IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Kính vạn hoa - Phổ chiếu
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:07 PM
Bài viết #1


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



KÍNH VẠN HOA

Phổ chiếu


Herman Aihara


Lời giới thiệu

Vào đầu thập niên 90, toàn thể dân Mỹ sống trong tinh thần căng thẳng vì sợ chiến tranh hạt nhân, ung thư, AIDS.

Giữa lúc ấy, bác sĩ Anthony Sattilaro, giám đốc bệnh viện lớn nhất ở Philadelphia, trình bày trên màn ảnh truyền hình, trước nhiều ký giả đại diện cho nhiều tờ báo nổi tiếng, về thành quả tự trị lành ung thư đã di căn của mình ở tinh hoàn, bẹ sườn, xương sống và bàng quang bằng phương pháp Thực Dưỡng (Macrobiotics).

Mọi người thở phào nhẹ nhõm, như vớ được chiếc bè lúc sắp chết đuối. Hàng triệu người đổ xô đến thăm các trung tâm Vega (trung tâm Thực Dưỡng) rải rác trên toàn nước Mỹ để mong thuốc thần đem lại cho sức khoẻ hoàn hảo.

Cuốn Kính vạn hoa còn gọi là Phổ chiếu (Kaleidoscope) của Herman Aihara - người kế tục xuất sắc của Ohsawa - kịp thời tu bổ những sai sót của những môn sinh đã và đang thực nghiệm phương pháp Thực Dưỡng, giúp ổn định tâm tư một số người sắp nhập môn và đang tôn thờ Thực Dưỡng như tiên dược vạn năng.

Chỉ cần lắc nhẹ ống kính vạn hoa thì tức khắc mọi hình sắc bên trong đều đổi thay. Cũng thế, cuộc sống con người đổi thay theo luật tuần hoàn của vũ trụ, mặt trời, mặt trăng, sáng, chiều, xuân, hạ, thu, đông... trôi dạt theo từng làn sóng tư tưởng, và nhất là sức khoẻ của con người cũng thay đổi theo sự biến đổi đó, mà nguồn gốc là phẩm chất của các món ăn, thức uống.

Tác giả Herman Aihara đã tiếp bước tiên sinh Ohsawa đi du thuyết khắp nơi trên thế giới và cùng với Michio Kushi (hiện đang ở Massachusettes) tiếp tục phong trào Thực Dưỡng ở Mỹ và ở các nơi khác. Trong lúc đi thuyết giảng, ông trả lời rất nhiều câu hỏi của người nghe và các môn sinh. Từ kinh nghiệm của bản thân và từ những buổi tham vấn ấy, tác giả viết ra cuốn sách này.

Những ai muốn hiểu rõ bản chất phương pháp Thực Dưỡng, của Ohsawa, muốn học âm dương theo cách tiếp cận phương Tây, muốn thấu hiểu AIDS, ung thư theo nhãn quan y lý phương Đông, muốn khỏi mất thì giờ, tiền bạc vì bệnh tật..., xin mời đọc Kính vạn hoa (Phổ chiếu). Cuốn sách còn giúp bạn đọc hiểu nguồn gốc con người, hiểu thấu nguyên lý Thiền, để sống hợp với Đạo, với cõi đời vô tận, để sống vui với gia đình, bạn bè và với mọi người trên quả đất này bằng tấm lòng từ bi bác ái, bằng tấm lòng bao dung, đại đồng.

Cuốn sách bao gồm 63 bài ghi chép, bài giảng, tùy bút... độc lập, được viết trải dài theo địa lý (từ châu âu đến châu Mỹ) và theo thời gian từ tháng 1-1979 đến cuối năm 1985. Bạn đọc có thể đọc riêng từng bài như một câu chuyện độc lập. Cũng do vậy, bạn đọc sẽ thấy nhiều ý tưởng, sự kiện được trình bày lặp đi lặp lại trong nhiều bài. Tư tưởng chủ đạo của Thực Dưỡng - như tác giả trình bày trong sách đã ngày càng được minh chứng là đúng đắn và được các môn đệ phái Thực Dưỡng phát triển. Do vậy, để góp phần giúp bạn đọc tìm hiểu quá trình tư tưởng cũng như các giai đoạn phát triển của phong trào Thực Dưỡng, chúng tôi dịch gần như nguyên văn bản "Kaleidoscope" của tác giả Herman Aihara (George Ohsawa Macrobiotic Foundation, Oroville, California, 1986).


