IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Kính vạn hoa - Phổ chiếu
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:07 PM
Bài viết #1


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



KÍNH VẠN HOA

Phổ chiếu


Herman Aihara


Lời giới thiệu

Vào đầu thập niên 90, toàn thể dân Mỹ sống trong tinh thần căng thẳng vì sợ chiến tranh hạt nhân, ung thư, AIDS.

Giữa lúc ấy, bác sĩ Anthony Sattilaro, giám đốc bệnh viện lớn nhất ở Philadelphia, trình bày trên màn ảnh truyền hình, trước nhiều ký giả đại diện cho nhiều tờ báo nổi tiếng, về thành quả tự trị lành ung thư đã di căn của mình ở tinh hoàn, bẹ sườn, xương sống và bàng quang bằng phương pháp Thực Dưỡng (Macrobiotics).

Mọi người thở phào nhẹ nhõm, như vớ được chiếc bè lúc sắp chết đuối. Hàng triệu người đổ xô đến thăm các trung tâm Vega (trung tâm Thực Dưỡng) rải rác trên toàn nước Mỹ để mong thuốc thần đem lại cho sức khoẻ hoàn hảo.

Cuốn Kính vạn hoa còn gọi là Phổ chiếu (Kaleidoscope) của Herman Aihara - người kế tục xuất sắc của Ohsawa - kịp thời tu bổ những sai sót của những môn sinh đã và đang thực nghiệm phương pháp Thực Dưỡng, giúp ổn định tâm tư một số người sắp nhập môn và đang tôn thờ Thực Dưỡng như tiên dược vạn năng.

Chỉ cần lắc nhẹ ống kính vạn hoa thì tức khắc mọi hình sắc bên trong đều đổi thay. Cũng thế, cuộc sống con người đổi thay theo luật tuần hoàn của vũ trụ, mặt trời, mặt trăng, sáng, chiều, xuân, hạ, thu, đông... trôi dạt theo từng làn sóng tư tưởng, và nhất là sức khoẻ của con người cũng thay đổi theo sự biến đổi đó, mà nguồn gốc là phẩm chất của các món ăn, thức uống.

Tác giả Herman Aihara đã tiếp bước tiên sinh Ohsawa đi du thuyết khắp nơi trên thế giới và cùng với Michio Kushi (hiện đang ở Massachusettes) tiếp tục phong trào Thực Dưỡng ở Mỹ và ở các nơi khác. Trong lúc đi thuyết giảng, ông trả lời rất nhiều câu hỏi của người nghe và các môn sinh. Từ kinh nghiệm của bản thân và từ những buổi tham vấn ấy, tác giả viết ra cuốn sách này.

Những ai muốn hiểu rõ bản chất phương pháp Thực Dưỡng, của Ohsawa, muốn học âm dương theo cách tiếp cận phương Tây, muốn thấu hiểu AIDS, ung thư theo nhãn quan y lý phương Đông, muốn khỏi mất thì giờ, tiền bạc vì bệnh tật..., xin mời đọc Kính vạn hoa (Phổ chiếu). Cuốn sách còn giúp bạn đọc hiểu nguồn gốc con người, hiểu thấu nguyên lý Thiền, để sống hợp với Đạo, với cõi đời vô tận, để sống vui với gia đình, bạn bè và với mọi người trên quả đất này bằng tấm lòng từ bi bác ái, bằng tấm lòng bao dung, đại đồng.

Cuốn sách bao gồm 63 bài ghi chép, bài giảng, tùy bút... độc lập, được viết trải dài theo địa lý (từ châu âu đến châu Mỹ) và theo thời gian từ tháng 1-1979 đến cuối năm 1985. Bạn đọc có thể đọc riêng từng bài như một câu chuyện độc lập. Cũng do vậy, bạn đọc sẽ thấy nhiều ý tưởng, sự kiện được trình bày lặp đi lặp lại trong nhiều bài. Tư tưởng chủ đạo của Thực Dưỡng - như tác giả trình bày trong sách đã ngày càng được minh chứng là đúng đắn và được các môn đệ phái Thực Dưỡng phát triển. Do vậy, để góp phần giúp bạn đọc tìm hiểu quá trình tư tưởng cũng như các giai đoạn phát triển của phong trào Thực Dưỡng, chúng tôi dịch gần như nguyên văn bản "Kaleidoscope" của tác giả Herman Aihara (George Ohsawa Macrobiotic Foundation, Oroville, California, 1986).


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
Thelast
bài Apr 25 2007, 03:11 PM
Bài viết #2


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



28. cốt tủy của Thực Dưỡng
Giảng tại trại hè Đồng cỏ Pháp
Tháng 10 năm 1982


Hôm nay, tôi nói về Thực Dưỡng rất căn bản.

Các bạn phải hiểu cốt tủy của Thực Dưỡng. Chữa ung thư, lao hay bệnh tim mạch... không phải là vấn đề cốt tủy - đấy chỉ là sản phẩm phụ. Khi các bạn đã hiểu được vấn đề cốt tủy thì hệ quả hay sản phẩm phụ của nó sẽ đến một cách tự nhiên. Làm khác đi thì bạn sẽ gặp khó khăn rất nhiều.Nếu các bạn ngay lập tức muốn chữa lành bệnh thì rất khó khăn, nhưng nếu các bạn tuân thủ theo cái cốt lõi, chính yếu của Thực dưỡng thì phần còn lại tự tới. Vậy tinh hoa Thực Dưỡng là gì?

