IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Kính vạn hoa - Phổ chiếu
Just Mini
bài Apr 20 2007, 02:07 PM
Bài viết #1


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



KÍNH VẠN HOA

Phổ chiếu


Herman Aihara


Lời giới thiệu

Vào đầu thập niên 90, toàn thể dân Mỹ sống trong tinh thần căng thẳng vì sợ chiến tranh hạt nhân, ung thư, AIDS.

Giữa lúc ấy, bác sĩ Anthony Sattilaro, giám đốc bệnh viện lớn nhất ở Philadelphia, trình bày trên màn ảnh truyền hình, trước nhiều ký giả đại diện cho nhiều tờ báo nổi tiếng, về thành quả tự trị lành ung thư đã di căn của mình ở tinh hoàn, bẹ sườn, xương sống và bàng quang bằng phương pháp Thực Dưỡng (Macrobiotics).

Mọi người thở phào nhẹ nhõm, như vớ được chiếc bè lúc sắp chết đuối. Hàng triệu người đổ xô đến thăm các trung tâm Vega (trung tâm Thực Dưỡng) rải rác trên toàn nước Mỹ để mong thuốc thần đem lại cho sức khoẻ hoàn hảo.

Cuốn Kính vạn hoa còn gọi là Phổ chiếu (Kaleidoscope) của Herman Aihara - người kế tục xuất sắc của Ohsawa - kịp thời tu bổ những sai sót của những môn sinh đã và đang thực nghiệm phương pháp Thực Dưỡng, giúp ổn định tâm tư một số người sắp nhập môn và đang tôn thờ Thực Dưỡng như tiên dược vạn năng.

Chỉ cần lắc nhẹ ống kính vạn hoa thì tức khắc mọi hình sắc bên trong đều đổi thay. Cũng thế, cuộc sống con người đổi thay theo luật tuần hoàn của vũ trụ, mặt trời, mặt trăng, sáng, chiều, xuân, hạ, thu, đông... trôi dạt theo từng làn sóng tư tưởng, và nhất là sức khoẻ của con người cũng thay đổi theo sự biến đổi đó, mà nguồn gốc là phẩm chất của các món ăn, thức uống.

Tác giả Herman Aihara đã tiếp bước tiên sinh Ohsawa đi du thuyết khắp nơi trên thế giới và cùng với Michio Kushi (hiện đang ở Massachusettes) tiếp tục phong trào Thực Dưỡng ở Mỹ và ở các nơi khác. Trong lúc đi thuyết giảng, ông trả lời rất nhiều câu hỏi của người nghe và các môn sinh. Từ kinh nghiệm của bản thân và từ những buổi tham vấn ấy, tác giả viết ra cuốn sách này.

Những ai muốn hiểu rõ bản chất phương pháp Thực Dưỡng, của Ohsawa, muốn học âm dương theo cách tiếp cận phương Tây, muốn thấu hiểu AIDS, ung thư theo nhãn quan y lý phương Đông, muốn khỏi mất thì giờ, tiền bạc vì bệnh tật..., xin mời đọc Kính vạn hoa (Phổ chiếu). Cuốn sách còn giúp bạn đọc hiểu nguồn gốc con người, hiểu thấu nguyên lý Thiền, để sống hợp với Đạo, với cõi đời vô tận, để sống vui với gia đình, bạn bè và với mọi người trên quả đất này bằng tấm lòng từ bi bác ái, bằng tấm lòng bao dung, đại đồng.

Cuốn sách bao gồm 63 bài ghi chép, bài giảng, tùy bút... độc lập, được viết trải dài theo địa lý (từ châu âu đến châu Mỹ) và theo thời gian từ tháng 1-1979 đến cuối năm 1985. Bạn đọc có thể đọc riêng từng bài như một câu chuyện độc lập. Cũng do vậy, bạn đọc sẽ thấy nhiều ý tưởng, sự kiện được trình bày lặp đi lặp lại trong nhiều bài. Tư tưởng chủ đạo của Thực Dưỡng - như tác giả trình bày trong sách đã ngày càng được minh chứng là đúng đắn và được các môn đệ phái Thực Dưỡng phát triển. Do vậy, để góp phần giúp bạn đọc tìm hiểu quá trình tư tưởng cũng như các giai đoạn phát triển của phong trào Thực Dưỡng, chúng tôi dịch gần như nguyên văn bản "Kaleidoscope" của tác giả Herman Aihara (George Ohsawa Macrobiotic Foundation, Oroville, California, 1986).