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:30 PM
Bài viết #2


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



2. những bài giảng trong chuyến đi Châu Âu
Tháng 1 năm 1979


Luân Đôn

Hội thảo Thực Dưỡng Châu Âu đầu tiên diễn ra tháng 11-1978 tại Nhà xuất bản Sức khoẻ Cộng đồng ở Luân Đôn. Nhờ có các tiệm ăn, nhà hàng và nhiều phòng hội thảo lớn, tòa nhà này đã phục vụ rất tốt cho cuộc hội thảo Lịch trình Hội thảo được sắp xếp trước đã bất ngờ bị thay đổi do vài trở ngại. Nhưng rồi cuối cùng nó cũng được tổ chức tốt.

Khoảng 200 thành viên kỳ cựu dẫn đầu về Thực Dưỡng từ châu Âu cùng một vài nơi tại Mỹ đã tụ họp để chào đónbà Lima Ohsawa và ông Shuzo Okada. Cuộc mít tinh bắt đầu bằng những giây phút tưởng niệm về tiên sinh Ohsawa. Bức ảnh của tiên sinh được chiếu sáng trên tường. Ngài Michio Kushi trong bài diễn văn khai mạc thông báo rằng năm 1979 sẽ diễn ra Hội nghị Thực Dưỡng tại Bắc Mỹ, sau đó sẽ lần lượt tiếp tục diễn ra tại Nam Mỹ và châu á.

Ngày hôm sau, tôi được yêu cầu thuyết trình sau bà Lima Ohsawa và ông Shuzo Okada. Tôi nói:

"Ngài Michio Kushi nói sẽ tổ chức các hội nghị tương tự ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu á. Đây là một ý kiến hay khiến nhiều người hứng thú và sẽ quan tâm đến Thực Dưỡng, nhưng tôi thấy có 2 điều trở ngại. Trước tiên là sự đố kỵ trong số những người lãnh đạo. Người ít nổi tiếng sẽ ghen tỵ với người nổi tiếng hơn. Sự đố kỵ này sẽ tạo nên hiềm khích gây nguy hiểm cho tư tưởng hòa bình. Ngay cả nếu như dù chúng ta có tạo dựng được một thế giới hòa bình, nhưng mỗi cá nhân còn chưa hòa bình thì liệu một thế giới như vậy có tốt đẹp gì."

"Vấn đề thứ hai có liên quan đến việc phân phối thực phẩm (phong trào Thực Dưỡng có liên quan đến thực phẩm), những loại thực phẩm đặc biệt không kiếm được ở thị trường. Như vậy phân phối thực phẩm là một trong những nhân tố quan trọng của Thực Dưỡng cũng như việc kinh doanh nó sẽ tạo nên nguồn thu nhập cho một số người. Nhiều đệ tử Thực Dưỡng cũng như một số người khác đã đứng ra điều phối hoạt động kinh doanh thực phẩm Thực Dưỡng. Kinh doanh sẽ tạo nên sự thèm khát độc quyền - những đặc tính không hề là của Thực Dưỡng. Nếu điều đó xảy ra, sự phẫn uất, sự đơm đặt, mọi mánh lới thủ đoạn, ngay cả tính kiêu ngạo cũng sẽ được “đọc vị" trên gương mặt của các đệ tử Thực Dưỡng. Chúng ta phải khiêm tốn và gây ảnh hưởng nhiều hơn để đạt được kết quả tốt đẹp cho một phong trào như vậy."

Amsterdam

Tối 14-11, tôi rời Luân Đôn đi Amsterdam cùng với Ineke Niermeyer, người đã ở tại trung tâm Vega hai năm về trước cùng chồng cô ta và hai đứa con. Sáng sớm hôm sau chúng tôi đến cảng Hà Lan - phong cảnh thật đẹp nhưng hơi lạnh. Chúng tôi tới Amsterdam sau 2 giờ vi vu trên tầu hoả. Thành phố tấp nập, sống động và rất sạch.

Trụ sở Trung tâm Đông-Tây được ông Adelbert Nelessen thành lập 8 năm trước là một toà nhà nằm bên một con kênh, nó gồm có một hội trường lớn, một phòng thực hành, một phòng chứa đồ ăn, một phòng in ấn, một phòng quay phim, một phòng nấu nướng và phòng của gia đình ông. Adelbert Nelessen có 8 kho, lò bánh mỳ và toà nhà trung tâm. Ông xay một tấn bột mỳ mỗi ngày bằng cối xay gió. Tôi cho rằng đây là một tổ chức tốt nhất ở châu âu.

