![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,202 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
GIẤY MỜI TOẠ ĐÀM THỰC DƯỠNG Nhân dịp KỶ NIỆM 121 NĂM NGÀY SINH CỦA GEORGE OHSAWA (18/10/1893 – 18/10/2014) + Ra mắt và giới thiệu sách Chủ đề: Thực dưỡng - con đường dẫn đến sức khỏe, hạnh phúc và hòa bình 1. Địa điểm: Toà nhà GP Invest - số 170 Đê La Thành, tổ chức tại nhà hàng mới mở CHIO CAFFE của anh Cường (đi thẳng tắp kịch đường vào phía trong, đi qua cái cổng to của toà nhà, đi thẳng vào, đi qua toà nhà cao nhiều tầng ở bên phải rồi đi tiếp vào trong cùng … rồi rẽ phải là tới, tổ chức ở tầng 2, để xe ở bãi để xe rất rộng chung quanh). ![]() 2. Mục đích: Tri ân Tiên sinh Ohsawa và đặc biệt giới thiệu quyển: “Những chàng trai huyền thoại 1” và "Những chàng trai huyền thoại 2" – sách mới in của tiên sinh, lần đầu tiên được dịch từ tiếng Nhật do ông bà Ando gửi về cho nhóm Thiền gạo lứt Hà nội dịch và xuất bản. 3. Giới thiệu: Tiên sinh Ohsawa sinh ngày 18/10/1893 tại Kyoto – Nhật Bản, người đã nghiên cứu, thể nghiệm chân lý của nền triết học phương Đông (đã tồn tại trên 5.000 năm) và suốt hơn 50 năm đã mang nền văn hóa ấy truyền bá sang phương Tây. Ông đã từng viết hơn 300 cuốn sách bằng tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Anh về trật tự vũ trụ, cách sống theo nguyên lý của trật tự vũ trụ, hiện đã có tới gần 30 đầu sách của tiên sinh đã được dịch và in ấn phát hành rộng khắp. Cách thực hành những nguyên lý đó rất đơn giản thể hiện trong việc ăn uống tiết thực mà chữa được nhiều chứng bệnh nan y kỳ diệu, bất ngờ. Nhờ áp dụng phương pháp này mà nhiều người trên thế giới đã có được cuộc sống an vui, hạnh phúc. Hàng ngàn vạn người Việt Nam từ nhiều năm nay coi George Ohsawa như một vị thánh sống đã cứu đời họ thoát khỏi bàn tay sắc lạnh của tử thần vì mắc những căn bệnh trầm kha bằng phương pháp gạo lứt giản tiện. Hàng năm, các nhóm hội, đoàn đều tổ chức lễ giỗ tiên sinh Ohsawa tại nhiều gia đình và nhiều tỉnh thành, đặc biệt chùa Long Hương của thầy Tuệ Hải tại Đồng Nai thì lại tổ chức giỗ to tới mức dân đi ăn giỗ tiên sinh Ohsawa như đi chảy hội, hàng vài ngàn người…. Năm 1963, ông bà Ohsawa đã đến Huế. Thấy Việt Nam là đất nước nông nghiệp, Ohsawa tiên đoán: “Việt Nam sẽ là cái nôi của phong trào gạo lứt trên thế giới”. Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ là CÁI NHÀ BẾP của thế giới, bởi với những thức ăn đơn giản từ gạo lứt, biết bao người đã lấy lại được sức khỏe, niềm vui sống và hạnh phúc không có gì sánh được. Những quyển sách của tiên sinh Ohsawa đã được xuất bản ở Việt Nam… đã trở thành bảo bối, sách gối đầu giường của nhiều người trí thức, của nhiều nhà tâm linh học và những hành giả đang thực hành theo chánh Pháp của Đức Phật, nó đã và đang được sử dụng như là kim chỉ nam cho cuộc sống hiện đại. Chúng tôi tổ chức chương