--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
Thelast
bài Apr 25 2007, 03:13 PM
Bài viết #2


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



29. Nỗi sợ tylenol
Tháng giêng năm 1983


Cái chết của bảy người vào ngày 6 tháng 10 năm 1982 do uống thuốc giảm đau tylenol đã khiến mọi người bàng hoàng và cả nước Mỹ hoảng sợ, bất an. Đây là một nỗi khủng khiếp lớn bởi chẳng có manh mối nào để giải quyết bí ẩn, tại sao ai lại sát hại người hàng loạt thế.

Kể từ đó đã gần hai tháng trôi qua. Đã vẫn chẳng tìm ra tội phạm lẫn nguyên do. Theo tờ “Newsweek” (11-10-1982), trường hợp trên xảy ra thế này: “Giả thuyết khả dĩ nhất, đó là ai đó đơn giản đã lấy những lọ thuốc từ những cửa hàng bán lẻ - có thể có lựa chọn, có thể ngẫu hứng - rồi đổ thuốc độc chết người vào vài vỏ đựng thuốc và lén trả lại các ngăn để các khách hàng tình cờ mua phải. Nếu vậy, thủ phạm có thể hầu như là bất kể ai - một nhân viên cáu bẳn, chẳng hạn, của hãng Mc Neil hay của Johnson và Johnon hay một kẻ cạnh tranh quá ghen tuông khác. Nhưng nhiều chuyên gia nghĩ rằng thủ phạm đơn giản là một kẻ điên cuồng có ý tưởng độc ác muốn trở thành sát nhân nổi tiếng.”

Nếu đây là chuyện về loạn tâm thần, thì làm sao có thể tránh cho các nạn nhân tương lai? Có thể tất cả loại thuốc sẽ được niêm phong, đóng kín. Nhưng theo các nhà chức trách thì không có sự bảo đảm tuyệt đối rằng chúng sẽ an toàn. Trong sự cố đáng sợ và lộn xộn này, giáo lý và lối sống Thực Dưỡng có thể đưa ra một giải pháp nào chăng. Sau đây là nhận định của tôi.

Tại sao vụ tylenol đã xảy ra vậy? Thói quen và tư tưởng lệ thuộc thuốc là nguyên nhân thực sự của vụ tylenol. Tờ “Thời báo” (11-10-1982) tường trình:

“Adam Jamus 27 tuổi, sáng thứ tư trước (6-10) hơi bị tức ngực, nên anh ta đi mua một lọ tylenol loại mạnh. Khoảng một giờ sau tại nhà mình ở Arrlington Herghts thuộc ngoại ô Chicago, Jamus bị suy tim phổi. Anh ta được chở đi cấp cứu ở bệnh viện, các y bác sĩ đã tận tình làm hết khả năng để cứu sống anh ta. Nhưng bác sĩ Thomas Kim, trưởng khoa cấp cứu của bệnh viện cho biết: ’Có vẻ vô phương cứu chữa rồi, anh ta bị chết đột tử. Một điều gần như bất thường.’ ”

Sáu nạn nhân còn lại cũng đã uống phải tylenol và đã chết theo cách tương tự. Người ta cứ quen lấy thuốc không được kê đơn theo chỉ dẫn thầy thuốc. Nếu bị đau đầu, họ liền ra quầy thuốc gần nhà mua một lọ rồi về uống. Do vậy, năm 1979 người Mỹ tiêu khoảng 1 tỉ USD cho thuốc ho và cảm lạnh và khoảng 1,2 tỉ USD cho thuốc giảm đau. Việc tiêu tốn này đang tăng lên mỗi năm (theo “Thuốc chuyên đề, hướng dẫn về thị trường”, NXB Kinh tế, Oradell, New Jersey).

