạo đức kinh chỉ vài dòng, Tâm kinh bát nhã cũng chỉ một trăm mấy chữ, vô song nguyên lý cũng vậy), rồi cũng chẳng có chi để nói (thiền tông). Tôi không phải là một Phật tử nhưng cũng xin mạo muội có đôi dòng, mô tả chân lý và sống với chân lý là 2 việc hoàn toàn khác và cái mà tôi nói đây cũng là kiến giải sai lầm nhưng mà cái sai lầm để gợi lên suy tư. Có điều gì không phải mong được mọi người bỏ qua.
+ Chúng ta không phân biệt được một người đã kiến tánh hay chưa kiến tánh, giác ngộ hay chưa giác ngộ thông qua hình tướng, âm thanh và ...thông qua trí phán đoán thấp kém của chúng ta. Một vị ăn mày lang thang ngoài đường phố rách nát có thể là người đã kiến tánh; một vị tăng lừng danh sống trong ngôi chùa lừng danh có thể chỉ là một người cống cao ngã mạn, sống trong cái tôi quá lớn. + Chuyện tái sinh, thoát khỏi luân hồi, sinh tử, niết bàn, thiên đường... đó là chuyện mà người thường chúng ta không biết được, các kinh luận nói khác nhau thì cứ để chúng khác nhau. Có một điều rằng người đã giác ngộ thì họ cũng như ta, việc họ đang làm thì vẫn sẽ làm, họ cũng ăn cũng uống, sống biết đau, biết vui buồn khổ, cũng phải chết... nhưng điều khác biệt là họ đã làm chủ được các vấn đề đó, sinh tử tự do và chẳng còn gì ràng buộc được họ. + Muốn hiểu được Phật, Chúa, đấng Chrish, Alla… thì trước tiên phải nâng cao trí phán đoán của mình lên đã, một khi đã giác ngộ, đã thức tỉnh trước một giấc mộng dài quá thực thì tự nhiên sẽ hiểu tất cả. Chúng ta sẽ không hiểu được Phật (cũng như Chúa; đều là một danh từ) nếu chỉ cầu nguyện, đọc kinh, bùa chú… mà không chịu nâng cao trí phán đoán của mình, cái sự hiểu đó là sự phóng chiếu của ý thức mà thôi. Đức Dailama XIX từng nói “công phu hàng ngày như là tụng chú hay quán tưởng v.v., tự chúng không có khả năng hoá giải vô minh căn bản. Cả ước nguyện “cầu cho tâm lầm chấp tự tánh biến mất” cũng không đủ; chúng ta cần phải hiểu tường tận thấu đáo tính chất của tánh không. Đây là con đường duy nhất dẫn đến giải thoát toàn diện khổ đau luân hồi”. |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 21st July 2025 - 11:16 PM |