Khi suy nghĩ, thì ta luôn luôn nghĩ dưới hai dạng - tất nhiên là dương và âm. Thực Dưỡng có mặt âm và có mặt dương. Mặt âm của Thực Dưỡng là tinh thần. Ta không thể nhìn thấy, sờ thấy, cảm thấy hay nhai nó được. Mặt dương của Thực Dưỡng gồm vật chất (hữu hình). Ta có thể gọi nó là ăn uống hay luyện tập, làm chủ thân thể. Ta có thể tiếp cận nó bằng các giác quan thông thường. Đa số người bắt đầu từ mặt dương và nhiều người chỉ nắm bắt mặt dương mà không bao giờ với tới mặt âm. Tôi lại bắt đầu từ mặt âm, sau đó chuyển sang mặt dương. Thế cũng được. Nhiều người bắt đầu ở mặt dương và lâu sau mới sang mặt âm. Thế cũng tốt thôi. Nhưng cuối cùng thì cần phải có cả hai. Tùy ta muốn bắt đầu từ mặt nào cũng được.

Ta hãy nói về mặt dương trước. Mặt dương bao gồm ăn uống, nó gần gũi với các bạn. Thứ chính yếu của ăn uống Thực Dưỡng là cốc loại. Ta có thể quên rau, rong biển, gia vị..., thức ăn chính của ta là cốc loại. Do vậy, giáo sư Ohsawa khuyên cách ăn số 7. Nhưng để mà sống chỉ bằng cốc loại thì ta phải khỏe; do đó, tôi chỉ khuyên chế độ toàn ngũ cốc cho những thành viên Thực Dưỡng tiên tiến. Rau có tác dụng gì trong cơ thể ta? Chúng cung cấp cho ta các enzym tiêu hóa, co-enzym và một lượng nhỏ các cácbon hydrat, đạm và chất béo (lượng nhỏ). Ba chất cácbon hydrat, đạm và chất béo này chủ yếu là do cốc loại cung cấp, chúng trợ lực cho sự sống của ta, tạo nên máu và các tế bào. Chúng ta phải ăn rau quả và rong biển để có các enzym và co-enzym. Enzym là gì? Chúng là hoạt chất, thúc đẩy các phản ứng hóa học. Nếu không có các enzym thì các phản ứng hóa học trong cơ thể xảy ra rất chậm chạp và không hội tụ được những yêu cầu cần để phân giải và tiêu hóa thức ăn. Đôi khi không đủ enzym cho hoạt động này, nên cần trợ giúp. Các tác nhân trợ giúp gọi là co-enzym, còn gọi là vitamin. Vitamin chỉ được sinh ra trong rau quả. Cho nên nếu ta không có đủ enzym thì ta phải ăn rau quả. Đó là lý do tại sao ta ăn rau quả.

Khi khỏe mạnh, có vẻ ta không cần nhiều rau quả đến vậy. ở Nhật Bản có những người dân miền núi chỉ sống bằng các loại hạt - họ vẫn đủ vitamin. Chúng ta không có môi trường như vậy, nên ta phải có vài loại rau quả, nhất là lúc bắt đầu. Nếu đã từng ăn nhiều thịt động vật, thì bị thiếu nhiều enzym và vitamin. Do vậy khi mới đến với Thực Dưỡng, các bạn cần nhiều rau quả và rong biển... Khi cải thiện được sức khỏe mình, dần dần ta không cần nhiều rau quả nữa. Điều cốt yếu của ăn uống là thay đổi cách ăn khi sức khỏe thay đổi.

Khi tình trạng cơ thể thay đổi thì các nhu cầu cũng thay đổi theo. Nhu cầu ăn uống của mọi người không giống nhau và ngay cả cho cùng một người cũng không giống nhau. Các bạn phải hiểu thấu cốt lõi của cốt lõi: sự biến dịch. Thực chất không có gì cố định, rạch ròi, theo kiểu “điều này phải như thế này” trong Thực Dưỡng. Khi tình trạng sức khoẻ của các bạn được cải thiện, các thứ thay đổi theo. Đôi khi các bạn cần nhiều rau, rong biển, muối vừng v.v... - nhưng đôi khi không nhiều thế. Hãy nhớ, điều ta cần là thay đổi, biến dịch. Nhiều lỗi lầm thường xảy ra. Chẳng hạn, bố mẹ không ăn được nhiều muối mặn nên họ không cho con cái ăn, rồi con trẻ trở nên yếu ớt. Điều gì đã xảy ra vậy? Các bậc cha mẹ đã ăn thịt động vật nhiều năm rồi và đã tích một lượng muối. Do vậy, muối không phải là chủ yếu và cần thiết đối với họ. Nhưng nếu con nhỏ của họ được nuôi theo Thực Dưỡng thì với nó việc dùng muối dưới hình thức nào đó lại là điều chính yếu. Cho nên những nhu cầu chủ yếu của bố mẹ và các con họ khác nhau trong những trường hợp như vậy. Điều này phải được hiểu. Và nhiều điều khác nữa cũng khác nhau giữa mỗi người.