Thật là ngây ngô và nhẹ dạ! Người ta đã bị tẩy não, nhồi sọ để nghĩ rằng cần cắt cơn đau bằng bất kỳ giá nào và nếu hết cơn là khỏi bệnh. Tư tưởng này - cố cắt cơn bằng bất kỳ giá nào và chẳng bao giờ nghĩ rằng đâu là nguyên nhân thực của cơn đau, đâu là cách chữa khỏi thực sự - là nguyên nhân của vụ tylenol.

Tuy nhiên, có vẻ chẳng ai quan tâm tới những căn nguyên như vậy; thay vào đó họ trách cách đóng thuốc hay chứng điên rồ của xã hội. Chẳng hạn, một bài trong tờ “ Francisco Chronicle” (7-10-1982) nói rằng các nghị sĩ đang kêu gọi ra luật buộc các hãng phải niêm phong miệng lọ của mọi loại thuốc được báng. Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng việc gắn niêm phong chai lọ không phải là cách bảo vệ tuyệt đối chống lại sự việc này. Sự an toàn tuyệt đối duy nhất là đừng bao giờ để bị đau tới nỗi phải mua thuốc như vậy.

Khi tôi mới nghe tin vụ tylenol, tôi tưởng điều này sẽ có lợi cho nhiều người bởi họ có thể ngưng uống. Tôi đã lầm. Bảy cái chết do nhiễm độc thuốc đã chẳng thay đổi tâm trí người ta chút nào. Một tháng rưỡi sau, tờ “Chronicle” đưa tin: bảy cái chết do chất độc trong thuốc nhộng tylenol loại mạnh đã khiến ngành công nghiệp sợ rằng dân chúng có thể tránh xa sản phẩm của họ. Nhưng có vẻ dân chúng ít quan tâm tới việc đó hơn ngành công nghiệp thuốc. Cùng tờ đó đưa tin rằng một cuộc điều tra khách hàng cho thấy rằng 54% trong số họ cảm thấy uống thuốc không theo đơn vẫn an toàn. Do vậy, người ta vẫn tiếp tục mua thuốc tây và tin rằng đó là phao cứu mạng của họ. Tuy nhiên, sự thật là thuốc không an toàn cho dù nó có được niêm phong. Uống thuốc là tự tử dần, ngay cả nếu không bị đột tử trong vòng 15 phút như trong vụ tylenol.

Tại sao uống thuốc giảm đau lại là tự tử dần? Câu trả lời rất đơn giản. Thuốc giảm đau là giải pháp tình thế về triệu chứng thôi. Nó không chữa khỏi bệnh chút nào mà chỉ gây tê cảm giác đau. Điều tồi tệ nhất là thuốc cắt cơn không chỉ ngưng đau mà còn ngưng cả tiến trình tự chữa của thân thể. Chẳng hạn, thuốc antihistamin (một trong nhiều dạng thuốc dùng để chữa dị ứng) hay các loại khác để chống sổ mũi.Người ta không nhận thức rằng việc xổ mũi này là hệ thống chữa trị tự nhiên của thân hoạt động bằng cách tống xuất chất độc ra ngoài. Trong “Ai là thầy thuốc của bạn và tại sao” (của Alonô J. Sadman, MD, NXB Keats Pulishing. Inc., 1980), bác sỹ J.Haskel Kritzen trích dẫn:

Tuy vậy, việc mệt mỏi và khó ở khi bị cảm thông thường lại là một nỗ lực có ích của tự nhiên để thải khỏi cơ thể những chất nhầy gây hại đã tích tụ. Do đó, cảm lạnh là một kiểu van an toàn tự nhiên, một biện pháp sửa chữa để thêm cho việc thải cặn chưa hoàn chỉnh. Thời gian, công sức và tiền bạc tiêu vào việc điều tra chứng cảm thông thường, những cố gắng để nhận diện những vi trùng đặc thù suy cho cùng là vô hiệu. Những kết luận rút ra duy nhất là việc sản xuất vô tội vạ hàng loạt thuốc lang băm diệt cảm, các vắc xin phòng ngừa và huyết thanh (serum) vốn không chỉ không đáng mà vô cùng tai hại hơn cả chứng cảm mà người ta đang định chữa.

