![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Moderator Bài viết: 587 Gia nhập vào: 16-June 07 Từ: 16 York St, Emu Plains NSW 2750 Australia Thành viên thứ.: 32 ![]() |
[/size]CỰC ĐOAN GLMM SỐ 7 CÓ SÁNG MẮT CHƯA?
Chú Hưng, Có lẽ còn quá sớm để cháu viết những dòng này, nhưng không hiểu sao cháu vẫn muốn viết email này gửi chú. Lời đầu tiên, cháu vô cùng cảm ơn chú đã khai ngộ cho cháu nhận ra những hạn chế của mình. Là một người bị bệnh tật hành hạ, cháu đã từng bế tắc, tuyệt vọng, mệt mỏi, vật vờ trong một thời gian dài và có lẽ vì lý do đó mà cháu vô cùng trân quý sức khỏe. Và cháu đã đọc được trên mạng phương pháp thực dưỡng Ohsawa (4/2010). Khi bắt đầu cháu chỉ nghe băng của thầy Tuệ Hải và một người bạn nên tư tưởng hình thành trong đầu cháu là PP GLMM. Dù số 7 có rất nhiều hạn chế, nhưng thật tâm mà nói, chính nhờ số 7, cháu đã vượt qua được trạng thái tuyệt vọng cách đây hơn 7 năm. Nhưng càng theo số 7, cháu càng phát hiện ra một số hạn chế mà cháu không sao hiểu nổi. Càng kiêng kem bao nhiêu, càng thèm khát bấy nhiêu, và càng phá giới nghiêm trọng. Trước khi biết số 7, cháu rất biếng ăn, vậy mà khi theo số 7 thấy gì cũng thèm. Vì từng bị bệnh tật hành hạ, cháu đã tự nhủ phải cố gắng vượt qua. Hoặc là thỏa mãn giác quan để bệnh tật hành hạ, hoặc là nhịn thèm để thân xác bình an. Nhưng lý trí cháu yếu quá, cháu đã thất bại n lần luôn, cứ ăn phá rồi lại ăn năn, kiêng khem sau đó thèm lại ăn phá. Cái vòng luẩn quẩn này đã diễn ra hơn 7 năm nay. Qua những thất bại thảm hại của bản thân, cháu tự rút ra cho mình một bài học. - Thử thách lớn nhất của cháu lúc đầu là bệnh tật (vì làm cháu mệt mỏi); - Sau đó là lối ăn uống sai lầm: cà phê sữa, trái cây, bánh ngọt, thịt cá, trứng,mì gói, bột nêm, bột ngọt (vì theo thực dưỡng đây là những thứ mất quân bình); - Tiếp theo là sự ăn uống quá độ cả về lượng và chất từ những lần ăn phá giới - Tiếp theo là sự cực đoan, cao ngạo của mình, vì mong muốn được khỏe mạnh, vì mong muốn có trí phán đoán cao trong một thời gian ngắn nên đã cố ép mình vào số 7. Kết quả là cao 1.60m từ 54kg, giờ cháu chỉ còn 40kg. Cháu đã từng bất chấp tất cả để theo số 7, xa lánh gia đình và bạn bè. Điểm cực độ là cách đây 1 tháng cháu có ý định từ bỏ gia đình và công việc để lên ở một xã vùng núi để có thể thực hành số 7 một cách triệt để trong 4 năm, cũng may là gia đình cản kịch liệt. Đau lòng vì giọt nước mắt của mẹ mà cháu ở lại. Và rồi cháu gặp được những bài thuyết giảng của chú và chú Tài trên mạng. Cháu đã hiểu hơn về hai chữ THỰC DƯỠNG. Nhờ hai chú mà cháu hiểu mặt phải và trái của số 7. Đúng là bề mặt càng to thì bề lưng càng lớn. Số 7 càng thần kỳ thì càng nguy hiểm. Như chú Tài nói, số 7 là đóng cửa dọn dẹp nhà, còn ăn uống có thêm rau, đậu, chút cá là mở cửa kiếm tiền. Nếu không kiếm tiền thì làm sao mà sống. Nhưng chỉ lo kiếm tiền không lo dọn dẹp nhà cửa thì sự bề bộn cũng đâu làm cuộc sống chất lượng được. Thật sự mình đâu cần nhiều tiền, nhưng mình cũng không thể không có tiền. Vấn đề ở đây là đầu tư bao nhiêu thời gian vào kiếm tiền, bao nhiêu thời gian vào