trình này nhằm tôn vinh Ohsawa - người khơi nguồn cảm hứng bất tận với đạo đức của Ông Bà của mỗi dân tộc trên thế giới này…để họ có thể quay trở về với nguồn cội của hạnh phúc đích thực trong đời sống của mình, phù hợp với các qui luật của Trật tự Vũ trụ đang vận động – là đường lối dưỡng sinh tiên tiến trong thời hiện đại. 4. Nội dung chương trình: A. Phần 1: 1. Ông bà Ando (vợ là bà Yuri) hai bậc thầy Thực dưỡng Nhật bản, đệ tử của ông bà Ohsawa - Nói về sự nghiệp truyền bá nguyên lý triết học Cực Đông sang phương Tây của Ngài OHSAWA, những giá trị còn mãi với thời gian. 2. Ông Lương Trùng Hưng – Việt kiều Úc, hội viên hội Thực dưỡng Hoa Kỳ - một diễn giả nổi tiếng đi giảng về Thực dưỡng khắp nơi trên thế giới… nói về tại sao lại cần ăn gạo lứt thay vì ăn gạo xát trắng? Phong trào áp dụng PP Ohsawa ở các nước phương Tây. 3. Bà NguyễnThị Thu Vinh, tiến sĩ Hoá, nói về ăn uống theo Thực dưỡng dưới góc nhìn của chuyển hóa sinh học, (có slide). 4. Bà Phạm Thị Ngọc Trâm: Vài nét về phong trào Thực dưỡng tại Việt Nam. Âm là gì và dương là gì? Ứng dụng của âm và dương trong đời sống của người xưa… trong ca dao tục ngữ. Bàn về vấn đề giáo dục của pp Ohsawa? (có slide). 5. Nhà giáo Lê Văn Tiến: - thầy giáo dạy đàn Piano đã 20 năm, áp dụng Thực dưỡng 5 năm và nhận chân được đạo vui sống theo tự nhiên của phương pháp Thực dưỡng sẽ chia sẻ về PP sống vui này. 6. Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói về giá trị của bài ăn gạo lứt số 7? 7. Nhà văn Sương Nguyệt Minh: nói về mảng văn hoá trong pp Thực dưỡng 8. Thầy giáo trường ĐH Y Hà Nội: Ngô Dũng Tuấn, so sánh giá trị của pp Ohsawa với Y học hiện đại, (có slide). 9. Ông Bùi Xuân Trường: Phó chủ nhiệm CLB Ghi ta Thăng Long, dịch giả sách Thực dưỡng "Cỏ thiêng", và dịch loạt bài trong tạp chí Macrobiotics Today - cử nhân ngoại thương, doanh nhân... tham gia giảng dạy các lớp THIỀN NẤU ĂN.... sẽ phát biểu về việc nuôi dạy trẻ xưa và nay. 10. Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Hằng: nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường, tại sao ăn gạo lứt chữa được bệnh tiểu đường? Và một số bênh nhân đã chiến thắng các bệnh nan y theo phương pháp Thực dưỡng Ohsawa: Bà Lý, chị Hà, chị Hằng... …. Phần 2: Ra mắt nhiều đầu sách: 1. Trật tự vũ trụ, NXB Hồng Đức, của tiên sinh Ohsawa 2. Những chàng trai huyền thoại 1, NXB HồngĐức, của tiên sinh Ohsawa 3. Những chàng trai huyền thoại 2 4. Phòng và trị bệnh theo phương pháp Ohsawa, NXB ĐàNẵng, Ngô Thành Nhân bs 5. Thực dưỡng Macrobiotics Hồi Xuân và sống thọ, NXB Thời Đại… 6. Làm thế nào để sống vui, NXB… .... Phần 3: Các diễn giả trả lời câu hỏi của các vị khách đến tham dự. Quí khách mời ( giấy mời có dấu đỏ “THIỀN ĂN”) xin ở lại sau chương trình để thọ thực - ăn tiệc buffe Thực dưỡng tự chọn do nhóm Thiền gạo lứt tài trợ… Thời gian: tổ chức hai buổi, Buổi