Năm 1979 các đơn thuốc của bác sĩ có giá trị thuốc lên tới 11 tỉ USD. Mỗi người Mỹ từ trẻ tới già tiêu ít nhất 4 USD vào thuốc cảm, 4 USD cho thuốc giảm đau trong và 50 USD cho các đơn thuốc của các bác sĩ mỗi năm. Tại sao quá nhiều tiền bị lãng phí thế? Thuốc không chữa khỏi mà làm cho tình trạng sức khoẻ tệ hại đi. Một khi đã dùng thuốc thì càng lệ thuộc thêm. Nếu thuốc có thể chữa khỏi lập tức thì lẽ ra đã chẳng còn bệnh nhân nào và các nhà chế thuốc lẽ ra đã phá sản rồi. Tuy vậy, sự thật là việc tổng tiêu thụ thuốc đang tăng mỗi năm (14 tỉ USD năm 1975 và 20 tỉ USD năm 1979).

Bác sĩ Shadman, một trong những bác sĩ (phẫu thuật) hiếm có, vốn chống việc dùng thuốc và tin vào lực chữa của tự nhiên, đã viết ra cách thức mà các nhà sản xuất thuốc lừa dân chúng như sau:

“Mỗi tuần, thùng rác của mọi bác sĩ đều đầy những văn bản ca tụng công dụng của một loạt dài dằng dặc các loại thuốc. Nhiều bản còn kèm mẫu thuốc. Tôi đã không thể tìm được sản phẩm nào có bất kỳ công dụng chữa khỏi bệnh gì, thế mà 14 tỉ USD hoặc hơn bị tiêu tốn mỗi năm để mua chúng.

Công nghiệp thuốc là một trong những ngành có mức tăng giá sản phẩm cao nhất trong nước. Ngân sách cho quảng cáo của nó cũng chiếm tỉ lệ % khá tầm cỡ trong giá tiêu thụ. Tại sao phải tiêu nhiều vào quảng cáo? Bởi cần tạo ra một thị trường. Họ phải khiến cho mọi người tưởng rằng mình phải uống viên thuốc nào đó khi có dấu hiệu đau đầu hay đau bụng đầu tiên”.

Từ quan điểm Thực Dưỡng, các thuốc giảm đau và y học đối trị chỉ ngăn các triệu chứng vốn là tiến trình thải độc của tự nhiên. Do vậy, việc dùng những thuốc như vậy sẽ tạo sự tích độc trong cơ thể. Điều này kéo theo sự kém vận hành của lục phủ ngũ tạng, nhất là thận và cuối cùng dẫn tới tình trạng axit hoá của dịch tế bào. Theo tôi, điều này có thể dẫn tới sự hình thành các u ác. Do đó, việc bắt đầu của các tế bào ung thư có thể bị gây ra bởi sự hoại tử cũng như việc thường xuyên dùng các thuốc diệt triệu chứng. Mỗi khi người ta uống một loại thuốc cắt cơn hay đối trị nào khác là họ đang sửa soạn cho việc hình thành tế bào ung thư.

Sau đây là diễn tiến điều trị cho Gabrielle, nữ, 9 tuổi, do bác sĩ Eugen Underhill, trích từ một bài trong “Ai là bác sĩ của bạn và tại sao?”:

Nằm giường và cứ 3 tiếng uống một viên aspirin.

Chỉ định thuốc giảm đau codeine qua điện thoại.

Khả năng nhiễm viêm gan hoặc viêm xổ vàng da.

Tăng Codeine nhưng không có tác dụng.

Phát hiện gan bị sưng.

Bác sĩ nghĩ bệnh nhân có vẻ bị loạn trí nhưng điều này bị bác bỏ.

