![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,146 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Đây là những mẩu chuyện tu tập được kể lại theo duyên ngẫu hứng, cho nên nó có thể không liền mạch... bạn đọc nên đọc như đọc tài liệu "Tuỳ bút" của Nguyễn Trung vậy.
Chuyện người, ngẫm ra cũng là chuyện mình: Một lần, có một sư cô lên trình Pháp với thầy như sau: - Thưa thầy, con đọc tài liệu hướng dẫn của thầy và thực hành mà vẫn không biết làm sao áp dụng được vào thực tiễn, có một vị sư...mà con rất không ưa tới gặp con và con thì không muốn gặp mặt tí nào...Mà còn rất là khó chịu nữa... làm thế nào trong trường hợp đó? - Nếu cô không chấp nhận đối tượng thì cô chấp nhận cơn sân của cô! Ngài Goenka có cách rất hay là ngài phát hiện ra thái độ sai đối với sân hận của CHÍNH MÌNH là nguyên nhân của khổ. Khi có một trạng thái bất như ý xảy ra trong tâm, hãy quan sát học hỏi với nó chứ không nên có thái độ chống đối và né tránh hay muốn loại trừ những trạng thái đó ra khỏi tâm mình... đây là chỗ giá trị nhất mà ngài Goenka đã nêu bật ra được. Còn thầy tôi ở Miến thì lại có cách khác - quan sát thẳng vào các trạng thái sân và thấy được cái tâm đứng đằng sau sân là tâm tham...và trước của tham là si.... và cứ lần ngược dòng như thế bạn sẽ phát hiện ra mối đầu là các tác ý và nếu chánh niệm bén bạn sẽ phát hiện ra trước cả tác ý... lội ngược dòng tâm để về nhà! Chúng ta tới đây là để học tập... Gần mực thì đen gần đèn thì rạng, dứt khoát không thân gần với những người tham lam, sân hận, ngu si... là một biện pháp để cho sân hận không khởi lên, nhưng những người ngu cứ thích chơi với những người thông minh thì sao nào? -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,146 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Có hai loại hiểu biết:
- Tuệ hiệp thế - Tuệ siêu thế. Tuệ hiệp thế gồm thông minh và hiểu biết. Còn một loại tuệ giác tự nhiên thì tự động hiển lộ khi đủ duyên. Ví dụ: em ra ôm một cái cây em sẽ có nhận thức khác hẳn ôm một con mèo con... và cảm giác cũng như nhận thức đó là do duyên mà khởi sinh. Kinh Phật có câu: Lục căn (mắt, mũi, lưỡi, tai, thân, ý) tiếp xúc với lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) sinh ra lục thức (nhãn thức, nhĩ thứcm tỉ thức, thân thức và ý thức) 6 nhân với 3 là 18 "thằng" này đều không phải là ta hay của ta mà chỉ là một chuỗi nhân duyên hoá hiện ra mà có rồi tức thời lại trôi qua, nếu trạng thái cảm xúc mạnh thì nó ghi lại rõ nét trong "bộ nhớ tự động" có "cài sẵn trong tâm... và do vậy bộ nhớ này có thể mang điều mà người ta thường ghi nhớ tới tận kiếp sau để định hướng đi cho một cá nhân trên đường tiến hoá trong kiếp này và cả kiếp sau... Cho nên nhìn nghiệp kiếp này của một con người có thể đoán định ra kiếp trước họ có những nhân duyên phước báu gì... là vậy. Nghề đi đôi với nghiệp. Có lần tôi đi qua một dãy các bà bán rau và một dãy các bà bán thịt ở ngoài chợ... tôi thầm nghĩ: sao những người bán rau không đổi sang bán thịt và ngược lại nhỉ? và họ không hề thèm muốn hay ganh tị với nhau? Họ đều vì tiền mà làm việc đó sao họ không "chọn nghề của người kia"? Mới hay các cụ dùng từ không sai: Nghề nghiệp - nghề đi đôi với nghiệp! Gieo nhân nào hưởng quả nhân ấy là vậy. -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]()
Bài viết
#3
|
|
Member ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 22 Gia nhập vào: 1-January 08 Từ: 639/46/8 Hương Lộ 2, Q. Bình Tân Thành viên thứ.: 182 ![]() |
Nghề nghiệp, tuy nhiên nhìn nghề cũng khó hiểu được cái nghiệp mình đã tạo! Như CT có người con trai tánh hào hoa phong nhã, nhiều nhân tình nhân ngãi, gần bên nó CT ngao ngán chỉ thích đi tu mà thôi, nghiệm mãi cũng khong sao hiểu được nhân quả mình đã tạo ? Vậy mình phải tu nhân gì để giải thoát bây giờ ? Vậy là ấn tượng gì khắc sâu trong bộ nhớ nhiều đời nhiều kiếp như thế ?
" Khi có một trạng thái bất như ý xảy ra trong tâm, hãy quan sát học hỏi với nó chứ không nên có thái độ chống đối và né tránh hay muốn loại trừ những trạng thái đó ra khỏi tâm mình... đây là chỗ giá trị nhất mà ngài Goenka đã nêu bật ra được. Còn thầy tôi ở Miến thì lại có cách khác - quan sát thẳng vào các trạng thái sân và thấy được cái tâm đứng đằng sau sân là tâm tham...và trước của tham là si.... và cứ lần ngược dòng như thế bạn sẽ phát hiện ra mối đầu là các tác ý và nếu chánh niệm bén bạn sẽ phát hiện ra trước cả tác ý... lội ngược dòng tâm để về nhà!" Chánh niệm bén sẽ phát hiện ra trước cả tác ý..... là điều gì ? Trước của tâm tham là si, nhưng buông bỏ cũng không dễ chút nào, phải chanh niệm như thế nào để buông bỏ ? Lội ngược dòng tâm để về nhà, CT không biết ngôi nhà tâm ấy hoàn hảo lý tưởng... như thế nào, hơn hẳn vượt bậc để tâm tham phải chịu khuất phục mà quy y ! |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 01:27 PM |