Trong khi tổ tiên ta, từ bất kỳ chủng tộc hay văn hóa nước nào, hàng nghìn năm trước đã biết rằng thực phẩm chính của con người là ngũ cốc, thì khoa học hiện đại mới nhận ra thực tế này gần đây thôi. Nhiều nước có những tôn giáo nói rằng cốc loại là thực phẩm chính. Trong tôn giáo La Mã, người ta đã thờ những cây lương thực như là thần linh. ở Mêhicô và đối với dân da đỏ thì ngô được thờ làm thực phẩm chính. ở Nhật thì có thần lúa, thần nông. Hai nghìn năm trước, lúa gạo được coi là thực phẩm quan trọng nhất. Thần lúa đã dạy dân Nhật: “Nếu các ngươi ăn cơm gạo”, tất nhiên là gạo lứt, “giống nòi Nhật sẽ không bao giờ tiêu vong”. Nhưng phải gần 2.000 năm sau CN, vào khoảng năm 1976, khoa học và Chính phủ Mỹ cuối cùng mới thừa nhận cốc loại là thực phẩm chính.

Nguồn năng lượng chính của ta là từ ba loại chất bổ: cacbon hydrat, protein và chất béo. Khoa học dinh dưỡng hiện đại đang nghiên cứu tìm loại nào quan trọng nhất.Cacbon hydrat không được chọn bởi chúng chủ yếu cấu tạo từ các chất đường ngọt phức hợp, mà đường đã gây đầy rắc rối, nhất là tiểu đường. Tiếp đó, người ta loại chất béo, nó không phải nguồn dinh dưỡng chính yếu. Khoảng những năm 60, Ancel Keys đã tìm ra rằng kẻ thù đầu sỏ cho sức khỏe con người - bệnh tim mạch - là do có quá nhiều chất béo trong chế độ ăn. Sau đó là đạm, nhưng đạm sớm bị phát hiện không phải là một nguồn năng lượng tốt, chủ yếu tại vì nó có xu hướng loại các khoáng chất và axit hóa cơ thể. Cho nên trong thế kỷ này, ta đã tìm ra rằng chẳng thứ nào tốt cả - dù là đường, đạm hay chất béo. Rồi một nhà khoa học đã thí nghiệm với cốc loại lứt cho bệnh nhân tiểu đường. Có quan niệm rằng cho bệnh nhân tiểu đường ăn chất đường có từ tinh bột chế biến quá kỹ - bánh mì trắng, cơm trắng... thì rất nguy kịch, nhưng bác sĩ này cho họ ăn cốc loại lứt (còn nguyên vỏ cám) thì họ khỏi bệnh. Cho nên cuối cùng các nhà khoa học thừa nhận rằng đường (từ cốc loại tinh chế) với cốc loại lứt là khác nhau.

Đó là khoa học đã không nhận ra rằng chất đường khác với cốc loại lứt. Chúng ta đã bảo họ lâu rồi. Tôi không biết tiên sinh đã tìm ra thế nào, nhưng nhiều năm trước Ohsawa đã bảo cho bệnh nhân tiểu đường ăn cơm lứt (với muối vừng, kèm món đỗ đỏ hầm bí đỏ) mà họ chẳng nghe theo. Gần 80 năm trước, bác sĩ Thực Dưỡng gốc Nhật - Sagen Ishizuka - đã nói chính điều đó, mà điều đó cũng được biết tới từ 2.000 năm trước rồi. Cốc loại lứt - đường phức hợp - cũng được cấu tạo từ đường, nên các nhà khoa học đã từng lầm tưởng rằng nó cũng tương tự các đường đơn từ cốc loại tinh chế, bánh mứt kẹo, hoa quả.... Khi họ nhận ra khác biệt thì cốc loại mới được coi trọng hơn.

Nhà khoa học người Anh, Denis Burkitt từng làm việc tại một bệnh viện châu Phi và nhận ra rằng các thổ dân không bị bệnh tim mạch. Năm năm liền ở bệnh viện không có bệnh nhân tim mạch nào là thổ dân cả, trừ những người da trắng và vài dân bản xứ Âu hóa sống ở thành phố. Ông đã rất tò mò - khác biệt ở đâu vậy? Kết luận của ông là: do chế độ ăn - cốc loại lứt.

Những phát hiện này cùng với khuyến cáo của Thượng nghị viện Mỹ rằng cốc loại thô nên chiếm 55% khẩu phần ăn, đã khiến cốc loại thành thượng phẩm.

Cuối cùng, về cốt lõi chế độ ăn kiêng: xin hãy nhai kỹ. Như các bạn biết, cốc loại chủ yếu là đường (hydrat cacbon), vốn đa phần được nước bọt tiêu hóa. Nếu chúng không được nhào kỹ với nước bọt thì chúng khó mà tiêu hóa. Nên, hãy nhai kỹ.