Bệnh nhân được nhập viện ở một trong những trung tâm y tế hạng nhất.

Thực hiện xét nghiệm nhưng không thể tưởng tượng được lại nhiều thế.

Lấy máu từ cánh tay hai lần, ngón tay bị chọc vài lần.

Tiêm bằng kim tiêm17 lần trong tuần đầu tiên, rồi không tính được ở các tuần sau.

Cuối cùng chuẩn đoán đó là viêm gan.

Trường hợp này được đưa ra trước cuộc họp hội đồng hàng tuần.

Các bác sĩ có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân bệnh.

Một bác sĩ bắt đầu bàn tới giải phẫu thăm dò.

Liệt kê khả năng bị khối u nhỏ.

X - quang cho thấy các vết mờ trong khoang phổi.

Lệnh phẫu thuật.

Tiếp máu chuẩn bị phẫu thuật.

Phát hiện khối u từ xương sống lan phát mọi nơi.

Kiểu u không hiển thị với chiếu xạ.

Không thuốc nào ích lợi cho kiểu ung thư này.

U ác và hoàn toàn không thể trị.

Bệnh nhân ở bệnh viện tốt nhất và với những bác sĩ tốt nhất.

Chỉ định thuốc demerol.

Tiêm codeine, rồi loại khác, rồi demerol.

Tăng demerol, rồi phenobarbital (gây mê và giảm đau).

Demerol bị mất hiệu nghiệm, phải chuyển sang morphine.

Thịt da xạm đen, tái xám và rất viêm nhức do bị tiêm quá nhiều.

Tiêm thường xuyên vitamin K.

Thỉnh thoảng tiêm penicillin.

Tiếp đạm hai lần vì mắc sởi trong viện.

Vài ngày truyền máu một lần, một thủ tục lê thê và mệt mỏi.

Loạn triệu chứng. Các bác sĩ đoán mò diễn biến tiếp sau.

Ngay cả bệnh nhân cũng thấy các bác sĩ chẳng biết gì cả.

Tiêm luminol.

Tiêm paraldehyde trị co giật. Lặp lại khi lên cơn.

Ghi chú: bệnh nhân chết.


Đây chỉ là một trong những chuyện buồn về bệnh mà thuốc men điều trị duy nhất là cắt cơn. Câu chuyện cho thấy ngành y chẳng dính gì tới chữa lành mà chỉ dừng đau lại. Thế nhưng, chế độ Thực Dưỡng đã tỏ ra ưu việt hơn bất kỳ thuốc cắt cơn nào, ngay cả những bệnh nhân ung thư nghiêm trọng cũng đã giảm đau rất nhiều sau khi tuân thủ nghiêm ngặt liệu pháp Thực Dưỡng từ một tuần trở lên.

Tóm lại, vụ tylenol là một cảnh báo cho những người phụ thuộc vào thuốc và bác sĩ để giảm đau và dịu triệu chứng nhất thời. Nó khuyên họ thay đổi cách ăn và nên ăn kiêng, để cho chẳng cần thêm thuốc tây hay thuốc cắt cơn nào.