thứ nhất: Sáng thứ 7 (ngày 18/10): bắt đầu từ 9h -11h, trưa ăn buffe, sau đó có thể nghỉ trưa tại chỗ, chiều bắt đầu từ 2h-5h. Buổi thứ hai: chiều chủ nhật (19/10) bắt đầu từ 15h - 18h. MC1: nhà văn Dili, (Dilivn.com). Thay mặt ban tổ chức Ngọc Trâm ![]() -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,202 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Bài phát biểu của bạn Quân, sinh viên vừa học từ Mỹ về, sau đây là bài và ảnh của bạn Quân:
Sức khỏe trong từng miếng ăn Sinh ngày 11/12/1991 Kính thưa các vị khách quý, tên cháu là Dương Mạnh Quân (0983663311, email:duong_quan@hotmail.com). Cháu năm nay 23 tuổi. Cháu mới tốt nghiệp đại học và hiện đang thử việc tại một tổ chức phi chính phủ. Nếu trong những gì cháu nói sau đây có phần không rõ ràng hoặc khó hiểu, xin mọi người cho ý kiến. 4 năm vừa rồi cháu học đại học ở nước ngoài nên cũng không giao tiếp nhiều bằng tiếng việt. Cháu cảm thấy rất vinh dự. Vinh dự bởi lẽ rằng những điều cháu có thể chia sẻ không có gì quá to tát cả, chỉ là những trải nghiệm cá nhân, vậy mà lại được có cơ hội đứng đây nói chuyện với mọi người. Tuy vậy, có một vài lúc những thứ đơn giản nhất lại là những thứ quan trọng nhất, đáng quý nhất và đáng theo đuổi nhất. Trong đầu mọi người chắc đang hiện ra các ví dụ cho những thứ quan trọng, đáng quý và đáng theo đuổi. Cháu cũng có thể nghĩ ra nhiều ví dụ, nhưng bây giờ ít thời gian chắc chỉ có thể nói đến một cái, đó là sức khỏe. Bắt đầu vào khoảng năm lớp 9 cho đến bây giờ và có lẽ là cả đời này, cháu vô cùng quý trọng một vận động viên. Nói là một vận động viên cũng không hẳn chính xác, bởi người này đã đi xa hơn hầu hết các vận động viên khác dưới phương diện rèn luyện cơ thể, tinh thần, sức khỏe, phẩm chất con người và rất nhiều thứ khác nữa. Những giá trị này phản ánh rõ trong những quyển sách ông viết mà mọi người có thể tìm thấy ở nhiều hiệu sách và trên mạng. Khá nhiều thứ ông viết hướng về một thông điệp rất đơn giản, thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất thân thể, hay nói cách khác là sức khỏe. Cháu thừa nhận là ngay cả sau khi cháu hiểu rõ sự giản đơn này, cháu vẫn có lúc ăn uống rất kém hiệu quả. Tuy nhiên, nhận thức luôn luôn mang cháu quay lại điểm khởi đầu này và dứt cháu ra khỏi những thứ lệch lạc. Sau khi có điểm khởi đầu này, việc tiếp theo là tìm kiếm những lựa chọn tối ưu về thức ăn. Trong quá trình đọc thêm sách được viết bởi người được nhắc đến, và nhiều nguồn khác nữa, cháu để ý thấy có nhiều chỗ nhắc đến những lợi ích của thóc nguyên cámmà hơn hẳn so với thóc đã bỏ cám. Thóc nguyên cám bao gồm gạo lứt, yến mạch, lúa mì, lúa mạch nguyên cám, vv. Gạo lứt từ xưa đến nay đã khá phổ biến ở Việt Nam. Bà nội cháu mấy chục năm ăn gạo lứt, nhưng cháu không nhớ rõ vì sao hồi đấy cháu không chuyển sang ăn gạo lứt. Thay vào đó, cháu thấy một số ít cửa hàng