Đây là cốt lõi của mặt dương trong Thực Dưỡng.

Giờ đến mặt âm - mặt tinh thần. Tôi nhấn mạnh thiên về mặt tâm hơn là mặt thân. Để hiểu mặt âm của Thực Dưỡng, trước hết phải hiểu sự sống là gì. Sự sống là gì? Hiện tại, để hiểu được điều này sẽ phải bắt đầu từ Thực Dưỡng. Nhưng có thể thực hành điều này. Ta đang sống. “Ta đang sống” có nghĩa ta biết sự sống. Ta đã sống bao năm rồi? 30 năm ư? Ta đã thực hành quan niệm sống từ 30 năm. Ta biết đời sống là gì - do vậy ta sống. ý thức không biết, nhưng vô thức vẫn biết.

Không có thực thì sự sống không biểu lộ. Có sự sống vô hình vốn tiêu thụ thức ăn xác định (là vật chất) và có lực sống, và dần dần sự sống vô hình đó vật chất hóa thành thứ ta có thể nhìn thấy. “Sự sống lớn lao” này biểu lộ trong cá nhân và ta phải hiểu rằng sự sống cá nhân này tự tạo nên sức khỏe. Nếu bị đau ốm, thì đấy là phi tự nhiên, có gì đã không ổn rồi. Cho nên chữa bệnh chỉ là thay đổi một điều phi tự nhiên cho trở lại tự nhiên. Chẳng cần máy móc hàng triệu đô-la để chữa bệnh. Các bác sĩ tự hào về máy đo chụp cả triệu đô-la, nhưng với tôi, điều này không thật tự nhiên. Mạnh khỏe là tự nhiên, bệnh tật là phi tự nhiên. Cho nên rất dễ chữa bệnh, trong khi rất khó bị bệnh. Cần phải hiểu điều này rất rõ ràng, đó là cốt lõi của Thực Dưỡng. Về bản chất ta không bị ốm. Người ta bị ốm và sợ hãi: “Ôi, mình sắp chết. Mình phải đi bác sĩ và đi bệnh viện”. Có tư tưởng như vậy bởi họ không hiểu rõ ràng: bệnh tật là không tự nhiên. Đa số thời gian ta mạnh khỏe, tự nhiên; thỉnh thoảng, thường trong khoảng thời gian ngắn so với tỷ lệ quãng đời, ta mới ốm, bất tự nhiên. Ta trở nên bất tự nhiên trong một khoảng thời gian ngắn mà ta đã ngạc nhiên, sợ hãi và nghĩ rằng bệnh sẽ tiếp diễn mãi. Điều đó khiến ta ốm hơn là bệnh gốc (bệnh tưởng). Nếu ta bị một chứng đau dạ dày, chứng đau này sớm khỏi bởi ta có một lực sống tự nhiên vốn trội hơn bệnh tật và cho phép sức khoẻ ta tự thể hiện trong trạng thái tự nhiên của nó. Nhưng khi bị đau mà ta lại uống thuốc cắt cơn... thì điều đó khiến sự việc trở nên phi tự nhiên thêm. Do đó, bệnh tật cứ đi sâu thêm, sâu hơn. Đó là điều ta đang thấy bây giờ. Thay vì cho phép lực sống của ta thể hiện, thì ta lại thao túng nó và khiến cho mọi thứ trở thành phi tự nhiên. Đây là cốt lõi: ta phải hiểu rằng sinh lực tự nhiên là sức khoẻ. Khi ta được một đức tin như vậy thì ta rất an toàn, đời ta lại được bảo đảm.

Ta cũng cần phải hiểu rằng khi bị ốm, nguyên nhân của bệnh là lỗi lầm của ta. Không phải ai đó hay gì đó khác, đấy là chính ta, trừ trường hợp trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ. Từ khi ta bắt đầu sống tự lực, mọi bệnh tật và bất hạnh đều do ta gây nên. Chẳng có gì để trách bất kỳ ai khác. Điều này cũng được nhà hiền triết La Mã Epictetus nói tới, còn chủ yếu là quan điểm của Thực Dưỡng. Epictetus là một nô lệ của đế chế La Mã, ông bị xiềng xích đến 80 tuổi. Nhưng khi là nô lệ, ông luôn học. Cho nên một hôm, vua La Mã tháo xích ông và tôn ông làm thầy mình. Rồi Epictetus viết bốn cuốn sách, ba tập đã thất lạc, chỉ còn một, trong đó viết Mọi người đều hạnh phúc, nếu không, đấy là lỗi của chính mình. Ông làm nô lệ 80 năm liền. Nếu bạn bị ốm 80 năm rồi khỏi và còn có thể nói “Lỗi tại ta” thì đấy cũng là điều ông ấy đã làm.