Ta nên không bị đau đầu chút nào vào bất kỳ lúc nào. Nếu bị, bạn phải ngừng ăn đường và thức ăn chứa đường, đồ uống xổi (nước ngọt đóng lon, chai...) và giảm lượng nước mà bạn nạp vào. Bạn có thể ngạc nhiên khi thay đổi chế độ ăn uống đơn giản chữa được đa phần chứng đau nhức đầu. Thế rồi bạn sẽ ngạc nhiên là tại sao người ta phải tiêu 1 tỉ đô la để đình chỉ một chứng đau đơn giản như vậy.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này
..::Mini::..   Kính vạn hoa - Phổ chiếu   Apr 20 2007, 02:07 PM
..::Mini::..   [size=3][b]1.Thông điệp đầu năm 1980 [righ...   Apr 20 2007, 02:17 PM
..::Mini::..   [b]2. những bài giảng trong chuyến đi Châ...   Apr 20 2007, 02:30 PM
..::Mini::..   [b][size=3]3. Thị trấn jones [right][i]Tháng ...   Apr 20 2007, 02:34 PM
..::Mini::..   [size=3][b]4. Trung Hoa trở mình [right][i]Thá...   Apr 20 2007, 02:35 PM
..::Mini::..   [size=3][b]5. Nội Kinh, Chương 1 [right][i]Th...   Apr 20 2007, 02:38 PM
..::Mini::..   [size=3][b]6. chứng Bệnh âm thịnh [right][i...   Apr 20 2007, 02:42 PM
..::Mini::..   [size=3][b]7. câu chuyện về Sagen Ishizuka [r...   Apr 20 2007, 02:44 PM
..::Mini::..   [size=3][b]8. ấn Loát và món Tempura [right][...   Apr 20 2007, 02:46 PM
..::Mini::..   [size=3][b]9. câu chuyện về soba [right][i]Th...   Apr 20 2007, 02:48 PM
..::Mini::..   [size=3][b]10. Lòng tri ân [right][i]Tháng 4 n...   Apr 20 2007, 02:50 PM
..::Mini::..   [size=3][b]11. Năm người phụ nữ Mỹ Chuy...   Apr 20 2007, 02:51 PM
..::Mini::..   [size=3][b]12. Những suy nghĩ về tai nạn b...   Apr 20 2007, 02:52 PM
..::Mini::..   [size=3][b]13. chữa lành ung thư chưa đủ...   Apr 20 2007, 02:53 PM
..::Mini::..   [size=3][b]14. Nấu ăn với lòng từ ái [i][...   Apr 20 2007, 02:53 PM
..::Mini::..   [size=3][b]15. Sinh nhật george ohsawa lần th...   Apr 20 2007, 02:54 PM
..::Mini::..   [b]16. điều kiện thứ 7 của sức khoẻ ...   Apr 20 2007, 02:56 PM
..::Mini::..   [size=3][b]17. Quan niệm về kẻ thù [b]Mừn...   Apr 20 2007, 02:57 PM
..::Mini::..   [size=3][b]18. Một đêm tại trung tâm Vega [...   Apr 20 2007, 02:58 PM
..::Mini::..   [size=3][b]19. Khoản cá cược nặng đô [ri...   Apr 20 2007, 03:00 PM
..::Mini::..   [size=3][b]20. Một bệnh nhân ung thư hạnh ...   Apr 20 2007, 03:01 PM
..::Mini::..   [size=3][b]21. Từ bệnh tim đến bệnh ung t...   Apr 20 2007, 03:02 PM
..::Mini::..   [b]22. Chuyến du thuyết hè năm 1981 [right][...   Apr 20 2007, 03:03 PM
..::Mini::..   [size=3][b]23. nhỏ là mạnh [b]Hội chứng r...   Apr 20 2007, 03:06 PM
..::Mini::..   [size=3][b]24. Hoa Kỳ học tập từ Nhật B...   Apr 20 2007, 03:07 PM
..::Mini::..   [size=3][b]25. sự giáo dục của người m...   Apr 20 2007, 03:08 PM
..::Mini::..   [size=3][b]26. tại sao phương pháp Thực Dư...   Apr 20 2007, 03:11 PM
phannhathieu   Chị Trâm ơi, E định scan từ từ những...   Apr 20 2007, 04:40 PM
Thelast   [size=3][b]27. nền Kinh tế nước Mỹ [right...   Apr 25 2007, 02:59 PM
