IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Ô nhiễm không khí
Depad
bài Feb 28 2014, 10:11 AM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 677
Gia nhập vào: 16-May 13
Từ: Nha Trang - Khánh Hòa
Thành viên thứ.: 94,101




Ô nhiễm không khí

'Nguy hiểm' ở Bắc Kinh

Sang đến hôm thứ Tư, chỉ số này đạt 512 vào đầu giờ sáng, rồi tăng tới 537 vào lúc 11 giờ trưa.

Nhiều người Trung Quốc nay có thói quen kiểm tra chỉ số AQI trên điện thoại di động thay vì nhìn qua cửa sổ để biết được mức độ ô nhiễm không khí trong ngày.

Cứ dưới 100 điểm là người ta có thể thở phào nhẹ nhõm, còn nếu cao hơn, thì ô nhiễm sẽ là chủ đề chính được bàn tới trong ngày.

Hôm thứ Sáu và thứ Bảy tuần trước, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc có bầu không khí ở mức trên 400, là mức gây quan ngại nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài cho tới tận những hôm sau.

Hôm thứ Sáu, Bắc Kinh đã phải nâng cảnh báo ô nhiễm không khí lên mức cao thứ nhì, cũng là mức báo động nghiêm trọng nhất mà nước này từng áp dụng. Độ ô nhiễm khói bụi dày đặc tới mức có thể so sánh với một mùa đông hạt nhân, các khoa học gia Trung Quốc nói.

Người ta dự đoán rằng nếu có đủ bom hạt nhân được kích hoạt cùng lúc, thì các phân tử bắn vào không khí sẽ nhiều tới mức mặt trời bị che hết, khiến khí hậu thay đổi dẫn tới việc hư hại nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm.

Đây là tiến trình đang diễn ra tại thủ đô của Trung Quốc và sáu tỉnh phía nam của nước này, báo Daily Mail của Anh dẫn lời He Dongxian từ Trường Đại học Nông nghiệp Trung Quốc.

Theo mức đánh giá chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index - AQI), thì mức độ sạch của không khí trong khoảng 150-200 điểm đã bị coi là không đảm bảo trong lành và mọi người đã bắt đầu có thể bị tác động của bầu không khí ô nhiễm.

Theo cách tính điểm này, khi chỉ số AQI tại một nơi rơi vào mức 201-300, thì tình thế được coi là cấp bách, rất không lành mạnh và có tác hại tới toàn bộ dân chúng, và trên đó là mức nguy hiểm.


Ô nhiễm không khí tại Việt Nam

Tuy không trầm trọng như ở Trung Quốc, nhưng Việt Nam cũng có hai thành phố được coi là thuộc nhóm có độ ô nhiễm không khí cao trên thế giới, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong ngày 26/2, chỉ số AQI tại Hà Nội đo được là 152, và lên tới 156 vào lúc 18.00 hôm 27/2.

Trong một cuộc hội thảo về cải tạo chất lượng không khí và giao thông đô thị tổ chức tại Hà Nội hồi năm ngoái, các chuyên gia từng đánh giá thành phố này có mức ô nhiễm không khí cao nhất Đông Nam Á.

Truyền thông trong nước dẫn lời ông Jacques Moussafir, Cty ARIA Technologies (Pháp), chuyên cung cấp giải pháp phần mềm tính toán, mô phỏng ô nhiễm môi trường không khí và hỗ trợ dự báo khí tượng, nói: “Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nhất châu Á và chắc chắc là thành phố ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á.”

Một kết quả nghiên cứu được công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos hồi đầu năm 2012 thậm chí còn xếp Việt Nam vào danh sách 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp, gây tác hại nhất đến sức khỏe con người trên thế giới.

Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam đa phần tập trung tại các thành phố, các trung tâm công nghiệp lớn và các trục đường giao thông quan trọng. Các nơi khác vẫn duy trì được chất lượng không khí an toàn.

Chẳng hạn chỉ số AQI tại Nha Trang đo được trong ngày 27/2 là 61, tức ở mức chấp nhận được tuy vẫn chút ít gây quan ngại cho những đối tượng cực kỳ nhạy cảm với nạn ô nhiễm không khí, vốn chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong dân chúng.

Mức không khí lý tưởng là từ 0 đến 50 điểm, là mức được coi như không gây ra rủi ro gì cho sức khỏe con người. Một số thành phố lớn trên thế giới như New York và London là những nơi thường xuyên đạt được mức điểm này.

Bizlive/BBC
Xem chỉ số AQI Hà Nội ở đây:
http://aqicn.org/city/vietnam/hanoi/

Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
member
bài Jul 17 2014, 02:35 PM
Bài viết #2


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759



Kinh hãi những bộ xương trắng trong bể nước nhà hàng


Mở nắp bể nước ngầm là gián bò ra tứ tung. Dưới bể nước, một lớp xương chuột đáy ẩn trong lớp nước ở đáy bể đen ngòm như nước cống... Vậy mà các nhà hàng, quán ăn vẫn vô tư dùng nước này để chế biến món ăn cho thực khách.

Những hình ảnh này được ông Nguyễn Văn Giang (quê Thạch Thất, Hà Nội), thu thập được sau gần 20 năm trời làm nghề thau rửa bể ngầm.

Nơi tá túc của chuột, gián

Hơn 50 tuổi, làm nghề thau rửa bể nước ngầm gần 20 năm nay nên ông chuyện xác chuột chết, xác gián nổi đầy trong bể chứa nước ngầm, cộng với đủ các loại rác rưởi vớt lên từ bể chẳng còn xa lạ với ông.