Hai năm trước, tôi có một bệnh nhân bị ung thư vú - một bên đã từng bị phẫu thuật và ba tháng sau, bên kia thành ác tính. Cô đã tới tôi, cô không muốn bị mổ nữa và đã theo chế độ ăn uống tự nhiên. Cô về nhà và bắt đầu chế độ ăn uống mới. Ba tháng sau, cô quay lại Vega và học thêm. Khi cô ở tại Vega, cô liên tục bị đau lưng, luôn dùng thuốc giảm đau. Sau một tuần, cô khỏi đau và không cần thuốc. Cô thật sung sướng. Cô nói: “Con thật là mừng, con muốn làm lại cuộc đời, cũng như cách này”. Có nghĩa là cô có thể bị lại ung thư lần nữa. Dù nếu bạn bị ung thư, bạn vẫn có thể hạnh phúc. Điều đó thật ngạc nhiên. Điều đó tùy thuộc vào tâm thức bạn. Bệnh tật là ở thân, nhưng hạnh phúc hay bất hạnh là ở tâm. Điều này rất quan trọng. Khi bị ốm, làm sao ta có thể hạnh phúc? Nếu ta được ăn thực phẩm chuẩn (ngũ cốc lứt không bón phân hoá học, không phun thuốc trừ sâu), tỷ lệ và lượng đều tốt thì ta có thể hạnh phúc dù đang bị ốm. Điều đó gây lạ lẫm. Bệnh của bạn không khỏi qua đêm, nhưng nếu bạn đủ thức ăn tốt lành thì có thể hạnh phúc. Đây là một trợ lực lớn lao. Cho nên xin hãy hiểu rằng bệnh tật hay bất hạnh (cơ thể hay tinh thần) của ta tùy thuộc vào chính ta.

Nếu các bạn hiểu rằng bệnh tật hay bất hạnh tùy thuộc vào chính mình thì điều khó nhất liền xảy tới tiếp theo: Chẳng có gì để phàn nàn. Các vị phải định hình “Mình sẽ không phàn nàn”. Đây là một cốt lõi quan trọng của Thực Dưỡng, khi phàn nàn là ta đang không “Thực Dưỡng”. Tôi nói rằng những khó khăn nhất đời bắt đầu từ phàn nàn.

Trong chuyến thuyết giảng, tôi đã gặp một đôi vợ chồng trẻ, họ đang hầu như ly thân. Anh chồng đã kiếm được một cô gái trẻ trung, xinh xắn, rất dễ thương và họ thường gặp nhau. Cô vợ càng phàn nàn thì anh chồng càng đến với cô gái đẹp kia - vốn không (vẫn chưa) phàn nàn. Rồi anh ta hỏi vợ: “Mỗi tuần tôi ở với cô ấy hai đêm nhé?”. Phải bạn thì sao? Cô vợ đáp: “Tùy anh”. Cô nói thế, nhưng tất nhiên, trong bụng không sung sướng gì. Nhưng vì cô hiểu chút về Thực Dưỡng, cô đã cố ôm tất cả. Nên cô vợ đã chấp nhận cô gái kia, và cố gắng nói: “Được thôi”. Họ hỏi tôi nghĩ sao? Tôi đáp: “Đừng ôm đồm. Anh không được ôm đồm điều đó. Anh có thể ôm đồm về tinh thần chứ không phải thân xác. Về mặt thể xác, anh không được ôm đồm hai cô gái”. Anh ta không hài lòng: “Tối nay tôi tới chỗ cô gái đó và ở qua đêm”. Tôi nói: “Đừng, nếu sống tâm linh cao thì anh không làm thế được”. Tôi đã bảo thế. Họ đã bị lầm lẫn thân với tâm. Tối hôm sau, vợ anh ta bảo tôi: “Con đã gây một lỗi lầm lớn rồi. Rắc rối này đã xảy ra vì con đã phàn nàn quá nhiều. Con đã luôn luôn phàn nàn với chồng mình nên anh ấy đã đi với cô gái khác”. Cô đã bảo với chồng: “Em xin lỗi vì đã kêu ca quá nhiều”. Và cả hai đều hiểu. Vài tháng sau, tôi gặp lại anh chồng, anh ta bảo sự việc đã ổn, anh ta đã tách khỏi cô bồ trẻ. Cho nên, điều quan trọng là không phàn nàn, nếu phàn nàn là mọi sự đổ vỡ.

Điều này trong Thực Dưỡng rất khó. Thường thì người dương tạng là những người hay phàn nàn, còn , người âm tạng cũng phàn nàn nhưng không bộc lộ ra. Các bạn phải nói chuyện thay vì phàn nàn. Phàn nàn là phá hoại, nhưng khuyên nhủ hay gợi ý, hoặc cố gắng để hiểu - thì quan trọng. Nếu bạn đã tự soi xét mình và muốn nói gì đó với người khác thì đấy không phải là phàn nàn, nhưng nếu bản ngã bạn nói “Tôi không thích thế này, thế nọ” thì bạn đang phàn nàn. Giữa hai điều này có sự khác biệt rất tinh vi. Nếu bạn thực sự chân thành trong tư tưởng đối với người khác thì đấy không phải là phàn nàn. Bạn chỉ bày tỏ cảm xúc của mình ra.