Thelast   [size=3][b]28. cốt tủy của Thực Dưỡng [...   Apr 25 2007, 03:11 PM
Thelast   [size=3][b]29. Nỗi sợ tylenol [right][i]Tháng...   Apr 25 2007, 03:13 PM
Thelast   [size=3][b]30. Chúc mừng năm mới 1983 [right...   Apr 26 2007, 07:55 AM
Thelast   [size=3][b]31. “lời Phán quyết” [right][i...   Apr 26 2007, 08:04 AM
Thelast   [size=3][b]32. lợi ích của muối [right][i]T...   Apr 26 2007, 08:08 AM
Thelast   [size=3][b]33. Bệnh tái phát [right][i]Tháng ...   Apr 26 2007, 08:11 AM
Thelast   [b]34. Gandhi [right][i]Tháng 4 năm 1983 Chắc...   Apr 26 2007, 08:28 AM
Thelast   [b]35. Nghệ thuật ăn uống phá lệ [right]...   Apr 26 2007, 08:31 AM
Thelast   [b]36. Từ suy nghĩ đến phán đoán [right]...   Apr 28 2007, 03:43 PM
Thelast   [size=3][b]37. Làm sao khắc phục lo sợ? [i]...   Apr 28 2007, 07:25 PM
Thelast   [size=3][b]38. Quan điểm quan trọng nhất c...   Apr 28 2007, 07:31 PM
Thelast   [size=3][b]39. Nguyên nhân của bệnh tật [r...   Apr 28 2007, 07:33 PM
Thelast   [size=3][b]40. Hãy cho tôi thời gian [right][i...   Apr 28 2007, 07:35 PM
Thelast   [size=3][b]41. Một cách phòng chống AIDS [ri...   Apr 28 2007, 07:39 PM
Thelast   [size=3][b]42. Chúc mừng năm mới 1984 [right...   Apr 28 2007, 07:41 PM
Thelast   [size=3][b]43. Người lãnh đạo Phong Trào T...   Apr 28 2007, 07:47 PM
Thelast   [size=3][b]44. Thực Dưỡng và y khoa: sự c...   Apr 28 2007, 07:50 PM
Thelast   [size=3][b]45. Thay đổi biến dịch ra sao [r...   Apr 28 2007, 09:12 PM
Thelast   [size=3][b]46. tưởng nhớ ohsawa lần thứ 1...   Apr 28 2007, 09:18 PM
Thelast   [size=3][b]47. Chuyến du thuyết đến thành ...   Apr 28 2007, 09:42 PM
Thelast   [size=3][b]48. Vài cảm nghĩ về hôn nhân (T...   Apr 29 2007, 10:35 AM
Thelast   [size=3][b]49. Các mục tiêu của phương ph...   Apr 29 2007, 10:40 AM
Thelast   [size=3][b]50. Một cộng đồng lạ thường...   Apr 29 2007, 10:46 AM
Thelast   [size=3][b]51. Tại sao tôi đến trái đất ...   Apr 29 2007, 10:52 AM
Thelast   [b]52. tình bằng hữu [right][i]Mùa thu năm ...   Apr 29 2007, 10:54 AM
Thelast   53. Tâm thanh tịnh [right][i]Tháng 10 năm 198...   Apr 29 2007, 11:00 AM
Thelast   [b]54. Tinh thần Thực Dưỡng ohsawa [right][...   Apr 29 2007, 02:28 PM
Thelast   [size=3][b]55. Nắm Giữ và từ bỏ Cuộc n...   Apr 29 2007, 02:33 PM
Thelast   [size=3][b]56. Sức khoẻ thực sự [right][i]...   Apr 29 2007, 02:39 PM
Thelast   [size=3][b]57. Chúc mừng năm mới, 1985 [righ...   Apr 29 2007, 02:44 PM
Thelast   [size=3][b]58. Tai hoạ tiềm ẩn của phươn...   Apr 29 2007, 02:48 PM
Thelast   [size=3][b]59. âm dương là gì? [right][i]Thá...   Apr 29 2007, 02:50 PM
Thelast   [size=3][b]60. “Ohsawa sẽ tới!” [right...   Apr 29 2007, 02:53 PM
Thelast   [b]61. Bệnh bị nhiễm qua đường sinh dụ...   Apr 29 2007, 02:56 PM
Thelast   [size=3][b]62. trí phán Đoán Siêu Xuất [rig...   Apr 29 2007, 02:59 PM
Thelast   63. Bản CHất mới của phương pháp Thực...   Apr 29 2007, 03:01 PM


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 14th June 2024 - 04:38 AM