Tôi bắt đầu bài nói chuyện đầu tiên lúc 8 giờ tối với 70 người. Họ khoảng 20-30 tuổi. Tôi nói về việc làm sao tôi gặp Ohsawa và những điều khó khăn khi nhập cảnh. Tôi kết thúc bài nói chuyện lúc 10 giờ 30 phút.

Ngày 16-10, Abe Nakamura mời tôi tới nhà anh ở Duseldorf. Kinh doanh của anh ta phát đạt ở Đức mặc dù có bị mất khách do một số đệ tử của ngài Michio Kushi mở hàng bán cũng tại những thành phố ấy. Điều đó làm cho anh ta phải miễn cưỡng giúp đỡ Michio. Tôi thấy những điều như vậy trong số những người lãnh đạo Thực Dưỡng ở châu Âu. Những điều này liên quan đến sự thu nhập của họ và khó giải quyết.

Tối hôm đó, tôi nói về bữa ăn Thực Dưỡng, triết học cùng các nguyên lý âm dương cân bằng natri và kali, cân bằng axit và kiềm.

Ngày 17, tôi nói về cân bằng hooc môn, hệ thần kinh và lý thuyết stress của Selye, trong đó có nói chúng ta không thể có hòa bình tuyệt đối trong tư tưởng nếu chúng ta không hoàn toàn nhất trí và tin tưởng tuyệt đối vào trật tự vũ trụ.

Ngày 18, mít tinh vào buổi sáng. Tôi nói chuyện về các khái niệm vòng xoắn trên cơ thể con người. Con người thực là toàn bộ vũ trụ. Thực Dưỡng có nghĩa là trở thành con người như vậy. Buổi chiều, tôi nói về thực hành làm Sotai là món ăn mà họ rất thích. Sau đó tôi điều trị bằng bàn tay cho gia đình và vợ chồng và cách đọc bàn tay. Điều này tạo nên tính hiếu kỳ nơi họ. Họ vây quanh tôi và hỏi cách đọc bàn tay.

Anatwerp

ở ngoài trạm, ông Rik Vermuyten - người đã gặp tôi ở Luân Đôn - đang chờ tôi. Ông lái xe đưa tôi đến tiệm ăn ở Anatwerp của ông bà Peter Doggen và hai cặp khác. Tôi đã ăn trưa ngày thứ hai ở đó.

Sau bữa trưa, tôi hướng dẫn cách làm bánh mỳ tại nhà cho Peter. Cửa hàng và trung tâm ở tại những vị trí khác nhau. Trung tâm thì có nhiều. Trung tâm Amsterdam nhỏ hơn chứa những tiệm ăn, công sở, nhà văn hoá và những toà nhà ở.

Cuộc gặp bắt đầu lúc 8 giờ sáng. ở đó có nhiều gia đình với những vấn đề rắc rối, tôi trò chuyện làm sao để có được một đại gia đình thống nhất. Khoảng 50 người đã đến tham dự; có người đi cùng gia đình và những người già hơn ở tại Amsterdam. Họ đáp lại rất tốt. Những người lãnh đạo Thực Dưỡng ở Anatwerp là những gia đình hầu hết ở độ tuổi ngoài 30.

Luân Đôn

Sáng sớm hôm sau, Peter chở tôi đến sân bay và từ đây tôi bay về Luân Đôn. Buổi tối tôi đến Trung tâm Cộng đồng Sức khoẻ bằng xe điện ngầm. Bill Tara đón tôi và chúng tôi ăn tối cùng nhau.

Có nhiều thính giả trẻ tuổi ở Luân đôn - hầu hết họ đều ở lứa tuổi đôi mươi. Tôi trò chuyện về những vấn đề thông thường như ở Amsterdam. Trong ngày thứ ba có nhiều câu hỏi và nhiều cuộc tranh luận.

Bologna

Ngày 24-10 tôi đến Bologna. Chàng thanh niên Italia trẻ tuổi Alois Grasani tới đón chào tôi. Trung tâm là một tòa nhà ba tầng, có cửa hàng rất đông đúc, bếp, phòng ăn và văn phòng. Họ phục vụ bữa ăn trưa, còn bữa ăn tối theo kiểu tự phục vụ. ở đó, tôi gặp một cô gái Mỹ tới từ Philadelphia. Cô giới thiệu cho tôi về việc in ấn của họ và văn phòng giao dịch trong tòa nhà. Họ xuất bản hàng tháng tạp chí Ting với 3 thứ tiếng: ý, Pháp và Anh.