Cho nên hãy tự soi xét bản thân hơn trước khi định phàn nàn. Ngay khi bắt đầu phàn nàn thì hãy nhấn nó xuống. Gần như khi nó bắt đầu thoát khỏi miệng thì hãy nuốt nó cái ực - rồi tiêu hóa nó đi. Hãy nhai kỹ nhé! Thế thì bạn sẽ thấy nó không quá quan trọng để phải phàn nàn. Thái độ này cần phải âm tính. Dương thì không nuốt xuống, với người dương tính thì nó phóng thẳng ra. ở người âm tính thì phàn nàn lại quay vào, đôi khi nó ở trong và không được tiêu hóa và gây ra “táo bón”. Điều đó lại cũng không hay, cho nên ta phải lôi nó lại và tiêu hóa hoàn toàn.

Nếu bạn có điều gì phàn nàn, bạn phải đưa ra một giải pháp. Làm thế nào để giải quyết vấn đề - trước khi phàn nàn. Nếu bạn nghĩ ai đó gây một lỗi lầm, thì hãy nêu ra một gợi ý thay vì phàn nàn. Điều này có thể làm thay đổi cách xử sự của ai đó. Trong hầu hết trường hợp, ta không làm được điều này. Nếu bạn có thể thay đổi được cách cư xử của ai đó thì bạn quả là một đại nhân. Nếu bạn không thể, thì cũng đừng phàn nàn, bởi điều đó vô dụng. Nguyên nhân bạn phàn nàn là bạn thích thay đổi cách xử thế của người kia. Nếu điều đó không thành thì phàn nàn là vô dụng. Bạn hiểu chứ? Phàn nàn chỉ đáng giá khi là vì lợi ích, hạnh phúc lẫn nhau. Nếu phàn nàn không mang lại sung sướng cho lẫn nhau thì nó không tốt. Nếu bạn muốn thay đổi lối ứng xử của một ai đó thì hãy gợi ý. Nếu ta có nhân cách thì gợi ý sẽ được chấp nhận. Nếu bạn ở cùng cấp độ cảm tính thì gợi ý không được chấp nhận. Đây là điều đáng phải suy ngẫm.

Ta cần phải nâng cao sức mạnh tinh thần của mình. Để các gợi ý của ta được đón nhận, hãy nói “Làm ơn sửa cách cư xử của tôi” hay “Những hành động này khiến tôi mệt mỏi, xin hãy sửa đổi đi”. Thay vào đó, bạn lại phàn nàn. Làm thế nào để có thể nâng cao những sức mạnh tinh thần của ta? Đấy là mục tiêu của chúng ta. Mục đích của Thực Dưỡng là khiến tinh thần ta an lạc hơn, chẳng gì khác. Để làm thế, ta ngưng ăn đường. Điều này khiến ý chí ta cao. Tại sao? Bởi vì ta thích đường. Khi ta ngưng ăn đường, ta nâng cao sức mạnh tinh thần ta. Khi ta ngừng ăn thịt, ta cũng nâng cao sức mạnh ý chí ta, bởi cái ta muốn thuộc cảm giác. Tuân theo cái mình thích là phán đoán thuộc căn trần - cảm tính, ngã chấp - trí phán đoán rất thấp. Khi bạn vượt được điều này thì bạn có thể kiểm soát được trí phán đoán cảm tính, có được giác quan này, bạn ở đẳng cấp tâm linh cao hơn.

Khi bắt đầu Thực Dưỡng, bạn ngừng cái bạn đã từng thích. Nếu bạn đã thích phó mát thì bạn ngừng phó mát. Cho nên bạn tăng ý chí nhiều từ lúc đầu. Đầu tiên, bạn không thích cơm lắm, nhưng cốc loại sớm trở nên rất ngon. Sau khi ngưng ăn đường, bạn sớm thích gạo lứt, nó trở thành phán đoán thuộc giác quan. Kế tiếp, bạn ngưng gạo lứt - thế là bạn hoàn thiện trí phán đoán căn trần! Cũng vậy, bạn bỏ gì đó - hút thuốc chẳng hạn. Tôi đã cố cải thiện trí phán đoán của mình. Tôi đã rất thích hút thuốc từ 25 năm liền; thật rất khó bỏ thuốc, nên tôi bỏ nó. Rồi tôi bỏ câu cá. Tôi đã rất thích câu cá, tôi đã cắt luôn không nghĩ về câu cá. Cái gì bạn thích, thì hãy cắt. Dừng lại. Thế thì bạn siêu vượt trí phán đoán cảm tính.