Ông Giang kể, các nhà hàng, quán ăn... dùng nước nhiều nên phải có bể chứa nước ngầm để đảm bảo nguồn nước cho cả ngày. Song, các bể nước này thường được làm bằng xi măng, dưới nền nhà bếp ẩm thấp với nắp bể nước ngầm được đậy rất thô sơ (một tấm xi măng, viên gạch đá hoa lát nền nhà, tấm tôn, tấm gỗ), thậm chí có nhà hàng, quán ăn còn chẳng thèm đậy gì hay có đậy cũng nửa kín nửa hở. Thế nên, chuyện xác chuột, xác gián chết ngâm đầy trong bể nước ngầm chẳng phải là điều gì quá lạ lẫm với những người chuyên làm nghề thau rửa bể nước ngầm như ông.

Nhiều bể nước ngầm khi được thau rửa còn vớt được cả cân xương chuột, xác gián (ảnh do nhân vật cung cấp)Theo lời ông, bể nước nào hay được thau rửa thì chỉ có một, hai con gián, thi thoảng mới thấy có chuột chết, nước còn trong sạch một chút, chứ bể nào vài năm mới thau rửa một lần thì bẩn không thể tả. Thau 10 bể thì có tới 8-9 bể có xác chuột, xác gián chết trong đó. Hy hữu lắm mới thấy có bể sạch sẽ, không có con gián nào chết nhưng gián sống thì làm tổ đầy trong thành bể.

“Hãi nhất là vụ thau bể nước ngầm cho một quán ăn trên đường Nguyễn Phong Sắc (Cầu Giấy) tháng vừa rồi, mấy anh em không khỏi rùng mình khi vớt được cả cân xương chuột, xác gián. Trong khi đó, nước dưới đáy bể ngầm xục lên đen ngòm như nước cống”.

“Thế mà chủ nhà hàng còn giải thích rằng họ mới thau rửa bể được một thời gian ngắn. Bể còn sạch hơn nhiều những lần thau trước”, ông Giang kể.

Đáng sợ bể nước ngầm nhà dân

Ông Giang còn cho hay, ở Hà Nội, không chỉ có nhà hàng, quán ăn bể ngầm mới bẩn như vậy mà ngay cả bể nước ngầm của nhà dân, thậm chí của các khách sạn 2-3 sao cũng bẩn không kém bởi vài năm họ mới thau rửa, vệ sinh một lần.

Thừa nhận chuyện trên, anh Phan Đức Lâm (quê Lâm Thao, Phú Thọ) cũng làm nghề thau rửa bể nước ngầm được hơn 6 năm - cho biết, đi thau rửa bể ngầm nhiều năm nên chuyện trong bể có xác chuột, xác gián là chuyện bình thường. Một số bể của các hộ gia đình khi thau rửa còn vớt được cả bao cao su, băng vệ sinh...

Gián, chuột chết đầy trong bể chứa nước ngầm. Phía dưới là nước đen sì (ảnh do nhân vật cung cấp)Anh Lâm dẫn chứng, nhiều gia đình ở Hà Nội có đất rộng, xây cả mấy chục phòng trọ cho thuê. Họ xây bể ngầm chứa nước rộng cả chục khối để đảm bảo nước sinh hoạt. Trong khi đó, cảnh sống ở xóm trọ chật chội, vệ sinh không đảm bảo, bể ngầm được làm sơ sài, nắp đậy bể tạm bợ, gia chủ lại tiết kiệm tiền nên vài năm mới cho thau rửa bể một lần.

Nhớ năm ngoái, anh đến thau rửa bể ngầm cho một hộ gia đình có kinh doanh nhà trọ tại ngõ 165 Xuân Thủy (Cầu Giấy), mặc dù chủ nhà chỉ có trên chục phòng trọ cho thuê nhưng không giữ gìn được vệ sinh chung nên cái bể nước ngầm bẩn đến kinh hoàng.

“Trên bể là chỗ để xe máy, xích thêm hai con chó lông xù to đùng lâu ngày không được tắm rửa hôi rình. Nắp để thì đậy nửa kín nửa hở, phía trên còn được tận dụng để làm chỗ phơi quần áo, nước từ quần áo mới giặt nhỏ xuống nền gạch chảy luôn vào cả bể ngầm. Đến khi thau bể, chúng tôi vớt được đủ thứ như túi nilon, giầy dép, thậm chí còn vượt được cả bao cao su, băng vệ sinh ở dưới bể nước nữa”, anh nói.

Chị Phương Mai ở Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng kinh hãi với cái bể chứa nước ngầm ở xóm trọ của chị.

Chị cho hay, hai vợ chồng chị đã trọ ở đây được hơn 5 năm nhưng mới thấy chủ nhà thuê người đến thau rửa bể ngầm được hai lần. Lần nào thau rửa, cả xóm cũng đều phát hoảng khi nước dưới đáy bể múc lên đen ngòm như nước cống. Rồi cả đống rác được vớt lên. Lần gần đây còn vớt được cả xác chuột chết trong bể.

Cả xóm góp ý bảo chủ nhà thau rửa một năm hai lần cho vệ sinh sạch sẽ hoặc mua bồn chứa nước inox cho đảm bảo nhưng chủ nhà nhất quyết không chịu bởi sợ tốn kém. “Thế là cả xóm đành phải nhắm mắt dùng nước bể ngầm ngâm rác rưởi, chuột chết làm nước sinh hoạt, nấu ăn hàng ngày”, chị than thở.

Bảo Hân

http://m.vietnamnet.vn/vn/kinh-te/186218/k...c-nha-hang.html


--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 27th July 2025 - 09:01 PM