Họ không gọi hoạt động của mình là "Thực Dưỡng”, mà là “Con đường mới”. Cũng vậy, họ có ý tưởng khác về việc nấu ăn. Thay vì nấu nướng thức ăn trên lửa theo cách thông thường, họ nấu lúa gạo, đậu đỗ và rau trên lửa trong 15 phút và sau đó đậy kín trong vòng 1 - 2 tiếng.

Tôi nếm thức ăn được nấu nướng theo cách này. Đậu ngon tuyệt. Cơm càng ngon hơn. Họ nói rằng rau tốt hơn khi nấu theo cách này. Phương pháp nấu nướng này có thể tốt ở California, Nevada, Arizona hay Texas, nơi nóng bức. Họ làm như vậy để tiết kiệm năng lượng và vì lý do tâm lý là lửa tạo ra cảm xúc. Tôi khuyên họ rằng cách làm này có thể tốt cho những người thuộc dương, nhưng có thể là không tốt cho những người thuộc âm, người cần nhiều yếu tố dương (tức là lửa trong quá trình nấu nướng).

Bài giảng của tôi được yêu cầu bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng, nhưng mãi tới 10 giờ rưỡi mới bắt đầu. Họ nói rằng đó là thời gian Italia. Tôi bảo, “đây cũng là thời gian ở Nhật Bản” và họ cười. Buổi trưa, chúng tôi nghỉ ngơi rồi bắt đầu lại vào lúc 2 giờ, kết thúc vào 6 giờ chiều và bắt đầu lại vào lúc 8 giờ tối. Đến 10 giờ đêm, tôi mới kết thúc một ngày dài.

Ngày 26-10, cuộc gặp gỡ bắt đầu vào lúc 12 giờ trưa và kéo dài đến 6 giờ chiều. Vào cuối buổi, tôi xem lòng bàn tay - nhiều người vây xung quanh tôi. Tối đó, tôi được mời đến dự tiệc do những người làm ở Trung tâm tổ chức. Khoảng 20 người và vài người bạn tới từ những Trung tâm khác tụ họp lại. Mới đầu, họ bàn tán về các Trung tâm Thực Dưỡng ở châu Âu và người lãnh đạo của những Trung tâm này. Alois yêu cầu họ ngừng kiểu nói chuyện đó lại. Anh ta dường như hiểu thông điệp của tôi trong 2 ngày mà tôi giảng dạy, nói chuyện.

Ngày 27-10, tôi tổ chức thảo luận trong cả buổi sáng. Buổi chiều, tôi tham quan những ngọn đồi ở Bắc Italia. Những thành viên của Trung tâm đã thuê 7 phòng ngủ để tu sửa lại căn nhà tồi tàn. Vài gia đình sẽ chuyển đến sớm. Thậm chí, họ còn trù tính làm trại hè ở đó vào năm tới.

Vì tôi bỏ quên áo mưa trên chuyến tàu gần Paris nên mọi người trong Trung tâm mua một cái áo mưa cho tôi như một món quà. Món quà này sau đó đã giúp tôi rất nhiều trong thời tiết lạnh giá ở Pháp, Bỉ và Anh.

Paris

Chuyến tàu đến nhà ga Lyon ở Paris rất đúng giờ. Tôi đi taxi tới trụ sở Tenryu, nơi tôi được đón chào bởi Clim Yoshimi và Francoise Riviere. Tenryu thuê ba căn nhà để mở cửa hàng, phòng học, văn phòng và nhà ăn. Họ là những nhà kinh doanh giỏi. Như mọi nơi khác, thực phẩm buôn bán của họ giúp cho việc xuất bản tạp chí. Tờ tạp chí xuất bản hàng tháng ở đây được gọi là Nguyên lý vô song, một trong những tên mà Ohsawa đặt ra để giải thích triết lý của mình.

Khoảng 20 người tập trung lại để nghe tôi nói chuyện tối đó. Phần lớn họ là môn sinh Thực Dưỡng ở Pháp. Tôi nói về lịch sử Thực Dưỡng ở Mỹ, đặc biệt là ở Bờ biển Tây. Sau đó, chúng tôi hưởng bữa ăn tối ở nhà hàng biển ở Paris. Những người theo dưỡng sinh là thực khách chính ở đây.