Phần lớn chúng ta không làm được điều này, Vậy bạn đã hiểu ý tưởng về sự hy sinh chưa? Người thượng cổ sẵn sàng hy sinh vì Thượng Đế. Cái mà bạn yêu thích nhất thì hãy dành cho Thượng Đế. Điều đó sẽ làm tăng trí phán đoán cảm tính của bạn. Bạn phải học cách hy sinh. Ví dụ, theo truyền thống Nhật Bản, khi nấu cơm xong, bát cơm đầu tiên được dành để cúng Trời. Đó là sự hy sinh. Còn trong đời sống của chúng ta, bạn dành bát cơm đó cho người hàng xóm, như vậy bạn sẽ phải ăn ít đi, đó là sự hy sinh. Nếu thực hành được như vậy thì đời sống tâm linh của bạn sẽ được nâng cao. Hãy ghi nhớ luôn luôn sống trong sự hy sinh để nâng cao mình. Đó chính là tinh thần của Thực Dưỡng. Hãy dành cả thời gian của bạn, chứ không phải chỉ có thức ăn. Hãy dành thời gian và sự giúp đỡ của mình cho những người khác. Vì thời gian là tiền bạc, thời gian là cuộc sống, hãy dành nó cho người khác. Nếu bạn chỉ dành toàn bộ đời sống cho riêng mình thì đó chưa phải là cách Thực Dưỡng. Nếu bạn sống được 50 tuổi, hãy dành 25 năm cho những người khác. Đó là cách để làm tăng trí phán đoán của bạn. Có như vậy mọi người sẽ bắt đầu lắng nghe bạn. Nếu không tự nâng cao mình thì sẽ không có ai lắng nghe bạn cả. Nếu bạn ăn đường và thịt thỏa thích thì sẽ không có ai lắng nghe bạn. Gandhi là vị lãnh tụ tinh thần của 400 triệu người ấn Độ vì ông có một tinh thần cao cả. Ông luôn kiểm soát việc ăn uống và có một tinh lực mạnh mẽ. Đó là điều các bạn cần học tập nếu tiếp tục theo con đường này.

Hàng ngày trong khi ăn, bạn phải nâng cao tinh thần. Nếu muốn uống sữa, bạn hãy dừng nó lại, muốn ăn kem cũng vậy, cần dừng lại. Mỗi lần vượt qua được nhu cầu giác quan thì bạn đang được nâng cao. Khi không thể dừng được thì cũng đừng đổ lỗi cho bản thân, vì nhân bất thập toàn. Chúng ta biết rằng mình hãy còn yếu. Cách suy nghĩ như vậy cũng rất quan trọng. Sau đó hay quay trở lại với cách ăn uống Thực Dưỡng.

