![]() |
![]() |
![]() ![]()
Bài viết
#1
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 31 Gia nhập vào: 26-December 07 Thành viên thứ.: 175 ![]() |
Xin Chào Cô Trâm,
Theo hướng dẫn của Cô, vừa rồi con có gọi điện cho chú Thái _Đà Nẵng để tham vấn về việc mở cửa hàng TD, Chú nói là rất ủng hộ, nhưng khi mở ra bán thì cũng cực lắm, vì phải tư vấn cho người bệnh rồi theo dõi cho đến khi họ hết bệnh. Nghĩa là làm nghề này thì phải biết và am hiểu tường tận về phương pháp Thực Dưỡng phải không ah? Như con là một người mới biết dưỡng sinh và chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm thì có nên làm công việc này không ah? Nhưng con tin là trong tương lai con sẽ theo con đường này. Mong Cô cho con thêm những lời khuyên. Xin cám ơn Cô và chúc Cô luôn Hỉ Lạc. Duong Le Vy |
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 411 Gia nhập vào: 13-April 07 Thành viên thứ.: 15 ![]() |
Ông bạn TA của bạn đúng là 1 trường hợp gây đau đầu, tại sao áp dụng thì đúng mà lại chẳng thấy biến đổi, nhúc nhích gì cả được nhỉ? Xưa nay tôi để ý mới chỉ thấy 1 dạng người không áp dụng được Thực dưỡng thành công dù ăn rất bài bản, đấy là những người có tu tập về khí nhưng tập sai phương pháp, nên đan điền vô khí, những người này có khuynh hướng dùng ý thức chủ quan dẫn khí đi sai đường nên việc ăn uống tốt khiến khí của cơ thể vượng lên lại thành ra lợi bất cập hại, nếu khi tu tập mà hay để tâm trí ở đầu, trán, đỉnh đầu... thì còn tệ hơn. Trước đây, tôi từng đi tập Yoga, thời gian đầu kết quả rất tốt, nhưng sau do giáo viên hướng dẫn thiếu kinh nghiệm xúi đặt sự chú tâm sai chỗ (toàn vào ấn đường) nên càng lúc càng thấy tệ hơn dù lúc đó tôi ăn số 7 trường kết hợp với nhịn ăn thường xuyên (mà thời gian đầu kết quả lại tốt nên hoàn toàn không nghi ngờ gì nguyên nhân ở Yoga, rất lâu sau này khi đã bỏ tập hơn 4 năm tôi mới khám phá ra sự thật) Tất nhiên bệnh của tôi thì nhẹ nhàng hơn bạn TA nên thời kì đó tuy cũng lên bờ xuống ruộng thật đấy nhưng không xảy ra chuyện gì đáng tiếc. Bây giờ thỉnh thoảng cũng gặp trường hợp này, ở những người tập thiền hay khí công, nhưng tôi vừa bảo họ tạm ngừng tập là họ nhảy dựng lên ngay và không thèm nghe tiếp nữa
![]() Bạn thử bảo anh bạn TA hít sâu 1 hơi sau đó chậm rãi thở ra và thử cảm nhận xem ở dưới rốn có hơi nóng không, nếu không có hay có không rõ ràng, hoặc nếu hơi nóng xuất hiện, nhưng sau đó không dâng nhẹ nhàng lên theo cột sống mà lại dâng lên theo vùng bụng trước thì nên dừng việc tập Thái Cực Quyền hay việc tập thiền, luyện khí nào mà anh chàng đang áp dụng lại. Nếu rơi vào trường hợp này, để giải quyết tình trạng thượng thực, hạ hư (trên nặng, dưới nhẹ) ngoài việc ngừng luyện khí, còn nên chọn thêm 1 môn thể thao có luyện tập phần chân nhiều và vừa sức để tập luyện đều đặn, có thể đi thiền hành, với toàn bộ ý thức đều đặt cả xuống cảm giác chạm đất của 2 bàn chân, hoặc chạy bộ, hàng ngày leo lên, leo xuống cầu thang... tóm lại có rất nhiều cách. Trường hợp này còn phải chú ý những người đã phát triển hiện tượng nghịch khí đến mức dáng đi trở nên không vững vàng, nếu đã đến mức như vậy thì đôi khi phải tập từ 1 tới 3 năm khí mới hạ xuống được và thu rút vào trong. Còn nếu không phải trường hợp này thì tôi cũng chưa luận ra được nguyên nhân, có lẽ phải có thêm 1 số điểm liệt kê khác. Không biết anh bạn của bạn đã hết chứng cứng chân buổi chiều chưa, nếu còn thì phải kiểm tra xem có hay bị cảm giác lành lạnh ở sống lưng không, và ở đốt sống thứ mấy ngang với cơ quan nào. Còn việc bệnh tật, quan niệm của tôi lúc nào cũng là bệnh hoàn toàn do cơ thể mất quân bình mà ra, cho nên không thể có chuyện bệnh bất trị, giáo sư Ohsawa cũng hay nói: "Chữa bệnh dễ, chữa người bệnh mới khó" Mong 2 bạn tiếp tục kiên trì đến cùng với con đường Thực dưỡng ![]() |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 21st July 2025 - 04:19 PM |