Ngày hôm sau, Clim đưa tôi tới hiệu sách ông Loc, đó là một cửa hàng nhỏ có những ấn phẩm in ốp-xet và có camera theo dõi ở tầng 2. Sau khi rời khỏi hiệu sách, tôi tới thăm tập san Le Compas. Ông Philip, chủ tạp chí nói rằng Compas lưu hành 6.000 bản mỗi quý, không tốn tiền giấy mà cũng chẳng tốn tiền lương gì cả (tiền bán tạp chí đủ bù đắp chi phí giấy, còn ba người đàn ông và một người phụ nữ Pháp làm việc tự nguyện). Tôi cảm kích trước lòng nhiệt thành của họ đối với Thực Dưỡng. Chính nhờ nhiều người hưởng ứng mà Thực Dưỡng được như ngày nay.

Clim và tôi ăn bữa tối ở hiệu ăn Nhật Bản với 2 người bạn Thực Dưỡng khác từ Nhật Bản tới. Chúng tôi nhận thấy thức ăn Nhật Bản rất phổ biến ở Paris. Sau đó, chúng tôi tới hiệu cà phê nổi tiếng Dome để trò chuyện. Chúng tôi cười đùa và nói chuyện cho tới giờ đóng cửa (2 giờ sáng) chỉ với 2 tách cà phê mỗi người. Chúng tôi trả 10 đôla - giá cả ở Paris quả là đắt đỏ.

Ghent

Sáng hôm sau là ngày cuối cùng của tháng 10, Clim đưa tôi đến Ghent. Anh ấy đưa tôi tới xưởng Lima, nơi tôi đã làm việc ở đó 17 năm trước đây, sau khi tôi bị trục xuất khỏi Mỹ. Giờ đây, xưởng Lima rất lớn và được thiết lập tốt. Họ nướng 5 tấn bánh mì hàng ngày bằng củi. Tất cả các sản phẩm làm ra như lúa gạo đóng bao, bột mì, mi-sô, tương và ta-ma-ri được làm tự động. Tôi thật sự ngạc nhiên khi thấy họ có phòng pha chế, nơi họ có thể kiểm tra thực phẩm để tránh thuốc trừ sâu, màu thực phẩm, hóa chất... Thậm chí họ có thể phân biệt bột sắn dây với bột hoàng tinh (bột dong).

Sau khi thăm xưởng Lima, Clim đưa tôi tới Trung tâm của anh, nơi anh thuê gần đó. Nó nằm ở trước nhà ga Ghent và có 4 cửa hàng. Anh đang có kế hoạch rời Tenryu tới làm việc ở Trung tâm này để mở cửa hàng thực phẩm, mở lớp nấu ăn, giảng dạy và cho thuê phòng. Năm tới, anh sẽ rất bận rộn. Tôi hy vọng anh sẽ trở nên một nhà lãnh đạo lớn của Thực Dưỡng ở châu Âu cũng như của thế giới.

Kết luận

Ngày 1-12, Abe Nakamura tới thăm tôi lần nữa tại sân bay Brussels (Bỉ). Chúng tôi nói chuyện về mọi chủ đề, cả những vấn đề như: làm thế nào để sáng tạo ra hay kích thích sản xuất hooc môn, đặc biệt là axêtyl colin? Tại sao lúa gạo lại là thực phẩm chính của loài người? Sự thay đổi lực hút trên trái đất? Đây là nền tảng cho quan điểm của tôi về thời kỳ văn minh đồ đá trên trái đất cách đây 6.000 năm hoặc lâu hơn nữa.

Chúng tôi cảm thấy thật khó nói lời tạm biệt sau khi gặp lại nhau lần đầu sau 17 năm. Thời gian trôi qua thật nhanh - chuyến đi 3 tuần của tôi tới châu Âu đã qua. Có nhiều người bạn và các Trung tâm mời tôi trở lại để tới thăm họ lần nữa.