dọn dẹp nhà cửa. Khi đến với thực dưỡng, ai cũng bị bệnh có nghĩa là nhà ai cũng dơ bẩn và bề bộn. Nhưng khi đến với thực dưỡng ai cũng có sẵn một ít tiền (nhiều ít khác nhau - người nhiều tiền là người mập mạp cơ thể nhiều chất dự trữ, người ít tiền là người ốm yếu, không có chất dự trữ) do đó, thời gian đóng cửa dọn dẹp nhà cũng sẽ khác nhau. Người nhiều tiền (mập mạp) thì đóng cửa dọn lâu - ăn số 7 dài; người ít tiền (người ốm yếu) thì thời gian đóng cửa ngắn hơn - ăn số 7 ngắn hơn, có thể chỉ 1 ngày. Một điều quan trọng nữa là nhà muốn đẹp và bóng thì không thể chỉ lau một lần, hàng ngày bụi bặm vẫn bám nên phải lau thường xuyên. Do đó, việc thực hành số 7 và các các số khác phải được sắp xếp và tính một cách hài hòa. Vừa kiếm tiền để duy trì cuộc sống nhưng cũng phải vừa lo dọn dẹp nhà không để bụi bặm tích tụ. Nếu hiểu đến đây thì THỰC DƯỠNG ĐÚNG LÀ MỘT NGHỆ THUẬT SỐNG, MỘT SỰ HÀI HÒA GIỮA ĐỘNG VÀ TĨNH, MỘT SỰ BIẾN ĐỘNG KHÔNG NGỪNG ÂM VÀ DƯƠNG. Thực dưỡng không còn đơn thuần là GLMM, là ăn gì để trị bệnh, ăn gì để phát triển trí phán đoán. Về nguyên tắc thì giống nhau ở tất cả mọi người, nhưng về thực hành thì lại có thể khác nhau ở tất cả mọi người. Cháu cảm thấy rất hạnh phúc vì có thể học được bài học này sau bao nhiêu năm thất bại. Và bài học thứ hai, đó là tầm quan trọng của Gạo lứt. Bài học này cháu học được từ chú. Cháu không muốn nói tầm quan trọng của gạo lứt vì nó chứa nhiều dinh dưỡng. Nếu chỉ dừng lại ở đó thì không có ý nghĩa gì với cháu hết. Điều quan trọng hơn là chất xơ và chất khoáng của gạo lứt liên quan đến sự thải độc và sự thèm khát. Chất xơ giúp thải độc (kết hợp với chất độc từ mật tiết ra), chất khoáng giúp giảm bớt sự thèm khát. Vì cơ thể thiếu khoáng nên mới cần bổ sung, và bổ sung sai lầm dẫn đến sự thèm khát cao độ và rồi thì rơi vào trạng thái cực đoan. THẢI ĐỘC VÀ THÈM KHÁT là 2 căn bệnh phổ biến của những người mới bắt đầu vào thực dưỡng. Tại sao không chọn cho mình con đường thải độc từ từ nhưng an toàn, mà lại chọn con đường thải độc nhanh chóng nhưng nguy hiểm, và rồi đã có một số người mất mạng hoặc suy kiệt vì sự lựa chọn này. Bài học thứ ba cháu học từ chú là cách xử lý khi đi đám tiệc, hãy cứ ăn một ít rau trước, sau đó tại bàn tiệc tỉnh táo lựa chọn thức ăn nữa là được. Bài học thứ tư là sự tương quan giữa gan, thận, lá lách và tiểu đường. Bài học thứ năm là tại sao mì gói, cô ca lại nguy hiểm như vậy. Và một điều nữa cháu rất ấn tượng về chú là sự trân tình trong giao tiếp. Dù không quen biết nhưng khi cháu email chú đã phản hồi rất cặn kẽ, khi cháu điện thoại chú đã giành rất nhiều thời gian để trả lời. Trước kia, cháu đã từng email, điện thoại một số người nhưng không nhận được sự phản hồi hoặc phản hồi một cách vội vã. Hiện tại, cháu chưa thể khẳng định được gì từ những bài học mới này. Có điều cháu sẽ áp dụng, và sẽ báo cáo chú kết quả. Cháu rất hy vọng trong tương lai, khi chú về Việt Nam, nếu cháu khỏe mạnh, chú cháu mình lại có cơ hội trò chuyện về thực dưỡng. Tính đến thời điểm này, người thầy về thực dưỡng mà cháu kính trọng nhất là Chú. Cháu sẽ cố gắng để không phụ những gì đã nhận được từ chú (cả chú Tài và anh Hoàng Long nữa). Cháu chúc chú luôn khỏe mạnh và hạnh phúc để lan tỏa THỰC DƯỠNG CHÂN CHÍNH đến nhiều người hơn. Kính thư, -- Bùi Anh Đào Ban quản lý các Dự án ODA và NGO ngành NN&PTNT Số 09 đường 01/5 Phường 5, Thành phố Cà Mau Điện thoại: 07806.596.606 Fax: 07806.250.369.[size="4"] |
