![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,154 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Vừa qua có câu hỏi: âm lớn hút âm nhỏ... tôi thấy làm lạ nên bảo là không có thì bị BAS (nường Hương) lập tức phản ứng lại bằng những lý luận lằng nhằng... mãi tôi mới hiểu là nường ta lấy "luận cứ" từ quyển "Nhìn mặt biết bệnh" thực chất là quyển "bệnh học" do Phạm Cao Hoàn dịch, Phạm Cao Hoàn là ai mà lại dịch nhằng như thế về 7 nguyên lý và 12 định lý của tiên sinh Ohsawa? Quyển "Nhìn mặt biết bệnh" thực ra được anh Ngô Ánh Tuyết dịch lấy tên là "Gương mặt bạn không bao giờ nói dối" dịch đúng nguyên văn, quyển này của Michio Kushi... và đã được in, nhưng ngày đó in xấu nên sau này tôi thấy đó chính là quyển "bệnh học" và in đẹp cho nên tôi mới đổi tên cho nó hiệu quả... không ngờ... có ngày hôm nay phát hiện sái đúng chỗ... thực là phạm húy quá đáng, phải xử sao đây chứ nhỉ????? cả quyển sách dịch đều khá tốt, mỗi chỗ này lại dịch sái hẳn đi so với các quyển khác, làm cho 12 định lý trở nên mông lung khó hiểu....
![]() ![]() Phạm Cao Hoàn là một dịch giả khá nổi tiếng của Sài Gòn nhưng là dân dịch lấy tiền là chính...Ong PCH dich thoat qua lam cho van de tro nen mong lung kho hieu, ong dua ca y cua nguoi da dat dao rot rao vao phan dich nay. Chua xay xong vien gach lam nen mong da lam ngay toa lau dai len tren... Khi ông Lương Trùng Hưng gửi sách về nhiều, anh Trần Ngọc Tài làm không xuể việc nên nhờ ông Hoàn dịch dùm có trả tiền dịch tử tế; nhưng ông Hoàn lại không thoả mãn đã lấy trộm bản dịch đem bán để thêm được một lần tiền nữa; quyển sách đó có tên: "Dinh dưỡng ngăn ngừa ung thư" - NXB Y học 2000. Sáu đó ông Hoàn cắn cơm cắn cỏ bảo là em xin các bác đừng giận em vì em nghèo khó nên phải làm như vậy...các bác tha lỗi cho em...thế là dân Thực dưỡng cho qua vụ đó. Nay lần ra được một điều dở nữa của ông Hoàn là ông này đã chả hiểu ý cổ nhân nên dịch sai tùm lum trong quyển "Bệnh học" cũng là của NXB Y học....nhất là dịch sái cả 12 định lý của tiên sinh (định lý thứ 9 và thứ 10)...dịch sai chỗ nào chứ sái cả vào đây quá là phạm huý, tội của ông Hoàn ai vay ai trả? Mai tôi phải cho làm lại chỗ này... Ối ông Hoàn ơi là ông Hoàn ơi, mai gọi điện thoại mách sư phụ và mách tất cả những người nào đã đọc quyển sách dịch sai đó... ông này lắm tội quá đấy, bớ làng nước ơi. Nếu các bạn có đọc về 7 nguyên lý và 12 định lý thì đọc ở quyển do chúng tôi làm nhá (trừ ông Phạm Cao Hoàn ra là ổn). Bấy lâu nay chưa ai phát hiện ra chỗ dở của ông này, nay cháy nhà mới ra mặt chuột! Thấy có người thắc mắc và có người cứ cãi lý với mình mãi mình mới nhận ra chỗ lỗi của các bậc "chả phải tiền bối chi"... Phải tự trách mình là đã gieo nhân gì mà lại đọc phải chỗ dịch sái của người khác như thế... Dịch thế thì bố ai hiểu cho được: âm lớn hút âm nhỏ... (trang 10, quyển Bệnh học, tôi đổi thành "Nhìn mặt biết bệnh)... thế mà có người còn cứ cãi mãi với mình nữa chứ... ![]() -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
Hội viên năng động ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 1,189 Gia nhập vào: 21-January 08 Thành viên thứ.: 203 ![]() |
Nếu các bạn có đọc về 7 nguyên lý và 12 định lý thì đọc ở quyển do chúng tôi làm nhá (trừ ông Phạm Cao Hoàn ra là ổn).