Số người theo Thực Dưỡng ở châu Âu nhiều hơn và tập trung hơn ở Mỹ. Họ khuyến khích và giúp đỡ nhau phát triển nhanh hơn ở Mỹ. Môn sinh Thực Dưỡng châu Âu ở cả hai dạng: chuyên sâu và người mới bắt đầu; ở Mỹ thì dường như là ở giữa hai dạng này. Do đó, môn sinh Thực Dưỡng ở châu Âu và châu Mỹ hợp tác với nhau sẽ rất tốt và sẽ tạo ra phong trào Thực Dưỡng mạnh hơn. Vì điều này, chúng ta cần phải phát triển sự liên lạc và thông tin tốt hơn.


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này
..::Mini::..   Kính vạn hoa - Phổ chiếu   Apr 20 2007, 02:07 PM
..::Mini::..   [size=3][b]1.Thông điệp đầu năm 1980 [righ...   Apr 20 2007, 02:17 PM
..::Mini::..   [b]2. những bài giảng trong chuyến đi Châ...   Apr 20 2007, 02:30 PM
..::Mini::..   [b][size=3]3. Thị trấn jones [right][i]Tháng ...   Apr 20 2007, 02:34 PM
..::Mini::..   [size=3][b]4. Trung Hoa trở mình [right][i]Thá...   Apr 20 2007, 02:35 PM
..::Mini::..   [size=3][b]5. Nội Kinh, Chương 1 [right][i]Th...   Apr 20 2007, 02:38 PM
..::Mini::..   [size=3][b]6. chứng Bệnh âm thịnh [right][i...   Apr 20 2007, 02:42 PM
..::Mini::..   [size=3][b]7. câu chuyện về Sagen Ishizuka [r...   Apr 20 2007, 02:44 PM
..::Mini::..   [size=3][b]8. ấn Loát và món Tempura [right][...   Apr 20 2007, 02:46 PM
..::Mini::..   [size=3][b]9. câu chuyện về soba [right][i]Th...   Apr 20 2007, 02:48 PM
..::Mini::..   [size=3][b]10. Lòng tri ân [right][i]Tháng 4 n...   Apr 20 2007, 02:50 PM
..::Mini::..   [size=3][b]11. Năm người phụ nữ Mỹ Chuy...   Apr 20 2007, 02:51 PM
..::Mini::..   [size=3][b]12. Những suy nghĩ về tai nạn b...   Apr 20 2007, 02:52 PM
..::Mini::..   [size=3][b]13. chữa lành ung thư chưa đủ...   Apr 20 2007, 02:53 PM
..::Mini::..   [size=3][b]14. Nấu ăn với lòng từ ái [i][...   Apr 20 2007, 02:53 PM
..::Mini::..   [size=3][b]15. Sinh nhật george ohsawa lần th...   Apr 20 2007, 02:54 PM
..::Mini::..   [b]16. điều kiện thứ 7 của sức khoẻ ...   Apr 20 2007, 02:56 PM
..::Mini::..   [size=3][b]17. Quan niệm về kẻ thù [b]Mừn...   Apr 20 2007, 02:57 PM
..::Mini::..   [size=3][b]18. Một đêm tại trung tâm Vega [...   Apr 20 2007, 02:58 PM
..::Mini::..   [size=3][b]19. Khoản cá cược nặng đô [ri...   Apr 20 2007, 03:00 PM
..::Mini::..   [size=3][b]20. Một bệnh nhân ung thư hạnh ...   Apr 20 2007, 03:01 PM
..::Mini::..   [size=3][b]21. Từ bệnh tim đến bệnh ung t...   Apr 20 2007, 03:02 PM
..::Mini::..   [b]22. Chuyến du thuyết hè năm 1981 [right][...   Apr 20 2007, 03:03 PM
..::Mini::..   [size=3][b]23. nhỏ là mạnh [b]Hội chứng r...   Apr 20 2007, 03:06 PM
..::Mini::..   [size=3][b]24. Hoa Kỳ học tập từ Nhật B...   Apr 20 2007, 03:07 PM
..::Mini::..   [size=3][b]25. sự giáo dục của người m...   Apr 20 2007, 03:08 PM
..::Mini::..   [size=3][b]26. tại sao phương pháp Thực Dư...   Apr 20 2007, 03:11 PM
phannhathieu   Chị Trâm ơi, E định scan từ từ những...   Apr 20 2007, 04:40 PM
Thelast   [size=3][b]27. nền Kinh tế nước Mỹ [right...   Apr 25 2007, 02:59 PM