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Moderator Bài viết: 587 Gia nhập vào: 16-June 07 Từ: 16 York St, Emu Plains NSW 2750 Australia Thành viên thứ.: 32 ![]() |
Quân Bình Thực Dưỡng
22 July at 23:56 · NHAI "SỐ 7" 200 ĐẾN 500 LẦN LÀ QUÁ CỰC ĐOAN VÀ ĐI NGƯỢC VỚI QUI LUẬT TỰ NHIÊN (Rất mong nhận được thiệt nhiều CỤC ĐÁ BỰ CHÀ BÁ cũng được nhưng mang tính tranh luận vì thực dưỡng VN phát triển) Trên tường nhà của một nhà thực dưỡng có một câu hỏi rằng: cháu ăn số 7 lâu ngày và nhai mỗi miếng 200 lần nhưng bịnh vẫn không khỏi. Nhà thực dưỡng nọ khuyên rằng: vậy thì nhai 500 lần. Tui đọc lơi khuyên mà rụng rời tay chân. Vì lời khuyên đã thể hiện bế tắt trong lý luận về TRẬT TỰ VŨ TRỤ. lời khuyên này là một trong nguyên nhân khiến nền thực dưỡng lận đận mãi vì người vừa tìm hỉểu thực dưỡng thấy quá sợ và hồ nghi. Tui nói nhà thực dưỡng nọ cực đoan nên mới khuyên như thế. Bất cứ tư tưởng, tôn giáo nào cực đoan đều dẫn đến diệt vong, tổ chức khủng bố IS là ví dụ. Diệt vong là điều dễ hiểu vì cực đoan là ngược lại với qui luật tự nhiên. Tự nhiên có bao giờ đứng yên đâu nó biến chuyển không ngừng. Người cực đoan là nguyên do tin một cách mù quáng vào tôn giáo hoặc tư tưởng nào đó, và hoặc do hiểu sai ý nhà tư tưởng hoặc giáo chủ. Tui nói nhà thực dưỡng nọ bế tắt trong lý luận vì trong thực tế tự nhiên không có động vật nào nhai đến 200 lần chứ đừng nói 500 lần. Ngay như các động vật nhai lại như bò, trâu, ngựa.... cũng không nhai nhi vậy. Nó nhai cả ngàn lần nhưng nhai nguyên một bụng cỏ chứ không phải một miếng. Nếu mình muốn "chuyển biến" thiên chút ít thì cũng được nhưng ở mức tương đối. Ví dụ mình nấu đồ ăn thực dưỡng chín rồi tức là "cải biến" tự nhiên chút ít. Lời khuyên cũng thể hiện sự bế tắc trong việc hướng dẫn ăn "số 7". Lẽ ra khi người ta ăn số 7 vài tuần nếu không thấy hiệu quả thì đặt ra hàng loạt câu hỏi để tìm nguyên nhân (có thể do người đó ăn số 7 sai nhưng giấu), đằng này nhà thực dưỡng lại khuyên tiếp tục ăn số 7 và nhai hơn gấp đôi. Nếu khuyên như thế thì ai cũng có thể thành nhà thực dưỡng tuốt. Trong thực tế việc khuyên nhai một miếng số 7 bao nhiều lần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Quai hàm người ấy khỏe không, răng hàm người đó tiết diện có lớn không (vì trong thực tế có người răng hàm nhỏ tí), răng người đó có cứng hay lung lay. Theo tui: nếu người bịnh nặng thì nhai đến khi số 7 thành nước rồi nuốt. khi đã khỏe rồi thì nhai thật nhuyễn rồi nuốt. Còn khi đã khỏe mạnh hẳn thì nhai nhuyễn là được (khoảng 50-60 lần) vì còn để dạ dày làm chức năng của nó nữa.Trần Thế PhụcThực Dưỡng Xanh MacrobioticTin Tin HuỳnhTrung Luong |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 11th July 2025 - 04:23 AM |