có bán yến mạch nguyên cám nên cũng thử mua về ăn. Bây giờ thì món này đã phổ biến hơn. Lúc đầu ăncũng thấy là lạ, bởi vì cho đến lúc bấy giờ, cháu chưa bao giờ ăn một loại thóc nào nguyên cám cả. Cháu nhớ trước đấy rất ít khi thử gạo lứt. Tuy vậy, cháu cứ tiếp tục ăn, nhưng chỉ vào buổi sáng còn buổi tối thì ăn thức ăn bình thường, ít ăn gạo trắng đi. Khi cháu nhìn lại, việc chỉ ăn yến mạch nguyên cám vào buổi sáng này rất quan trọng cho việc phát triển nhận thức về thức ăn. Vào thời điểm đó, trong những lúc cháu ăn vào buổi sáng, có hai sự việc xảy ra. Sự việc thứ nhất là bởi vì lịch hoạt động của gia đình khác nhau nên cháu thường ăn sáng một mình. Sự việc thứ hai là vào buổi sáng, cháu chỉ ăn yến mạch chứ không cho thêm thứ gì khác. Hai điều kiện này cho phép cháu giảm bớt rất nhiều những sự sao lãng trong tâm trí, ví dụ như nói chuyện trao đổi khi có người ăn cùng hoặc là sự khác biệt, mùi vị thức ăn khác nhau. Thay vào đó, tập trung phần nhiều vào hành động ăn và thứ duy nhất mình đang ăn. Sau một khoảng thời gian để ý kỹ càng và vào thời điểm này, cháu có thể nhận thấy sự khác biệt giữa ăn và nhai thóc nguyên cám và thóc đã bỏ cám, ví dụ như so sánh gạo lứt với gạo trắng. Cháu không muốn nói nhiều về sự khác biệt trong cảm nhận này, bởi lẽ cháu thiếu khả năng để miêu tả nó chính xác. Chỉ có thể nói rằng một cái cho người ăn một cảm nhận tích cực, một cảm giác đúng nghĩa với từ “ăn” một cái gì đó, và một cái cho người ăn một cảm nhận tiêu cực, một cảm giác như là khi mình chưa ăn xong thì thức ăn đã tuột đi rồi. Hồi học đại học cháu thường ăn yến mạch, lúa mì hoặc lúa mạch nguyên cám. Về Việt Nam được 4 tháng rồi. ở đây gạo lứt có nhiều nên chuyển sang ăn gạo lứt. Cháu sống với bà ngoại nên bà cũng chuyển sang ăn cùng luôn. Bố cháu không sống cùng nhưng khi nghe nói ăn gạo lứt thì cũng chuyển sang ăn gạo lứt luôn. Mới gần đây bạn bố cháu qua trao đổi thì cũng chuyển luônăn cơm lứt. Mọi việc nghe có vẻ đơn giản, nhưng thật tình mà nói, phần lớn những người chấp nhận gạo lứt ngay lập tức đều là những người ở tình trạng níu kéo lấy cái sức khỏe mà càng ngày bay càng xa. Bố cháu dạo này sức khỏe có phần suy giảm, cũng hơn 50 rồi, đó là một phần, người bạn của bố mà cháu nhắc đến đang bị bệnh nan y. Mọi người, già hay trẻ, yếu hay khỏe đều cần phải nhận ra rằng sức khỏe không phải là thứđể níu kéo, mà là thức cần phải duy trì. Ăn gạo lứt hay bất kì thực phẩm hiệu quả nào khác không cho người sử dụng sức khỏe bất biến hay lập tức chuyển hóa vấn đề. Đến một lúc ai cũng yếu đi vàcó bệnh, không ai níu kéo sức khỏe mãi được. Tuy nhiên, nỗ lực kiên trì ngay khi mình khỏe sẽ cho mình sức lực và tinh thần để vượt qua những lúc mình ốm và duy trì được sức khỏe thanh xuân trong khả năng cá nhân cho phép. -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 17th July 2025 - 06:41 AM |