Chào sư phụ... Trang 318 trong sách "108 món ăn chay theo pp Thực Dưỡng Ohsawa" của sư phụ ...cũng "y chang"!!! Thế sư phụ có 7 nguyên lý và 12 định lý viết bằng tiếng Anh không? Post lên cho các môn đồ tham khảo...[vì mỗi ông dịch mỗi cách, mà cũng vì tiếng Việt của chúng ta rất phong phú đa dạng, dịch sao cũng..."đúng"!!! Thôi thì đọc thêm nguyên văn bằng tiếng Anh để rồi..."hiểu" theo cách riêng của mình...] Đệ tử post ra đây 12 định lý [kêu là Vô song nguyên lý] trong sách Nội Công, nguyên tác Robert Lasserre, dịch giả Lạc Hà,Phan Chấn Thanh 1968, page 29 -- 30. Đệ tử thấy cũng..."tùm lum"....... thôi thì để tham khảo vậy. VÔ SONG NGUYÊN LÝ "Vũ trụ, chính là sự biến chuyển của hai hoạt động IN và YO [Hán tự : Âm và Dương] và những thăng trầm của nó". 1. "Cái phát sinh và tạo thành vũ trụ là Taikyoku [Ấn ngữ : Cunya, Hán tự : Thái Cực : vũ trụ Ê-the (ete) đồng chất]." Chú giải: Từ những đám tinh vân xa xôi đến hành tinh của chúng ta, đi qua mặt trời và những thiên thể của tất cả những hệ thống khác hợp thành vũ trụ, hết tất cả, những sinh vật và sự vật, nước, lửa , khí , đất...được tạo thành trong cái nguyên trạng của một chất độc nhất và đồng nhất phát lộ ra dưới những hình thức khác nhau [Những lời chú giải là của tác giả tập sách nầy] 2. "Taikyoku phân cực: một cực mang hoạt động Dương, cực kia hoạt động Âm." Chú giải : Sự phân cực nầy cho ta hiểu được những sự biểu lộ của Taikyoku bởi những hoạt động tích cực hay tiêu cực của nó. Chính nó, Taikyoku, trước sự phân cực chỉ có thể hiểu được bằng trực giác :" Đó không phải là bóng tối, đó chính là cái đã sinh ra bóng tối; không có chữ nào có thể diễn tả nó được." 3. " Hoạt động Dương [co rút, phát nhiệt, sức nặng, hướng tâm] và hoạt động Âm [trương nở, phát hàn, sức lên cao] đối nghịch nhau". 4. " Hoạt động và các hiện tượng sinh ra trong vũ trụ là những hợp thể nhiều và phức tạp của chất Taikyoku mang hai hoạt động Âm và Dương theo mọi tỉ lệ [vũ trụ của chúng ta không là gì khác hơn là một phần nhỏ nhất của sự phát hiện của Thái Cực]." 5. " Vạn vật và các hiện tượng là những quân bình động lực khác biệt, không có gì bền vững và kết thúc trong vũ trụ, tất cả đang biến chuyển không ngừng, bởi vì sự phân cực, nguồn gốc của vạn vật, là vô thủy vô chung." 6. "Hoạt động Âm và hoạt động Dương thu hút lẫn nhau". 7. "Không có gì là Âm tuyệt đối hay Dương tuyệt đối. Âm Dương chỉ cá biệt một cách tương đối; tất cả là hợp thể của Âm và Dương". 8. "Không có gì là trung tính. Sự phân cực không ngừng và toàn diện." 9. "Sức thu hút giữa hai vật là hàm số của sự khác biệt giữa những chất mang hai hoạt động đối nghịch." 10. "Những hoạt động cùng một tên đẩy nhau. Sức xô đẩy giữa hai vật cùng một hoạt động càng lớn khi hai vật ấy càng gần nhau." 11. "Cực Âm sinh Dương, Cực Dương sinh Âm." 12. " Vạn vật chứa hoạt động: Dương bên trong, Âm bên ngoài." NYOICHI SAKURAZAWA |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 8th July 2025 - 07:33 PM |