Trên đây là suy nghĩ của tôi về cốt tủy của Thực Dưỡng.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này
..::Mini::..   Kính vạn hoa - Phổ chiếu   Apr 20 2007, 02:07 PM
..::Mini::..   [size=3][b]1.Thông điệp đầu năm 1980 [righ...   Apr 20 2007, 02:17 PM
..::Mini::..   [b]2. những bài giảng trong chuyến đi Châ...   Apr 20 2007, 02:30 PM
..::Mini::..   [b][size=3]3. Thị trấn jones [right][i]Tháng ...   Apr 20 2007, 02:34 PM
..::Mini::..   [size=3][b]4. Trung Hoa trở mình [right][i]Thá...   Apr 20 2007, 02:35 PM
..::Mini::..   [size=3][b]5. Nội Kinh, Chương 1 [right][i]Th...   Apr 20 2007, 02:38 PM
..::Mini::..   [size=3][b]6. chứng Bệnh âm thịnh [right][i...   Apr 20 2007, 02:42 PM
..::Mini::..   [size=3][b]7. câu chuyện về Sagen Ishizuka [r...   Apr 20 2007, 02:44 PM
..::Mini::..   [size=3][b]8. ấn Loát và món Tempura [right][...   Apr 20 2007, 02:46 PM
..::Mini::..   [size=3][b]9. câu chuyện về soba [right][i]Th...   Apr 20 2007, 02:48 PM
..::Mini::..   [size=3][b]10. Lòng tri ân [right][i]Tháng 4 n...   Apr 20 2007, 02:50 PM
..::Mini::..   [size=3][b]11. Năm người phụ nữ Mỹ Chuy...   Apr 20 2007, 02:51 PM
..::Mini::..   [size=3][b]12. Những suy nghĩ về tai nạn b...   Apr 20 2007, 02:52 PM
..::Mini::..   [size=3][b]13. chữa lành ung thư chưa đủ...   Apr 20 2007, 02:53 PM
..::Mini::..   [size=3][b]14. Nấu ăn với lòng từ ái [i][...   Apr 20 2007, 02:53 PM
..::Mini::..   [size=3][b]15. Sinh nhật george ohsawa lần th...   Apr 20 2007, 02:54 PM
..::Mini::..   [b]16. điều kiện thứ 7 của sức khoẻ ...   Apr 20 2007, 02:56 PM
..::Mini::..   [size=3][b]17. Quan niệm về kẻ thù [b]Mừn...   Apr 20 2007, 02:57 PM
..::Mini::..   [size=3][b]18. Một đêm tại trung tâm Vega [...   Apr 20 2007, 02:58 PM
..::Mini::..   [size=3][b]19. Khoản cá cược nặng đô [ri...   Apr 20 2007, 03:00 PM
..::Mini::..   [size=3][b]20. Một bệnh nhân ung thư hạnh ...   Apr 20 2007, 03:01 PM
..::Mini::..   [size=3][b]21. Từ bệnh tim đến bệnh ung t...   Apr 20 2007, 03:02 PM
..::Mini::..   [b]22. Chuyến du thuyết hè năm 1981 [right][...   Apr 20 2007, 03:03 PM
..::Mini::..   [size=3][b]23. nhỏ là mạnh [b]Hội chứng r...   Apr 20 2007, 03:06 PM
..::Mini::..   [size=3][b]24. Hoa Kỳ học tập từ Nhật B...   Apr 20 2007, 03:07 PM
..::Mini::..   [size=3][b]25. sự giáo dục của người m...   Apr 20 2007, 03:08 PM
..::Mini::..   [size=3][b]26. tại sao phương pháp Thực Dư...   Apr 20 2007, 03:11 PM
phannhathieu   Chị Trâm ơi, E định scan từ từ những...   Apr 20 2007, 04:40 PM
Thelast   [size=3][b]27. nền Kinh tế nước Mỹ [right...   Apr 25 2007, 02:59 PM
Thelast   [size=3][b]28. cốt tủy của Thực Dưỡng [...   Apr 25 2007, 03:11 PM
Thelast   [size=3][b]29. Nỗi sợ tylenol [right][i]Tháng...   Apr 25 2007, 03:13 PM
Thelast   [size=3][b]30. Chúc mừng năm mới 1983 [right...   Apr 26 2007, 07:55 AM
Thelast   [size=3][b]31. “lời Phán quyết” [right][i...   Apr 26 2007, 08:04 AM
Thelast   [size=3][b]32. lợi ích của muối [right][i]T...   Apr 26 2007, 08:08 AM
Thelast   [size=3][b]33. Bệnh tái phát [right][i]Tháng ...   Apr 26 2007, 08:11 AM
Thelast   [b]34. Gandhi [right][i]Tháng 4 năm 1983 Chắc...   Apr 26 2007, 08:28 AM
Thelast   [b]35. Nghệ thuật ăn uống phá lệ [right]...   Apr 26 2007, 08:31 AM
Thelast   [b]36. Từ suy nghĩ đến phán đoán [right]...   Apr 28 2007, 03:43 PM
Thelast   [size=3][b]37. Làm sao khắc phục lo sợ? [i]...   Apr 28 2007, 07:25 PM
Thelast   [size=3][b]38. Quan điểm quan trọng nhất c...   Apr 28 2007, 07:31 PM
Thelast   [size=3][b]39. Nguyên nhân của bệnh tật [r...   Apr 28 2007, 07:33 PM
Thelast   [size=3][b]40. Hãy cho tôi thời gian [right][i...   Apr 28 2007, 07:35 PM
Thelast   [size=3][b]41. Một cách phòng chống AIDS [ri...   Apr 28 2007, 07:39 PM
Thelast   [size=3][b]42. Chúc mừng năm mới 1984 [right...   Apr 28 2007, 07:41 PM
Thelast   [size=3][b]43. Người lãnh đạo Phong Trào T...   Apr 28 2007, 07:47 PM
Thelast   [size=3][b]44. Thực Dưỡng và y khoa: sự c...   Apr 28 2007, 07:50 PM
Thelast   [size=3][b]45. Thay đổi biến dịch ra sao [r...   Apr 28 2007, 09:12 PM
Thelast   [size=3][b]46. tưởng nhớ ohsawa lần thứ 1...   Apr 28 2007, 09:18 PM
Thelast   [size=3][b]47. Chuyến du thuyết đến thành ...   Apr 28 2007, 09:42 PM
Thelast   [size=3][b]48. Vài cảm nghĩ về hôn nhân (T...   Apr 29 2007, 10:35 AM
Thelast   [size=3][b]49. Các mục tiêu của phương ph...   Apr 29 2007, 10:40 AM
Thelast   [size=3][b]50. Một cộng đồng lạ thường...   Apr 29 2007, 10:46 AM
Thelast   [size=3][b]51. Tại sao tôi đến trái đất ...   Apr 29 2007, 10:52 AM
Thelast   [b]52. tình bằng hữu [right][i]Mùa thu năm ...   Apr 29 2007, 10:54 AM
Thelast   53. Tâm thanh tịnh [right][i]Tháng 10 năm 198...   Apr 29 2007, 11:00 AM
Thelast   [b]54. Tinh thần Thực Dưỡng ohsawa [right][...   Apr 29 2007, 02:28 PM
Thelast   [size=3][b]55. Nắm Giữ và từ bỏ Cuộc n...   Apr 29 2007, 02:33 PM
Thelast   [size=3][b]56. Sức khoẻ thực sự [right][i]...   Apr 29 2007, 02:39 PM
Thelast   [size=3][b]57. Chúc mừng năm mới, 1985 [righ...   Apr 29 2007, 02:44 PM
Thelast   [size=3][b]58. Tai hoạ tiềm ẩn của phươn...   Apr 29 2007, 02:48 PM
Thelast   [size=3][b]59. âm dương là gì? [right][i]Thá...   Apr 29 2007, 02:50 PM
Thelast   [size=3][b]60. “Ohsawa sẽ tới!” [right...   Apr 29 2007, 02:53 PM
Thelast   [b]61. Bệnh bị nhiễm qua đường sinh dụ...   Apr 29 2007, 02:56 PM
Thelast   [size=3][b]62. trí phán Đoán Siêu Xuất [rig...   Apr 29 2007, 02:59 PM
Thelast   63. Bản CHất mới của phương pháp Thực...   Apr 29 2007, 03:01 PM


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 1st June 2024 - 03:27 PM