Thelast   [size=3][b]28. cốt tủy của Thực Dưỡng [...   Apr 25 2007, 03:11 PM
Thelast   [size=3][b]29. Nỗi sợ tylenol [right][i]Tháng...   Apr 25 2007, 03:13 PM
Thelast   [size=3][b]30. Chúc mừng năm mới 1983 [right...   Apr 26 2007, 07:55 AM
Thelast   [size=3][b]31. “lời Phán quyết” [right][i...   Apr 26 2007, 08:04 AM
Thelast   [size=3][b]32. lợi ích của muối [right][i]T...   Apr 26 2007, 08:08 AM
Thelast   [size=3][b]33. Bệnh tái phát [right][i]Tháng ...   Apr 26 2007, 08:11 AM
Thelast   [b]34. Gandhi [right][i]Tháng 4 năm 1983 Chắc...   Apr 26 2007, 08:28 AM
Thelast   [b]35. Nghệ thuật ăn uống phá lệ [right]...   Apr 26 2007, 08:31 AM
Thelast   [b]36. Từ suy nghĩ đến phán đoán [right]...   Apr 28 2007, 03:43 PM
Thelast   [size=3][b]37. Làm sao khắc phục lo sợ? [i]...   Apr 28 2007, 07:25 PM
Thelast   [size=3][b]38. Quan điểm quan trọng nhất c...   Apr 28 2007, 07:31 PM
Thelast   [size=3][b]39. Nguyên nhân của bệnh tật [r...   Apr 28 2007, 07:33 PM
Thelast   [size=3][b]40. Hãy cho tôi thời gian [right][i...   Apr 28 2007, 07:35 PM
Thelast   [size=3][b]41. Một cách phòng chống AIDS [ri...   Apr 28 2007, 07:39 PM
Thelast   [size=3][b]42. Chúc mừng năm mới 1984 [right...   Apr 28 2007, 07:41 PM
Thelast   [size=3][b]43. Người lãnh đạo Phong Trào T...   Apr 28 2007, 07:47 PM
Thelast   [size=3][b]44. Thực Dưỡng và y khoa: sự c...   Apr 28 2007, 07:50 PM
Thelast   [size=3][b]45. Thay đổi biến dịch ra sao [r...   Apr 28 2007, 09:12 PM
Thelast   [size=3][b]46. tưởng nhớ ohsawa lần thứ 1...   Apr 28 2007, 09:18 PM
Thelast   [size=3][b]47. Chuyến du thuyết đến thành ...   Apr 28 2007, 09:42 PM
Thelast   [size=3][b]48. Vài cảm nghĩ về hôn nhân (T...   Apr 29 2007, 10:35 AM
Thelast   [size=3][b]49. Các mục tiêu của phương ph...   Apr 29 2007, 10:40 AM
Thelast   [size=3][b]50. Một cộng đồng lạ thường...   Apr 29 2007, 10:46 AM
Thelast   [size=3][b]51. Tại sao tôi đến trái đất ...   Apr 29 2007, 10:52 AM
Thelast   [b]52. tình bằng hữu [right][i]Mùa thu năm ...   Apr 29 2007, 10:54 AM
Thelast   53. Tâm thanh tịnh [right][i]Tháng 10 năm 198...   Apr 29 2007, 11:00 AM
Thelast   [b]54. Tinh thần Thực Dưỡng ohsawa [right][...   Apr 29 2007, 02:28 PM
Thelast   [size=3][b]55. Nắm Giữ và từ bỏ Cuộc n...   Apr 29 2007, 02:33 PM
Thelast   [size=3][b]56. Sức khoẻ thực sự [right][i]...   Apr 29 2007, 02:39 PM
Thelast   [size=3][b]57. Chúc mừng năm mới, 1985 [righ...   Apr 29 2007, 02:44 PM
Thelast   [size=3][b]58. Tai hoạ tiềm ẩn của phươn...   Apr 29 2007, 02:48 PM
Thelast   [size=3][b]59. âm dương là gì? [right][i]Thá...   Apr 29 2007, 02:50 PM
Thelast   [size=3][b]60. “Ohsawa sẽ tới!” [right...   Apr 29 2007, 02:53 PM
Thelast   [b]61. Bệnh bị nhiễm qua đường sinh dụ...   Apr 29 2007, 02:56 PM
Thelast   [size=3][b]62. trí phán Đoán Siêu Xuất [rig...   Apr 29 2007, 02:59 PM
Thelast   63. Bản CHất mới của phương pháp Thực...   Apr 29 2007, 03:01 PM


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 13th June 2024 - 03:00 PM